THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

27 tháng 9 2012

Diễn biến hòa bình không phải là "sự phát triển tất nhiên"

by MRHADES  |  at  27.9.12


Gần đây, một số diễn đàn trên in-tơ-nét đang truyền bá quan điểm của một tác giả cho rằng "lâu nay trong nước vẫn có cách sử dụng khái niệm diễn biến hòa bình với một ý nghĩa rất tiêu cực", diễn biến hòa bình là "sự phát triển tất nhiên... Bản thân nó chỉ là một sự vận động chứ không có màu sắc gì cả"; từ đó kêu gọi Ðảng Cộng sản Việt Nam "phải tự diễn biến hòa bình trong nội bộ đảng"! Ðây là sự mập mờ về lý luận, mơ hồ về thực tiễn, từ đó đánh đồng mục đích, nội dung của Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay với chiến lược mà các thế lực thù địch đang sử dụng để tiến công vào Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Về nguồn gốc và lịch sử của diễn biến hòa bình, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: "Ý tưởng ban đầu về diễn biến hòa bình do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây soạn thảo từ cuối những năm 40 thế kỷ 20, sau được tiếp tục bổ sung; cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20, được nâng lên và hoàn chỉnh thành chiến lược. Trong điều kiện mới của so sánh lực lượng trên thế giới, chiến lược diễn biến hòa bình được tiến hành chủ yếu bằng các thủ đoạn phi quân sự, nhằm "chuyển hóa hòa bình" các nước xã hội chủ nghĩa theo tư bản chủ nghĩa. Sau biến động ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu, phương Tây công khai tuyên bố chuyển hướng chiến lược "kiềm chế" sang chiến lược "mở rộng" với hai nội dung cơ bản: "dân chủ hóa về chính trị" và "tự do hóa về kinh tế". Vấn đề "nhân quyền" và "dân chủ" được coi là vũ khí lợi hại (Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, H.1995, tr.673). Qua một lược sử như thế, có thể thấy diễn biến hòa bình là một kế hoạch có chủ thể tổ chức và thực hiện, có mục đích và đối tượng cụ thể; có sự điều chỉnh liên tục nhằm thích ứng với từng giai đoạn lịch sử; đặc biệt, chủ thể của diễn biến hòa bình không hề chú ý tới sự phát triển lành mạnh của các quốc gia mà họ nhằm vào. Nếu cái gọi là "tất nhiên" được vay mượn từ luận điểm "quá trình lịch sử, tự nhiên" mà Các Mác đã chỉ ra, thì đây
là sự gá ghép khiên cưỡng hai khái niệm  có nội hàm rất khác nhau. Diễn biến hòa bình chỉ "tất nhiên" đối với những người đã cố công hoạch định, rồi hơn nửa thế kỷ qua vẫn kiên trì theo đuổi, liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn nhằm phá hoại các nước XHCN về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Vì thế, không thể phủ nhận tác động rất tiêu cực của diễn biến hòa bình.
Nhìn ra thế giới, diễn biến hòa bình không chỉ là câu chuyện liên quan tới Việt Nam, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Ðông Âu là bằng chứng cụ thể của tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" kết hợp với sự suy sụp về kinh tế, sự suy giảm niềm tin,... đã đẩy tới sự sụp đổ chế độ xã hội ở hàng chục quốc gia. Hiện tại, với Trung Quốc và Nga, theo mục từ diễn biến hòa bình trên Wikipedia thì "Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào trong tuyên bố đầu năm 2012 của mình nhắc nhở các thành viên trong Ðảng Cộng sản Trung Quốc cẩn thận với diễn biến hòa bình, kêu gọi các biện pháp tích cực chống lại "sự thâm nhiễm về văn hóa và tư tưởng của các thế lực thù địch"... Theo báo Pravda của Nga, Quỹ dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay. Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích "bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga"... Chính phủ Nga cảnh báo việc Mỹ tiếp tục tài trợ cho các tổ chức này tại Nga đang gây ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai bên, nhất là Mỹ đang áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề I-ran và Xy-ri. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây Ry-a-cốp nói với hãng thông tấn Interfax: "Hành động này đến mức trở thành một vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi thực sự quan ngại về việc Oa-sinh-tơn tài trợ cho các nhóm và phong trào nhất định tại Nga".
Gần đây hơn, các cơ quan truyền thông BBC, VOA, RFI,... đều đưa tin về sự kiện hôm 19-9-2012 Chính phủ Nga đã ra hạn tới ngày 1-10-2012 Văn phòng của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) tại Nga phải đình chỉ hoạt động và rời khỏi nước này. Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Quyết định được đưa ra vì việc làm của những người chịu trách nhiệm của cơ quan trên tại đất nước chúng tôi không phù hợp chút nào với mục tiêu đã tuyên bố, là tạo điều kiện phát triển hợp tác nhân đạo song phương. Ðúng ra đây là những mưu toan gây ảnh hưởng lên các tiến trình chính trị thông qua việc tài trợ. Xã hội công dân Nga đã đủ chín chắn và không cần đến các mệnh lệnh từ bên ngoài". Bài USAID đóng văn phòng tại Nga trên web của BBC ngày 19-9 viết: "USAID đã làm việc tại Nga trong hai thập niên qua, chi gần 3 tỷ USD cho các chương trình viện trợ và dân chủ... Nhà chức trách Nga ngày càng nghi ngờ các tổ chức phi chính phủ (NGOs), mà họ tin rằng đã dùng tài trợ nước ngoài để kích động bất ổn chính trị... Ðầu năm nay, Tổng thống Nga V.Pu-tin cáo buộc các cuộc biểu tình phản đối việc ông đắc cử được giật dây bởi các tổ chức phi chính phủ được Mỹ cấp tiền... Hoa Kỳ bắt đầu đưa hoạt động của các tổ chức NGO ở Nga sau khi Liên Xô tan rã và chi khoảng 2,7 tỷ USD cho một loạt các chương trình nhân quyền, xã hội dân sự, y tế và môi trường". Còn bài Các tổ chức dân chủ Nga sẽ gặp khó khăn sau khi USAID rời khỏi Nga đăng trên web của VOA thì viết: "Trong thập niên qua, số tiền viện trợ giảm sút, nhưng càng ngày càng đổ vào các tổ chức nhân quyền và củng cố xã hội dân sự tại Nga. Vào năm 1995, USAID tiêu khoảng 257 triệu USD tại Nga so với khoảng 50 triệu USD trong năm nay... Phóng viên BBC tại Mát-xcơ-va Steve Rosenberg nói rằng, việc USAID cam kết xây dựng một xã hội dân sự được giới chức Nga xem là nỗ lực để châm ngòi cho một cuộc cách mạng".
Các sự kiện trên, cùng các bằng cứ mà báo chí trên thế giới công bố đã chỉ rõ vai trò của các thế lực bên ngoài (qua tài trợ, mạng xã hội, truyền thông "đen"...) đã tác động như thế nào đến "cách mạng da cam" ở U-crai-na, "cách mạng hoa nhài" ở Trung Ðông và Bắc Phi,... Ðiều này khiến chúng ta phải suy nghĩ một cách chín chắn, để nhận diện và đi tìm căn nguyên. Và nếu không chú ý tới điều V.I Lê-nin đã khẳng định "hiện tượng là có tính bản chất" sẽ không thể tạo lập khả năng tổng hợp, phân tích các hiện tượng liên quan tới diễn biến hòa bình để xác định bản chất của nó; sẽ không thấy diễn biến hòa bình là nguy cơ có thật, là một thực tế phải đối diện, không phải là "ngoáo ộp" được dựng lên để dậm dọa. Diễn biến hòa bình có thể đẩy tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", song "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" còn có thể nảy sinh từ hoạt động của các chủ thể xã hội, đặc biệt là tự tình trạng "tự tha hóa" của đội ngũ lãnh đạo các cấp. Về vấn đề này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay chỉ rõ tình trạng: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc..." đã nảy sinh từ một số nguyên nhân, như: "Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Ðảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ", và các nguyên nhân ấy "sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự tồn vong của chế độ".
Về nguyên tắc, sự phát triển bền vững, lành mạnh của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào định hướng phát triển, năng lực tự điều chỉnh và sức mạnh vật chất - tinh thần nội tại của nó. Tuy nhiên, khi mà sự hợp tác quốc tế có thể bổ sung một số điều kiện giúp quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, thì các quốc gia cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Nhưng xét đến cùng, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn phụ thuộc vào trí tuệ, sự tỉnh táo, năng lực của chủ thể lãnh đạo, cùng khả năng khơi dậy và huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào quá trình phát triển. Lịch sử đã chứng minh, nếu không có trí tuệ sáng suốt và sáng tạo, không có nội lực tinh thần mạnh mẽ và thuyết phục, nếu không có bản lĩnh và khả năng tự điều chỉnh linh hoạt, nếu không tập hợp và xây dựng được khối đoàn kết toàn dân... Ðảng Cộng sản Việt Nam đã không thể lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm nên Cách mạng Tháng Tám, vượt qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh và vừa đương đầu với các khó khăn của thời kỳ "cấm vận", sau đó bước vào thời kỳ Ðổi mới. Những thành tựu to lớn đó là kết quả trực tiếp của trí tuệ, ý chí, bản lĩnh và cả mồ hôi, xương máu, hy sinh của nhiều thế hệ lãnh đạo Ðảng cùng hàng triệu đảng viên và các tầng lớp nhân dân; trực tiếp khẳng định vai trò chủ thể tự giác của lực lượng lãnh đạo cách mạng cùng phong trào cách mạng rộng rãi, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày nay, trước rất nhiều khó khăn của đất nước, trước một số vấn đề xã hội cần phải giải quyết, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã thể hiện quyết tâm của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và chỉnh đốn Ðảng để tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới. Ðây là kết quả của quá trình nhận thức sâu sắc đối với thực tiễn và đánh giá chính mình để tự hoàn thiện, không cùng bản chất với cái gọi là "tự diễn biến hòa bình trong nội bộ đảng". Trong những ngày này, việc triển khai Nghị quyết T.Ư 4 một cách cụ thể, sâu sát, rộng khắp,... trong toàn thể cán bộ, đảng viên từ trung ương tới địa phương đã không chỉ củng cố niềm tin của nhân dân cả nước mà dư luận thế giới cũng chăm chú theo dõi. Bởi, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Việc thực hiện Nghị quyết là làm cho Ðảng mạnh hơn lên, để quan hệ giữa Ðảng với dân ngày càng gắn bó máu thịt". Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các thế lực thù địch khai thác, xuyên tạc, reo rắc hoài nghi, kích động nhằm tác động tiêu cực tới uy tín của Ðảng. Vì thế, nếu thật sự có tinh thần phấn đấu vì tương lai đất nước, hơn lúc nào hết mỗi công dân cần tỉnh táo, có ý thức trách nhiệm trong lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoặc trước khi có ý kiến đóng góp với sự nghiệp chung.

52 nhận xét:

  1. Nhìn ra thế giới, diễn biến hòa bình không chỉ là câu chuyện liên quan tới Việt Nam, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Ðông Âu là bằng chứng cụ thể của tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" kết hợp với sự suy sụp về kinh tế, sự suy giảm niềm tin,... đã đẩy tới sự sụp đổ chế độ xã hội ở hàng chục quốc gia.

    Trả lờiXóa
  2. Tên tác giả đó có lẽ bị bệnh hoang tưởng rồi. Để Đảng ta tự diễn biến hòa bình trong nội bộ đảng thì dân ta húp cháo mà ăn à?

    Trả lờiXóa
  3. Ðây là sự mập mờ về lý luận, mơ hồ về thực tiễn, từ đó đánh đồng mục đích, nội dung của Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay với chiến lược mà các thế lực thù địch đang sử dụng để tiến công vào Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  4. Trong Đảng ta mà diễn biến hào bình thì toi ah. Đây chỉ là giọng điệu của 1 số thế lực thù địch chứ phát triển tự nhiên cái nỗi ji.

    Trả lờiXóa
  5. ông tác giả này có lẽ nên vào bệnh viện mà điều trị cái hệ thống nõa bộ đi cho rồi,ông ta có hiểu diễn biến hòa bình là ji ko đó đúng là vớ va vớ vẩn

    Trả lờiXóa
  6. Cái gì mà tự diền biến hòa bình chứ,lại một thủ đoạn xuyên tạc nữa của các thế lực thù địch đây.Lại một kiểu mới nói xấu Đảng ta,cuối cùng vần là tốn công vô ích mà thôi,họ không thất mệt hay sao ấy

    Trả lờiXóa
  7. Đây chỉ là những ý kiến sai trái không đúng sự thực

    Trả lờiXóa
  8. "sự phát triển tất nhiên".Chỉ là những ngụy biện khi không còn cách nào gây ảnh hưởng đến Việt Nam. Những thủ đoạn của người Mỹ sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu

    Trả lờiXóa
  9. “Diễn biến hòa bình” là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành với những nước XHCN nói chung và với Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng và cần được tiến hành thường xuyên, kiên trì, bền bỉ. Những năm qua chúng ta đã đấu tranh có hiệu quả với chiến lược “diễn biến hòa bình”, phát hiện, ngăn chặn, đập tan nhiều âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  10. cái gì mà "tự diễn biến hòa bình trong nội bộ đảng".

    Trả lờiXóa
  11. Mỹ luôn tự cho mình cái gọi là quyền được tự quyết định nói cách khác là cái quyền áp đặt vào nước khác.

    Trả lờiXóa
  12. Luận điệu thật gian xảo, mập mờ, hoàn toàn không đúng sự thật!
    Mỹ luôn cho mình cái quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước!

    Trả lờiXóa
  13. Chúng muốn làm gì đây giáo huấn chăng ,muốn can thiệp vào nội bộ của nước ta chăng!
    Điều đó là không thể!
    Thật đúng là không biết xấu hổ!

    Trả lờiXóa
  14. Chúng chỉ làm được vậy thôi sao!
    Đúng là nực cười !

    Trả lờiXóa
  15. Luận điệu của chúng thật quá gian xảo !
    Không biết ai là tác giả của diễn biến hòa bình đây ta!
    Muốn nói xấu nước ta ư!

    Trả lờiXóa
  16. Lịch sử đã chứng minh, nếu không có trí tuệ sáng suốt và sáng tạo, không có nội lực tinh thần mạnh mẽ và thuyết phục, nếu không có bản lĩnh và khả năng tự điều chỉnh linh hoạt, nếu không tập hợp và xây dựng được khối đoàn kết toàn dân... Ðảng Cộng sản Việt Nam đã không thể lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm nên Cách mạng Tháng Tám

    Trả lờiXóa
  17. Lịch sử đã chứng minh, nếu không có trí tuệ sáng suốt và sáng tạo, không có nội lực tinh thần mạnh mẽ và thuyết phục, nếu không có bản lĩnh và khả năng tự điều chỉnh linh hoạt, nếu không tập hợp và xây dựng được khối đoàn kết toàn dân... Ðảng Cộng sản Việt Nam đã không thể lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm nên Cách mạng Tháng Tám

    Trả lờiXóa
  18. Ý kiến sai trái, k đúng sự thật, xuyên tạc.

    Trả lờiXóa
  19. Lại sự xuyên tạc của bọn phản động đây mà

    Trả lờiXóa
  20. Luận điệu gian xảo, nói xấu nhà nước

    Trả lờiXóa
  21. giọng điệu gian xảo , Đảng và Nhà Nước ta không thể theo con đường này được.

    Trả lờiXóa
  22. Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích "bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga". gỉa sử sau này có một tên thuộc tổ chức trên mà lên nắm quyền lãnh đạo thì không biết hậu quả thế nào mà lần.

    Trả lờiXóa
  23. Chính trị thật khó lường !! Đảng và nhà nước nên cẩn trọng với nhưng luận điệu khó lường đó !

    Trả lờiXóa
  24. bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Ðông Âu là bằng chứng cụ thể của tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" kết hợp với sự suy sụp về kinh tế, sự suy giảm niềm tin,... đã đẩy tới sự sụp đổ chế độ xã hội ở hàng chục quốc gia.
    bài học xương máu náy chúng ta cần khắc sâu , tránh để đi lại vào vết xe đổ của đàn anh Liên xô

    Trả lờiXóa
  25. Diễn biến hòa bình chỉ "tất nhiên" đối với những người đã cố công hoạch định, rồi hơn nửa thế kỷ qua vẫn kiên trì theo đuổi, liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn nhằm phá hoại các nước XHCN về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Trả lờiXóa
  26. Những thủ đoạn của người Mỹ sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu

    Trả lờiXóa
  27. thật nguy hiểm và trá hình.ở nước ta chưa có cuộc cách mạng kiểu ấy.mong sẽ không bao giờ xảy ra

    Trả lờiXóa
  28. diễn biến hòa bình rất tiêu cực.sự sụp đổ của liên xô cũng liên quan đến điều này

    Trả lờiXóa
  29. giống như kái kim tiêm trong bọc nhỉ...hòa bình htì hòa bình nhưng đấu đá đằng trong thì ai mà biết,,tạo cái bộ mặt

    Trả lờiXóa
  30. cuộc cahcs mạng màu thật nguy hiểm,chung ta sẽ k để mục đích của M thành hiện thực

    Trả lờiXóa
  31. Diễn biến hòa bình chẳng qua là chúng trong lúc dỗi hơi nghĩ ra rồi nói vớ vẩn thô chứ bọn phản động cố gắng chống phá Việt Nam mà thôi.

    Trả lờiXóa
  32. Sự việc này không bao giờ có thể xuất hiện ở Việt Nam một khi Đảng còn cầm quyền.

    Trả lờiXóa
  33. Thật quá nguy hiểm. Chúng ta không thể để việc này xảy ra được.

    Trả lờiXóa
  34. Lại 1 sự xuyên tạc vớ vẩn của bọn phản động.

    Trả lờiXóa
  35. tin vào Đảng, đi theo Đảng là một cách tốt nhất để chống lại bè lũ phản động, lam cho đất nước ngày càng vững mạnh

    Trả lờiXóa
  36. Luận điệu thật gian xảo, mập mờ, hoàn toàn không đúng sự thật!

    Trả lờiXóa
  37. Đảng và nhà nước nên cẩn trọng với nhưng luận điệu khó lường đó !

    Trả lờiXóa
  38. Những thủ đoạn của người Mỹ sẽ chẳng bao giờ thành công ở đất nước Việt Nam tươi đẹp.

    Trả lờiXóa
  39. diiẽn biến hòa bình nghe có vẻ an toàn nhưng thực chất bên trong là cả kế hoạch thâm độc

    Trả lờiXóa
  40. hãy cẩn thận trong thời đại hiện nay ngoài mặt thì chúng hòa bình nhưng lại đang có âm mưu thâm độc đối với đất nước của chúng ta. hãy chung sức bảo vệ Việt Nam khỏi bọn bán nước hại nước

    Trả lờiXóa
  41. phải biết đoàn kết lại đấu tranh với bọn tội phạm vì trên danh nghĩa hòa bình chúng luôn có âm mưu thâm độca

    Trả lờiXóa
  42. chung tay góp phần vào công cuộc bảo vệ đất nước khỏi thế lực thù địch duy trì hòa bình trên khắp thê giới

    Trả lờiXóa
  43. Việc thực hiện Nghị quyết là làm cho Ðảng mạnh hơn lên, để quan hệ giữa Ðảng với dân ngày càng gắn bó máu thịt

    Trả lờiXóa
  44. hãy xây dựng đất nước giàu mạnh phát triển

    Trả lờiXóa
  45. xây dựng đất nước vững mạnh. đập tan bọn phản động

    Trả lờiXóa
  46. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã thể hiện quyết tâm của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và chỉnh đốn Ðảng để tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới.

    Trả lờiXóa
  47. Ðây là sự mập mờ về lý luận, mơ hồ về thực tiễn, từ đó đánh đồng mục đích . cần thể hiện rõ quan điểm về vấn đề này để không có sơ hở cho những kẻ xấu lợi dụng để nói xấu.

    Trả lờiXóa
  48. sự tự diễn biến hòa bình là hình thức của bọn phản động móc nối với thế lực bên ngoài để từ đó lật đổ đảng và chính quyền

    Trả lờiXóa
  49. bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Ðông Âu là bằng chứng cụ thể của tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" kết hợp với sự suy sụp về kinh tế, sự suy giảm niềm tin,... đã đẩy tới sự sụp đổ chế độ xã hội ở hàng chục quốc gia.
    bài học xương máu náy chúng ta cần khắc sâu , tránh để đi lại vào vết xe đổ của đàn anh Liên xô

    Trả lờiXóa
  50. Diễn biến hòa bình là một vũ khí lợi hại của bọn thù địch. Chúng nhăm nhe để có thể nhẩy vào nước ta bằng cách kích động dân chúng chống lại Đảng, chia rẽ Đảng và nhà nước ta

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.