Năm học mới đã bắt đầu từ 1 tuần
trước, nhưng với học sinh vùng rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh), năm học mới
chỉ vừa mới bắt đầu ngày hôm qua. Chưa bao giờ, buổi học đầu tiên lại
cách xa ngày khai trường đến như vậy...

Đò ngang là phương tiện đến trường của yếu của học sinh tại xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Toàn huyện Hương Khê có 37
cơ sở giáo dục với 15 trường Mầm non, 13 trường Tiểu học và 9 trường
THCS, tất cả ngập chìm trong nước lũ. Tại nhiều trường học của huyện
Hương Khê, dấu vết còn sót lại là những vệt nước lũ quá nửa trường.
Xe máy, xe đạp… những
phương tiện đi lại hàng ngày đã bắt đầu có thể sử dụng trên một số con
đường của xã Phương Mỹ. Thế nhưng do địa hình vũng trũng nên nước lũ vẫn
còn rút chậm, thuyền đò vẫn là phương tiện chính đến trường của gần 550
học sinh (HS). Toàn xã có 3 trường học, trong đó 1 trường mầm non, 1
trường tiểu học và 1 trường THCS. Mưa lũ đến sớm, các trường chỉ kịp tổ
chức khai giảng cho các em.
Em Nguyễn Thị Nhung (HS lớp
10B9, Trường THPT Hàm Nghi, xã Phúc Đồng) cho hay: “Sau gần 1 tuần khai
giảng bọn em mới đến trường. Dù phải đi đò, nhưng chúng em rất vui vì
cuối cùng cũng được đi học rồi”.
Ông Nguyễn Hồng Quân - Chủ
tịch xã Phương Mỹ cho biết: “Chúng tôi vẫn phải huy động thuyền đò để
chở các cháu tới trường. Đặc biệt, đường giao thông tại thôn Nam Hà còn
chia cắt bởi nước lũ, nên các cháu đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Xã đã
đưa 3 thuyền máy để đảm bảo an toàn đi lại cho các cháu ”.
Nhiều con đường đến trường
của HS tại xã Hương Đô cũng bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ. Các em HS
phải cõng xe lên vai, hay kẹp nách mới có thể đến trường.

Cõng xe đạp tới trường.
Tại Trường Tiểu học Hương
Đô, cánh cổng vẫn đóng kín kể từ ngày khai giảng. Những gì còn lại sau
trận lũ là thảm bùn đất vàng bóng ở mọi ngóc ngách. Đồng chí phó bí thư
xã chỉ cho chúng tôi vạch nước lũ cao gần 1m8 còn mới nguyên.

Bùn đất ...

và vệt nước là nhũng gì còn sót lại tại Trường tiểu học Hương Đô.
Sân trường đâu đâu cũng hằn
vết chân của người bước lên do bùn đất đọng lại, không cẩn thận cũng có
thể trượt ngã bất cứ lúc nào. Mưa lũ cũng đã làm công trình vệ sinh tự
hoại của trường bị tắc nghẽn, đường dây mạng Internet và các thiết bị
điện bị hư hỏng nặng. Toàn bộ trang thiết bị của trường cũng gần như
không sử dụng được.
“Trường đã xây dụng gần 20
năm, các cơ sở hạ tầng gần như đã bị xuống cấp. Xã và thầy cô giáo đã
phải chuyển 113 học sinh sang trường THCS để cho các em vào học. Ngày
hôm qua cả HS cấp 2 và tiểu học đều đã bước vào buổi học đầu tiên của
năm học mới”, cô Trương Thị Lan - hiệu trưởng Trường tiểu học Hương Đô
cho biết. Ngôi trường cũ đang được dự tính nâng cấp sau khi nước lũ rút
hẳn.

Trường Tiểu học Hương Đô phải vẫn đóng cửa sau trận lũ đầu mùa.
Tranh thủ 2 ngày nắng, thầy
cô, HS và cả phụ huynh tại các trường học tại huyện Hương Khê đều chung
tay dọn dẹp cho một năm học mới tươm tất.

Toàn bộ đồ chơi còn sót lại sau trận lụt tại Trường Mầm non Hương Đô.

Bùn đất bám lại trên các dụng cụ trò chơi.
Lũ đầu mùa khiến toàn bộ 5
lớp học và các trang thiết bị tại trường mẫu giáo Hương Đô bị ngập trong
1,7m nước lũ. Lũ đến sớm nên 250 HS của trường đã không thể dự lễ khai
giảng đầu năm. Trong chiều ngày 7/9, thầy cô cùng các phụ huynh đã bắt
đầu dọn dẹp để có thể cho các em HS đến trường trong ngày thứ 2. Tất cả
dụng cụ học tập, đồ chơi của các cháu mầm non đều bị cuốn theo nước lụt,
số còn lại do ngâm nhiều ngày trong nước lũ đã không thể sử dụng được.
Ngay sau khi nước lũ rút, các giáo viên đã đi quyên góp đồ chơi và dụng
cụ học tập cho các cháu. So với 2 trường trong xã, đến ngày hôm nay
11/9, các cháu mới bắt đầu đến trường.

Thầy cô và phụ huynh chung tay dọn dẹp trường học.
Theo thông tin từ Phòng
GD&ĐT Hương Khê cho biết: Đến thời điểm hiện nay, ngành giáo dục
Hương Khê thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng, trong đó nhiều hàng rào
trường học bị sập, 12.000m2 sân trường bị lún, 8.500m2 nền nhà học láng
xi măng bị sụp. Tường vôi, sách vở và đồ dùng thiết bị dạy và học gần
như bị hư hỏng…
Theo: Dan Tri
Các em nhỏ khổ quá, cố gắng khắc phục nhé. Hy vọng rằng các ban ngành chức năng... quan tâm nhiều đến các em hơn.
Trả lờiXóaHà Tĩnh quê hương tuổi thơ của tôi.
Trả lờiXóaTôi yêu quê hương tôi.
Tôi thương quê hương tôi, nơi oằn mình gánh chịu thiên tai: nơi những cơn lũ về bất chợt trong đêm, nơi những con gió lào thôi không còn 1 gọt nước trên đồng, nơi những cơn bão đi qua chỉ còn lại nền nhà.
với sự kiên cường của nhân dân mình,tôi mong quân và dân Hà Tĩnh,cũng như các tỉnh miền trung cố gắng khắc phục khó khăn,ổn định cuộc sống sau thiên tai,quân dân cả nước luôn dõi theo chúng. "lá lành đùm lá rách,lá rách ít đùm lá rách nhiều" tôi mong các nhà hảo tâm,nhà tài trở sat cánh cùng Đảng và Nhà nước để giúp đỡ Nhân dân,Đồng bào!!!!!!!
Trả lờiXóaCác tỉnh miền Trung phải chịu thiệt thòi lớn khi liên tiếp phải gánh chịu những vụ thiên tai, bão lụt. Các cấp, các ngành cần phải quan tâm siết sao hơn nữa đến công tác phòng ngừa, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Tất cả vì một tương lai Việt Nam giàu mạnh
Trả lờiXóa