QĐND - Dẫu là sự thật nhưng chúng tôi vẫn bàng hoàng khi hay tin Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng đã từ trần.
Còn nhớ nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng 30-4 chúng tôi đến thăm, đề nghị Thượng tướng kể cho nghe về những năm tháng chiến đấu ở chiến trường Khu 6. Mặc dù tuổi cao (khi đó ông 84 tuổi), nhưng ông vẫn say sưa tiếp chuyện chúng tôi suốt mấy tiếng đồng hồ, không tỏ ra bất cứ dấu hiệu mệt mỏi nào. Vậy mà hôm nay, Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên đã vĩnh biệt chúng ta.
Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khổ, mồ côi cha từ thuở nhỏ. Kỷ niệm và cũng là hình ảnh đau buồn nhất trong ký ức của ông trên con đường tuổi thơ ra đi tìm lẽ sống và đến với cách mạng là: Khi mới được ba tháng tuổi, cha ông mất do bệnh tả vì cõng người anh họ bị bệnh tả về nhà để anh họ không phải chết ở nơi đất khách quê người (cha ông là người duy nhất trong dòng họ đủ can đảm để làm điều này). Mẹ ông tần tảo nuôi mẹ chồng già yếu và con thơ. Năm ông 13 tuổi, vì không thể tiếp tục cho con ăn học được nữa, mẹ ông đem cầm cố mảnh ruộng duy nhất của gia đình lấy tiền cho ông sang Phnôm Pênh. Hai năm sau, mẹ ông mất vì bệnh tật trong nghèo khó. Mãi đến đầu năm 1944, khi bà nội mất, ông mới có dịp theo chú về quê...
Trở lại Phnôm Pênh, ông theo học nghề tại một xưởng may. Tại đây, ông có dịp tiếp xúc với một số người bị cách ly khỏi cộng đồng bạn nghề vì là Đảng viên Đảng Cộng sản. Cuối năm 1944, chứng kiến cảnh những người Việt yêu nước đang là công chức tại các sở ở Phnôm Pênh sẵn sàng vứt bỏ tất cả để về quê hương chiến đấu chống Pháp, ông quyết định xin đi theo... Vậy là trên bước đường mày mò, chập chững, ông đã may mắn tìm thấy ánh sáng của cách mạng. Từ đó, ông coi cách mạng là lẽ sống duy nhất của mình.
Ông tham gia phong trào Việt Minh trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh gian khổ, được giao đảm nhiệm nhiều cương vị chỉ huy chiến đấu tại mặt trận Sài Gòn và Nam Trung Bộ, với tinh thần nhiệt huyết cách mạng của tuổi thanh xuân, Nguyễn Trọng Xuyên luôn giữ vững phẩm chất cách mạng kiên cường, mưu trí, sáng tạo, anh dũng, cùng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đoàn kết, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1960 do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và quân đội, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên được điều động trở lại chiến trường miền Nam để chiến đấu và chỉ huy, xây dựng lực lượng vũ trang tại Quân khu 6 (Khu 6) giữa lúc Cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, bởi sự đàn áp, tàn bạo, dã man của quân xâm lược và tay sai. Những cán bộ, chiến sĩ đã từng gắn bó với Khu 6 hẳn còn chưa quên câu chuyện đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên nhận cháu Nguyễn Lệ Quyên - con một cán bộ địa phương bị địch bắn chết trên đường đi công tác, mẹ chết do bị bom từ máy bay B52, làm con nuôi. Lòng căm thù giặc đã trở thành động lực thôi thúc đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên quyết tâm cùng đồng đội chiến đấu để chiến thắng, mong sớm đến ngày sum họp.
Nói về những đóng góp của đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên ở thời kỳ này, Đại tướng Nguyễn Quyết nêu rõ: “Trong điều kiện tương quan lực lượng giữa ta và địch cực kỳ chênh lệch, lại xa Trung ương, xa căn cứ địa của vùng tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên đã không ngại hy sinh gian khổ, mưu trí dũng cảm, bám đất, bám dân xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, vừa tổ chức phát động nhân dân đánh giặc, vừa kiên quyết tổ chức chỉ huy chiến đấu, sản xuất, bảo vệ sản xuất, bảo vệ nhân dân, bảo vệ căn cứ góp phần giành thắng lợi lớn trên một địa bàn chiến lược, một hành lang chiến lược từ Bắc vào Nam…”. Trên cương vị là Tham mưu trưởng, Phó tư lệnh rồi Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên đã cùng với tập thể Bộ tư lệnh Quân khu 6 lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang quân khu đập tan âm mưu, đàn áp chống phá cách mạng nước ta ở khu vực Nam Trung Bộ, thúc đẩy quá trình phát triển của cách mạng miền Nam tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, cùng quân và dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau hòa bình lập lại, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên được điều về Quân khu 3 - một quân khu đồng bằng vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến, đóng góp to lớn về người và của cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong điều kiện đời sống của nhân dân sau chiến tranh còn thiếu thốn mọi bề, đồng chí đã kiên quyết tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, vừa sẵn sàng chiến đấu cao, vừa tổ chức cho bộ đội làm kinh tế, xây dựng thế trận phòng ngự vững chắc vừa làm kinh tế góp phần nâng cao đời sống, giảm bớt khó khăn cho nhân dân, giảm chi phí của Nhà nước cho quốc phòng, giải quyết một phần chính sách hậu phương quân đội. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng trong tình hình mới.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao nhiều chức vụ: Trưởng đoàn Chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Cu-ba; Tư lệnh Quân khu 3; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng. Đồng chí đã có nhiều cống hiến và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí là một lãnh đạo, một chỉ huy uy tín của Đảng, Nhà nước và Quân đội; đã cùng với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng vận dụng sáng tạo đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đồng chí là người tận tâm, tận lực với mọi nhiệm vụ được giao, sâu sát, gắn bó yêu thương cán bộ, chiến sĩ, khiêm tốn giản dị, giàu lòng nhân ái gần gũi với nhân dân… Đến thăm, làm việc với các đơn vị, bao giờ đồng chí cũng đi kiểm tra chỗ ăn, nơi nghỉ của bộ đội. Đồng chí là người luôn quan tâm thăm hỏi sức khỏe, việc làm, học hành… của vợ con, gia đình cán bộ cấp dưới.
Trong cuộc đời binh nghiệp, trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện không mệt mỏi, từ một chiến sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên trở thành cán bộ cấp trung đoàn, rồi Tư lệnh Quân khu trong kháng chiến chống Mỹ rồi đến Thứ trưởng Thường trực của Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Đại tướng Nguyễn Quyết: “Để có được bước trưởng thành đó, đồng chí đã nắm vững đường lối chính trị, quân sự của Đảng và bản chất của Quân đội nhân dân, hiểu rõ đặc điểm nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nước ta, muốn chiến thắng kẻ thù giàu mạnh gấp nhiều lần, nhất định phải phát động toàn dân tự lực đứng lên cùng quân đội chiến đấu toàn diện, lâu dài, vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa huy động nhân dân tham gia chiến đấu, vừa tìm cách bồi dưỡng sức dân. Trong chiến tranh vừa chiến đấu vừa sản xuất; trong hòa bình vừa xây dựng và phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng chiến đấu”.
Từ buổi đầu tham gia hoạt động cách mạng đến khi vĩnh biệt chúng ta, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên đã luôn giữ trọn danh hiệu cao quý của người Cộng sản, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Đồng chí là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, luôn luôn thể hiện đức hy sinh, lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo, sống liêm khiết, giản dị, trung thực, đoàn kết, chan hòa gần gũi với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, đồng chí. Khi Đảng, Nhà nước và Quân đội cho nghỉ hưu, với tình cảm và trách nhiệm cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, đồng chí vẫn tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, tham gia Hội Cựu chiến binh và các phong trào tại địa phương. Đồng chí đã xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, sự quý mến của nhân dân, của đồng chí, đồng đội, xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng. Quá trình hoạt động của đồng chí là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên không còn nữa, nhưng tình cảm thân thương, quý mến và công lao cống hiến của đồng chí vẫn còn đọng mãi trong niềm tiếc thương của mỗi chúng ta và những người thân yêu của đồng chí. Ở nơi chín suối, đồng chí hãy yên lòng, bởi chúng tôi đang tiếp tục thực hiện những ước nguyện, bước tiếp con đường mà đồng chí đã đi.
Từ buổi đầu tham gia hoạt động cách mạng đến khi vĩnh biệt chúng ta, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên đã luôn giữ trọn danh hiệu cao quý của người Cộng sản, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Đồng chí là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, luôn luôn thể hiện đức hy sinh, lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo, sống liêm khiết, giản dị, trung thực, đoàn kết, chan hòa gần gũi với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, đồng chí. Khi Đảng, Nhà nước và Quân đội cho nghỉ hưu, với tình cảm và trách nhiệm cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, đồng chí vẫn tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, tham gia Hội Cựu chiến binh và các phong trào tại địa phương. Đồng chí đã xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, sự quý mến của nhân dân, của đồng chí, đồng đội, xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng. Quá trình hoạt động của đồng chí là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên không còn nữa, nhưng tình cảm thân thương, quý mến và công lao cống hiến của đồng chí vẫn còn đọng mãi trong niềm tiếc thương của mỗi chúng ta và những người thân yêu của đồng chí. Ở nơi chín suối, đồng chí hãy yên lòng, bởi chúng tôi đang tiếp tục thực hiện những ước nguyện, bước tiếp con đường mà đồng chí đã đi.
------------------------ theo qdnd.vn---------------------
Đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên không còn nữa, nhưng tình cảm thân thương, quý mến và công lao cống hiến của đồng chí vẫn còn đọng mãi trong niềm tiếc thương của mỗi chúng ta và những người thân yêu của đồng chí. Thế hệ trẻ chúng cháu sẽ nhớ maĩ
Trả lờiXóaMột con người giàu lòng nhân ái thật đáng kính trọng
Trả lờiXóa