Lâm Trực
Đọc báo sáng nay thấy có bài: "Hạ
viện Mỹ tiếp tục thúc đẩy nhân quyền cho người dân Việt Nam" của
Đài tiếng nói Hoa Kỳ - VOA. Không hiểu 2 vị dân biểu kia lấy tư cách gì để lên
giọng với Việt Nam? Phải chăng đó cũng là chiêu trò cũ rích nhắm đánh bóng tên
tuổi của mình.
Ngày 11-9-2012 hạ viện Hoa Kỳ thông qua hai cái gọi là dự luật
về nhân quyền đối với Việt Nam là H.Res.484 và H.R.1410.
- Dự luật 484 do bà dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng kêu gọi
Chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền con người cơ bản và chấm dứt việc lạm
dụng các điều luật về an ninh như điều 79 và điều 88 Bộ Luật Hình sự lấy chúng
làm cớ để bắt bớ những người chỉ ủng hộ quyền tự do tôn giáo và chính trị một
cách hòa bình?
- Dự luật H.R. 1410 do ông dân biểu Chris
smith khởi xướng, đặt mục tiêu thúc đẩy tự do và dân chủ ở Việt Nam thông qua
điều tiết các khoản tăng viện trợ phi nhân đạo của Mỹ cho chính quyền Việt Nam
gắn với các cải thiện có thể chứng thực được trong hồ sơ nhân quyền của Việt
Nam?
Thực lòng mà nói, trong thời đại toàn cầu này, người dân Việt
Nam không lạ gì về hai vị dân biểu Mỹ này. Đã nhiều lần họ đã cố gắng thúc đẩy
lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua những cái gọi là những dự luật để vu khống, áp đặt
những điều bịa đặt đến phi lý lên một quốc gia có chủ quyền độc lập, một quốc
gia đã ký kết tất cả các văn kiện về quyền con người và nỗ lực thực thi nội
dung một cách đầy đủ nhất.
Là những người hoạt động chính trị chuyên
nghiệp thì các vị dân biểu tại hạ viện Hoa Kỳ phải hiểu rằng, trật tự thế giới
này được duy trì trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi và cùng chung
sống hoà bình.
Nói về quyền con người, ngay tại chính nước Mỹ, chúng tôi cũng nhận thấy còn nhiều điều không ổn. Và ngay thái độ của bà dân biểu Sanchez đối với người dân Việt Nam cũng đã không ổn về mặt nhân quyền. Xin hỏi bà Sanchez, bà có quyền gì mà xía vào chuyện của gia đình nhà khác? Bà đã đối xử với đại đa số người dân Việt Nam như thế nào? Khi lên án Việt Nam không tôn trọng nhân quyền, bà đã gặp gỡ những ai là người Việt Nam để thực sự tìm và hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam chưa? Tôi dám khẳng định là bà chưa hề làm điều đó. Vậy thì nhân quyền ở đâu thưa bà Sanchez? Bà lớn tiếng nói giữa lòng nước Mỹ về nhân quyền ở một nước khác sao bà không đến tận nơi mà nhìn mà ngó? Vì sao bà chỉ dám gặp bọn lưu manh và đám cơ hội chính trị sẵn sàng bán rẻ lợi ích dân tộc, chà đạp lên luân thường đạo lý và thu nhận nhưng thông tin phiến diện một chiều từ chúng.
Người Việt Nam chân chính có quyền đặt vẫn đề về những nghi vấn
này. Nhiều người cho rằng, bà Sanchez cũng như bọn người mà tôi vừa nhắc đến mà
thôi. Người Việt có câu này: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Đám trâu ngựa, dê chó
thì tìm đến nhau. Xét được góc độ nhân quyền kiểu Mỹ, chúng tôi có quyền nghĩ
thế đúng không bà?
Cần nói thêm với bà, không chỉ ở Việt Nam mà ở
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhân quyền luôn gắn liền với chủ quyền quốc
gia. Mỗi quốc gia độc lập có quyền lựa chọn riêng cho mình một thể chế chính
trị và đi liền với nó là lợi ích của người dân. Nội dung về quyền con người,
ngoài các giá trị chung còn mang màu sắc văn hóa và tôn giáo, vì thế nó
là vấn đề riêng của mỗi nước, vì thế nó đòi hỏi tất cả các nước phải chấp nhận
một thực tế là những chuẩn mực của một nước hoặc là một nhóm các nước không
thích hợp và thiếu thực tế để áp đặt những chuẩn mực đó lên một nước khác.
Việt Nam coi trọng quyền con người và kiên quyết chống lại sự
can thiệp của các nước khác vào công việc nội bộ của đất nước mình. Các vị phải
hiểu được rằng giữa chúng ta có một điểm chung là đang sống trong một quốc gia
độc lập, nói người khác phải nghĩ đến mình, hãy nhìn lại mình khi cất cao giọng
dạy dỗ người khác.
Hãy đọc lại lịch sử của chính nước Mỹ, bà
Sanchez có thấy Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ phải như thế này, như thế kia
trong các vấn đề thuộc về công việc nội bộ của nước Mỹ hay không? câu trả lời
là không bao giờ. Vì sao lại như vậy, vì chúng tôi tôn trọng nước Mỹ. Ngắn gọn
hơn là chung tôi coi trọng nhân quyền của các vị. Chúng tôi hiểu rằng
chúng tôi không có quyền làm việc đó vì nó vi phạm quyền tự chủ của mỗi quốc
gia và quan trọng hơn, đó là thứ liêm sỉ tối thiểu mà mỗi người nên có.
Thực tế, không có thứ nhân quyền nào tách khỏi
hoặc cao hơn chủ quyền quốc gia. Chúng tôi hiểu rằng dân biểu Sanchez cũng
như dân biểu Chris smith đang tự cho mình cái quyền dạy dỗ người khác mà
bản chất là đang muốn áp đặt ý thức hệ của mình lên dân tộc khác. Cách
hành xử của các vị đã và đang chà đạp lên nhân quyền của một dân tộc khác
đấy.
Hãy nhìn lại một chút, các vị dân biểu Mỹ đã cố tình quên một
điều: Việt Nam là một quốc gia độc lập, một dân tộc có chủ quyền, một dân tộc
trọng tình nghĩa, một dân tộc đã từng lấy máu của mình để cứu cả một dân tộc
khác, một dân tộc sẵn có lòng vị tha cho kẻ thù đã giết hại hàng triệu người
cùng dòng máu, một dân tộc nén nỗi đau của di hoạ chiến tranh vì không muốn
khơi lại hận thù - Đó là dân tộc Việt Nam. Chúng tôi đã nuốt mước mắt vào trong
để nở một nụ cười, chìa tay ra với các dân tộc khác để làm bạn bè cho dù đó là
kẻ thù của ngày hôm qua.
Chúng tôi đang là chủ nhân thực sự của đất
nước mình, đang sống, làm việc và vun đắp cho hạnh phúc trường tồn của dân tộc,
không một ai có thể tước đoạt hoặc áp đặt một giá trị lạ lẫm lên cuộc sống và
văn hoá của dân tộc này. Chính vì lẽ đó, hai vị dân biểu Hoa Kỳ hãy làm cho tốt
hơn phận sự của mình cho nhân quyền tại Mỹ.
Ở Việt Nam, chúng tôi không cần tới sự răn dạy của các vị.
Ở Việt Nam, chúng tôi không cần tới sự răn dạy của các vị.
Họ suốt ngày rêu rao cái gọi là nhân quyền rồi đi chọc ngoáy "nhân quyền" ở các nước trong khi họ còn chưa lo nổi cái gọi là "nhân quyền" cho chính họ.
Trả lờiXóaNhân quyền Kiểu Mỹ chỉ là cái cớ của Mỹ mà thôi thực chất là nhằm vào Việt Nam gây khó khăn cho Việt Nam , từ trước Mỹ xâm nhập vào nội bộ người khác có bao giờ vì mục đích tốt đâu.
Trả lờiXóaViệt Nam là một quốc gia độc lập, một dân tộc có chủ quyền, một dân tộc trọng tình nghĩa, một dân tộc đã từng lấy máu của mình để cứu cả một dân tộc khác, một dân tộc sẵn có lòng vị tha cho kẻ thù đã giết hại hàng triệu người cùng dòng máu, một dân tộc nén nỗi đau của di hoạ chiến tranh vì không muốn khơi lại hận thù - Đó là dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaChúng tôi đã nuốt mước mắt vào trong để nở một nụ cười, chìa tay ra với các dân tộc khác để làm bạn bè cho dù đó là kẻ thù của ngày hôm qua. Thê mà Mỹ còn nói vấn đề nhân quyền với Việt Nam thật là nực cười.
Trả lờiXóaViệt Nam coi trọng quyền con người và kiên quyết chống lại sự can thiệp của các nước khác vào công việc nội bộ của đất nước mình. Mỹ phải hiểu được rằng giữa chúng ta có một điểm chung là đang sống trong một quốc gia độc lập, nói người khác phải nghĩ đến mình, hãy nhìn lại mình khi cất cao giọng dạy dỗ người khác.
Trả lờiXóaMỗi quốc gia độc lập có quyền lựa chọn riêng cho mình một thể chế chính trị và đi liền với nó là lợi ích của người dân. Nội dung về quyền con người, ngoài các giá trị chung còn mang màu sắc văn hóa và tôn giáo, vì thế nó là vấn đề riêng của mỗi nước, vì thế nó đòi hỏi tất cả các nước phải chấp nhận một thực tế là những chuẩn mực của một nước hoặc là một nhóm các nước không thích hợp và thiếu thực tế để áp đặt những chuẩn mực đó lên một nước khác.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn duy trì chính sách bình đẳng dân tộc. Mọi dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng, không phân biệt đối xử. Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của các dân tộc, tạo điều kiên thuận lợi để bà con dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống, theo kịp sự phát triển của người kinh.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc, sự bình đẳng tôn giáo.... luôn được nhà nước quan tâm thích đáng. Mỹ hoàn toàn không có căn cứ để nói là Việt Nam vi phạm nhân quyền, những cái Mỹ đưa ra làm bằng chứng để chống lại Việt Nam là hoàn toàn sai lệch bịa đặt; và ngay trong nội bộ nước Mỹ cũng có những ý kiến phản đối vấn đề này.
Trả lờiXóa