http://giaoduc.net.vn |
(GDVN) - “Nếu Trung
Quốc bị cô lập thì Mỹ sẽ độc quyền tại khu vực. Trong khi đó các nước
Đông Nam Á không tán thành cách hành xử của Trung Quốc nhưng cũng rất
ngại tình trạng Mỹ độc quyền tại khu vực này”.
Tiếp tục cuộc trao đổi đầy lý thú, ông
Phạm Nguyên Long - nguyên là Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đưa ra nhiều kiến giải về sự dịch
chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ tại Đông Nam, Á, thế cờ Trung - Mỹ
tại khu vực.
![]() |
Trung Quốc đang bị Mỹ phong tỏa |
Trung Quốc đang bị Mỹ cô lập
PV: Thưa ông, tình hình hiện nay tại khu vực Biển Đông sau những gây hấn của Trung Quốc và tuyên bố “quay trở lại” của Mỹ có những sự thay đổi cơ bản như thế nào so với trước đây?
Ông Phạm Nguyên Long: Với tình thế như hiện nay, tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng đã có sự hiện diện các nước lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ. Tất cả các nước này đều có bất đồng, mâu thuẫn và lợi ích đan xen nhau. Vì thế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương không thể chỉ còn có một “cường quốc” duy nhất độc chiếm mà sẽ đi tới một sự cân bằng về lực lượng.
PV: Trong tình hình đó, cách ứng xử khôn ngoan của Việt Nam là gì, thưa ông?
Ông Phạm Nguyên Long: Dù Trung Quốc bị thế giới lên án, thậm chí như học giả Lý Lệnh Hoa (Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc) đã viết: “Trung Quốc có nguy cơ trở thành kẻ thù chung của thế giới”, tỏ ra hiếu chiến và có những hành động gây hấn gây ra căng thẳng leo thang trên Biển Đông thì chúng ta vẫn thể hiện thiện chí với Trung Quốc vì chúng ta muốn hòa bình, hợp tác để cùng phát triển. Chúng ta không muốn Trung Quốc bị cô lập vì nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam luôn là bạn bè thân tình.
![]() |
Nếu Trung Quốc bị cô lập thì Mỹ sẽ độc quyền tại khu vực |
Nếu Trung Quốc bị cô lập thì Mỹ sẽ độc quyền tại khu vực. Trong khi đó các nước Đông Nam Á không tán thành cách hành xử của Trung Quốc nhưng cũng rất ngại tình trạng Mỹ độc quyền tại khu vực này. Điều này xuất phát từ tình thế hiện nay, Đông Nam Á đang có rất nhiều lợi thế do vị trí địa chính trị của mình mà các nước lớn đều muốn hợp tác về nhiều mặt, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa và cả an ninh.
Đây là thời cơ rất thuận lợi nhưng
cũng đầy thách thức cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói
chung trên đường phát triển của mình. Vì các quốc gia Đông Nam Á phải có
đối sách tổng thể với các nước lớn, cũng như thông minh, tỉnh táo để
đoàn kết khu vực nhằm “giữ gìn” cho được sự cân bằng lợi ích của các
nước lớn tại đây.
Sự chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ thực chất là gì?
PV: Xin ông có thể nói rõ hơn về “sự quay lại và ở lại” của Mỹ tại
khu vực Biển Đông nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói
chung?
Ông Phạm Nguyên Long: Trong vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ có nói: “Chúng tôi sẽ quay lại và ở lại”. Thực tế, không phải là Mỹ quay trở lại như Ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton nói. Mỹ có vùng lãnh thổ trải dài từ Alaska cho đến Hawai và Guam tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các đối tác chiến lược, đồng minh của Mỹ vẫn còn đó thì sao lại bảo là Mỹ đã đi khỏi khu vực và bây giờ quay trở lại.
Mỹ quay trở lại khu vực Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng chẳng qua là một cách nói rất khôn ngoan đầy ẩn ý của ngoại trưởng Mỹ - một người rất am hiểu về lịch sử.
Từ sau chiến tranh lạnh, một loạt các tổ chức liên minh quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã giải thể. Giờ đây với Tổng thống Obama, ông thực hiện phương châm đa số, đa phương và linh hoạt.
Mỹ không phải “bao cấp” cho các nước ở khu vực như trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Do đó các nước ở khu vực phải tự “trang bị” cho mình để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải của mình. Mỹ chỉ giữ vai trò hỗ trợ và tìm phương sách “cân bằng” lực lượng tại Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng.
PV: Mỹ đã tỏ ra khôn ngoan như thế nào trong tình thế Trung Quốc bị các nước trên thế giới e ngại và dè chừng?
Ông Phạm Nguyên Long: Như trên đã nói, Mỹ không chịu trách nhiệm “bao cấp” như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các nước một khi thấy rõ sự “uy hiếp” của Trung Quốc, họ phải chạy đua vũ trang để phòng vệ.
Và vì vậy, trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc phải chạy đua vũ trang với cả chục nước trong khu vực và trên thế giới. Mỹ không chủ động gây căng thẳng, không hề muốn gây căng thẳng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng.
Mỹ chỉ lên án sự gây hấn của Trung Quốc và tới một lúc nào đó sự gây hấn này ngày càng diễn ra với nhiều nước ở khu vực thì cũng là lúc Trung Quốc bị căng ra trên nhiều mặt trận. Đây cũng chính là lúc Trung Quốc bị xa lánh và mặt khác Trung Quốc có thể hy sinh phát triển kinh tế cho chạy đua vũ trang và gây hấn với nhiều nước không? Và điều đó là vô cùng bất lợi cho Trung Quốc. Đó là một chiến lược rất khôn ngoan của Mỹ: mất ít tiền mà vẫn đạt hiệu quả, vẫn có uy.
PV: Thưa ông, hướng đi nào tới cho khu vực Biển Đông và những tranh chấp về chủ quyền tại khu vực này khi Mỹ tuyên bố “quay trở lại”?
Ông Phạm Nguyên Long: Trong thời gian tới, tình hình tại Biển Đông vẫn sẽ ở trong tình trạng lúc dịu, lúc căng thẳng. Và có nghĩa là chúng ta cũng chưa thể đòi lại quần đảo Hoàng Sa và một số đảo tại Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm đóng ngay được trong tình hình hiện nay.
Ngay cả khi COC có hiệu lực thì chỉ ngăn chặn được những hành động ngang ngược của Trung Quốc mà không thể giải quyết vấn đề chủ quyền tại 2 quần đảo này. Mỹ đã tuyên bố sẽ không tham gia vào vấn đề chủ quyền và tranh chấp lãnh hải. Mỹ dung dưỡng những tranh chấp này để duy trì ảnh hưởng tại đây. Mỹ chỉ lên án về vấn đề tự do hàng hải và tính pháp lý không đúng tại khu vực Biển Đông.
Giải quyết vấn đề bản đồ giả từ Trung Quốc như thế nào?
g bố về những tấm bản đồ
Trung Quốc không có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và dù đang có xu
hướng bị Mỹ phong tỏa nhưng Trung Quốc vẫn cho sản xuất bản đồ giả, sai
sự thật. Rồi những bản đồ này được tuồn vào Việt Nam. Điều đó nói lên
rằng Trung Quốc vẫn nhất quyết độc chiếm Biển Đông dù uy tín quốc gia
đang bị hạ thấp. Việt Nam nên xử lý như thế nào?
Ông Phạm Nguyên Long: Chúng ta tuyên bố là không những phải tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam biết những bản đồ về sự thật lãnh thổ Trung Quốc trong lịch sử mà còn phải cho nhân dân Trung Quốc biết điều này. Để đáp lại hành động này của Việt Nam, Trung Quốc cũng đưa ra những bản đồ sai sự thật và tuồn sang Việt Nam trước cả khi Việt Nam cho người dân Trung Quốc biết.
Đó là những thủ đoạn đầy tính mưu lược của Trung Quốc. Nhưng điều đó chẳng là cái gì cả. Tuy nhiên, chúng ta có điểm chưa “tinh” vì chúng ta nhẽ ra phải phổ biến tới nhân dân ta bản đồ của Trung Quốc (năm 1904) không có Hoàng Sa và Trường Sa từ đó có rất nhiều cách hành xử để cho nhân dân Trung Quốc biết.
Vì vậy trước hết chúng ta phải cho in ra nhiều bản để phổ biến trong nhân dân trước hết là tới các bản làng biên giới. Khi làm như vậy, tất nhiên những chiếc bản đồ đó sẽ đến với người Trung Quốc. Hiện này có rất nhiều Hoa kiều đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Hoặc là ta in bản đồ Trung Quốc (năm 1904) vào những ấn phẩm được lưu hành trong các buổi hội thảo, hội nghị quốc tế nhằm cho các học giả thế giới và học giả Trung Quốc biết được tấm bản đồ này… Tóm lại, chúng ta có rất nhiều cách để tuyên truyền những bản đồ đó đến với người dân Trung Quốc…
Xin chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Mỹ cảnh báo Trung Quốc “chia rẽ và chế ngự” về Biển Đông
Ngày 14/8, theo bà Victoria Nuland - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Mỹ đang hối thúc các nước ASEAN và Trung Quốc tiến tới một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Bà ủng hộ các nỗ lực ngoại giao song phương giúp tiến tới một thỏa thuận đa phương, song theo bà, "nỗ lực nhằm chia rẽ và chế ngự rồi kết thúc trong một tình thế còn cạnh tranh giữa các nước cùng đòi chủ quyền sẽ không giúp giải quyết vấn đề."
Trung Quốc từ lâu muốn giải quyết song phương, thay vì đa phương, các bất đồng với các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, mặc dù trong chặng dừng chân ở Indonesia trước khi tới thăm Malaysia và Brunei, ông Dương Khiết Trì khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc "trên cơ sở đồng thuận" hướng tới COC.
(Theo TTXVN)
Ngày 14/8, theo bà Victoria Nuland - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Mỹ đang hối thúc các nước ASEAN và Trung Quốc tiến tới một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Bà ủng hộ các nỗ lực ngoại giao song phương giúp tiến tới một thỏa thuận đa phương, song theo bà, "nỗ lực nhằm chia rẽ và chế ngự rồi kết thúc trong một tình thế còn cạnh tranh giữa các nước cùng đòi chủ quyền sẽ không giúp giải quyết vấn đề."
Trung Quốc từ lâu muốn giải quyết song phương, thay vì đa phương, các bất đồng với các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, mặc dù trong chặng dừng chân ở Indonesia trước khi tới thăm Malaysia và Brunei, ông Dương Khiết Trì khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc "trên cơ sở đồng thuận" hướng tới COC.
(Theo TTXVN)
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc
một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo
báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía
dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ
ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có
tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất
cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập
và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Nam và Trung quốc cùng đi theo CNXH vậy mà Trung Quốc muốn tiêu diệt VIệt Nam sao
Trả lờiXóatrung quốc là một nước mạnh với những tham vọng lớn, chúng có những biện pháp và kế sách vô cùng xảo quyệt thế nên chúng ta là một nước nhỏ nên cẩn thận trong cách chiến đấu và mối quan hệ
XóaViệt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc nếu như có một lực lượng muốn xâm chiếm
Trả lờiXóadù sao thì ta là nước bé, phải dùng ngoại giao để có được hòa bình,, không nên dùng vũ lực.
Trả lờiXóamỹ với trung quốc cùng một ruộc,rơi vào tay kẻ nào thì cũng thế cả thôi.thiệt nhất vẫn là nước như việt nam
Trả lờiXóabằng mọi giá phải giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ.
Trả lờiXóatuyên truyền bản đồ với người hoa ở việt nam.một ý kiến hay nhưng ít hiệu quả
Trả lờiXóakhông nên bị khích tướng,hay dùng quan hệ để giải quyết .
Trả lờiXóakhông nên dũng vũ trang tất cả chỉ mình thiệt thôi.hay giũ cái đầu lạnh
Trả lờiXóamỹ vẫn là cao tay phết.rất ung dung.như kẻ thứ 3 chờ đợi
Trả lờiXóatóm lại toàn lũ thâm độc muôn thống trị đây mà.việt nam khổ thật
Trả lờiXóatrung quốc là nước mạnh, và việt nam là nước nhỏ thê nên muốn đánh thắng được trung quốc cần phải có chiến lược
Trả lờiXóachúng ta sẽ lợi dụng lợi thế đó,. tỏ ra nước mình là một nước chơi đẹp bình tĩnh và để các nước khác tin tưởng từ đó lấy sức mạnh từ các dân tộc
Xóadù bọn chúng hung bạo , nhưng mà việt nam vẫn là một nước yêu hòa bình
Trả lờiXóatrung quốc định dùng chiêu trò lấy mạnh ép yếu
Trả lờiXóadù thế nào thì sức mạnh của trung quốc không đánh bại được tinh thần đoàn kết của dân tộc việt nam
Trả lờiXóalịch sử chúng minh lãnh thổ của việt nam. cớ sao việt nam muốn xâm chiếm
Trả lờiXóagiải quyết bằng con đường hòa bình là chính sách của Đảng,của Nhà nước ta. theo tôi đó là xu hướng quan hệ của tương lai
Trả lờiXóachơi với 1 ngươi anh lớn trong khu vực chúng ta nên hể sức thận trọng
Trả lờiXóachúng ta vẫn thể hiện thiện chí với Trung Quốc vì chúng ta muốn hòa bình, hợp tác để cùng phát triển. Chúng ta không muốn Trung Quốc bị cô lập vì nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam luôn là bạn bè thân tình.những quyết định quá đúng đắn
Trả lờiXóađối với Trung Quốc ta phải hết sức đề phòng!
Trả lờiXóagiờ chúng đang dùng những chiêu bài độc ác hơn đó là chúng đã câu kích trong nước ta để dùng những chiêu bài nham hiểm , khiến nước ta tự diễn biến
XóaNếu Trung Quốc bị cô lập thì Mỹ sẽ độc quyền tại khu vực. Trong khi đó các nước Đông Nam Á không tán thành cách hành xử của Trung Quốc nhưng cũng rất ngại tình trạng Mỹ độc quyền tại khu vực này
Trả lờiXóaMuốn làm người thì đứng đó, còn muốn làm chó thì cứ nhào vô đi!
Trả lờiXóaDùng nhu mà thắng cương, như vậy mới là cao kiến!
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc có thể trỏ thành kẻ thù chung của thế giới sẽ là cơ hội để một kẻ thù lớn khác là Mĩ độc chiếm khu vực. Đúng là tiến thoái lưỡng nam. Việt Nam cần có chính sách cụ thể và hiệu quả để bảo vệ vững chắc chủ quyền của mình.
Trả lờiXóaViệt Nam yêu chuộng hòa bình nhưng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất
Trả lờiXóaViệt Nam lấy nhân nghĩa mà đối đãi với sự ngỗng cuồng của Trung Quốc , mà bọn chúng thật xấu xa quá.
Trả lờiXóaChúng ta dùng thiện chí để đáp lại hành động gây hấn của chúng. Nhưng nếu chúng cố tình xâm phạm vào Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng dùng hết sức mình để tự vệ.
Trả lờiXóachúng ta vẫn thức hiên chính sách ngoại giao như bình thường chứ vì thực ra chẳng ai muốn chiến tranh, chúng ta phải dùng sức mạnh bạn bè các cường quốc để chống lại trung quốc
Trả lờiXóatỉnh ngộ là điều quan trọng nhất trong cuộc chiến này chúng ta sẽ cảm thấy rằng chúng nên chơi đẹp bình tĩnh để lấy dược cảm tình từ các nước và cùng chống lại trung quốc hạn chế chiến tranh
Trả lờiXóaBọn Tàu chỉ trực sẵn, tích trữ chiến lực để nổi dậy thể hiện sự hiếu chiến của mình. Trong khi chúng thực hiện việc nghi binh thì lại đi đêm thực hiện những hành vi hèn hạ.
Xóakhông biết nó kiếm đất kiểm biển về con con cháu chúng ở hay đem xương nó về cho con cháu chúng nhìn.
Xóagiờ ra chợ người ta nói chuyện hàng trung quốc, nói về đồ trung quốc. các bác đừng có thấy hàng trung quốc rẻ đẹp rồi nhảy vào mua điên loạn thế nên giờ các bác nên phân biệt hàng trung quốc đi ạ
Trả lờiXóa"Phối hợp bảo vệ công bằng của luật pháp quốc tế " cái con khỉ gì. Mồm thì nói thế chứ công bằng của chúng bây là cái cách chúng bây cướp cạn à. Đồ lưu mạnh bựa rách
Trả lờiXóaTrung Quốc đang cố gắng thay thế Mỹ làm bá chủ thao hướng tiêu cực. Gây hấn với các quốc gia trong khu vực biển Đông. Mục đích đen tối đó của Trung Quốc chắc chắn không thể thực hiện được vì rất nhiều quốc gia trên thế giới không ủng hộ những hành động của Trung Quốc.
Trả lờiXóachúng nó có lực lượng vũ trang vững mạnh và tiềm lực quân sự lớn hơn nước ta rất nhiều thế nên chúng ta phải có chiến lược chính sách
Xóađấy là bản chất nên chúng ta nên nhớ rõ để hiểu rằng cuộc sống này chúng ta nên bình tĩnh và có chiến lược đúng đắn nhất để đấu với nước lớn
Trả lờiXóathật trắng trợn bỉ ổi, bản chất bành trướng, sự nham hiểm của bọn Trung Quốc ngày càng lộ rõ.
Trả lờiXóatuổi trẻ giờ đang tha hóa, một số bị kẻ khác lợi dụng. một số thì tư tưởng khoong vững vàng và dễ bị lôi kéo. thế nên nên bạn là giới trẻ thì hãy tĩnh ngộ vì sự an nguy vủa nước nhà
Trả lờiXóachúng ta sẽ cố gắng im lặng và bình tính đễ có thể cô lập được trung quốc với các nước khác. điều quan trọng hơn nữa là chúng ta sẽ được sự giúp đỡ các nước khác
Trả lờiXóanói chung là sau mấy năm rút ra kinh nghiệm ta thấy. chúng ta cần sử dụng sức mạnh cảu các nuwcowcs để choogn lại trung quốc. chúng ta không nên quá hiềm khích với trung quốc như thế có thể dẫn đến chiến tranh
Trả lờiXóahoan hô đông bào ta đã có tinh thần yêu nước. nhung chung ta cần hòa bình và thể hiển yêu nước bằng cách ngăn cản chiến tranh lại
Trả lờiXóadương đông kích tây là trò chơi độc đây
Trả lờiXóa