THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

06 tháng 10 2012

Những thầy cô giáo đặc biệt không đứng trên bục giảng

by Unknown  |  at  6.10.12

(VTC News)- Họ là sinh viên, người khuyết tật, anh bộ đội Cụ Hồ… nhưng họ đam mê việc đem con chữ đến với những số phận thiệt thòi.

Lớp học ngoài công viên

Bàn học là ghế đá, thầy giáo là sinh viên, học trò là những cô, cậu bán vé số, kẹo, hoa… lang thang ở khu vực Công viên 30.4 (Q.1, TP.HCM).

Đó là lớp học của “thầy giáo” Phạm Minh Khiết (20 tuổi), sinh viên năm 3, ngành công nghệ thông tin của Trung tâm đại học Pháp (Pole Universitare Francais) tại TP.HCM.
Những thầy cô giáo đặc biệt không đứng trên bục giảng
Phạm Minh Khiết đang dạy học cho bé Bồng tại Công viên 30/4. 
Một lần Khiết cùng nhóm bạn đến Công viên 30/4 chơi và bắt gặp rất nhiều trẻ em đang ở tuổi cắp sách đến trường nhưng phải đi bán kẹo, hoa tươi, vé số, đánh giày… Ngậm ngùi trước sự thiệt thòi của các em, Khiết nảy ra ý định dạy chữ cho bọn trẻ. 

Nghĩ thì dễ nhưng khi bắt tay vào việc “gom” chúng lại thành một nhóm mới thật sự khó khăn. Khiết cho biết vì nhiệm vụ chính của các em là kiếm tiền nên khi “dụ dỗ” chúng bỏ ra một ngày vài giờ đồng hồ để học, đứa nào cũng lắc đầu nguầy nguậy. Thế nhưng, sau nhiều lần thuyết phục, những đứa trẻ đã ngoan ngoãn chịu ngồi một chỗ để ê a từng câu chữ.

Những ngày đầu việc học của Khiết chưa nhiều nên hầu như ngày nào anh cũng ra công viên dạy. Nhưng những học trò đặc biệt này còn phải buôn bán kiếm tiền nên thời gian học hoàn toàn phụ thuộc vào các em. Khiết cố sắp xếp thời gian biểu để “chạy” theo các em, dạy cho chúng biết đọc, biết viết, biết tính toán và cả những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Lớp học có học trò đã lên chức bà

Trời miền tây Quảng Trị đã vào mùa mưa lạnh, ban đêm không mấy người ra khỏi nhà, vùng cao cứ thế im bặt và buồn bã. Thế nhưng trong con xóm nhỏ ở khu phố 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa vẫn nghe vang tiếng đánh vần tập đọc đều đều.

Đó là lớp dạy xóa mù chữ của cô giáo Hồ Thị Thanh Tâm - giáo viên trường tiểu học Pa Nho.
Những thầy cô giáo đặc biệt không đứng trên bục giảng
Cô giáo Hồ Thị Thanh Tâm (đứng) và các học viên. 
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, cô giáo Vân Kiều Hồ Thị Thanh Tâm trở lại với mảnh đất Khe Sanh, nơi mình sinh ra để công tác. Chồng là bộ đội biên phòng thường xuyên phải ở trong đơn vị, vài ba tháng mới về thăm nhà nên một mình cô vừa xoay xở chăm lo hai con nhỏ, vừa thu xếp công việc gia đình để đi dạy cả ngày lẫn đêm.

Đầu năm học này, ngoài việc làm chủ nhiệm một lớp, cô giáo Tâm còn nhận thêm một lớp dạy xoá mù chữ rất đặc biệt nữa. 

Học viên là chị em phụ nữ đã vào tuổi cài trâm, thậm chí đã làm bà, và đều là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô, một số người gốc Lào lấy chồng Việt. Cuộc sống khó khăn, không có điều kiện nên tới nửa đời người họ mới mon men đi tìm con chữ.

Những đêm đầu lên lớp, một số học viên thấy chán và mệt sau một ngày lên rẫy tối về phải hí hoáy tập viết, tập đọc, cô giáo Tâm phải làm công tác tư tưởng, đi đến tận từng nhà vận động. 

Lớp học ngoài đảo xa sĩ số 1 vắng 0

Những ai ra đảo Song Tử Tây hẳn sẽ rất ấn tượng với lớp học đặc biệt giữa đảo khơi. Lớp học nằm dưới những tán cây phong ba sừng sững, cây bàng vuông xanh thẳm, tiếng học sinh ê a tập đọc vang vọng xen lẫn với tiếng sóng biển ầm ào...

Trường lớp, giáo viên nơi đây tuy khác hẳn so với đất liền nhưng đều chung lý tưởng mang con chữ đến với trẻ em huyện đảo để ươm mầm những thế hệ tương lai đang lớn dần nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.

Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cho con em trên đảo chủ yếu là cán bộ xã kiêm nhiệm. Toàn xã Song Tử Tây chỉ có 7 học sinh nhưng lại được chia thành 5 khối lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên có lớp chỉ một học sinh. Thậm chí, có lớp sĩ số nhiều nhất là... 2 học sinh.

Anh Đoàn Quốc Thái, quê huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) tình nguyện công tác ở đảo Song Tử Tây từ 3 năm qua. Năm 2008, hưởng ứng lời kêu gọi thanh niên tình nguyện xây dựng biển đảo, để vợ làm Y sĩ ở nhà một mình nơi đất liền khi mới lập gia đình được một năm, anh Thái đăng ký xin đi ra đảo Song Tử Tây nhận nhiệm vụ bí thư Ủy ban Nhân dân xã đảo đồng thời kiêm nhiệm luôn cả làm "thầy giáo".

Lớp học của thầy Thái có lẽ là lớp học đặc biệt nhất trên đất nước. Bởi lẽ chỉ duy nhất một học sinh của lớp 1 và một học sinh của lớp 5. Góc bảng trong lớp có ghi rõ bảng điểm danh “Sĩ số 1, vắng 0”. Nhưng cũng lẽ vì cái đặc biệt đó mà thầy quan tâm đến học sinh của mình nhiều hơn.

Lớp học của trẻ tật nguyền

Chúng tôi đến thăm thầy giáo mù Đặng Ngọc Duy và lớp học đặc biệt dành cho những đứa trẻ tật nguyền của anh trong một căn nhà nhỏ anh thuê tại số 67 đường Tiểu La, TP Tam Kỳ, Quảng Nam trong một buổi sáng mùa đông ướt lạnh…
Những thầy cô giáo đặc biệt không đứng trên bục giảng
 
Ngôi nhà cấp bốn nhỏ nằm lọt thỏm bên những ngôi nhà cao tầng của con phố sôi động, nhưng đi ngang qua ai cũng phải chú ý vì những tiếng học bài phát ra từ khung cửa sổ bằng sắt đã hoen gỉ vì thời gian. 

Mới dừng lại ngoài cổng, một cậu bé đầu trọc tếu nhanh nhảu chạy ra hỏi: “Chú tìm ai ạ!?” rồi mở chiếc cổng sắt nặng nề mời người khách lạ.

Lớp học cũng là nơi ăn chốn ở của những đứa trẻ tật nguyền có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cùng với một thầy giáo mù. Bao nhiêu năm qua, những thân phận ấy như những mảnh vỡ của cuộc đời gắn lại với nhau, cùng dìu nhau sống giữa cuộc đời.

Thầy giáo mù Đặng Ngọc Duy, 33 tuổi, cho biết, 16 cháu ở đây đều tật nguyền với nhiều dị tật khác nhau như khiếm thị, khiếm thính, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, đa tật. 

Một người bình thường trông nom những đứa trẻ ấy cũng vô cùng vất vả, nói chi đến một người cũng khuyết tật như anh. Nhưng bằng tình thương, bằng trách nhiệm, bằng sự thông cảm với nỗi đau, những thiệt thòi mà lũ trẻ phải chịu đã khiến một chàng trai khiếm thị như anh vượt lên tất cả.

Khởi Nguyên (vtc.vn)

49 nhận xét:

  1. toàn là những lớp học đặc biệt.Tuy nó còn thơ sơ chưa được như các lớp học trong xã hội hiện nay nhưng đổi lại là tình thương đùm bọc chia sẻ lẫn nhau.Như vậy là đã hạnh phúc rồi

    Trả lờiXóa
  2. Đó quả thực là những người thầy có tấm lòng cao cả. Chứ tầng lớp giáo viên hiện giờ vẫn còn một bộ phận nhỏ làm mất đi cái tâm của người thầy

    Trả lờiXóa
  3. Những thầy cô này thật là tốt, với họ họ không cần tiền bạc vật chất. Cái họ cần là thấy được các em nghèo có cơ hội học tập, để mai sau cống hiến cho nước nhà

    Trả lờiXóa
  4. những tấm lòng nhân ái.thật đáng quý biết bao.mình thấy phục những con người đầy nghị lực đó và thầm nghĩ mình còn sướng biết bao nhiêu

    Trả lờiXóa
  5. mình rất khâm phục những người tật nguyền, những người có số phận éo le đã vượt lên sự mặc cảm của bản thân, những lời dị nghị của thiên hạ, vượt lên số phận để mang lại niềm vui cho người khác. điều mà những người bình thường như chúng ta chưa chắc đã làm được.

    Trả lờiXóa
  6. mình thĩ nhiều lúc nghĩ số mình sao khổ.nhưng giờ đât mình thấy thật hổ thẹn,những người này rất có nghị lực.cảm ơn những thầy cô giáo giúp họ biết được cuộc sống còn đẹp biết bao

    Trả lờiXóa
  7. những mảnh đời bất hạnh.sao cuốc sống lại phân ra giàu nghèo phân ra xấu đẹp tật nguyền giai cấp nhĩ.trong khó khăn người ta mới thấm thía thế nào là tình người

    Trả lờiXóa
  8. cần phải dang tay giúp đỡ họ,thể hiện tấm lòng nhân ái lá lành đùm lá rách

    Trả lờiXóa
  9. nét đẹp của người việt nam.hãy tập biết yêu thương người khác

    Trả lờiXóa
  10. Những thầy cô giáo thật đáng khâm phục.họ dạy ko vì tiền bạc mà dạy vì tình thương ,vì đạo đức nghề nghiệp...

    Trả lờiXóa
  11. cảm phục họ quá.mong nhà nước quan tâm hơn đến họ

    Trả lờiXóa
  12. Những con người thật đáng khâm phục.Họ không quản vất vả để làm những công việc mà họ không được hưởng lợi ích gì...

    Trả lờiXóa
  13. Thật cảm động khi được nghe những điều như vậy. Hi vọng họ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để có thể làm ra những điều tốt đẹp hơn

    Trả lờiXóa
  14. Một sư hi sinh thầm lặng, họ thật đáng trấn trọng

    Trả lờiXóa
  15. tấm lòng cao cả, đáng khâm phục...Chúc cho sự hy sinh cao cả của "Những thầy cô giáo đặc biệt không đứng trên bục giảng" sớm đơm hoa, kết trái.

    Trả lờiXóa
  16. THật cảm động trước tấm lòng cao cả của các nhà giáo chân chính Việt Nam

    Trả lờiXóa
  17. Một sự hi sinh thầm lặng, hãy biết ơn, trân trọng những con người cao cả ấy

    Trả lờiXóa
  18. Một con người, một tấm lòng cao cả, rất đáng khâm phục....

    Trả lờiXóa
  19. nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
    những người thầy thật đáng kính.

    Trả lờiXóa
  20. cảm ơn những người thầy thầm lặng!

    Trả lờiXóa
  21. có những người không từng được trải qua trường lớp sư phạm nào, nhưng họ xứng đáng được nhận những bông hoa trong ngày 20-11.

    Trả lờiXóa
  22. Những tấm gương đáng để học tập và noi theo

    Trả lờiXóa
  23. Những người thầy người cô mẫu mực ko như những con người tắc trách chỉ biết ăn tiền

    Trả lờiXóa
  24. Đo chính là tinh thần của con người Việt Nam yêu nước !! Đó là những tấm gương sáng mà thế hệ trẻ chúng ta cần noi theo !!!

    Trả lờiXóa
  25. quả là những con người mong muốn cho ngành giáo dục đi lên chứ không như những con người mang danh giáo viên mà không có mục đích này

    Trả lờiXóa
  26. Thật là một tấm lòng vàng , con người Việt Nam thật đẹp tình người , đó chính là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập.

    Trả lờiXóa
  27. Những hình ảnh thật đẹp và thật đậm tình người.Mong rằng sẽ có thêm nhiều nhiều tấm gương thế này nữa

    Trả lờiXóa
  28. hãy học tập thật tốt nhé các bé yêu.cuộc sống không cho em lành lặn nhưng tình thương con người sẽ bù đắp cho em

    Trả lờiXóa
  29. họ quả là những người có nghị lực tuyệt vời, dù tàn nhưng không phế, mong rằng sẽ có nhiều điều may mắn đến với họ

    Trả lờiXóa
  30. Tình thương của con người là vô bờ bến, dù cuộc sống đã không cho em được như bao người bình thường khác nhưng cuộc sống không lấy đi của ai tất cả, hãy cố lên nhé

    Trả lờiXóa
  31. Nghề giáo viên là nghề cao cả nhất.
    Biết ơn các thầy cô.

    Trả lờiXóa
  32. Cảm ơn các thầy cô những người lái chuyến đò tri thức và nhân cách.

    Trả lờiXóa
  33. Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy.

    Trả lờiXóa
  34. Rất khâm phục những tấm lòng của người thầy người cô trong bài viết này. Vì tương lai con em chúng ta

    Trả lờiXóa
  35. uhm...họ tạo nên một tương lai thực sự

    Trả lờiXóa
  36. đôi khi thế mới là sống có ý nghĩa

    Trả lờiXóa
  37. Thật là cảm động, xã hội cần chung tay giúp đỡ họ để họ có thể mang cái chữ đến với các trẻ em nghèo.

    Trả lờiXóa
  38. Quả thật những tấm lòng vàng của đất nước, thật sự vô cùng khâm phục cho những con người như vậy , những con người Việt Nam đẹp tấm lòng.

    Trả lờiXóa
  39. Tình thương của con người là vô bờ bến, dù cuộc sống đã không cho em được như bao người bình thường khác nhưng cuộc sống không lấy đi của ai tất cả, hãy cố lên nhé

    Trả lờiXóa
  40. làm nghề gõ đầu trẻ thật không dễ chút nào họ phải thật sự có tấm lòng yêu nghề và tận tùy với nghề, chúc tất cả các thầy cô thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình vì một tương lai tươi sáng của thế hệ trẻ Việt Nam

    Trả lờiXóa
  41. họ đam mê việc đem con chữ đến với những số phận thiệt thòi.

    Trả lờiXóa
  42. Họ là sinh viên, người khuyết tật, anh bộ đội Cụ Hồ…

    Trả lờiXóa
  43. khâm phục những tấm lòng của người thầy cô như thế.

    Trả lờiXóa
  44. chúc tất cả các thầy cô thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình

    Trả lờiXóa
  45. những con người Việt Nam thật đẹp

    Trả lờiXóa
  46. mình rất khâm phục những người tật nguyền, những người có số phận éo le đã vượt lên sự mặc cảm của bản thân

    Trả lờiXóa
  47. nhìn thì mới cảm thấy được, mình còn sướng hơn họ nhiều lắm, vậy nên hãy trân trọng những gì mà mình đang có, hãy chung tay giúp đỡ những người này.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.