Tự do tín ngưỡng tôn giáo
là một trong những quyền cơ bản của con người. Đây là vấn đề đã được pháp luật
quốc tế và luật pháp của nhiều quốc gia thừa nhận. Trên phạm vi toàn thế giới,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận ngay từ Hiến chương Liên hợp
quốc (1945) và khẳng định trong tất cả các văn kiện nhân quyền như Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền (1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(1966); Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và
phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (1981)…
Trong Hiến chương Liên
hợp quốc, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận ngay từ điều 1.3 về
những mục đích mà Liên hợp quốc theo đuổi. Theo đó, Liên hợp quốc quy định:
“Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế – kinh
tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền
và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn
ngữ hoặc tôn giáo”.
Tiếp đó, trong Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền (1948) có viết: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng,
nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc
tôn giáo của mình và tự do hoặc một mình hoặc trong cộng đồng với những người
khác, tại nơi công cộng hoặc riêng tư, thể hiện tín ngưỡng hay tôn giáo của
mình bằng cách truyền giảng, thực hành, thờ phụng và tuân thủ các nghi lễ”. Và
tinh thần này tiếp tục được khẳng định lại tại Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị năm 1966[1].
Cụ thể hóa hơn các quy
định trên, trong Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt
đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, Liên hợp quốc đã nêu những vấn đề
hết sức chi tiết về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như mỗi người đều có quyền
tự do theo hoặc không theo tôn giáo, tự do biểu đạt tín ngưỡng, tôn giáo như
thờ cúng, tụ họp; được thành lập và duy trì các cơ sở nhân đạo, từ thiện; được
phát hành và phổ biến các ấn phẩm liên quan đến tôn giáo, được thuyết giáo;
được đào tạo, bổ nhiệm, bầu hay chỉ định các chức sắc… Tuyên bố cũng nhấn mạnh: “Các quyền
và tự do được nêu trong Tuyên bố này cần được thể chế hóa trong luật pháp quốc
gia theo một phương thức mà mọi người có thể thực hiện được các quyền và tự do
đó trong thực tiễn”.
Xuyên suốt những văn bản
này có thể thấy tinh thần của cộng đồng quốc tế là hết sức tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, đi kèm với việc thừa nhận quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo, một vấn đề hết sức quan trọng cũng được các quốc gia đặc biệt
quan tâm đó là liệu quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có phải là một quyền tuyệt
đối?
Đối với vấn đề này luật
pháp quốc tế cũng quy định rõ, giống như một số quyền con người khác, tự do tín
ngưỡng tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối. Nghĩa là, trong khi thực hiện
quyền, công dân vẫn phải chịu những hạn chế nhất định bởi các quy định của pháp
luật. Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được vi phạm pháp
luật và làm tổn hại đến lợi ích công cộng, các quyền và tự do cơ bản của những
người khác. Điều này đã được khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
(1948): “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà trong đó nhân
cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ; mọi người trong khi hưởng
thụ các quyền và tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm đảm
bảo các quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng
về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ”.
Chi tiết hơn, chính ngay
trong Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, bên cạnh việc
khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cộng đồng quốc tế cũng nhấn mạnh
rằng: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng có thể bị giới hạn bởi những
quy định của pháp luật khi những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn,
trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do
cơ bản của những người khác.” Và tại Điều 29, tinh thần này tiếp tục được khẳng
định lại một lần nữa: “Tự do tín ngưỡng và tôn giáo cũng không phải là tuyệt
đối, các nhà nước có thể hạn chế các tự do này nếu đó là cần thiết để bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe đạo đức của cộng đồng, hoặc bảo vệ lợi
ích của người khác khỏi bị xâm hại.”
Như vậy, theo quan điểm
của cộng đồng quốc tế vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo bao giờ cũng có tính hai
mặt. Thứ nhất đây là một trong những quyền cơ bản của con người và luôn được
pháp luật bảo hộ. Thứ hai, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo phải
luôn tuân thủ các quy định khác của pháp luật. Bất kỳ hoạt động tôn giáo nào
cũng phải đảm bảo tính hai mặt đó.
Tuy nhiên thực tiễn tình
hình tại Việt nam thời gian qua cho thấy, có nhiều người đã lợi dụng danh nghĩa
“tự do tôn giáo” để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, thậm chí là
chống chính quyền như tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, phục hồi các
tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép… Nguy hiểm hơn, họ còn kích động quần
chúng giáo dân “tuyệt thực, tự thiêu”, tụ tập đông người gây sức ép, ngang
nhiên chiếm dụng một số khu vực đất đai trái phép, bất chấp sự ngăn cản của
chính quyền, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản của tập thể, công dân,
chống người thi hành công vụ, phá hoại trụ sở chính quyền…
Như vậy xét dưới góc độ
luật pháp quốc tế, những người này đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu
những tinh thần chung nhất về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được cả cộng
đồng quốc tế thừa nhận. Người Việt thường có câu: “Biết thì thưa thốt, không
biết thì dựa cột mà nghe”. Đã không biết tốt nhất là đừng nên “nhai đi nhai
lại” mấy luận điệu kiểu: “Việt Nam
đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền”
Người viễn xứ
[1] Điều 18:
Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này
bao gồm quyền tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn,
tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều
người khác, một cách công khai hoặc thầm kín, dưới hình thức thờ cúng, cầu
nguyện, thực hành và giảng đạo. Không một ai bị ép buộc làm những điều tổn hại
đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
Riêng mấy cái thằng mượn tôn giáo để tuyên truyền bậy về đảng và nhà nước mình thì oánh chết mẹ nó đi,bọn ngu đần bán nước hại dân sống chỉ tổ phí đất
Trả lờiXóatự do tín ngưỡng tín ngưỡng nhưng vẫn trong khuông khổ nhà nước.chứ không phải thích làm gì thì làm
Trả lờiXóaTác giả nói rất đúng !! Biết thì thưa thớt ! không biết thì dựa cột mà nghe !! xuốt ngày nói không được tự do tôn giáo nay nọ nhưng thực chất bọn chúng đang lợi dụng hay là không biết thật !! bọn tâm thần chính trị :|
Trả lờiXóaBọn phản động tuyên tryền bậy thì cứ bỏ vào tù mà giã cho nó chết bớt đi, để cắn trộm bằng cách tuyên truyền bậy thế này.....ức chế vkl ra
Trả lờiXóabọn phản đọng thường dùng tôn giáo để kich động lòng dân gây rối loạn mất an ninh.rồi sau đó lại nói tới vc tự do tín ngưỡng ,tôn giáo
Trả lờiXóamọi người đều có quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình.nhưng phải đúng với luật pháp
Trả lờiXóavc tự do tín ngưỡng tự do tôn giáo phải tuân theo một số điều luật của rừng nước
Trả lờiXóađể tranh các hoạt đông tín ngưỡng chông lại nhà nươc đảng thi vc tự do tín ngưỡng tôn giáo phải được đặt dưới pháp luật
Trả lờiXóacó nhiều người đã lợi dụng danh nghĩa “tự do tôn giáo” để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật,kích động quần chúng giáo dân “tuyệt thực, tự thiêu”, tụ tập đông người gây sức ép, ngang nhiên chiếm dụng một số khu vực đất đai trái phép.vì vậy vc hoạt động tự do tns ngương tôn giáo phải chiu sự quản lú của PL
Trả lờiXóaở đất nước Việt Nam mỗi người đều có quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo, tự do biểu đạt tín ngưỡng, tôn giáo.
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng cần được Pháp luật quản lý, không thể để thế lực lợi dụng tôn giáo
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng không phải thích làm gì thì làm được. Mọi vấn đề liên quan đến Tín ngưỡng tông giáo phải tuân thủ thêo Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước
Trả lờiXóaTự do phải trong khuôn khổ. Nước nào cũng vậy kể cả là nước Mỹ luôn vỗ ngực tự xưng là đất nước tự do nhất
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền cơ bản của con người nhưng quyền đó không được xâm phạm đến các quyền cơ bản khác mà quốc tế đã công nhận
Trả lờiXóaThật ra họ nhận tiền của bọn phản động rồi nên dù có biết họ cũng làm như không biết hoặc hiểu theo nghĩa tiêu cực.
Trả lờiXóaTừ lâu tôn giáo đã là vấn đề nhạy cảm của cả thế giới không riêng gì nước ta. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo quyết không để bị lợi dụng để chống lại Nhà nước ta được
Trả lờiXóa“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.mấy bọn chim lợn ngoài kia im ngay.việt nam là bình đẳng bình quyền lắm
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người.Việt Nam tôn trọng điều đó
Trả lờiXóacác luận điệu của bọn mượn cái danh nghĩa tự do tôn giáo để gây rối nghe mãi, nhàm chán quá. có một câu nói của người ăn nói lịch sự là "cỏ già, con bò ngu nuốt không trôi rồi, giờ ợ ra, mày lại ăn lại" còn người thô tục thì nói luôn "cục cứt con chó nó ăn, ẻ ra, con chó khác lại ăn lại".
Trả lờiXóatheo tôn giáo hay không là quyền của mỗi người, nhưng không ai được dùng cái quyền đó mà hoạt động sai mục đích.
Trả lờiXóatôn giáo là quyền của người dân. không ai có thể nghiêm cấm hay đàn áp quyền ấy. Ở Việt Nam cũng vậy không có việc đàn áp tín ngưỡng tôn giáo
Trả lờiXóatôn giáo là quyền của người dân. không ai có thể nghiêm cấm hay đàn áp quyền ấy. Ở Việt Nam cũng vậy không có việc đàn áp tín ngưỡng tôn giáo
Trả lờiXóaTín ngưỡng tôn giáo là một quyền của con người , Việt Nam luôn tôn trọng điều đó , tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ không để cho những hành động lợi dụng mà gây rối.
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người. Đây là vấn đề đã được pháp luật quốc tế và luật pháp của nhiều quốc gia thừa nhận.Thực tiễn tình hình tại Việt nam thời gian qua cho thấy, có nhiều người đã lợi dụng danh nghĩa “tự do tôn giáo” để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, thậm chí là chống chính quyền
Trả lờiXóaViệt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Nhưng các thế lực thù địch thường lấy đó để vu cáo, nói xấu Đảng, nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do dân chủ, tôn giáo. Đó chỉ là những vu cáo vô căn cứ, bịa đặt mà thôi.
Trả lờiXóaviệt nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, nhưng những hoạt động tôn giáo phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và hiến pháp
Trả lờiXóaTôn giáo tín ngưỡng được tự do, nhưng không thể vì thế mà có thể lợi dụng tông giáo tín ngưỡng để làm sai pháp luật, chống phá nhà nước được. Phải trừng trị những kẻ như thế thì nước mới mạnh được
Trả lờiXóaSuốt ngày nói không được tự do tôn giáo nay nọ nhưng thực chất bọn chúng đang lợi dụng hay là không biết thật !
Trả lờiXóaViệt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, nhưng phải trong khuôn khổ cho phép
Trả lờiXóakhông nên để bị lợi dụng
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng tôn giáo luôn được đất nước Việt Nam coi trọng , nhưng không thể để cho những kẻ xấu lợi dụng được.
Trả lờiXóatín ngưỡng tôn giáo là quyền của con người. nhưng không cho phép việc lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước
Trả lờiXóaViệc sử dụng tôn giáo vì mục đích chính trị quả thật rất hèn
Trả lờiXóaĐừng bị lừa là được @@
Trả lờiXóaSao suốt ngày nói về mấy cái vấn đề này thế nhỉ???????????
Trả lờiXóanói nhiều vì dân người ta chưa nhận thức được thế nên phải nói nhiều để dân nhìn nhận
Trả lờiXóavì hiện nay bọn phản động và thế lực nước ngoài lợi dụng vấn đề này để đả kích
Trả lờiXóavấn đề này đang nóng mà thế nên cần có nhận thức đúng đắn không thì sẽ bị lợi dụng
Trả lờiXóadân tộc ta nếu không cảnh giác thì sẽ bị lợi dụng , nếu không có những bài báo như thế này thì làm sao dân tộc ta có thể có nhận thức đúng đắn
Trả lờiXóanếu quá mê tín thì chẳng phải sẽ bị bọn chúng giả dạng chúa để lừa hay sao
Trả lờiXóaTự do đến mấy thì cũng phải theo pháp luật chứ
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng luôn được Nhà nước Việt Nam coi trọng nhưng đừng để kẻ xấu lợi dụng điều đó
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được các thế lực bên ngoài lợi dụng để bôi nhọ chúng ta, mọi người hãy nâng cao tinh thần cảnh giác để tránh bị kẻ xấu lợi dung
Trả lờiXóa“Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế – kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.
Trả lờiXóaTự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được các thế lực bên ngoài lợi dụng để bôi nhọ chúng ta, mọi người hãy nâng cao tinh thần cảnh giác để tránh bị kẻ xấu lợi dung
Trả lờiXóaViệt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, nhưng phải trong khuôn khổ cho phép
Trả lờiXóaTín ngưỡng tôn giáo là một quyền của con người , Việt Nam luôn tôn trọng điều đó , tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ không để cho những hành động lợi dụng mà gây rối
Trả lờiXóa