Thời gian gần đây, một số người
không có thiện cảm với Nhà nước Việt Nam lại “lớn tiếng” “rêu rao” rằng “nhà
nước Việt Nam không có tự do tôn giáo” và kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam
trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (CPC).
Thực ra đây là những luận điệu không phải là mới và vẫn được các phương tiện
truyền thông đại chúng thiếu thiện cảm với nhà nước Việt Nam “nhai đi nhai
lại”. Để làm rõ ở Việt Nam có “tự do tín ngưỡng tôn giáo” hay không và cũng để
giúp những người “ác cảm” với Nhà nước Việt Nam có cái nhìn khách quan hơn về
tình hình “tự do tín ngưỡng tôn giáo” ở Việt Nam, xin khái quát một số vấn đề
sau đây:
Thứ
nhất, tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo là một nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt
trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngay
trong những Văn kiện cách mạng đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Ban
bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do
tổ chức, tự do tín ngưỡng…” Và trong hệ thống pháp luật
Việt Nam từ trước tới nay, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân luôn
được ghi nhận và bảo đảm. Tại Điều 10 bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm
1946 đã ghi rõ “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự
do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng…” và tinh thần này luôn được kế
thừa, phát triển trong các bản Hiến pháp năm 1959 (điều 22, 23, 26…),
Hiến pháp năm 1980 (điều 55, 56, 57, 68…), Hiến pháp năm 1992 (điều 52,
53, 70…). Điều 70 Hiến pháp 1992 có ghi:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo đều bình dẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín
ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”. Cụ thể hóa Hiện pháp, quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo của công dân còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật
khác của Nhà nước. Nghị định 26/1999/NĐ-CP của Chính phủ năm 1999 quy định:
“Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự
do không tín ngưỡng tôn giáo…” (Điều 1) và “Công dân theo tôn
giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các
quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân” (Điều 2),
“Mọi công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, từ bỏ hoặc thay
đổi tôn giáo” (Điều 6). Đặc biệt ngày 18/6/2004 Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt
Nam đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và một lần nữa khẳng định
nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân đó là:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không
ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”
(Điều 1). Như vậy có thể khẳng định rằng, trên phương diện luật pháp và chính
sách, Nhà nước Việt Nam luôn nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu
chính đáng của nhân dân và cố gắng hết sức để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo đó.
Thứ
hai, xét trên phương diện thực tiễn, có thể
nói thời gian qua Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện giúp đỡ các tôn
giáo hoạt động. Điều này đã được minh chứng qua việc số lượng tín đồ các tôn
giáo ngày càng đông, được tự do hành lễ, nhiều cơ sở tôn giáo được sửa chữa,
xây mới, nhiều tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và có điều
kiện mở rộng quan hệ với các tổ chức tôn giáo trên thế giới. Hiện nay số lượng
tín đồ các tôn giáo ở nước ta đã lên tới con số gần 23 triệu trong đó Phật giáo
10 triệu, Thiên chúa giáo 6 triệu, Tin lành 1 triệu, Cao Đài 2,3 triệu, Phật
giáo Hào Hảo 1,3 triệu, Tịnh độ cư sĩ Phật hội 1,4 triệu…
chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước, với 43 nghìn chức sắc, 25 nghìn cơ sở thờ tự. Các
cơ sở thờ tự được Nhà nước bảo hộ và việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được
chính quyền các cấp tạo điều kiện và giải quyết nhanh chóng theo quy định của
pháp luật. Chỉ tính riêng từ năm 2005 tới nay, đã có 3277 cơ sở thờ tự của các
tôn giáo được nâng cấp, xây dựng mới; 6595 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Một số chi hội Tin lành ở các tỉnh Tây nguyên, cơ sở
của đạo Thiên chúa đã được xem xét giao
đất xây dựng nhà thờ, mở rộng cơ sở tôn giáo để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn
giáo của tín đồ. Điển hình như tỉnh Đắc Lắc giao hơn 11000m2 đất cho
Tòa Tổng Giám mục Buôn Ma Thuột, thành phố Đà Nẵng giao hơn 9000m2 đất
cho Tòa Giám mục Đà Nẵng, tỉnh Quảng Trị giao thêm 15 ha đất cho Giáo xứ La
Vang … Ngoài
số tổ chức tôn giáo đã được công nhận từ trước, tính từ năm 2006 tới thời điểm
hiện tại, Nhà nước đã cấp đăng ký hoạt động và công nhận 15 tổ chức tôn giáo,
trong đó có 13 tổ chức tôn giáo được công nhận tổ chức. Và như vậy, cùng với 16
tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng tôn
giáo, đến nay có tất cả 32 tổ chức tôn giáo đã được nhà nước cấp đăng ký và
công nhận hoạt động về tổ chức. Điều này làm cho quần chúng tín đồ, chức sắc
các tổ chức tôn giáo được công nhận rất phấn khởi, thấy rằng Nhà nước hết sức
quan tâm tới nhu cầu tôn giáo của người theo đạo, từ đó càng tin tưởng vào Đảng
và Nhà nước. Không những thế Nhà nước còn quan tâm tạo điều điện cho các tôn
giáo được xây dựng nhiều Học viện, Đại chủng viện… đáp ứng được nhu cầu đào tạo chức sắc tôn giáo,
giúp cho việc xây dựng các giáo hội ngày càng vững mạnh. Với những con số biết
nói như vậy mà một số người vẫn lớn tiếng tuyên bố “không thấy có nhiều tiến
bộ, và tự do tôn giáo vẫn bị hạn chế ở Việt Nam” thì quả thực họ đã cố tình “lờ
đi” những thực tế sinh động về tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Còn những
cái mà những người đó gọi là “các vi phạm của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực
tự do tôn giáo” thực chất là
những cá nhân, tổ chức đã và đang lợi dụng tín ngưỡng, lợi dụng tôn giáo vào
các hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và bị
Nhà nước Việt Nam xử lý. Họ không còn là đại diện cho các tôn giáo, các tín đồ
tôn giáo ở Việt Nam. Hoạt động của họ không phải là hoạt động tôn giáo mà là
lợi dụng tôn giáo vào các mục tiêu chính trị phản động, thậm chí còn câu kết,
móc nối với các thế lực thù địch ở bên ngoài đi ngược lại nguyện vọng, lợi ích
của dân tộc và của các tín đồ tôn giáo. Những hoạt động như vậy phải bị ngăn
chặn, loại trừ ra khỏi đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đó
cũng là nguyện vọng của đông đảo chức sắc tôn giáo và quần chúng tín đồ các tôn
giáo ở Việt Nam.
Kết thúc bài viết, xin dẫn lời
của đại sứ F.Gôn-xa-lét, đại sứ Cu Ba tại Việt Nam: “Không nghi ngờ gì, Việt
Nam sẽ thành công trong nỗ lực xây dựng đất nước hiện đại, công bằng, dân chủ,
văn minh. Việt Nam sẽ là một đất nước phồn vinh”. Đó cũng là mong mỏi của nhân
dân Việt Nam và toàn thể nhân loại tiến bộ trên thế giới./.
Người viễn xứ!!!
Việt Nam sẽ thành công trong nỗ lực xây dựng đất nước hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Việt Nam sẽ là một đất nước phồn vinh. Đó cũng là mong mỏi của nhân dân Việt Nam và toàn thể nhân loại tiến bộ trên thế giới.Không có lí nào mà lại kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (CPC).
Trả lờiXóakhông có bằng chứng gì cả sao liệt vào cpc được.mơ hồ không căn cứ
Trả lờiXóaViệt Nam tôn trọng quyền phát triển của tất cả các dân tộc. Những luận điệu cho rằng Việt Nam vi phạm về quyền dân chủ, quyền tự do tín ngưỡng chỉ là vu cáo, nhằm phá hoại đất nước ta mà thôi.
Trả lờiXóaViệt Nam có tôn trọng tự do tôn giáo hay không, nhìn vào thực tế sẽ thấy. Mấy giọng điệu này, chỉ đánh lữa đực những ai thiếu hiểu biết
Trả lờiXóaCái bọn vô học, ăn không ngồi rồi rỗi hơi không có vieeji zì làm nên đặt điều nói vớ vẩn mà.
Trả lờiXóaMình thấy ở việt Nam các tôn giáo được truyền bá rộng rãi miễn là đừng lợi dụng Chúa để làm chính trị!
Trả lờiXóa