THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

31 tháng 10 2012

VỀ BÀI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG

by Unknown  |  at  31.10.12

LâmTrực@

Tình cờ đọc được bài phỏng vấn Luật sư Lê Hiếu Đằng với tự đề: "Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng", của Trọng Thành trên trang Ba Sàm. Tôi nghĩ thế này.
#1. Trước hết bàn về phản kháng.
Tôi không hề có ý định "chẻ chữ" với ai, mà chỉ có ý diễn đạt cách hiểu của mình như một hiện tượng phản biện xã hội. 
Phản kháng không có gì là xa lạ. Phản khác chính là một cách phản ứng của người dân với những tác động của xã hội theo chiều hướng ngược lại. Rất đơn giản, tôi không đồng ý, không đồng thuận với ai, thì đó là phản kháng. Mức độ nặng hơn nữa của phản kháng là chống lại.
Hiểu theo nghĩa này, phản kháng dù xuất hiện ở đâu cũng là chuyện bình thường. Theo tôi, thì ngay tại nước Mỹ, nơi được coi là xứ sở của tự do vẫn xuất hiện sự phản kháng. Trước hết, đó là sự không đồng tình của người dân, sau nữa là sự chống đối của họ với các chính sách hay chủ trương của Nhà nước. Phản kháng luôn diễn ra như một quy luật của sự phát triển dù nhà nước có trấn áp hay không trấn áp. Vì thế, ông Đằng nói câu đó tôi cho là đúng quy luật và nhắc lại quy luật. 
Vấn đề là ở chỗ ông Đằng nói câu đó để làm gì? Nếu để kích động, và chống lại xã hội ông đang sống, chống lại đất nước, dân tộc đã sinh ra ông thì đó là điều đáng nói. Tôi không bình luận về câu nói của ông trong bối cảnh này.

#2. Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Đằng cho là: "Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.

Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là «thất chính trị». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay". 
Tôi có ý kiến thế này:
Một là: sẽ chẳng cần đến lực lượng công an can thiệp nếu như không có những kẻ chuyên rắp tâm lợi dụng để quấy nhiễu, gây sự để chờ những phản ứng tiêu cực của những người có trách nhiệm rồi tung lên mạng, lu loa nói xấu chế độ, và đòi hỏi này khác.
Hai là: Ông bảo phiên tòa úp mở? Ông đã nhầm, hay cố tình không biết? Đây là phiên tòa công khai, người nhà và báo chí được phép tham dự và đưa tin vì thế tin tức vụ này đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng lẽ ông không đọc báo, nghe đài hay xem ti vi? 
Tất nhiên, những kẻ gây rối hay có nguy cơ gây rối thì dứt khoát không được vào. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người khác và làm mất không khí trang nghiêm của phiên tòa. Quốc gia nào cũng thế thôi ông ạ.
Thứ ba: Ông Đằng nói rằng phiên tòa làm mất lòng tin của người dân. Câu này, tôi không thể đồng ý với ông. Ông định  nói đến dân nào? Nếu ông ám chỉ dân là mấy tay vọng ngoại, cõng rắn cắn gà nhà thì có thể đúng với ông vì với họ, âm mưu lợi dụng phiên tòa để chống phá không thực hiện được. Nhưng với tôi, với tư cách là người dân Việt Nam, tôi mừng vì đã bỏ tù được bọn cơ hội, lợi dụng dân chủ để chống lại dân tộc. Vì thế, với tôi đó là dân chủ và phù hợp hoàn toàn với luật pháp Việt Nam và điều này tạo cho tôi niềm tin vào chế độ vào dân tộc.
#3. Ông Đằng phát biểu: "Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long".
Tôi đồng ý với ông, đâu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội là điều nên làm, đó cũng là điều được Nhà nước Việt Nam khuyến khích. Bản thân tôi cũng đang làm điều này mà không hề bị sự cấm cản nào cả. Sự khác nhau chính là phương pháp đấu tranh mà thôi. Tuân thủ pháp luật khi đấu tranh thì sẽ không có bắt bớ, trấn áp nào cả.
Ông cũng thừa biết rằng, nhà nước nào cũng vậy, rất cần đến bộ máy cảnh sát hay an ninh để duy trì trật tự xã hội và chống lại nguy cơ đe dọa đến na ninh quốc gia và có mục tiêu tối thượng là bảo về người dân, bảo đảm chủ quyền và lợi ích của dân tộc. Thử hỏi một xã hội thiếu vắng đi lực lượng này thì xã hội đó sẽ ra sao? Chắc chắn rằng xã hội sẽ loạn. Điểm này, ông sẽ không phản ứng với tôi đâu vì ông là luật sư và hiểu rõ điều đó hơn tôi.
Tôi cũng đồng tình với ông rằng người dân có quyền đấu tranh vì dân chủ nhân quyền như Hiến pháp đã quy định. Nhưng không có Hiến pháp của bất kể quốc gia nào cho phép người dân đấu tranh bằng bạo lực hoặc sử dụng cách thức vô văn hóa để thực hiện quyền đó của mình. 
Ông thừa biết thời gian qua, những người mà theo ông là đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền là ai, và người dân Việt Nam chân chính cũng không lạ. Họ kéo đến trụ sở cơ quan công quyền, tụ tập ở những nơi công cộng la hét, chửi bới, xúc phạm những nhân viên công lực. Thậm chí, có kẻ còn cố ý gây gổ để tạo cớ gây bạo loạn, có kẻ còn tự rạch mặt ăn vạ kiểu Chí Phèo bất chấp lời khuyên và sự nhẫn nại của những người có trách nhiệm; số khác khỏa thân hoặc mặc áo cờ Tổ quốc (Đó là sự xúc phạm đến Quốc kỳ) để bêu xấu chính quyền. Vậy đó là cách thức đấu tranh vì dân chủ ư? Tôi không tin đó là dân chủ. Vì hành động đó, làm ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người dân khác trong đó có tôi.
Còn tiếp....
Tôi đi đá bóng tại PSA, tối viết tiếp.

14 nhận xét:

  1. Bên Tre làng Viết bài này hoàn chỉnh rồi đấy

    Trả lờiXóa
  2. Những luật sư không có lấp trường chính trị hiện nay bị bọn phản động lôi kéo rất nhiều một số vì tư tưởng có vấn đề thì tự lôi kéo mình và lôi kéo kẻ khác hành động bán rẻ đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. cứ lợi dụng dân chủ hoài.bọn này ức chế thật

    Trả lờiXóa
  4. Xử cái bọn phản động điêu toa này thì cứ thẳng tay !! Bọn ba sàm ... rồi sẽ được vào nhà đá !! Ngồi đó mà soi mói ròi nói bậy bạ !! nói phiên toa không công khai minh bạch mới điêu !! Không công khai thì giờ này mấy ông cũng không biết mấy động bọn của mấy ông vào trại điên hay trại đá òi @@

    Trả lờiXóa
  5. Lại là một luất sư có vấn đề về chính trị.
    Có học mà vậy sao?

    Trả lờiXóa
  6. lại một con người tâm thần chính trị. cần nghiêm trị và cải tạo

    Trả lờiXóa
  7. Một là: sẽ chẳng cần đến lực lượng công an can thiệp nếu như không có những kẻ chuyên rắp tâm lợi dụng để quấy nhiễu, gây sự để chờ những phản ứng tiêu cực của những người có trách nhiệm rồi tung lên mạng, lu loa nói xấu chế độ, và đòi hỏi này khác.
    Hai là: Ông bảo phiên tòa úp mở? Ông đã nhầm, hay cố tình không biết? Đây là phiên tòa công khai, người nhà và báo chí được phép tham dự và đưa tin vì thế tin tức vụ này đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng lẽ ông không đọc báo, nghe đài hay xem ti vi?

    Trả lờiXóa
  8. lại một con người tâm thần chính trị, chúng cần bị nghiêm trị

    Trả lờiXóa
  9. Đằng nói câu đó để làm gì? Nếu để kích động, và chống lại xã hội ông đang sống, chống lại đất nước, dân tộc đã sinh ra ông thì đó là điều đáng nói.

    Trả lờiXóa
  10. thì ngay tại nước Mỹ, nơi được coi là xứ sở của tự do vẫn xuất hiện sự phản kháng.

    Trả lờiXóa
  11. Xử cái bọn phản động điêu toa này phải thẳng tay !!

    Trả lờiXóa
  12. Lê Hiếu Đằng lại với cái mác luật sư hay tri thức gì đó, thực chất lại là tay sai của các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa
  13. đọc câu trả lời của ông ta, thấy sự bịa đặt dối trá, lộ rõ quan điểm chống phá Đảng Nhà nướcta

    Trả lờiXóa
  14. Cứ mở mồm là dân chủ nhưng ông ta có hiểu dân chủ là gì không hay lợi dụng vào đó để nói xấu đặt điều cho nhà nước ta

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.