HẢI ĐĂNG
“Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
( Việt Bắc – Tố Hữu)
Chủ tịch Hồ chí
minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, chính Người đã chèo lái con thuyền
cách mạng nước ta đến thắng lợi cuối cùng; suốt cuộc đời của người chỉ có một
mong muốn duy nhất đó là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân nghèo
khổ. Toàn bộ tư tưởng của người dựa trên thực tiễn của nước ta cùng với tấm
lòng yêu nước sâu sắc của một chiến sỹ Cộng sản kiên trung; cùng với những tư
tưởng, giá trị trên các lĩnh vực của đời sống của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn đặc biệt quan tâm tới đồng bào dân tộc thiểu số, điều này được thể hiện
qua các bài nói chuyện, thư gửi, thư khen, điện của Người với đồng bào các dân
tộc cũng như sự ân cần, gần gũi của người trong suốt quá trình hoạt động cách
mạng của mình. Những giá trị tư tưởng của người là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà
nước ta thực hiện tốt chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn hiện
nay.
Tư tưởng của Bác
Hồ về đồng bào dân tộc thiểu số được đúc kết trên phương diện lý luận cũng như
từ thực tiễn của các dân tộc thiểu số nước ta đó là sự đa dạng về các dân tộc,
đoàn kết với nhau trong chống ngoại xâm và là chỗ dựa tin cậy của cán bộ cách mạng
trong suốt quá trình hoạt động. Tư tưởng của Người về đồng bào dân tộc thiểu số
bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, tư tưởng của Bác
Hồ về đồng bào các dân tộc thiểu số trước hết bắt nguồn từ tư tưởng về sự thống
nhất giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Ra đi tìm đường cứu nước, qua hầu hết các châu
lục, Hồ Chí Minh nhận thấy rõ ở một nước thuộc địa vấn đề đấu tranh giành quyền
độc lập dân tộc là cao hơn hết thảy. Song cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đó
phải gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và các tầng lớp
nhân dân lao động. Từ đó, Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc mối quan hệ dân tộc
và giai cấp, dân tộc và thời đại. Người đã phân tích sâu sắc tình hình ở Đông
Dương do kinh tế chưa phát triển nên sự phân hóa giai cấp chưa triệt để, vì vậy
đối với Việt Nam và ở một số nước châu Á, Phi, Mỹ La tinh, chỉ có giải phóng
dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm giải phóng
giai cấp, tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp, chứ không phải giải quyết vấn đề
giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Người kết luận: Đối với các dân tộc thuộc địa, chủ nghĩa dân
tộc là động lực lớn của đất nước. Vì vậy đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở
liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là chiến lược, là
sức mạnh to lớn đưa cách mạng Việt Nam đến thành công.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác
Hồ hết sức quan tâm đến việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc. Người
đã vận dụng sáng tạo 3 nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ”. Bác
nói: “Đồng bào các dân tộc phải đoàn kết
chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà”, “Các cấp bộ đảng phải
thi hành đúng đắn chính sách dân tộc, thực hiện đoàn kết, bình đẳng, tương trợ
giữa các dân tộc”.
Bắt nguồn từ truyền thống gắn bó, cố kết lâu đời
trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc chung lưng đấu cật để chống
ngoại xâm, chống thiên tai, nên Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần đoàn kết dân
tộc; mặc dù trong hoàn cảnh phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, đặc biệt là
quân Pháp đang áp sát biên giới, nhưng ngày 19/4/1946, Đại hội các dân tộc
thiểu số miền Nam được tổ chức tại thị xã Pleiku với hơn 1.000 người tham dự.
Trong thư gửi đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê, Xê đăng hay
Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên
tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta...
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ
giảm bớt”.
Cùng với đoàn kết, bình đẳng cũng là nguyên tắc
quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Nó xuất phát từ quyền
cơ bản của con người, đã được Người thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Quyền bình đẳng dân tộc thực chất là quyền bình đẳng của con người trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở trong một quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng
đó thể hiện ở chỗ mọi lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc
đều được đáp ứng, và giữa các dân tộc có sự phát triển đồng đều về mọi mặt. Tuy
nhiên, ở nước ta, do nhiều nguyên nhân nên tình trạng chênh lệch về trình độ
phát triển giữa các dân tộc vẫn còn tồn tại khá rõ nét. Thấu hiểu điều đó nên
Người khẳng định: để xây dựng đất nước
giàu mạnh thì trước hết phải làm cho các dân tộc được bình đẳng. Người cũng
chỉ rõ quyền bình đẳng phải được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, văn hoá. Để có được quyền bình đẳng, các dân tộc phải phấn đấu nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần, phải giác ngộ về quyền lợi và nghĩa vụ của
mình, phải đoàn kết tương trợ nhau để toàn dân tộc mau chóng đạt được sự bình đẳng
đó.
Từ truyền thống đoàn kết, đùm bọc, tương thân, tương ái của các
dân tộc, từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành nguyên tắc
tương trợ. Có thể nói đây là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc. Trong nhiều bài nói, bài viết, Người luôn nhắc nhở Đảng, căn dặn
cán bộ phải thương yêu, quan tâm đến lợi ích của nhân dân. Người cũng nhắc nhở
các dân tộc đa số hay thiểu số phải coi nhau như anh em ruột thịt, no đói sướng
khổ có nhau “Chúng ta phải thương yêu,
phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và
con cháu chúng ta". Đề ra nguyên tắc đoàn kết, bình đẳng tương trợ,
đồng thời Hồ Chí Minh cũng phê phán những biểu hiện sai trái tiêu cực. Người
chỉ rõ từng căn bệnh "Người dân tộc
lớn thường mắc bệnh kiêu ngạo. Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ
cho mình là dân tộc nhỏ bé, tự ti, cái gì cũng cho rằng mình không làm được,
rồi không cố gắng, đó là điều cần tránh".
Thứ hai, Chủ tịch Hồ chí
Minh đánh giá cao vị trí trọng yếu của vùng dân tộc miền núi.
Tư tưởng Hồ chí Minh về các dân tộc thiểu số còn
bắt nguồn từ việc Bác Hồ hiểu rõ vị trí trọng yếu của vùng dân tộc, miền núi.
Người nói “Đồng bào miền núi chiếm 1/5
tổng số nhân dân nước ta, miền núi chiếm 2/3 tổng diện tích nước ta và có hơn
3.000 cây số biên giới. Tục ngữ có câu: rừng vàng biển bạc, câu đó rất đúng.
Miền núi có tài nguyên rất phong phú, có nhiều khả năng để mở mang nông nghiệp
và công nghiệp. Những điểm đó nói rõ rằng miền núi có một địa vị cực kỳ quan
trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước ta”. Khi đi thăm các
tỉnh biên giới và biển đảo, bác Hồ luôn nhấn mạnh vị trí “căn cứ địa cách mạng”, “nơi
có nhiều dân tộc”, “nơi tiếp giáp các
nước láng giềng”.
Bác Hồ nhấn mạnh tầm quan trọng về chính trị:
giáp các nước láng giềng, nơi thể hiện đường lối đối ngoại, thể hiện độc lập
chủ quyền quốc gia, làm việc gì đều ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia, là nơi
có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, là nơi thể hiện đại đoàn kết dân tộc, thể
hiện chính sách dân tộc. Về kinh tế: miền núi có nhiều tài nguyên phong phú,
đất đai để phát triển nông nghiệp và chế biến, tiềm năng phát triển khai
khoáng, năng lượng thủy điện, phát triển rừng để bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
Về quốc phòng: đó là địa đầu, là nơi phòng thủ bảo vệ tổ quốc, là căn cứ địa
cách mạng.
Thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí
Minh trân trọng phẩm chất trung thành,chất phác, tận tụy của đồng bào dân tộc
thiểu số và dành cho đồng bào tình cảm rất sâu sắc.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ có
nhiều năm công tác, sinh sống với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những năm
tháng gian khổ khó khăn “ngàn cân treo
sợi tóc”, những phẩm chất trung thành, chịu đựng hy sinh, sống chất phác,
tận tụy với công việc của đồng bào dân tộc thiểu số đã hun đúc nên tình cảm rất
sâu sắc của Bác Hồ. Đó là những rung động được hình thành trên nền tảng chủ
nghĩa nhân văn sâu sắc đồng thời đó còn là sự cảm nhận trong thực tiễn tình
nghĩa sâu nặng của đồng bào với cách mạng và với chính bản thân Bác Hồ. Không
có thực tiễn đó, không thể có sự rung động chân thành, thực lòng như thế được.
Ngày 23/11/1945, khi tiếp đoàn đại biểu tỉnh
Tuyên Quang, Bác Hồ nói: “Trước khi nước
ta được độc lập, các đồng bào trên đó ai nấy đã nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, đã
gắng sức giúp anh em Việt Minh trong cuộc vận động giải phóng rất nhiều. Chính
tôi có đi qua miền các anh em ở, tới đâu cũng nhận thấy anh em Thổ, Mán ai nấy
đều một lòng mong tổ quốc độc lập, oán ghét bọn giặc xâm lăng ... tôi nhờ anh chị
em về nói với đồng bào trên ấy biết rằng đồng bào Kinh và chính phủ rất thương
mến đồng bào”. Bác Hồ luôn nhắc nhở chính phủ, căn dặn cán bộ phải nhớ công
ơn của đồng bào; sau các thắng lợi của từng chiến dịch, Bác Hồ đều gửi thư khen
ngợi và khẳng định Chính phủ luôn ghi nhớ những công lao của đồng bào.
Ngày 26/2/1947, trong bức thư gửi đồng bào
thượng du, người viết: “Trong cuộc kháng
chiến cứu quốc này, đồng bào thiểu số đã tỏ lòng nồng nàn yêu nước... tôi thay
mặt chính phủ cảm ơn đồng bào và trân trọng hứa rằng: đến ngày kháng chiến
thành công, tổ quốc và chính phủ sẽ luôn luôn ghi nhớ những công lao của đồng
bào”.
Thứ tư, Bác Hồ quan tâm,
chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số.
Để chuẩn bị cho phong trào cách mạng lâu dài,
Bác Hồ rất tin tưởng vào đức tính trung thực, thật thà, chất phác của đồng bào
dân tộc thiểu số nên người đã lựa chọn thanh niên ưu tú của các dân tộc thiểu
số ở Cao Bằng, Lạng Sơn đưa sang Trung Quốc đào tạo, rồi cử về xây dựng cơ sở
trong nước; tiêu biểu có đồng chí Hoàng Đình Dong và Hoàng Văn Thụ. Năm 1927
hai anh đã tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Chi bộ
Đảng Cộng sản đầu tiên trong vùng ra đời tại Lạng Sơn vào năm 1929, với 3 Đảng
viên dân tộc thiểu số là Hoàng Đình Dong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Như, sau đó phát
triển thêm nhiều đảng viên người địa phương.
Ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Cao Bằng. Trong 34 chiến
sĩ đầu tiên, có 29 chiến sĩ là người dân tộc thiểu số. Đó là những chiến sĩ ưu
tú góp phần xây dựng nên lực lượng vũ trang hùng mạnh của quân đội ta.
Nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số được Bác
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng như Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba, Đàm Quang Trung, Y
ngông N'Đăm, Hoàng Văn Phùng, Y wang Mlô Duôn Du, Hồng Tiến, Nhị Quý, Lâm Phái,
Cư Hòa Vần... Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại nhiều bàip học sâu sắc về việc tranh
thủ nhân sỹ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số như
trường hợp cụ Vương Chí Sình, Vừ Chông Pao; khi giải quyết các vấn đề phức tạp
về an ninh trật tự ở vùng dân tộc thiếu số, bao giờ Bác Hồ cũng lấy giáo dục,
thuyết phục làm trọng, với một tấm lòng bao dung, nhân văn sâu sắc, thu phục
lòng người.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng không
ngừng nghỉ, Bác Hồ luôn quan tâm, gần gũi gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu
số; sự ân cần, giản dị của Người khi sống trong lòng các đồng bào dân tộc là
minh chứng cho những giá trị tư tưởng được đúc kết của Người, hình ảnh của
Người luôn được khắc sâu trong tâm tưởng như người cha già của các dân tộc
thiểu số nước ta. Những lời dạy của Người là động lực để đồng bào dân tộc thiểu
số vươn lên khắc phục những khó khăn hòa mình cùng sự lớn mạnh của đất nước;
đồng thời tư tưởng của Người cũng là “sợi
chỉ đỏ” xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng, Nhà nước phải luôn
chăm lo tới đồng bào dân tộc.
bác là người có tầm nhìn xa rộng việc quan tâm đêna đồng bào thiểu số là hết sức cần thiết
Trả lờiXóabác hồ là người chèo lái con thuyền việt nam đến bờ độc lập tự do.từng con người việt nam từ tất cả dân tộc đều biết ơn bác
Trả lờiXóaNhớ lại những câu thơ thấm đượm tình cảm khi nói về Bác :
Trả lờiXóa"...
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là cả nước non"
Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta!
Trả lờiXóaLời Bác nói chưa bao giờ sai cả. dù là dân tộc nào, Mường, Mán... cũng là cùng chung dòng máu Việt.
Trả lờiXóaTư tưởng của bác mãi là kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta, là phương châm sống cho đời đời các thế hệ con cháu.
Trả lờiXóaCuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà không có sự đoàn kết một lòng của cả dân tộc thì khó lòng mà ta có thể thắng được.
Trả lờiXóaở lớp mình có một bạn cứ mở miệng ra là hay chê bai người khác là quê mùa, dân tộc. Đúng là đáng ghét, ngu dốt.
Trả lờiXóaChủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!!!
Trả lờiXóaBác luôn quan tâm đến người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.
Trả lờiXóaBác thật vĩ đại, dù bộn bề trăm công nghìn việc nhưng luôn quan tâm đến cuộc sống người dân.
Trả lờiXóaNgười dân Việt Nam mãi mãi nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại.
Trả lờiXóaChủ tịch Hồ chí minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, chính Người đã chèo lái con thuyền cách mạng nước ta đến thắng lợi cuối cùng. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước mình. Bằng bất cứ giá nào phải bảo vệ cho bằng được
Trả lờiXóaĐoàn kết toàn dân tộc đem lại sức mạnh vô cùng to lớn. Không chấp nhận bất cứ hành vi nào chia rẽ khối đoàn kết dân tộc này.
Trả lờiXóaBác Hồ là một tấm gương sáng về lòng nhân ái. Bác rất yêu quý các đồng bào dân tộc thiểu số.tư tưởng của Bác luôn là kim chỉ nang cho mọi hành động của chúng ta. Bác Hồ vĩ đại muôn năm.
Trả lờiXóa