Hải An
Tôi đến thăm gia đình anh vào một ngày giữa đông trong không khí hân hoan
của bà con giáo dân giáo xứ Xã Đoài đang chuẩn bị những cong việc cuối cùng để
đón lễ Noel năm 2012. Khi được hỏi về tình hình công việc cũng như cuộc sống
của anh, ông Nguyễn Công Lịch (Bố Nguyễn Công Hùng) vui vẻ kể về những công
việc mà anh đã làm được. Đặc biệt bố anh chia sẻ tin vui rằng có người con gái
đã chấp nhận hoàn cảnh và sẽ đến với Hùng, lúc ấy tôi thầm nghĩ rằng cuộc sống
đã công bằng với những con người như anh và những cố gắng, nghị lực sống của
anh đã được đền đáp một cách xứng đáng.
Nhưng cũng cách đó chưa đấy một tuần tôi nhận được một hung tin: anh
Nguyễn Công Hùng đã qua đời ở tuổi 31 trong chuyến công tác vào TPHCM rồi vào Miền Tây ngày
cuối năm 2012. Lúc ấy trong tôi có những cảm xúc lẫn lộn về “nhân tình thế thái”, về một con người
“tài hoa bạc mệnh”…
Sinh ra trong một gia đình nghèo theo đạo Thiên chúa. Năm
lên 2 tuổi, anh Hùng bị một căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị bại liệt toàn thân
và từ đó thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện. Do quá đau nặng, không thể
đi lại bình thường, Nguyễn Công Hùng đã phải nghỉ học năm lên lớp 7. Cũng từ
đó, anh gắn mình trên chiếc xe lăn với thân hình chỉ nặng khoảng 20 kg. Năm
2003, với nghị lực sống phi thường, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Công
Hùng đã mở một trung tâm tin học dành cho người khuyết tật và các học sinh
nghèo trong vùng được học hành.
Cha
mẹ Hùng, những người nông dân chân lấm tay bùn đành phó thác số phận mình và
các con cho ông trời định đoạt. Hùng vẫn còn nhớ, có nhiều đêm thức trắng chăm
lo cho hai anh em, mẹ cậu không giấu được những giọt nước mắt chảy dài trên má
với bao câu hỏi: Liệu hai anh em Hùng, hai cái cơ thể không có khả năng đi lại,
không có khả năng tự điều khiển, tự sinh hoạt, tự chăm lo cho mình, đặt đâu
ngồi đó bất lực với chính sự tỉnh táo của trí óc mình, liệu sẽ làm gì, sẽ nương
tựa, sẽ sống ra sao khi cha mẹ già yếu...?
Bao
nỗi lo toan, bao giọt nước mắt của mẹ đã đổ xuống thân thể héo hon của hai anh
em Hùng nóng hổi, đủ để cậu bé Công Hùng cảm nhận được rằng, nếu cứ nằm yên một
chỗ, nếu cứ để cho cuộc sống trôi qua nặng nề từng ngày, từng ngày như thể một
sự hành hạ, vướng bận của người thân thì quả thật đó là một chốn đày ải tối
tăm. Xuất phát từ sự thương mẹ thương cha, xuất phát từ một nghị lực sống trong
trí óc thông minh mà ông trời vẫn còn ban cho như một sự nương tay của số phận
và một trái tim nóng hổi dù không còn lành lặn, khỏe mạnh. Nguyễn Công Hùng đã
bắt đầu có những bước đi khởi đầu thay đổi cuộc đời và số phận mình, thoát ra
khỏi sự bất lực của cơ thể tật nguyền và những định kiến của xã hội.
Dù
cơ thể bất động nhưng may mắn là ngón tay cái và ngón tay trỏ của Hùng vẫn có
khả năng di chuyển. Ban đầu Hùng sử dụng hai ngón tay ấy để chơi game khi bố
cậu mua cho cậu cái máy chơi điện tử, nhưng cũng đã giúp Hùng vận động trí óc
và đó là giai đoạn tiền đề để sau này, khi được tiếp xúc lần đầu tiên với một
chiếc máy tính cũ mèm mà bố mang về, Hùng đã bị ma lực của công nghệ thông tin
còn sơ khai cuốn hút.
Hùng
chia sẻ: "Từ ngày có chiếc máy tính, tôi như trở thành một người hoàn toàn
khác, bao nhiêu thứ có thể khiến cho tôi chán ngay tức khắc, nhưng khi lạc vào
thế giới của chiếc máy tính với sự biến ảo kỳ diệu của nó đã khiến cho tôi được
thỏa sức tung hoành dù thời điểm ấy, tôi cũng không biết là mình sẽ phải làm gì
với cái máy cũ kỹ nhưng lại vô cùng tinh vi và hấp dẫn này. Từng cái click
chuột, những cái biểu tượng trên màn hình máy tính với đầy những ký tự lạ mắt,
những từ tiếng Anh khó hiểu đôi khi khiến cho tôi cảm thấy bế tắc, nhưng lại là
một động lực cho tôi chinh phục thế giới hiện đại. Sau này, khi có mạng
Internet, những cái gọi là web, là thông tin toàn cầu với bao điều mới lạ đã
như một ma trận lạ lẫm đầy cuốn hút đối với tôi, như thể tôi sinh ra là để dành
cho thế giới đầy sự khám phá ấy".
Hiệp sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng
Cuộc
đời Hùng từ đó bắt đầu gắn liền với chiếc máy tính. Mỗi một ngày, khi thức dậy
cho đến lúc đi ngủ. Hùng không ngờ rằng, với trí thông minh thiên bẩm và sự học
hỏi nhanh nhạy, cậu đã có khả năng thiết kế web. Mặc dù, thời điểm ấy, công
nghệ thông tin và việc thiết kế các trang web để giới thiệu về tổ chức của mình
còn xa lạ với nhiều người. Công nghệ thông tin chưa phát triển, Internet chưa
thịnh hành trong cuộc sống thường ngày tại các thành phố lớn, nói gì đến cái
làng quê bé nhỏ nơi Hùng đang sống. Cậu vừa làm việc tại nhà vừa dạy học cho
các bạn trẻ trong xã, nhận thiết kế các trang web trên mạng.
Năm
2003, Nguyễn Công Hùng đã mở ra Trung tâm Nghị Lực Sống. Anh dành tất cả nhiệt
huyết, niềm tin và sức sống để dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết
tật.
Sự ra đời Trung tâm Nghị lực sống của anh đã giúp nhiều
người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai
tươi sáng hơn cho họ. Từ năm 2003-2012, Nguyễn Công Hùng và nhóm bạn bè ở Trung
tâm Nghị lực sống giới thiệu, hướng nghiệp, đào tạo nghề miễn phí cho người
khuyết tật với hai nội dung chính là Ngoại ngữ và CNTT, đào tạo việc làm cho
hơn 600 học viên, thu hút khoảng 600 thành viên là bạn đồng hành cùng website
www.nghilucsong.net. Đến thời điểm này, Trung tâm của Nguyễn Công Hùng đã đào tạo cho hơn 500 học viên khuyết tật được học
nghề và có việc làm ổn định.
Từ những thành công của Trung tâm tin học dành cho người
khuyết tật, năm 2005, Tạp chí CNTT eChip đã trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ CNTT
cho Nguyễn Công Hùng để ghi nhận những nỗ lực phi thường của anh. Năm 2006,
Nguyễn Công Hùng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giải thưởng “Gương mặt trẻ
Việt Nam tiêu biểu”; Trung ương Đoàn trao tặng Gương mặt trẻ tiêu biểu năm
2006; được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao bằng khen Thanh niên tiêu biểu của
Hội Liên hiệp Thanh niên VN.
Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hùng cũng đã được trung tâm sách kỷ
lục Việt Nam ghi vào "Danh mục đề xuất kỷ lục về ý chí của Việt Nam",
"Người khuyết tật đầu tiên làm giám đốc". Những gì Nguyễn Công Hùng
cống hiến với những hy sinh lặng thầm anh để lại cho đời một “cuốn nhật ký”
nghị lực phi thường mà nhiều người bình thường không thể làm được như anh.
Sự ra đi của anh Nguyễn Công Hùng ra đi là một sự mất mát
lớn đối với gia đình và Trung tâm Nghị lực sống – ngôi nhà nơi anh gửi tất cả
những tâm tư, ước mơ đẹp nhất của đời mình.Những ước mơ, những ấp ủ cống hiến
cho cuộc sống, hạnh phúc lứa đôi vẫn còn giang dở nhưng những việc anh đã làm,
nghị lực phi thường đó mãi là ngọn lửa niềm tin đó anh đã thắp lên niềm hy vọng
cho những mảnh đời bất hạnh như anh có được và còn những người đang tìm đến
Trung tâm mãi sau này. Hiệp sỹ CNTT Nguyễn Công
Hùng đã trở thành “ngọn lửa tiềm tin” mang ánh sáng đến với nhiều người khuyết
tật. Ngọn lửa ấy đã vừa lịm tắt vào chiều ngày 31/12/2012, nhưng đã thắp sáng
thêm rất nhiều ngọn lửa niềm tin của những người khuyết tật.
Tiễn biệt anh chúng ta thầm cảm ơn cuộc
đời này, tạo hóa này đã sinh ra anh và cũng cầu mong cho anh ở bên kia luôn được
thanh thản. Những dự định, ước mơ của anh sẽ có những con người khác thay thế để
đem lại niềm vui, sự nương tựa cho những mảnh đời như anh. Anh xứng đáng là người
con của Chúa Kito, sứ mệnh anh mang trên mình là đem lại ánh sáng và niềm tin
cho cuộc đời này.
Nghĩ về anh,
chúng ta cũng không quên nhìn lại những công việc, những đóng góp cho cuộc sống
của chính mình – những con người lành lặn hơn Anh để từ đó hình thành cho mình
những động lực, những mục tiêu sống tốt đẹp và cống hiến nhiều hơn cho xã hội
hôm nay.
Và để thay cho lời
kết của bài viết này tôi xin trích câu nói của nhân vật Pavel
Corsaghin trong
tác phẩm văn học Nga “Thép đã tôi thế đấy” của nhà
văn Nikolai Ostrovsky: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người
chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng
đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của
mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng:
tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời,
sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”
Hiệp
sỹ CNTT Nguyễn Công Hùng đã sống một cuộc đời như thế!
Thật là một nghị lực phi thường. Khâm phục tinh thần của anh. Dù tàn nhưng không phế.
Trả lờiXóaCái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....
Trả lờiXóaTuy cơ thế anh bị như vậy, nhưng ngọn lửa nhiệt thuyết và cống hiến trong con người anh vẫn không bao giờ tắt thậm chí còn bùng cháy mạnh mẽ hơn.
Trả lờiXóaMột người không bình thường nhưng lại làm được những việc phi thường hơn cả người bình thường.
Trả lờiXóaChia buồn với gia đình anh ! Anh là một biểu tượng của nghị lực vượt khó phi thường .Dù chưa từng gặp anh nhưng mình vẫn cảm thấy xót xa khi đất nước mất đi những nhân tài như vậy !
Trả lờiXóaHix.mình đã nghe và biết rất nhiều thông tin về anh ấy.mình rất khâm phục nghị lực phi thường và tài năng của anh ấy.anh ấy ra đi thật là đáng tiếc !
Trả lờiXóakhâm phục anh quá,tàn nhưng không phế phải không anh.con người con trọng là lạc quần và có niềm đam mê.
Trả lờiXóamình cũng có niềm đam mê cntt như anh,em hơn anh về con người nhưng thua anh về ý chí và khả năng.tự thấy hổ thẹn
Trả lờiXóaTrên đời có những người khuyết tật nhưng không khuyết ý chí như thế.
Trả lờiXóaQuả không hổ danh là Hiệp sĩ Công nghệ thông tin. Khâm phục anh!
Trả lờiXóaNgười hiền tài lại cứ mất sớm như thế ư? Thật tiếc nuối.
Trả lờiXóaCảm ơn anh đã cống hiến cả cuốc đời cho đất nước, cho xã hội.
Trả lờiXóaXin chia buồn cùng với gia đình anh! Anh quả là biểu tượng cho sức mạnh ý chí, nghị lực phi thường. Là tấm gương sáng cho mọi người học tập, noi theo,
Trả lờiXóaBao nhiêu người lành lặn khỏe mạnh thì lại đi làm những việc phạm pháp, hại dân hại nước. Thật đáng xấu hổ.
Trả lờiXóaAnh là tấm gương sáng cho tất cả mọi người học tập, một cuộc đời vinh quang- một cái tên được người ta ca tụng mãi.
Trả lờiXóaTàn nhưng không phế. thật đáng khâm phục.
Trả lờiXóangười dân Việt Nam phải tiếp tục noi gương những người như anh.
Trả lờiXóathật khâm phục những con người biết vượt lên số phận như anh.thâtl sự tàn nhưng không phế
Trả lờiXóaXin chia buồn với gia đình anh. Anh ra đi là một mất mát to lớn cho đất nước ,một đại diện tiêu biểu cho nghị lực phi thường và tài năng hiếm thấy
Trả lờiXóađáng khâm phục những con người biết vượt lên số phận như anh. chúng ta phải học hỏi nhiều hơn nữa,
Trả lờiXóađúng thế.giờ những tấm gương như vậy không còn xuất hiện nhiều trong xã hội ngày nay nữa đâu.
Trả lờiXóakhông phải đâu bạn ak.giờ vẫn nhiều nhưng không nổi tiếng mấy thui.hì
Trả lờiXóaTàn nhưng không phế. thật đáng khâm phục anh.
Trả lờiXóaAnh là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Luôn biết vượt lên số phận.
Trả lờiXóaHãy noi gương anh lạc quan vào cuộc sống, được sống đã là một niềm vui.
Trả lờiXóaanh đại diện cho những con người tàn nhưng không phế,một tấm gương cho chúng ta noi theo
Trả lờiXóaxin chia buồn với gia anh. anh là một con người rất nghị lực, một người rất dũng cảm, anh ra đi để lại biết bao niềm thương tiếc và sự mất mát to lớn. xin kính cẩn thắp cho anh một hương để tỏ lòng kính mến.
Trả lờiXóaanh là một con người giàu lòng nghị lực, đầy lòng quyết tâm. anh xứng đáng với câu nói của Bác Hồ:"tàn nhưng không phế". và anh là tấm gương sáng để cho thế hệ thanh niên chúng ta học hỏi.
Trả lờiXóaĐời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người..
Trả lờiXóa