Hải An
Trong ngày
20/01/2013, trên trang Web chính thức của Tòa Giám mục Vinh: http://giaophanvinh.net đăng tải
nội dung Văn thư của Ban Công Lý và Hòa Bình - Giáo phận Vinh với nội dung phản
đối “Bản án phi pháp và bất công”
trong vụ án xét xử 14 đối tượng theo Đạo Công giáo và Tin
lành(vào ngày 08/01/2013) với tội danh“Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại điều 79 Bộ luật
Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Nhân danh
luận thuyết niềm tin Kitô giáo và trách nhiệm công dân với ước nguyện góp phần
nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển vững bền, dân
chủ và nhân ái, cùng với những người yêu chuộng công lý và hòa bình, tự do và
dân chủ, bình đẳng và bác ái, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh đã phản
đối các quyết định trên của TAND tỉnh Nghệ An và các quyết định tương tự, đồng
thời kêu gọi nhà cầm quyền tôn trọng sự thật và xem xét lại bản án trong phiên
tòa phúc thẩm, trả tự do cho những nạn nhân của các quyết định vi hiến và bất
công đó. Cũng theo họ đây là một
bản án bị dư luận và những người yêu chuộng công lý cho là phi pháp và bất công
vì không minh bạch từ đầu đến cuối. Trong đó đáng chú ý, Ban Công lý và Hòa
bình Giáo Phận Vinh đã nhấn mạnh một số điểm liên quan đến vụ xét xử.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi
xin làm rõ một trong những điểm mà Ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh nêu
lên: “Việc công dân tham gia hoạt động đảng phái, bày tỏ lập trường quan điểm
chính kiến chính trị là quyền của một người dân bình thường được luật pháp quốc
tế bảo đảm” để làm sáng tỏ hơn về cái mà mà Ban Công lý và Hòa
bình – Giáo phận Vinh gọi là “phi pháp và bất công vì không minh bạch từ
đầu đến cuối”.
Trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
(Tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp) tại Điều
30 có quy định:“Không được diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong bản Tuyên
ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hoặc cá nhân
nào được quyền tham gia vào bất cứ hoạt động hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào
nhằm mục đích phá hoại bất kỳ quyền hoặc tự do nào nêu trong bản Tuyên ngôn
này”.
Theo đó, điểm nhấn dẫn tới việc Ban
Công lý và Hòa bình – Giáo phận Vinh cho rằng việc Tòa án nhân dân Tỉnh Nghệ An
có những phán quyết “phi pháp và bất công” xuất phát
từ việc họ chưa hiểu được những nội dung bản chất phản ánh quyền con người.
Theo đó, Quyền con người về mặt bản thể đã chỉ ra sự thống nhất giữa quyền và
nghĩa vụ, giữa tự do mang tính đạo đức và tự do mang tính luật định (tự do trong khuôn khổ). Bởi vậy, quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo không thể thoát ly khỏi tính quy định của luật pháp
quốc gia và quốc tế, với truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc và điều kiện
kinh tế-xã hội đặc thù của mỗi quốc gia. Còn việc Ban Công lý và Hòa bình cho
rằng: “ Nhà nước không thể dựa vào
các yếu tố quốc gia, dân tộc, tôn giáo,
văn hoá truyền thống, các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội, v.v… để tùy
tiện diễn giải dẫn đến phủ nhận tính phổ quát của quyền con người - kết quả
của nhận thức chung, mục đích chung, nguyện vọng chung của tất cả
mọi cá nhân trong xã hội về quyền con người; Nhà nước cũng không thể viện
vào các điều kiện đặc thù của quốc gia,
khu vực hay dân tộc để áp đặt ý thức hệ lên trên quyền con người” là
hoàn toàn bịa đặt và không có căn cứ chứng minh.
Tự do tín ngưỡng và tôn giáo phải
luôn được thực hành trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Mặc dù
pháp luật của Việt Nam quy định “Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác
với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế
đó” (Điều 38 của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004), về cơ bản khi
Nhà nước Việt Nam tham gia một điều ước quốc tế về quyền con người, trách nhiệm
của Nhà nước là phải nội luật hoá những quy định quốc tế ấy vào trong hệ thống
pháp luật quốc gia của mình, cũng như thực thi tất cả những biện pháp cần thiết
về lập pháp, tư pháp và hành pháp để bảo đảm những cam kết ấy cho người dân của
mình. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, Ở Việt Nam
quyền con người gắn với quyền dân tộc và chủ quyền quốc gia. Muốn hiện thực hóa
được các quyền con người phải có các tiền đề, điều kiện nhất định. Điều kiện
trước hết là đất nước phải được độc lập, chủ quyền quốc gia phải được tôn trọng.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam và nhiều nước vừa trải qua đấu tranh giành độc lập
đã chứng minh, đất nước bị nô lệ thì người dân không thể có tự do, các quyền
con người bị chà đạp nghiêm trọng. Vì vậy, các dân tộc bị áp bức đã không nề hy
sinh, mất mát để giành và giữ nền độc lập. Và quyền dân tộc tự quyết đã trở
thành một bộ phận không thể thiếu của nhân quyền. Nói cách khác, độc lập dân tộc,
chủ quyền quốc gia là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người. Không có
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, không thể nói đến các quyền con người.
Bảo đảm quyền con người
trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia. Trách nhiệm pháp lý
này đã được Liên hợp quốc quy định trong các văn kiện nhân quyền quốc tế. Mặt
khác, chính Hiến chương Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh "Không quốc gia nào,
kể cả Liên hợp quốc, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm
quyền quốc gia".
Ngày nay, quyền con người
đã được quốc tế hóa về nhiều mặt, nhưng việc bảo đảm quyền con người chủ yếu
vẫn thuộc thẩm quyền của các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân
quyền là rất quan trọng, vì đã bổ sung thêm nguồn lực và kinh nghiệm trong việc
bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, các cơ chế nhân quyền quốc tế chỉ nhằm bổ
sung chứ không thể thay thế các cơ chế đang vận hành tại các quốc gia. Đối với
việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, trách nhiệm của quốc gia
càng rõ - không có bất cứ một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào có thể đảm đương
được việc bảo đảm các quyền này thay cho các nhà nước. Đây là những nguyên tắc
cần được nhận thức đầy đủ; không được mơ hồ, phân vân.
Độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia là đòi hỏi hàng đầu trong việc bảo đảm và thực thi nhân quyền,
nhưng điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là nhà nước phải sử dụng các điều kiện
này để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi thành viên của đất nước. Giành độc
lập cho Tổ quốc là một trong những mục tiêu lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng
vừa đạt được mục tiêu này Người đã chỉ rõ, nước độc lập mà dân không được hưởng
hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Điều này thể hiện mối
quan hệ biện chứng giữa quyền con người với quyền dân tộc tự quyết và trở thành
định hướng chính trị quan trọng trong mọi hoạt động bảo vệ quyền con người.
Quyền con người được pháp
luật bảo vệ, gắn liền trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Thực tiễn Việt Nam và thế
giới cho thấy, bảo đảm bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng
nhất để các quyền con người được thực hiện. Mọi nhu cầu hay yêu sách về quyền
nếu không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì không thể có bất cứ một quyền
con người nào.
Trong phạm vi quốc gia,
pháp luật bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc ghi nhận các quyền trong pháp
luật, hoàn thiện các thiết chế, bộ máy... nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền
con người. Mặc dù luôn nhấn mạnh "quyền bẩm sinh", nhưng ngày nay, ở
mọi quốc gia, quyền con người đều được ghi nhận và bảo vệ bằng các hình thức
pháp luật khác nhau.
Hiện nay đang xuất hiện
một số những đòi hỏi cực đoan, rằng nhà nước phải để người dân được tự do bày
tỏ quan điểm chính trị, tự do lập hội, hội họp, biểu tình, tự do ra báo tư
nhân, nhà xuất bản tư nhân, tự do hoạt động tôn giáo... Nhiều người đã ráo riết
tuyên truyền và hoạt động bất chấp những quy định của pháp luật hiện hành. Thậm
chí họ cũng không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, chính Luật Nhân quyền quốc
tế cũng ghi rõ một số quyền có thể bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự công
cộng, sức khỏe cộng đồng và tự do của người khác.
Thực tiễn cải cách hệ thống luật
pháp, tư pháp và hành pháp của Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện rõ tinh
thần tôn trọng và thực thi nghiêm túc những cam kết quốc tế của Nhà nước Việt
Nam.
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của con
người đã và đang được thực hiện trên thực tế và được Hiến pháp, pháp luật Nhà
nước bảo vệ. Những chính sách, pháp luật về đời sống chính trị, kinh tế, xã hội
và nhất là về tôn giáo đã đi vào cuộc sống, được các giáo hội, các tu sĩ, chức
sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo hoan nghênh. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã
và đang làm tất cả những gì có thể làm được nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn
dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết
các vấn đề dân chủ, nhân quyền trên thế giới. Với những luận cú Ban Công lý và
Hòa bình – Giáo phận Vinh trình bày, chúng ta thấy rằng chính họ mới là những
người đang cố tình xuyên tạc sự thật và càng chứng tỏ họ không có hoặc có rất ít kiến
thức về pháp lý.
giaó phận vinh này lại hiểu nhầm rồi.cần phải xem rõ và hiểu thì hãy nói nhé
Trả lờiXóaRõ ràng là giáo phận Vinh cố tình xuyên tạc sự thật theo ý đồ của họ.
Trả lờiXóaPhiên tòa xử vụ án 14 người đó diễn ra đúng theo trình tự của pháp luật, xử công khai và kết luận đúng người đúng tội, làm gì có chuyện oan ức ở đây.
Trả lờiXóaMấy vị kia chưa nắm rõ luật pháp đã đưa cả văn thư tố cáo này nọ, rõ là xấu hổ.
Trả lờiXóamấy bác giáo này xin đừng gây rối loạn là được rồi không cần đóng góp gì nữa đâu
Trả lờiXóaở nước ta nhiều đạo thế mà mỗi đạo lại đóng góp như kiểu này chắc chết
Trả lờiXóaTôi rất cảm ơn các bạn khi có những Cmt về bài viết này, nhưng các bạn chú ý nhe, trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến việc có văn thư sai trái và xuyên tạc về phiên tòa của Ban Công lý và Hòa bình - Giáo phận Vinh chứ không hướng đến việc lên án và phê phán một tôn giáo nào, các tôn giáo bản chất là tốt, chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo đó để phục vụ những mưu đồ đen tối và không đúng đường hướng và tinh thần của Giáo hội thôi. Mong các bạn hiểu rõ ý tôi khi tham gia Cmt.
Trả lờiXóaThân ái!
Các tôn giáo vẫn luôn phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo mình,tuy nhiên trong đó vẫn tồn tại những kẻ lợi dụng tôn giáo để phục vụ những mưu đồ cá nhân,những thành phần này cần phải lên án và xử lý trước pháp luật để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của tôn giáo ở Việt Nam
Trả lờiXóaRất hoan nghênh tinh thần đấu tranh vì công lý của các vỵ. Nhưng cũng phải nói thêm rằng các thế lực thù địch sẽ luôn coi các vỵ là một quân bài quan trọng đó
Trả lờiXóaở nước ta nhiều đạo thế mà mỗi đạo lại đóng góp như kiểu này chắc chết
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaở nước ta nhiều đạo thế mà mỗi đạo lại đóng góp như kiểu này chắc chết
Trả lờiXóaỞ Việt Nam thì lúc nào quyền con người cũng được đặt lên hàng đâu.!
Trả lờiXóaÀ vâng Ban công lý hòa bình coi Việc công dân tham gia hoạt động đảng phái, bày tỏ lập trường quan điểm chính kiến chính trị là quyền của một người dân bình thường được luật pháp quốc tế bảo đảm là bình thường.
Trả lờiXóaHọ đã cố tình không hiểu hay là hiểu sai mà có phát ngôn như vậy.
Việc tham gia thành lập tổ chức có cơ cấu tổ chức như một chính quyền có vũ khí có tôn chỉ tư tưởng riêng là quyền bình thường của một công dân sao?
Trả lờiXóaHệ thống luật pháp, tư pháp và hành pháp của Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện rõ tinh thần tôn trọng và thực thi nghiêm túc những cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước luôn tôn trọng các quyền con người và đảm bảo các quyền ấy được thực hiện bằng hệ thống pháp luật ,hiến pháp,...
Các vị vì những giáo dân của mình là tốt những những tội danh của họ đã quá rõ ràng và hãy nên dừng lại đừng cố bảo vệ cái sai trái.
Trả lờiXóaMặc dù biết rằng "con đau thì mẹ xót" nhưng cái gì thì nó cũng phải nói đến đúng sai, phải tôn trọng cái đúng ,tôn trọng công lý, tôn trọng pháp luật.
Trả lờiXóaCác tôn giáo bản chất là tốt, chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo đó để phục vụ những mưu đồ đen tối là đáng bị xử tử thôi.
Trả lờiXóa“Việc công dân tham gia hoạt động đảng phái, bày tỏ lập trường quan điểm chính kiến chính trị là quyền của một người dân bình thường được luật pháp quốc tế bảo đảm” ( trích đoạn).Vâng cái mà các người bày tỏ quan điểm quá đi mà bày tỏ hết luôn quan điểm và đi vào chống phá XHCN
Trả lờiXóaPhiên tòa đó xử đẹp rồi còn gì đúng người đúng tội rồi
Trả lờiXóa