THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

12 tháng 1 2013

TẢN MẠN VỀ HIỆN TƯỢNG CHỐNG CỘNG BẰNG CHIẾN THUẬT “MÁCH BU” CỦA TRẦN ÍCH TẮC

by Unknown  |  at  12.1.13


Lời kể của một người Việt xa xứ sau ngày 30/04/1975
Kể từ ngày tôi “tự cưỡng bách di tản” khỏi Sài Gòn vào mấy ngày cuối tháng 4, 1975, nay đã hơn 30 năm sống trên đất Mỹ.   Cuộc chiến Việt Nam đã đưa đẩy nhiều người đến những số phận không ai muốn.  Nhưng dù muốn hay không, với bản năng sinh tồn, con người vẫn phải tiếp tục sống, và tự chọn cho mình một lối sống.
Hơn 30 năm sống trên đất Mỹ nhưng lối sống của tôi chẳng phải là lối sống Mỹ, mà cũng chẳng phải là lối sống Việt..  Không xem football, không xem “soap” trên TV, không ăn gà tây nhân dịp lễ người Da Đỏ “không tạ ơn”, không la cà quán rượu, không ly dị [không Mỹ]; không hút thuốc lá, không uống rượu, chưa từng đặt chân đến những buổi nhạc hội ca vũ, chưa từng dự một cuộc biểu tình nào, chưa từng bỏ tiền ra mua Thúy Nga Paris, và không chống Cộng [không Việt], và từ năm 1985, sau khi đọc vài cuốn sách về cách nuôi súc vật và gia cầm ở Mỹ, đến nay đã 21 năm, chưa từng có một miếng thịt nào, bất kể là thịt gì, còn đi vào trong người.  
 Hơn 30 năm sống xa quê hương nhưng bù lại cả một khung trời thế giới đã mở rộng trước mắt.  Cũng chính trong khoảng thời gian ấy, tôi cũng chững kiến không ít câu chuyện về những con người nhân danh lòng yêu nước, nhân danh công lý, hòa bình đã “bán rẻ” đi chính lương tâm cho quỷ dữ, dẫm lên vết xe đổ của những“tiền nhân” như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống….
 Trên trang nhà Chuyển Luân, tháng 11, 2006, có bài “Chuyện Xưa, Chuyện Nay” của Quảng Thiện, trong đó có câu: “Yêu nước vốn là bổn phận thiêng liêng của bất cứ người dân của một dân tộc nào. Vì yêu nước nên giả sử có một cách nhìn, một chính kiến, một chính sách khác đối lập với Nhà Nước cũng là  chuyện bình thường. Tuy nhiên yêu nước kiểu Trần Ích Tắc yêu cầu ngoại bang can thiệp vào nước mình là một hành động không yêu nước chút nào, nếu không nói đó là hành động phản quốc.”  Ngoài ra cũng còn bài 'Vọng ngoại tắc ngu' của Trần Đình Hoàng  cũng nói lên cùng một ý tưởng.  Nghịch lý thay ở hải ngoại không thiếu gì những Trần Ích Tắc thời đại như vậy.Sau đây xin đơn cử vài sự kiện đậm mùi Trần Ích Tắc.
Những điều hoang tưởng vọng ngoại như “Cha đã tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha, và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con” (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 11), hoặc “Ủy ban Nhân Quyền Quốc Tế cho rằng...” hay “Tổ Chức Ân Xá Hoa Kỳ tố cáo rằng..”, “Dư luận cả thế giới và nhất là Quốc Hội Mỹ đều tập trung xoáy vào điểm...” , hay ca tụng “Nghị Quyết của Hạ Viện Mỹ”, “Luật về tự do tôn giáo thế giới của Mỹ” v..v.. để ép Việt Nam, đều nói lên “lòng yêu nước” của Trần Ích Tắc, đồng thời tỏ rõ sự yếu kém của những tổ chức tranh đấu hải ngoại, tự mình không thể làm nên trò trống gì, cứ phải dựa hơi những tổ chức, cơ quan ngoại quốc mà thực chất chẳng có ảnh hưởng gì trên quốc tế, nhất là đối với các nước Á Đông. 
 Người ta đã tin tưởng vào vài lời nói đãi bôi của vài nghị sĩ, dân biểu Mỹ cần kiếm phiếu, hay vài cái nghị quyết chỉ có giá trị trên mặt giấy tờ của Hạ Viện Mỹ, hay đạo luật về tự do tôn giáo thế giới (The International Religious Freedom Act) của Quốc hội Mỹ, làm như Mỹ  có toàn quyền thay đổi bộ mặt chính trị ở Việt Nam bằng nghị quyết và đạo luật của Mỹ.  Kết quả ra sao, chúng ta đã thấy rõ.  Chẳng có ai buồn quan tâm đến thực chất của những Nghị quyết hay Đạo luật về tự  do tôn giáo của Mỹ là như thế nào. 
Riêng về đạo luật về tự do tôn giáo thì Giáo sư luật tại đại học Emory, Abdullahi Ahmed An-Na'im, đã phê bình như sau: "Nhiều người nhớ lại những lời hoa mỹ thiên Ki Tô trước đây và tin rằng Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến sự hỗ trợ các thừa sai Mỹ ở ngoại quốc." (Emory University law professor Abdullahi Ahmed An-Na'im says many remember the early pro-Christian rhetoric and believe the United States is only interested in aiding American missionaries abroad.), và J. Paul Martin, Giám đốc trung tâm nghiên cứu nhân quyền tại đại học Columbia còn đi xa hơn nữa.  Ông nói: "Ở các nước như Nga sô, Pháp, Bỉ, và Đức, nhiều người coi đạo luật về tự do tôn giáo của quốc hội Hoa Kỳ là một phần của chủ nghĩa đế quốc rộng lớn hơn của Mỹ" (J. Paul Martin, executive director of Columbia University's Center for the study of Human Rights, goes further.  In such countries as Russia, France, Belgium, and Germany, he says, many see Congress' action as "part of a larger American imperialism".)  Nhưng người Việt chống Cộng lại coi đạo luật này như là một khuôn vàng thước ngọc có ảnh hưởng đến tình trạng tôn giáo ở Việt Nam, hay nói đúng hơn, có ảnh hưởng đến vài vị lãnh đạo tôn giáo chống chính quyền ở Việt Nam.
Người ta cũng còn tin tưởng ở hiệu quả của cái nghị quyết số 1481 mà nội dung là"Về sự cần thiết lên án của quốc tế đối với tội ác của các chế độ cộng sản độc tài" của một số nghị viên trong Quốc hội Âu Châu đưa ra, số nghị viên này quên cả sự cần thiết lên án cái lịch sử đầy những tội ác vô tiền khoáng hậu của Âu Châu đối với nhân loại. Theo Christopher Caldwell thì cái gọi là Quốc Hội Âu Châu, có tổng hành dinh ở Strasbourg, thường bị chế nhạo là “một tiệm phát ngôn vô hiệu quả và là nhà hưu trí cho những chính trị gia không bao giờ có thể được bầu vào trong quốc hội ở những quốc gia của họ.” [The European Union's 25-country parliament, which sits in Strasbourg, is often ridiculed as a feckless talking shop and a retirement home for politicians who could never get elected to their national parliaments.] 
Vô thượng thiên tài “mách bu” là Võ Văn Ái:  Chuyên viên ngụy tạo văn kiện, thông tin giả từ trong nước theo đơn đặt hàng của NED để trình chủ và thế giới,  từ đó kiếm được gần trăm ngàn đô-la mỗi năm từ ông chủ NED.  Những Trần Ích Tắc thời đại cũng còn thành lập phái đoàn nọ kia đến xin với Thủ Tướng Úc John Howard và Tổng Thống Bush của Mỹ để làm áp lực với Nhà Nước khi đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC.  Nhưng kết quả ra sao thì ai cũng biết.  Bush và Howard không coi các Trần Ích Tắc vào đâu, và đặc biệt, Mỹ đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách những nước cần quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo. Bây giờ họ bèn quay ra lên án Bush là đã phản bội, không ủng hộ họ, không làm theo ý họ, mà không hiểu rằng kẻ phản bội [quốc gia của họ] chính là họ, chứ không phải là Bush.  Họ tự coi mình là những nhân vật quan trọng mà không hiểu rằng Bush không hề coi họ là cái gì.  Thật vậy, họ có cái gì?trí tuệ, uy tín, hậu thuẫn của quần chúng? v..v.. đáng để cho Bush phải quan tâm đến.  Thật ra thì Mỹ có bỏ hay không bỏ cũng chẳng nhằm nhò gì, vì đáng quan tâm hay không đáng quan tâm thì Mỹ cũng chỉ lập danh sách đó với tính cách giai đoạn chính trị và kinh tế mà thôi.
Những người chống Cộng cực đoan hầu như đều có đầu óc của những con bò mộng Tây Ban Nha, cứ thấy màu đỏ là húc, chẳng còn biết trời đất nào nữa.  Khi ngoại trưởng Condoleezza Rice tuyên bố một câu có ý khen tặng sự tiến bộ của Việt Nam là “Bắc Hàn và Myanmar nên thay đổi, lấy Việt Nam làm một bài học  mà bắt chước” thì những người Việt Nam có tinh thần dân tộc đều thấy đó làm niềm hãnh diện.  Nhưng đối với những người chống Cộng đến chiều thì lại khác, họ lên án bà Rice là thiển cận.  Họ không biết rằng Bắc Hàn còn đóng kín không mở cửa đi vào cộng đồng thế giới như Việt Nam (Hội Nghị APEC đã chứng tỏ như vậy), và Myanmar là một chế độ quân phiệt, xã hội hỗn loạn, không ổn định như Việt Nam. Họ thất vọng vì bà Rice không lên án Cộng Sản Việt Nam như họ mong muốn. Họ chống Cộng với quan điểm rất thiển cận: sự tự do của một số người chống đối chính quyền là sự tự do của cả dân tộc, và vài chức sắc tôn giáo chính là tôn giáo.  Còn nữa, những nhà dân chủ đến Tòa Đại Sứ Mỹ uống sâm banh không có một khái niệm nào về chính trị của Mỹ, cứ tưởng Mỹ gọi mình đến cho uống sâm banh là hết lòng ủng hộ sát cánh với mình trong cuộc đấu tranh cho dân chủ của mình, không biết rằng Mỹ chỉ dùng mình như cái bàn đạp trong những cuộc thương thuyết về kinh tế với Việt Nam.  Kinh nghiệm Mỹ dùng Diệm Thiệu khi xưa không làm mở mắt những người vẫn còn thích đi làm đầy tớ.
Vì không hiểu rõ tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam, không nghiên cứu về thực chất của vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, không biết rằng Mỹ cũng là nước vi phạm nhân quyền vào bậc nhất trong cộng đồng quốc tế, không thuộc lịch sử Việt Nam, yếu kém về chính trị, và không  rõ chính sách đối ngoại của Mỹ v..v.. cho nên tới bây giờ mà vẫn còn những tổ chức chính trị, lực lượng tôn giáo đi “mách bu” mong rằng “bu” sẽ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Thật là đáng buồn.  Thử nghĩ xem Việt Nam có người nào tôn sùng những thứ người như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống?  Những Trần Ích Tắc thời đại không những thiếu hiểu biết về chính trường quốc tế, lại cũng không biết rằng đã từ lâu Á Đông không chấp nhận quan niệm về nhân quyền của Tây phương, vì ngoài những bất đồng về văn hóa, xã hội, nhân sinh v..v.. giữa những nền văn minh khác nhau, Á Đông còn coi sách lược lưỡng chuẩn (double standard) về nhân quyền của Tây phương như là một sự áp đặt để đạt những mục đích kinh tế, tôn giáo.  Tây phương, với bản chất đế quốc, chưa bao giờ tôn trọng nhân quyền ở các nơi khác trên thế giới.  Noam Chomsky, một học giả lừng danh của Mỹ, đã viết rõ:
“Thật ra chính sách ngoại giao của Mỹ là đặt căn bản trên nguyên tắc không liên quan gì đến nhân quyền, mà là liên quan nhiều đến sự tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương” (James Speck, Editor, The Chomsky Reader, p. 331:  U.S. foreign policy is in fact based on the principle that human rights are irrelevant, but that improving the climate for foreign business operations is highly relevant.)
 Mơ tưởng ở sự hữu hiệu của chiến thuật “mách bu”, giới chống Cộng bây giờ mới ngã ngửa người ra thất vọng, và các nhà bình luận nổi tiếng là bình luận láo trên các diễn đàn truyền thông hải ngoại, đã quay ra bình luận tiêu cực về chuyến đi Việt Nam của ông Bush.  Trước kinh nghiệm này, không hiểu họ đã chịu mở mắt ra chưa hay vẫn còn hi vọng vào Hạ Viện Mỹ, Dân Biểu Mỹ, Quốc Hội Mỹ, Quốc Hội Âu Châu hay vào vài cái nghị quyết, đạo luật ấm ớ mà thực chất chẳng có tác dụng là bao nhiêu.

10 nhận xét:

  1. yêu nước mà cõng rắn cắn gà nhà thì có là yêu nước không

    Trả lờiXóa
  2. người tây mua chuộc ta làm gián điệp rất nhiều căn bản họ có tiền còn con người thì hám tiền không thiếu

    Trả lờiXóa
  3. Cũng có thể là họ bị lợi dụng cũng nên. nó chung là khi tìm hiểu kĩ thì mới biết được chứ không nên ngồi 1 chổ mà đoán già đoán non!!

    Trả lờiXóa
  4. Bọn mỹ cũng chỉ lập kết hoạch đó với tính cách giai đoạn chính trị và kinh tế là chính mà thôi

    Trả lờiXóa
  5. It's hard to come by knowledgeable people in this particular subject, but you sound like you know what you're talking about!
    Thanks

    Feel free to surf to my web-site actingalert.com

    Trả lờiXóa
  6. Its such as you read my thoughts! You seem to understand so much about this, such as
    you wrote the guide in it or something. I believe that you simply could do
    with a few percent to drive the message home a little bit,
    however other than that, that is fantastic blog.
    A great read. I'll definitely be back.

    My web blog Travel Vietnam

    Trả lờiXóa
  7. Wow, that's what I was looking for, what a material! existing here at this blog, thanks admin of this website.

    my page; http://cayviet.com/index.php?do=/blog/7336/the-result-of-researches-on-the-vietnam-university-students-behavior-as-mou/add-comment/

    Trả lờiXóa
  8. Hello friends, how is the whole thing, and what you wish for to say about
    this piece of writing, in my view its in fact awesome in support of me.


    Have a look at my website - vietnam tour operator

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.