MRHADES
Mặc dù, người chưa thành niên Việt nam hiện nay có xu hướng phạm tội tăng và tính chất tội phạm có chiều hướng nghiêm trọng, song, đối với người chưa thành niên phạm tội, vấn đề không phải là áp dụng các hình phạt nghiêm khắc, mà quan trọng là phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo hướng giảm nhẹ hình phạt để giúp các em nhận ra lỗi lầm; phải có biện pháp khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phạm tội của người chưa thành niên.
Trên thực tế, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong pháp luật hình sự không coi người chưa thành niên khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính sách nhân đạo đó đã được Bộ luật hình sự cụ thể hoá thành những nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội,quyđịnhtại Điều 69 Bộ luật hình sự:
Trên thực tế, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong pháp luật hình sự không coi người chưa thành niên khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính sách nhân đạo đó đã được Bộ luật hình sự cụ thể hoá thành những nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội,quyđịnhtại Điều 69 Bộ luật hình sự:
“1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nh ằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.”
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”.
Người chưa thành niên do chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và nhân cách, nên việc bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên là vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân văn. Người chưa thành niên là những người ở độ tuổi còn rất trẻ, suy nghĩ chưa chin chắn, hơn nữa trong thời gian gần đây ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bỏ bê của các bậc phụ huynh cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, đối với đối tượng này cần áp dụng những biện pháp cải tạo, giáo dục đúng mức tạo điều kiện cho họ làm lại cuộc đời, đồng thời cũng là thể hiện tính nhân đạo cùa Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, ngoài quy định ở điều 69, BLHS Việt Nam còn dành hẳn một chương để quy định các biện pháp xử lý, cũng như hình phạt đối với người chư thành niên phạm tội. Nhìn chung, tất cả các quy định trong chương này đều mang tính nhân đạo và khoan nhượng sâu sắc của pháp luật.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”.
Người chưa thành niên do chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và nhân cách, nên việc bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên là vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân văn. Người chưa thành niên là những người ở độ tuổi còn rất trẻ, suy nghĩ chưa chin chắn, hơn nữa trong thời gian gần đây ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bỏ bê của các bậc phụ huynh cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, đối với đối tượng này cần áp dụng những biện pháp cải tạo, giáo dục đúng mức tạo điều kiện cho họ làm lại cuộc đời, đồng thời cũng là thể hiện tính nhân đạo cùa Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, ngoài quy định ở điều 69, BLHS Việt Nam còn dành hẳn một chương để quy định các biện pháp xử lý, cũng như hình phạt đối với người chư thành niên phạm tội. Nhìn chung, tất cả các quy định trong chương này đều mang tính nhân đạo và khoan nhượng sâu sắc của pháp luật.
đương nhiên theo những quy định của phấp luật thì những người chưa đủ tuổi, hay nói cách khác là những người chưa đủ tuổi vị thành niên thì chưa có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, và điều đó có nghĩa là họ chưa phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi mà mình gây ra
Trả lờiXóatinh thần nhân đạo của pháp luật nước công hòa xã hội chủ nghĩa là một điều có thể thấy rõ ,có rất nhiều quy định của pháp luật thể hiện cho tinh thần nhân đạo đó, trong đó rõ ràng nhất và được áp dụng trong thực tế nhiều nhất là những quy định liên quan đến độ tuổi vị thành niên
Trả lờiXóatinh thần nhân đạo được thể hiện rất rõ ràng ở những quy định của pháp luật việt nam, đương nhiên là pháp luật việt nam rất công bằng và nghiêm minh rồi, đó là những tiêu chí không thể thiếu của pháp luật, tuy nhiên vẫn còn đó những quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật việt nam
Trả lờiXóaxã hội việt nam là một xã hội có truyền thống nhân đạo và nhân văn vì vậy những điêu gì có thể thì đều được xử lý một cách nhân văn nhất, kể cả pháp luật cũng vậy, mặc dù đây là một lĩnh vực đề cao sự nghiêm khắc, công bằng!
Trả lờiXóatinh thần nhân đạo của pháp luật việt nam là rất đáng ghi nhận, những điều khoản khoan hồng, những đợt đặc xá, những quy định về độ tuổi vị thành niên đã thể hiện rất rõ điều đó, tuy nhiên không phải vì thế mà pháp luật việt nam mất đi hoặc bì giảm tính nghiêm khắc, tính công bằng
Trả lờiXóa