Hải An
Ngày 4-2-2013, một đoàn 15 người, đại diện cho 72 người đã ký ngày 19-1-2013 bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin được gọi tắt là Kiến nghị 72) và cho hơn 2000 người đến thời điểm đó đã ký ủng hộ Kiến nghị 72, do Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã gặp đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Ủy ban) và trao bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp 2013). Đoàn đã được Ủy ban tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo trong đó có báo in đã đưa tin về cuộc gặp này.
Sau một thời gian ngắn khi gửi “bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới”, Đoàn “Kiến nghị 72” đã nhận được công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc. Ủy ban đã sớm trả lời và xin trân trọng thông báo văn bản này tới tất cả những người ký Kiến nghị 72 và đồng bào trong, ngoài nước.
Thêm chú thích |
Toàn văn Công công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
|
Nhưng sau khi nhận được công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Công văn này 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 được đăng tải trên các trang Blog, các trang mạng có địa chỉ nước ngoài kèm theo những lời phản biện với nội dung trái chiều. Trong đó trên địa chỉ:
http://chauxuannguyenblog.wordpress.com/2013/02/20/thong-bao-cua-nhom-soan-thao-va-ky-dau-tien-kien-nghi-72-ve-cong-van-tra-loi-cua-uy-ban-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992/ có đăng tải nội dung “Thông báo của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72 về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” với 03 điểm. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đi vào luận điểm thứ nhất mà họ nhấn mạnh: “Trong một nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân và Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thì quyền lập hiến là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Kiến nghị 72 đã nhấn mạnh quan điểm đó và nêu cách làm cùng với thời gian cần thiết để bảo đảm thực quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội dựa vào Hiến pháp hiện hành quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Công văn trả lời của Ủy ban theo đúng Nghị quyết đó và yêu cầu người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải “thực hiện đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của Quốc hội”.
Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.”
P/s: Trong bối cảnh hiện nay, khi Quốc hội tiến hành trưng cầu dân ý để tiến hành kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992, việc góp ý của bất kỳ người dân Việt Nam dù ở trong và ngoài nước đều rất đáng quý và trân trọng. Chúng ta đang hướng tới việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thành một bản Hiến pháp toàn diện nhất, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Việc 72 nhân sỹ, trí thức gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một tín hiệu đáng trân trọng khi đội ngũ nhân sỹ, trí thức tham gia vào công việc hệ trọng của đất nước.
Và đúng như chính họ nói: “…quyền lập hiến là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân…..” Và để có một bản Hiến pháp và toàn diện nhất thì bên cạnh sự đóng góp đông đảo quần chúng thì việc Quốc hội – cơ quan chủ quản, chủ trì việc sửa đổi Hiến Pháp là một điều kiện tất yếu để chúng ta có thể hoàn thành trách nhiệm nặng nề này.
Tuy nhiên, họ lại đưa ra một ý kiến: “Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội dựa vào Hiến pháp hiện hành quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Công văn trả lời của Ủy ban theo đúng Nghị quyết đó và yêu cầu người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải “thực hiện đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của Quốc hội”.
Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.”
Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội là một văn bản pháp lý có ý nghĩa mở đầu cho việc kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thực sự nó tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và trong các giai tầng xã hội. Và trong đợt sửa đổi Hiến pháp này, Quốc hội có một vai trò cực kỳ quan trọng, đó chính là cầu nối giữa lòng dân và các cơ quan, cá nhân được giao sửa đổi Hiến pháp.
Mặt khác, khi ban hành Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012, Quốc hội cũng hướng đến nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp. Theo đó, các đối tượng lấy ý kiến bao gồm: các tầng lớp nhân dân; các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu; các cơ quan thông tấn, báo chí…Việc lấy ý kiến nhân dân được thực hiện dưới hình thức: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức; Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng…
Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức mình và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.
Xuất phát từ bản chất của Quốc hội với tính cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân nên trong cấu trúc bộ máy nhà nước, Quốc hội luôn được xác định là thiết chế quyền lực trung tâm. Do vậy, quyền lực của Quốc hội phải là quyền lực có tính chi phối đối với các lĩnh vực quyền lực nhà nước khác. Tức là xét trên phương diện thẩm quyền, Quốc hội cần nắm giữ những quyền hạn mà việc thực thi chúng có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động nhà nước. Ở đây xin nêu một số nét khái quát:
Trước hết là quyền làm luật: Quốc hội là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp. Do vậy, quyền làm luật là thẩm quyền cơ bản nhất của Quốc hội. Để thực hiện quyền này, bảo đảm vai trò quyết định của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động lập pháp, thông qua từng giai đoạn của quá trình làm luật cần xử lý các mối quan hệ:
a) Quan hệ với các chủ thể sáng kiến pháp luật theo luật định.
b) Quan hệ với cơ quan, tổ chức dự thảo luật.
c) Quan hệ với Uỷ ban thường vụ Quốc hội- cơ quan ban hành pháp lệnh.
Đối với mối quan hệ thứ nhất: Quốc hội phải là cơ quan có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ các sáng kiến pháp luật. Ở đây cần xem xét lại thực tiễn thông qua các kế hoạch làm luật hàng năm. Việc xây dựng kế hoạch làm luật chỉ được tiến hành sau khi Quốc hội chấp thuận sáng kiến pháp luật mà các chủ thể đưa ra. Điều này có ý nghĩa, các chủ thể có quyền nêu sáng kiến pháp luật theo quy định của Hiến pháp, phải trình bày trước Quốc hội sáng kiến của mình. Nếu Quốc hội chấp thuận, thì sáng kiến đó mới được đưa vào kế hoạch làm luật. Điều cốt lõi là thông qua sáng kiến pháp luật, chứ không phải là kế hoạch làm luật. Làm như vậy không chỉ bảo đảm quyền quyết định của Quốc hội đối với việc đề xuất sáng kiến pháp luật, mà còn loại bỏ ngay từ đầu các dự kiến chưa thật chín muồi đủ các căn cứ thuyết phục về tính cấp bách, tính khả thi của từng dự án luật.
Đối với mối quan hệ thứ hai: cần khẳng định, Quốc hội phải được quyền chủ trì mọi quá trình soạn thảo văn bản luật. Lâu nay, quyền soạn thảo văn bản của đa số dự luật đều thuộc về các cơ quan của Chính phủ. Vai trò của Quốc hội mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định dự án thông qua các Uỷ ban tương ứng và thảo luận thông qua tại kỳ họp đối với các dự án đã được chuẩn bị. Do vậy, quyền làm luật của Quốc hội bị hạn chế trên thực tế và chỉ thực hiện ở những giai đoạn cuối, nên không ít dự luật không thật sự phản ánh ý chí của các đại biểu Quốc hội. Để khắc phục tình trạng này, Quốc hội cần thành lập các Ban soạn thảo, do các Uỷ ban của Quốc hội chủ trì với sự tham gia của đại diện các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức hữu quan, các nhà khoa học, các chuyên gia pháp luật để trực tiếp tiến hành các hoạt động nghiên cứu, xây dựng dự thảo luật. Làm như vậy vừa tránh được tính cục bộ, bản vị của các bộ, các ngành, tổ chức mà lợi ích của họ gắn liền với các quy định của pháp luật, vừa bảo đảm quyền làm luật trực tiếp của bản thân Quốc hội, vai trò của các đại biểu Quốc hội trong suốt quá trình làm luật.
Về mối quan hệ thứ ba, cần làm sáng tỏ bản chất và giá trị pháp lý của các pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua. Trong điều kiện hiện nay, việc UBTVQH thông qua các pháp lệnh có thể là cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, về lý luận xuất hiện một mâu thuẫn trong thẩm quyền là, nếu quan niệm pháp lệnh là một văn bản pháp luật có giá trị điều chỉnh như một đạo luật, thì sẽ làm phương hại đến quyền làm luật của Quốc hội. Bởi lẽ, chỉ có Quốc hội mới có quyền lập pháp. UBTVQH là một cơ quan của Quốc hội, về nguyên tắc không thể là một cơ quan có quyền lập pháp một cách độc lập. Giải pháp cho tình huống này có thể là cần xem pháp lệnh do UBTVQH ban hành là các giải pháp tình thế trong điều kiện Quốc hội không hoạt động thường xuyên. Mọi pháp lệnh do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua phải được đệ trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất, để các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và quyết định bằng một nghị quyết. Nếu Quốc hội chấp thuận nội dung pháp lệnh, thậm chí sửa chữa, bổ sung, pháp lệnh ấy sẽ trở thành đạo luật. Còn ngược lại, nếu Quốc hội không chấp thuận, pháp lệnh mặc nhiên mất hiệu lực thi hành.
Thứ hai, Quyền quyết định các vấn đề quan trọng: Trong đó cần chú trọng đến quyền quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước... Vấn đề ngân sách nhà nước luôn có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động nhà nước. Do vậy, quyền quyết định ngân sách nhà nước cần phải khẳng định thuộc về Quốc hội và chỉ thuộc về Quốc hội mà thôi. Thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước cần được cụ thể hoá trong đạo luật về Quốc hội và tiếp tục khẳng định trong luật về ngân sách nhà nước. Trong lĩnh vực này, Quốc hội cần được tự mình xác định nhu cầu tài chính và tự quyết định tài chính cho tổ chức và hoạt động của mình mà không lệ thuộc vào quy định và sự cấp phát ngân sách từ phía Chính phủ. Mặt khác, cần phải có cơ chế thích hợp để bảo đảm quyền quyết định ngân sách nhà nước trong thẩm quyền của Quốc hội có được một ý nghĩa thực tế. Tức là hành vi phê chuẩn dự toán ngân sách hay không phê chuẩn dự toán ngân sách do Chính phủ đệ trình, phải có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động tài chính công trong năm tài chính. Và các nguồn chi ngân sách chỉ có thể được khởi động khi dự toán ngân sách được phê chuẩn. Để bảo đảm việc phê chuẩn dự toán ngân sách có ý nghĩa thực quyền, cần nâng cao khả năng kiểm soát tài chính của các cơ quan thuộc Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong suốt quá trình xây dựng dự toán ngân sách. Có như vậy mới khắc phục tình trạng “tiền trảm, hậu tấu” của Chính phủ trước Quốc hội trong các quan hệ tài chính và ngân sách.
Thứ ba, Quyền kiểm soát của Quốc hội đối với các quan hệ quyền lực và việc thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế: Cần phải nhấn mạnh rằng, Quốc hội trong quan hệ phân công quyền lực là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, nhưng về vị trí lại là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Do vậy, Quốc hội có quyền kiểm soát toàn bộ quá trình thực thi quyền lực nhà nước, kể cả quyền hành pháp và quyền xét xử.
******
***
Như vậy, không thể khẳng định rằng: việc quy định của Hiến pháp về vị trí, vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng Luật nói chung và dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 1992 nói riêng là “phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.” Quyền lập hiến là của toàn dân. Trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay, Quốc hội là thiết chế do toàn dân bầu ra luôn được Hiến định, là một trong những nội dung cơ bản của đạo luật gốc. Điều này được thể hiện ở chỗ, trong Hiến pháp năm 1946, đã có Chương III – Nghị viện nhân dân với 21 điều; Chương IV trong Hiến pháp 1959 với 18 điều; Chương VI trong Hiến pháp 1980 với 16 điều và trong bản Hiến pháp 1992 hiện hành là Chương V có 18 điều.
Ý nghĩa quan trọng hàng đầu của chế định Quốc hội trong các bản Hiến pháp thể hiện ở chỗ, đây là cơ quan đại diện dân cử cao nhất ở nước ta, như Điều 6 của Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Điều này cũng đồng thời khẳng định quyền lực của nhân dân được Quốc hội đại diện, thay mặt nhân dân để quyết định những công việc trọng đại của đất nước. Đây cũng là nguồn cội của nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất với Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta.
Năng lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc không chỉ vào bản thân các cơ cấu tổ chức của Quốc hội, quyền hạn của Quốc hội theo luật định, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy giúp việc cho hoạt động của Quốc hội, cơ chế kiểm tra, giám sát của một hệ thống các cơ quan. Hiện nay chúng ta có một một hệ thống các tổ chức trợ giúp hoạt động của Quốc hội và cho các đại biểu Quốc hội. Các tổ chức nghiên cứu, thông tin, các tổ chức tư vấn cho các hoạt động lập pháp, hoạt động kiểm tra, giám sát cần được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ cho các Uỷ ban của Quốc hội và cho các đại biểu Quốc hội. Chính vì vậy, chúng ta tin tưởng Quốc hội sẽ hoàn thành trọng trách của mình trong đợt sửa đổi Hiến pháp lần này nói riêng và các công việc hệ trọng khác của đất nước, xứng đáng là người đại diện cho nhân dân, là tiếng nói của nhân dân, nơi nhân dân có thể gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng.
Quốc hội chắc chắn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình!
Trả lờiXóasửa đổi Hiến pháp là một quyết định quan trọng với vận mệnh nước nhà
Trả lờiXóakhông thể phủ định quyền lực của Quốc hội đối với các quyết định hệ trọng của nước nhà
Trả lờiXóaQuốc hội là cơ quan công quyền, phục vụ cho lợi ích của nhân dân cả nước. Việc sửa đổi Hiến pháp chắc chắn rất cần góp ý của nhân dân
Trả lờiXóacác đại biểu Quốc Hội đều là người tài giỏi, được dân tin yêu và bầu chọn, sẽ luôn là công bộc tốt của dân
Trả lờiXóaĐề cao quyền lực nhà nước vào trong tay nhân dân nhưng không phải là toàn bộ quyền lực đều vào trong tay nhân dân cả. Quốc hội mới là cơ qua lâpj pháp và là cơ quan có quyết định sửa đổi hiến pháp đấy mới đảm bảo luật pháp được thi hành một cách tối ưu nhất.
Trả lờiXóaCái gì mà kiến nghị 72. Đề xuất toàn những thứ bất hợp lý. Không thể chấp nhận những kiến nghị như thế này được.
Trả lờiXóaTiến sĩ Nguyễn Đình Lộc đường đường là nguyên bộ trưởng bộ tư pháp sao lại có thể đưa ra những yêu cầu sửa đổi hiến pháp hoàn toàn vô lý và mất tính tổng quát của Nhà nước và giảm quyền lực của hệ thống chính trị.
Trả lờiXóaLại là yêu sách của một lũ bán nước đây mà, 72 chữ kí hay là hơn thế nữa cũng không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaQuốc hội phải là cơ quan nắm quyền lập pháp và sửa đổi hiến pháp.
Trả lờiXóaviệc xóa bỏ điều 4 hiến pháp là không thể xảy ra và dân tộc Việt Nam cần có những biện pháp để tiếp thu những thông tin mới nhất của Đảng,
Trả lờiXóađang diễn ra một cuộc chiến cam co thế này, những người lên tiếng trong cộng đồng mạng chính là một người lính bảo vệ Tổ quốc
Trả lờiXóaSửa đổi hiến pháp là thay đổi những điều chưa hợp lý hoặc đã lỗi thời và do nhân dân hoàn toàn có quyền góp ý giúp Đảng và nhà nước
Trả lờiXóaquyền của dân là quyền của toàn bộ nhân dân nước Cộng Hòa XHCN VN vạy nên 2000 chũ kỹ kia chẳng nói lên điiều gì cả
Trả lờiXóaquy định đã rõ ràng cớ sao mấy vị cứ thích làm trái quy định nhỉ. muốn sửa đổi hiến pháp thì phải lấy ý kiến toàn dân chứ vài cái chữ ký ngồn gốc không rõ ràng mà ông đã đòi sửa hiến pháp. Haizzzz đâu phải chỗ trẻ con chơi
Trả lờiXóaTiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp nguyên 1 vị tiến sĩ như vậy mà sao cách làm của ông lại tối tăm như vậy. có lẽ nào....
Trả lờiXóagiao su nói rất đúng! giáo sư mà nhận xét tiến sĩ sai thì tiến sĩ chắc chắn là sai rùi! quá đúng lun! hêhe
Trả lờiXóachăc chắn tên tiến sĩ này nhận tiền của bọn phản động rồi nên hành động của lão ngu suẩn như vậy
Trả lờiXóavì sao đảng cho nhân dân góp ý sửa đổi hiến pháp vì đảng muốn cho dân thấy dân đang có quyền làm chủ, và đảng bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân
Trả lờiXóanhân dân cần tránh sự lừa bịp của bọn phản động để góp ý xóa điều 4 trong hiến pháp, điều quan trọng là nhân dân cần tin vào sự cống hiến và dẫn dắt của Đảng
Trả lờiXóaTại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhấn mạnh: Việc lấy ý kiến người dân phải “vừa sâu, vừa rộng”. Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình đối với từng điều khoản trong dự thảo.
Trả lờiXóacần có sự đánh giá, phân tích thận trọng, tuyệt đối không để việc góp ý dự thảo Hiến pháp bị lợi dụng vào các mục đích cá nhân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống phá Đảng, Nhà nước
Trả lờiXóaThực ra, đối với những nước có hệ thống đa đảng, có chuyện tranh giành giữa các Đảng dẫn đến việc phi chính trị hoá quân đội là để khỏi có việc đảng nào đó sử dụng lực lượng vũ trang.
Trả lờiXóaVới chúng ta, hệ thống chính trị một Đảng và lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Tính giai cấp của Đảng gắn liền với tính nhân dân nên phi chính trị hoá quân đội là không hợp lý, không phục vụ cho mục tiêu, lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc".
Trả lờiXóaLinh mục Nguyễn Hùng, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Đà Nẵng góp ý nội dung Điều 2 nên ghi: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…” là đủ, không nhất thiết phải ghi thêm các cụm từ “liên minh giữa giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức”, vì trong xã hội hiện nay còn có đội ngũ doanh nhân những năm qua có những đóng góp rất lớn cho xã hội và cho nền kinh tế của đất nước.
Trả lờiXóaHiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Trả lờiXóamột số tiểu nhân lợi dụng lợi ích dân tộc , lòng yêu nước của chính đồng bào mình để kiếm ăn, để kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp
Trả lờiXóachúng ta cần phải cần cảnh giác với chiêu bài phá hoại tư tưởng của bọn mỹ
Trả lờiXóa. Đề xuất toàn những thứ bất hợp lý. Không thể chấp nhận những kiến nghị như thế này được.
Trả lờiXóaViệc lấy ý kiến người dân phải “vừa sâu, vừa rộng”. Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái độ.
Trả lờiXóachúng ta tin tưởng Quốc hội sẽ hoàn thành trọng trách của mình trong đợt sửa đổi Hiến pháp lần này nói riêng và các công việc hệ trọng khác của đất nước
Trả lờiXóaTính giai cấp của Đảng gắn liền với tính nhân dân nên phi chính trị hoá quân đội là không hợp lý, không phục vụ cho mục tiêu, lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc
Trả lờiXóamuốn sửa đổi hiến pháp thì phải lấy ý kiến toàn dân chứ vài cái chữ ký ngồn gốc không rõ ràng mà ông đã đòi sửa hiến pháp. Haizzzz đâu phải chỗ trẻ con chơi
Trả lờiXóaCác cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình đối với từng điều khoản trong dự thảo.
Trả lờiXóatất cả mọi việc đều do đảng nhà nước lãnh đạo quyết định nhưng có sự trưng cầu dân ý của nhân dân,là hoàn toàn đúng đắn
Trả lờiXóađảng ta đang trong tình trạng khó khăn đất nước nhiều chuyển biến chúng ta nên cũng đảng vượt qua khó khăn chứ không nên hùa theo mà càng đổ thêm dầu vào lửa
Trả lờiXóađất nước ngày càng khó khăn nếu chúng ta cứ lôi cái xấu của nhau ra mà nói nhau rồi đối ngoại chưa xong đất nước trong đã lục đục
Trả lờiXóaHiến pháp là nền tảng pháp lý, căn cứ chủ đạo đối với việc ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác của Nhà nước. Chính vì vai trò quan trọng như vậy của Hiến pháp nên các thế lực thù địch nhà nước Việt nam đang tìm mọi cách để lợi dụng quá trình sửa đổi Hiến pháp nhằm tác động chuyển hóa Việt Nam, hướng lái quá trình sửa đổi Hiến pháp đi “chệch hướng”.
Trả lờiXóaChúng ta cần quan tâm, đưa ra ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi hiến pháp 1992 vì đó chính là quyền và trách nhiệm của công dân
Trả lờiXóaTrong bối cảnh hiện nay, khi Quốc hội tiến hành trưng cầu dân ý để tiến hành kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992, việc góp ý của bất kỳ người dân Việt Nam dù ở trong và ngoài nước đều rất đáng quý và trân trọng
Trả lờiXóaLinh mục Nguyễn Hùng, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Đà Nẵng góp ý nội dung Điều 2 nên ghi: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…” là đủ, không nhất thiết phải ghi thêm các cụm từ “liên minh giữa giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức”, vì trong xã hội hiện nay còn có đội ngũ doanh nhân những năm qua có những đóng góp rất lớn cho xã hội và cho nền kinh tế của đất nước.
Trả lờiXóaQuốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta vì vậy mà sửa đổi hiến pháp lần này chúng ta tin tưởng vào mà quốc hội ta có thể làm đc.
Trả lờiXóaQuốc hội đóng vai trò quan trọng trong sửa đổi hiến pháp vì đó là cơ quan đại diện cho dân, nơi dân gửi gắm tiếng nói
Trả lờiXóavai trò của quốc hội là rất quan trọng, đó là cơ quan đại diện cho tiếng nói của dân
Trả lờiXóavai trò của nhân dân trong việc góp phần sửa đổi hiến pháp là rất quan trọng, chúng ta hãy đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi hiến pháp 1992
Trả lờiXóachúng ta tin tưởng Quốc hội sẽ hoàn thành trọng trách của mình trong đợt sửa đổi Hiến pháp lần này nói riêng và các công việc hệ trọng khác của đất nước, xứng đáng là người đại diện cho nhân dân, là tiếng nói của nhân dân, nơi nhân dân có thể gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng.
Trả lờiXóađể có một bản Hiến pháp và toàn diện nhất thì bên cạnh sự đóng góp đông đảo quần chúng thì việc Quốc hội – cơ quan chủ quản, chủ trì việc sửa đổi Hiến Pháp là một điều kiện tất yếu để chúng ta có thể hoàn thành trách nhiệm nặng nề này.
Trả lờiXóavai trò của quốc hội là rất quan trọng trong, thể hiện quyền lực của nhân dân trong việc lãnh đạo đất nước
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaQuốc Hội đại diện cho nhân dân để quyết định mọi việc ở mọi mặt đời sống .
Trả lờiXóađiều 4 hiến pháp rất cần thiết không thể bãi bỏ,đó là một sai lầm lớn nếu bỏ nó đi
Trả lờiXóakhông cần bàn cãi nhiều ,điều 4 hiến pháp là không thể sủa đổi
Trả lờiXóahiến pháp đâu phải là muốn đổi lúc nào và đổi như thế nào cũng được. đó còn là cả 1 quá trình rất dài khi mà đã thông qua ý kiến của nhân dân
Trả lờiXóaQuốc hội luôn là cơ quan chủ đạo trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Trả lờiXóaý kiến và việc làm của quốc hội là ý kiến và nguyện vọng của nhân dân!
Trả lờiXóachuẩn! hiến pháp muốn thay đổi phai cần sự thông qua của cả quốc hội, quốc hội đóng vai trò rất quan trọng, đâu phải muốn đổi hiến pháp là đổi được chứ
Trả lờiXóaVai trò của quốc hội rất quan trọng trong việc sửa đổi hiến pháp
Trả lờiXóaquốc hội đại biểu của nhân dân, quốc hội đại diện cho tiếng nói, quyền lợi và sức mạnh của nhân dân, quốc hội cũng thể hiện rõ sự tiến bộ của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lờiXóavai trò quốc hội là vô cùng quan trọng, điều đó không có gì phải bàn cãi, Những quyết sách được quốc hội đưa ra, phê chuẩn luôn đúng đắn và góp phần giúp đất nước ổn đinh, phát triển
Trả lờiXóasức mạnh của dân là ở quốc hội, quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đề ra những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chúng ta hãy tin tưởng quốc hội, tin tưởng nhà nước.
Trả lờiXóamong cho quốc hội ngày càng sáng suốt để đưa ra những quyết sách đúng đắn giúp đất nước phát triển đi lên
Trả lờiXóanhà nước Việt Nam tiến bộ, là nhà nước của dân do dân và vì dân, quốc hội thể hiện cho nhân dân, thể hiện cho sự tiến bộ đó
Trả lờiXóaquốc hội đã làm được rất nhiều cho nước nhà, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sai sót, điều đó là không thể tránh khỏi vì những đại biểu quốc hội cũng chính là những con người, không chỉ vì những sai sót nhỏ mà đánh giá thấp vai trò của quốc hội
Trả lờiXóaQuốc hội là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân, là nơi nhân dân đưa ra ý kiến để xây dựng đất nước. Quốc hội ngày càng lớn mạnh để có thể đưa ra những chính sách đúng đắn giúp đất nước phát triển
Trả lờiXóaQuốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nó thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân
Trả lờiXóaQuốc hội ngày càng phải lớn mạnh để xứng đáng là nơi đại diện cho tiếng nói của nhân, đưa ra những quyết sách giúp đất nước phát triển
Trả lờiXóaQuốc hội sinh ra là để thảo luận bàn luận những ý kiến chân thực, những bức bách của người dân tới những người trụ cột của đất nước để có những biện pháp, giải pháp thay đổi hợp lý. Quốc hội là nơi vừa có quyền lực cao nhất vừa là nơi bình đẳng nhất!
Trả lờiXóaQuốc hội là đại diện cho tiếng nói của nhân dân cả nước. Việc sửa đổi Hiến pháp chắc chắn rất cần góp ý của nhân dân để đất nước ngày càng phát triển lớn mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu
Trả lờiXóaQuốc hội có vai trò hết sức to lớn, là nhà câm cân nảy mực để đảm bảo cho sự minh bạch, phát triển, chính xác trong xây dựng và sửa đổi hiến pháp
Trả lờiXóaViệc sửa đổi Hiến pháp liên quan đến cả hệ thống chính trị và đường lối phát triển đất nước. Điều đó cho thấy cần có tổ chức đứng ra chỉ đạo và tiếp thu những ý kiến đóng góp của cử tri. đó chính là Quốc hội.
Trả lờiXóaQuốc Hội là cơ quan cao nhất đại diện cho nhân dân.Nên có vai trò rất quan trọng trong việc sửa đổi hiến pháp
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaQuốc hội là cơ quan cao nhất, nắm trong tay quyền lập pháp. Vì vậy, quốc hội giữ vai trò chủ chốt trong việc sửa đổi hiến pháp. Tin rằng cùng với sự góp sức của nhân dân, quốc hội sẽ đưa ra được một đạo luật tối cao mới phù hợp với tình hình đất nước hiện nay. Để giúp đất nước ta phát triển và đi lên.
Trả lờiXóaHiến pháp muốn toàn diện nhất thì bên cạnh sự đóng góp đông đảo quần chúng thì việc Quốc hội – cơ quan chủ quản, chủ trì việc sửa đổi Hiến Pháp là một điều kiện tất yếu để chúng ta có thể hoàn thành trách nhiệm nặng nề này.
Trả lờiXóaCần phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân. Công tác này phải triển khai hợp lý
Trả lờiXóaQuốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân.
Trả lờiXóaÝ nghĩa quan trọng hàng đầu của chế định Quốc hội trong các bản Hiến pháp thể hiện ở chỗ, đây là cơ quan đại diện dân cử cao nhất ở nước ta, như Điều 6 của Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Điều này cũng đồng thời khẳng định quyền lực của nhân dân được Quốc hội đại diện, thay mặt nhân dân để quyết định những công việc trọng đại của đất nước. Đây cũng là nguồn cội của nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất với Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta.
Trả lờiXóaViệc sửa đổi Hiến pháp rất cần góp ý của nhân dân.
Trả lờiXóaSửa đổi Hiến pháp là cả 1 quá trình rất dài, cần sự thông qua ý kiến của nhân dân
Trả lờiXóaĐảng đã đưa đất nước hội nhập, khai thác tối đa các lợi thế, đối phó một cách có hiệu quả với các thách thức, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Thành quả to lớn ấy mỗi người dân Việt Nam đều cảm nhận được qua sự cải thiện đáng kể đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhất là những năm gần đây.
Trả lờiXóaNhưng cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng nước ta vẫn còn nghèo, đời sống của nhân dân ở nhiều nơi vẫn còn khó khăn, vất vả. Chúng ta không thể quên hình ảnh các em nhỏ phải đu người trên dây vượt sông Pô Kô để đến trường, không thể quên hình ảnh người nông dân lam lũ trên ruộng đồng, những giọt mồ hôi rơi theo những gánh hàng rong…
Trả lờiXóaViệc sửa đổi hiến pháp là điều hết sức quan trọng đối với nhà nước Việt Nam , ảnh hưởng rất lớn đến xã hội của Việt Nam và cũng chính vì thế một thành phần cũng hết sức quan trọng đó là vai trò của quốc hội chính vì vậy việc sửa đổi hiến pháp không thể không có sự đóng góp của quốc hội
Trả lờiXóa