--- CÂY SUNG DÂU ---
Một trong những
trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội nước ta hiện
nay là sự hiện hữu lợi ích nhóm. Tại buổi tiếp xúc vơi cử tri Hải Phòng ngày
4-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết: “kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm
để đảm bảo sự công bằng xã hội”. Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu
đích danh lợi ích nhóm tại Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) ngày 10-10-2011 và
tiếp đó (tháng 11-2011) các đại biểu Quốc
hội đã chỉ rõ hơn về lợi ích nhóm và các tác hại của nó.
Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đã có những nhận định
thẳng thấn về tình hình “một bộ phân không nhỏ cán bộ, đảng viên… suy thoái về
tư tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thức dụng, chạy theo danh lợi
tiền tài, kèn cựa, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuy tiện, vô nguyên tắc.”
Trên thế giới, lợi ích nhóm xuất hiện một cách khách
quan từ sự tồn tại các loại lợi ích khác nhau trong xã hội. Ở Việt Nam lợi ích
nhóm có những đặc điểm liên quan đến những người có chức, có quyền lợi dụng những
kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật để trục lợi về kinh tế. Biểu hiện của lợi
ích nhóm vừa phức tạp, vừa tinh vi, có ở nhiều cấp, ngành, lĩnh vực, địa bàn
trên cả nước.
Tác hại của lợi
ích nhóm là tạo sự câu kết chính trị và kinh tế, quyền và tiền, hình thành nên
những nhóm đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, lung đoạn, thao túng chính sách,
pháp luật. Là xâu xé các nguồn tài nguyên có hạn của đất nước. Là làm cho kinh
tế đất nước không phát triển bền vững. Là nuôi dưỡng sự thoái hóa, biến chất của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Là mấ niềm tin của nhân dân, đe dọa sự
tồn vong của Đảng và chế độ.
Thực hiện nghiêm
túc Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng, cả hệ thống chính trị đã và đang kiểm điểm,
phê bình và tự phê bình nhằm mục đích làm trong sạch Đảng, củng cố sức mạnh của
Đẩng, từ đó làm trong sạch và làm lành mạnh xã hội. Và chính vì thế, theo một
cách hiểu khác, Nghị quyết Trung ương 4 đang tấn công mạnh mẽ vào tham nhũng, lợi
ích nhóm tiêu cực trong tất cả các lĩnh vực.
Trong các cuộc hội
thảo các để tài thảo luận, các đại biểu đã tích cực đề xuất các giải pháp hạn
chế tác hại ở lợi ích nhóm trong tổng thể các giải pháp chống suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Theo một số đại
biểu, để ngăn chặn lợi ích nhóm cần hoàn thiện cơ ch, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đầy mạnh công khai hóa, minh bạch hóa các hoạt động cỉa bộ máy công
quyển; tang cường kiểm tra chéo các hoạt động công vụ nhằm ngăn chặn khả năng
hình thành lợi ích nhóm; nâng cao mức lương cho công chức để họ có thể sống được
bằng lương, đồng thời cần có quy định để kiểm soát, giám sát thi nhập của cán bộ,
công chức; tang cường sự giám sát của cộng đồng xã hội để phát hiện những dấu
hiệu bất thường.
Cùng với đó, lợi
ích nhóm phải bị nhân dân lên án mạnh mẽ về đạo đức và phải bị Nhà nước trừng
trị nghiêm khắc về pháp luật. Loại bỏ lợi ích nhóm bằng đổi mới về cơ chế quản
lý, giám sát quyền lực. Bằng một hệ thống luật pháp chặt chẽ, thực thi luật
pháp bình đẳng, bất kỳ ai, dù ở vịt trí nàovi phạm pháp luật đều phải bị xử lý.
Bằng chính sách và cơ chế ra quyết định công khai, công bằng dựa trên đối thoại
dân chủ để người dân được quyền giám sát hoạt động của cán bộ và cơ quan nhà nước.
Tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch, công khai trong hoạch định
và thực thi chính sách. Trấn chỉnh công tác cán bộ, chọn và sử dụng những người
xứng đáng vào các vị trí then chốt trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, biết đặt
lợi ích toàn cục, lâu dài của đất nước, của nhân dân lên trước.
Mỗi cán bộ, đảng
viên dù ở vị trí nào cũng phải thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại: “Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của
dân tộc Đảng ta không có lợi ích gì khác”, đi đầu trong những biểu hiện đấu
tranh với lợi ích nhóm, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI).
0 nhận xét: