Hải
An
Lâu nay dư luận trong và ngoài nước đặt dấu hỏi lớn hoài
nghi về tính đúng đắn của việc Chính phủ cấp phép cho việc khai thác Bauxite ở
Tây Nguyên. Trong đó có không ít học giả, nhà khoa học và cán bộ lão thành,
nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng có những kiến nghị về vấn đề này. Đặc biệt
khi chưa có những phát ngôn chính thức của Chính phủ thì đây là chủ đề nóng để
các thế lực thù địch lợi dụng để công kích và đưa ra những suy luận, phỏng đoán
không có căn cứ khoa học và thậm chí còn lợi dụng đây để đưa ra những lời hiệu
triệu thay đổi chế độ, quy kết bản chất chế độ là “dâng đất, bán biển” cho ngoại bang. Sự thật vấn đề này như thế
nào, chúng ta hãy theo dõi cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng trong chương trình “Dân
hỏi - Bộ trưởng trả lời”
Trong cuộc phỏng vấn này, Bộ
trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến 2 dự án
bauxite tại Tây Nguyên đang được dư luận quan tâm. Với khoảng 10 đến 11 tỷ tấn
bauxite, Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có trữ lượng
bauxite lớn trên thế giới. Việc đầu tư thí điểm 2 dự án sản xuất alumin tại Tân
Rai, tỉnh Lâm Đồng và Nhân Cơ, tỉnh Đắk Nông là bước khởi đầu cho tiến trình
hình thành ngành công nghiệp nhôm của Việt Nam trong tương lai.
Đây được coi là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp.
Chủ trương này đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi giao cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức triển
khai.
Tuy nhiên, việc chậm trễ về mặt tiến độ cộng với một số điều
chỉnh liên quan đến dự án một lần nữa làm nảy sinh những câu hỏi liên quan đến
tính khả thi, tính hiệu quả và một số lo ngại về môi trường. Đây cũng là lý do
Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng xuất hiện trong chương trình
"Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”.
PV: Trước tiên, đề
nghị Bộ trưởng cho biết cơ sở của việc Việt Nam triển khai các dự án khai thác
và chế biến bauxite tại Tây Nguyên?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Theo
kết quả thăm dò, trữ lượng bauxite của Việt Nam là khoảng 10 - 11 tỷ tấn (là
một trong một số ít nước được đánh giá là có trữ lượng bauxite lớn trên thế
giới) tập trung chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên, trong đó tại tỉnh Đắk Nông là
khoảng 4,6 tỷ tấn và tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 2 tỷ tấn. Bauxite là nguồn tài
nguyên lớn, là cơ sở để hình thành ngành công nghiệp luyện nhôm phát triển lâu
dài, là một nguồn lực quan trọng góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu nhôm kim loại tăng
mạnh, dẫn đến nhu cầu alumin trên thế giới cũng tăng theo. Tình hình trong
nước cũng diễn ra tương tự. Theo dự báo, nhu cầu nhôm trong nước vào năm 2020
sẽ khoảng 0,75 - 1,0 triệu tấn và năm 2030 khoảng 1,6 - 2,0 triệu tấn (nhu cầu
hiện tại khoảng nửa triệu tấn và hàng năm ta phải chi khoảng trên 1 tỷ USD nhập
khẩu).
Hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu 100% nhôm kim loại,
nên việc triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến bauxite, trong đó
giai đoạn đầu là chế biến alumin là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, từ việc
triển khai các dự án bauxite tại Tây Nguyên cũng là giúp cho vùng đất giàu tiềm
năng này nhưng hiện còn rất nhiều khó khăn, có cơ hội phát triển kinh tế xã
hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Như vậy, việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và
chế biến bauxite là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp, đã được Đảng,
Nhà nước xem xét thận trọng, giao cho Vinacomin tổ chức triển khai. Vì đây là
một lĩnh vực công nghiệp mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm, nên quan điểm
chỉ đạo là trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch, và trong quá trình thực
hiện quy hoạch, nếu phát sinh bất cập thì phải kịp thời có sự xem xét để điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp, phải làm thí điểm và đi từ quy mô nhỏ lên dần quy
mô lớn.
Điều hết sức quan trọng là chúng ta chủ trương tự làm chủ
đầu tư từ khâu khai thác đến khâu chế biến bauxite, chỉ sử dụng công nghệ nước
ngoài ở những khâu Việt Nam chưa làm được, vì bauxite tập trung tại một địa bàn
chiến lược là Tây Nguyên. Do vậy, ở giai đoạn hiện nay, chúng ta mới đầu tư thí
điểm 2 dự án khai thác bauxite và chế biến thành alumin tại Tân Rai (Lâm Đồng)
và Nhân Cơ (Đắk Nông).
Thưa
Bộ trưởng, được biết dự án Tân Rai chậm tiến độ hơn 2 năm, dự án Nhân Cơ có thể
chậm tiến độ hơn 1 năm, Bộ trưởng có thể cho biết lý do của sự chậm trễ này là
gì?
Bộ trưởng Bộ Công Thương
Vũ Huy Hoàng: Dự án đã được chủ đầu tư và
các nhà thầu triển khai thực hiện với quyết tâm rất cao, huy động nguồn lực
lớn, được sự quan tâm thường xuyên và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Quốc
hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp
chính quyền và nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông; tuy nhiên, các dự án vẫn bị
chậm tiến độ. Nguyên nhân chính và khách quan là các dự án có công nghệ khá
phức tạp, lần đầu tiên được đầu tư ở Việt Nam và được thi công trong điều kiện
hết sức khó khăn của vùng Tây Nguyên
Việc thi công hồ bùn đỏ bị kéo dài do phải rà soát, tái thẩm
định thiết kế kỹ thuật và bổ sung các giải pháp để đảm bảo an toàn cho công
trình. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan chủ yếu dẫn đến phải kéo
dài tiến độ. Quan điểm của tôi là chúng ta phải chấp nhận kéo dài nhưng đổi lại
sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn công trình.
Nguyên nhân chủ quan là chúng ta chưa có kinh
nghiệm trong quản lý đầu tư các dự án loại này; chủ đầu tư và cơ
quan quản lý nhà nước ở giai đoạn đầu chưa thực hiện thật tốt công tác thông
tin tuyên truyền, giải thích làm cho một bộ phận trong dư luận xã hội chưa đồng
thuận với việc triển khai dự án, nên ở giai đoạn đầu của quá trình thi công có
một số hạng mục đã phải tạm giãn tiến độ chờ xem xét.
Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng đã hoàn thành cơ bản việc đầu tư
dự án tại Tân Rai, cuối tháng 12/2012 đã sản xuất thử thành công sản phẩm
alumin đầu tiên với chất lượng được đánh giá cơ bản đạt yêu cầu; còn đối với dự
án Nhân Cơ, do rút được kinh nghiệm từ dự án Tân Rai, tiến độ có được cải thiện
hơn, hiện đã thực hiện được hơn 50% khối lượng xây lắp và dự kiến nửa đầu năm
2014 sẽ đưa vào vận hành.
Thưa
Bộ trưởng, giá alumin tại thời điểm hiện nay đã giảm xuống mức
326,5 USD/tấn. Và như thế, chúng ta sẽ đánh giá hiệu
quả của 2 dự án khai thác bauxite trên những cơ sở nào?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy
Hoàng: Đúng là giá alumin hiện tại
thấp hơn giá tính toán tại thời điểm phê duyệt dự án khoảng 10%. Nhưng tôi cho
rằng việc xem xét hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư, nhất là những dự án có vốn
đầu tư lớn, thời hạn hoạt động dài 30 – 40 năm... cần phải dựa trên những tính
toán dài hạn, không thể chỉ căn cứ vào một thời điểm để khẳng định hiệu quả hay
không hiệu quả. Đó là chưa kể hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội của dự án,
tác động lan tỏa của dự án tại khu vực...
Thứ nhất, phải khẳng định 2 dự án là thí điểm bước đầu để
hình thành ngành công nghiệp khai thác và chế biến nhôm của Việt Nam. Mà đã là
thí điểm thì phải có thời gian để khẳng định về mức độ chắc chắn của hiệu quả
kinh tế.
Thứ hai, giá alumin trên thị trường thế giới tuy hiện nay
thấp hơn giá tại thời điểm đầu năm 2009 - thời điểm phê duyệt dự án, nhưng cũng
như đối với các kim loại mầu khác, không ai đảm bảo rằng mức giá này sẽ cố định
như thế trong vòng 5 hoặc 10 năm tới.
Thứ ba, 2 dự án thí điểm tại Lâm Đồng và Đắk Nông không
thuần tuý là 2 dự án kinh doanh của một doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì
hiệu quả kinh doanh là một mục tiêu chủ yếu, nhưng đối với xã hội điều lớn hơn
mà tất cả chúng ta mong đợi là hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội đối với phát
triển vùng, phát triển ngành và phát triển nền kinh tế. Vì vậy, quan điểm của
tôi là hãy để dự án vận hành một thời gian rồi chúng ta sẽ có cơ sở hơn trong
xem xét và đánh giá hiệu quả của dự án. Có lẽ đó là cách tiếp cận khách quan và
phù hợp. Thêm nữa, cùng với việc chủ đầu tư tiếp tục rà soát, tiết kiệm chi
phí, nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị... thì chắc chắn hiệu quả sẽ
được tăng lên.
Việc
dừng triển khai dự án cảng Kê Gà liệu có phải là bằng
chứng cho thấy những tính toán trong việc triển khai các dự án bauxite là
vội vã và chưa thực sự chặt chẽ?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy
Hoàng: Theo thiết kế ban đầu, dự án
đầu tư xây dựng cảng Kê Gà được lập với quy mô công suất năm 2015: 3,5 triệu
tấn/năm; năm 2020: 17,5 triệu tấn/năm; năm 2025: 27 triệu tấn/năm; năm 2030: 37
triệu tấn/năm nhằm trước hết phục vụ cho các dự án bauxite - nhôm của Vinacomin
và phục vụ các dự án khai thác chế biến titan, than cho các nhà máy điện..., có
nghĩa là xây dựng một cảng tổng hợp.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong quá trình xem xét lại
Quy hoạch bauxite, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh cho phù hợp theo
hướng quy mô khác thác và chế biến nhỏ hơn trước. Tổng công suất của 2 dự án
Tân Rai và Nhân Cơ với khoảng 1,3 triệu tấn/năm, thấp hơn nhiều so với thiết kế
ban đầu. Mặt khác, hiện nay với việc tỉnh Bình Thuận đã có cảng Vĩnh Tân và
đang chuẩn bị lập dự án xây dựng cảng trung chuyển than cho khu vực phía Nam,
và việc khai thác Titan cũng đang tạm dừng cho đến khi có dự án chế biến
sâu..., thì việc dừng xây dựng cảng Kê Gà là hợp lý.
Với lý do trên, theo đề nghị của Vinacomin và ý kiến của các
Bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ,... Thủ tướng Chính
phủ đã chấp thuận cho dừng đầu tư cảng Kê Gà. Trong thực tế hầu như chưa có sự
đầu tư đáng kể nào cho dự án này.
Cuối
cùng, xin gửi tới Bộ trưởng câu hỏi liên quan đến tác động môi trường. Như Bộ
trưởng vừa phân tích, đây là 2 dự án mang tính thí điểm bước đầu, liệu có xảy
ra trường hợp sau khi hoàn tất việc thí điểm, chúng ta nhận ra những tác động
đến môi trường là không thể sửa chữa. Đặc biệt là vấn đề bùn thải từ các dự án
này ?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy
Hoàng: Tác động môi trường là vấn đề
được Đảng và Nhà nước cũng như dư luận quan tâm đặc biệt. Chúng ta đã có nhiều
bài học về môi trường, không chỉ trong nước mà có cả trên thế giới. Chính vì
vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Công Thương chủ trì
phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành thận trọng các khâu có liên quan đến an
toàn công trình, từ thiết kế hồ bùn đỏ đến các biện pháp bảo vệ môi trường,
biện pháp xử lý hữu hiệu khi xảy ra sự cố.
Ngay sau khi xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, chúng ta
đã cử đoàn sang khảo sát để rút kinh nghiệm cần thiết. Hiện nay, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang hoàn thiện đề tài ở quy mô thử nghiệm, để
chuyển sang quy mô công nghiệp việc nghiên cứu xử lý bùn đỏ để thu hồi lại xút,
sản xuất sắt xốp, xỉ. Nếu thành công, vừa sẽ mang lại nguồn thu bổ sung cho dự
án, vừa giảm chi phí đầu tư.
Với sự vào cuộc của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, nhiều cơ
sở nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước, tôi cho rằng, chúng ta có thể
yên tâm về vấn đề môi trường tại 2 dự án trên, nghĩa là không thể để xảy ra
tình trạng sau khi hoàn tất việc thí điểm lại phát sinh các hậu quả tiêu cực về
môi trường mà không thể khắc phục.
P/s: Hi vọng với bài trả lời phỏng vấn này của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng
trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” thực sự giải tỏa được
những hoài nghi lâu nay của những người quan tâm về dự án lớn này. Qua đây
chúng ta hãy cùng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước với những quyết
sách mang tính chiến lược đưa Việt Nam chúng ta phát triển đi lên hội nhập cùng
quốc tế./.
Chúng ta phải có cách thức làm chủ công nghệ, khai thác để phục vụ ngành công nghiệp trong nước.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaĐây là vấn đề nhạy cảm, dễ bị các thành phân thù địch lợi dụng để chống phá đảng, nhà nước ta.
Trả lờiXóaĐã là tài sản quốc gia thì cần phải có cách thức,biện pháp quản lý cho đúng đắn, Người dân có ý kiến cũng không phải là không có lý. Giả sử chúng ta tự khai thác, tự sử dụng thì được sự đồng thuận của nhân dân hơn.
Trả lờiXóaPhat triển kinh tế là điều cần thiết, nhưng phải cũng phải cần đến lợi ích lâu dài của đất nước.
Trả lờiXóaĐể phát triển kinh tế, thì cần phải có những bước đi táo bạo, đó là điều đúng đắn.
Trả lờiXóaKhai thác tài nguyên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước, điều đó là đúng đắn, có gì phải bàn cãi. Đừng để mấy thằng bố láo, kích động làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh thế đất nước được.
Trả lờiXóaCần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra những quyết định mang tính trọng yếu này.
Trả lờiXóacác nhà nghiên cứu nên làm việc tích cực hơn để khi khai thác sẽ không gây ảnh hưởng tới người dân ở vùng đó
Trả lờiXóaHi vọng rằng những gì mà Bộ trưởng đã trả lời sẽ là sự thật và chúng ta sẽ ko phải lo lắng về việc này nữa
Trả lờiXóaKhông khai thác bây giờ thì đời con cháu nó khai thác. Gì mà cứ phải xồn xồn lên thế
Trả lờiXóaKhai thác nhưng phải có sự tính toán, đừng vì sự thích thú nhất thời mà ảnh hưởng đến người dân .
Trả lờiXóaHi vọng những gì bộ trưởng nói phản ánh đúng bản chất sự việc, Vì lợi ích dân tộc, vì sự hưng thịnh của quốc gia.
Trả lờiXóaLà người lãnh đạo phải có cái tâm, cái tầm thế mới có khả năng phát triển đất nước được chứ. khai thác để phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp đất nước có gì không đúng. ???
Trả lờiXóaĐây được coi là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp. Chủ trương này đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng
Trả lờiXóaHi vọng là như thế
Tại sao bây giờ mới có lời giải thích. Các bố chỉ làm trò. Có điều đây cũng là một bài học cho mấy bác, đừng mắc phải những sai lầm tương tự .
Trả lờiXóaCần phải quan tâm đến những tác động về môi trường, về sinh thái, Hunggari là một điển hình cần tránh đi vào vết xe đổ đó .
Trả lờiXóaVấn đề khai thác phải tính toán về trước mắt và lâu dài. Đây cũng là vấn đề bị thế lực thù địch lợi dụng kích động nói xấu nước ta, phải hết sức thận trọng
Trả lờiXóaHy vọng dự án sẽ sớm có những thành tựu bước đầu để có thể giúp đất nước mình phát triển và nâng cao đời sống người dân
Trả lờiXóaĐây là một dự án lớn và rất có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế của đất nước ta. Các cơ quan xây dựng dự án, các nhà đầu tư cũng như các cơ quan thực hiện và quản lý dự án hãy làm việc với cái tâm và vì lợi ích của nhân dân để dự án sớm mang lại kết quả tốt đẹp
Trả lờiXóaDự án nào được đưa ra thực hiện cũng có mục đích tốt đẹp và muốn đất nước phát triển, nhưng đến khi thực hiện thì lại bị chậm tiến độ bởi vì rất nhiều lí do. Đây là hiện tượng phổ biến trong các dự án lớn của nước ta. Mong các lãnh đạo Bộ cùng các Ban ngành cần đưa ra các biện pháp uốn nắn cứng rắn với những dự án như vậy. Đừng để tạo ra một tiền lệ xấu gây ảnh hưởng tới người dân.
Trả lờiXóaCần đưa văn hóa từ chức vào các cơ quan của nhà nước. Nói được thì phải làm được chứ, không làm được thì cũng phải biết xấu hổ vì không hoàn thành nhiệm vụ chứ.
Trả lờiXóaNước ta là một nước giàu tài nguyên. Đó là sự thật, nhưng đừng để tài nguyên bị sử dụng một cách lãng phí và kém hiệu quả. Nhà nước cần xây dựng các dự án phát triển bền vững và nâng cao chất lượng các ngành hàng để có thể thu về được kết quả cao hơn.
Trả lờiXóaHy vọng sau khi tìm ra được những nguyên nhân gây chậm tiến độ thì dự án sẽ sớm hoàn thiện để đi vào hoạt động và mang lại lợi ích cho người dân và đất nước.
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước ta luôn làm những điều vì lợi ích nhân dân và quốc gia. Tôi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vì nước ta còn hạn chế về nhiều mặt nên việc chậm tiến độ trong một dự án là điều dễ hiểu. Mong rằng dự án sẽ sớm được khắc phục hạn chế và đi vào hoạt động
Trả lờiXóaĐây là dự án được nhiều người quan tâm và bọn xấu thường lợi dụng những sơ hở và thiếu sót của ta để nói xấu Đảng và Nhà nước. Mọi người cần phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để bọn xấu không thể lợi dụng được
Trả lờiXóaTôi đồng ý với tác giả bài viết. Tôi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, mọi người cần cảnh giác trước những lời lẽ bịa đặt của bọn phản động. Chỉ là những lời suy đoán vô căn cứ.
Trả lờiXóachúng ta cần có chính sách tài nguyên thiên nhiên hợp lí, cần tránh khai thác tràn lan, phung phí, và cần đảm bảo môi trường đảm bảo sự phát triển ổn định!
Trả lờiXóahi vọng là từ cái vụ bùn đỏ hungary ta rút ra được cái gì chứ tôi cũng lo lắm, lợi thì lợi nhưng lỡ may..tốt nhất là nên đảm bảo mọi mặt về công nghệ
Trả lờiXóauầy, lợi nhuận đem lại rất lớn, theo ông í nói là nhập khẩu 100%, giờ chế ra htif biết bao nhiêu mà kể nhỉ. tuy nhiên, xem xét mà nói, không nên lơ là khâu an toàn, phải nói là đặt lên hàng đầu chứ cả vùng tây nguyên đứt
Trả lờiXóaNhà nước cần quan tâm đến việc phát triển bền vững. Chứ để thứ bùn đỏ đó mà tràn ra hậu quả thì khó mà lường được
Trả lờiXóaCác cấp lãnh đạo cần quan tâm đến Bauxite Tây Nguyên. Các nhà khoa học đã có những lời cảnh báo. Khai thác sao đem lại lợi ích và an toàn
Trả lờiXóaHiện nay đã có nhiều nhà khoa học cảnh báo về Bauxite Tây Nguyên. Chính phủ nên quan tâm. có những phương án giải quyết vấn đề này.
Trả lờiXóaTheo tôi việc nhà nước quyết định xây dựng nhà máy Bauxite ở Tây Nguyên là có lý, việc xây dụng nhà máy nó mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích về kinh tế. Nhưng mà cũng phải chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống an toàn và hệ thống xử lý rác thải tránh để hậu quả xấu có thể xảy ra.
Trả lờiXóaChúng ta cùng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước trong vụ việc này. Sẽ sớm có các đường lối phù hợp để giải quyết.
Trả lờiXóaViệc khai thác nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển kinh tế là điều cần thiết, nhưng mọi thứ phải tính thật kỹ càng cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước, để sử dụng nguồn tài nguyên đó cho hợp lý.
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước ta luôn làm những điều vì lợi ích nhân dân và quốc gia. Tôi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vì nước ta còn hạn chế về nhiều mặt nên việc chậm tiến độ trong một dự án là điều dễ hiểu. Mong rằng dự án sẽ sớm được khắc phục hạn chế và đi vào hoạt động
Trả lờiXóaNhân dân luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước!
Trả lờiXóanếu mà ko bảo vệ môi trường thì ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi thứ xung quanh
Trả lờiXóaVậy là bộ trưởng đã có câu trả lời thỏa đáng cho bà con nhân dân để bà con không còn phải lo lắng nữa rồi
Trả lờiXóaKhai thác tài nguyên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước, điều đó là đúng đắn, có gì phải bàn cãi. Đừng để mấy thằng bố láo, kích động làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh thế đất nước được.
Trả lờiXóakhai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia là điều thiết yếu để xây dựng kinh tế đất nước, nhưng chúng ta khai thác phải có kế hoạch và có chủ trương để không lãng phí nguồn tài nguyên của đất nước.
Trả lờiXóanguồn tài nguyên khoáng sản là tài nguyên quý giá của đất nước, vì vậy chúng ta phải biết khai thác có hiệu quả,để không làm lãng phí nguồn tài nguyên và xâm hại môi trường xung quanh.chúng ta phải có những chính sách và kế hoạch để phát triển nguồn tài nguyên này.
Trả lờiXóaBài viết đã nói rất rõ rằng khai thác Bô xít nhằm 2 mục đích lớn, đây là bước khởi đầu cho tiến trình hình thành ngành công nghiệp nhôm của Việt Nam trong tương lai, nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng chiến lược Tây Nguyên. Đúng vậy, người dân Tây nguyên khó khăn về kinh tế nên dễ bị bọn phản động lợi dụng, lôi kéo. Nếu dự án thành công, sẽ làm cho bọn phản động khó khăn hơn trong việc xúi giục, mua chuộc họ. Chẳng trách bọn chúng ra sức xuyên tạc bịa đặt chính phủ về vấn đề này
Trả lờiXóachúng ta cần phát triển ổn định! đảm bảo an sinh xã hội! tránh khai thác tràn lan, làm phung phí tài nguyên quốc gia!
Trả lờiXóaCái dự án bauxit này do ko trả lời sớm nên cũng bị không ít chỉ trích từ phía người dân cũng như cán bộ lão thành đồng thời cũng bị một số phần tử xấu kích động nói xấu nhà nước ta.Nay vấn đề đã được sáng tỏ chúng ta cung yên tâm hơn phần nào tin tưởng phần nào đối với Đảng và nhà nước ta
Trả lờiXóatây nguyên là vựa lớn tài nguyên khoáng sản,và bauxite là không ngoại trừ.chúng ta cần khai thác triệt để và tránh láng phí,rất cần sử lý hợp lý
Trả lờiXóaCần khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý, và quan trọng hơn là thúc đẩy kinh tế khu vực Tây Nguyên phát triển!
Trả lờiXóakhông nên để bọn xấu có cớ để nói,tài nguyên nhiều nhưng có hạn cần khai thác hợp lý để không ảnh hưởng đến môi trường
Trả lờiXóađất nước ta có cái buồn là không biết xử lý tài nguyên thô.chúng ta xuất khẩu quặng thô rất nhiều nhưng lại nhập hợp kim hay các chất tinh luyện lại mà không làm được rất tốn kém
Trả lờiXóatài nguyên khoáng sản là một nguồn có hạn, chúng ta cần sử dụng khai thác hợp lý, để phát triển kinh tế một cách bền vững, tránh để tình trạng bị cạn kiệt nguồn khoáng sản trong quá trình đất nước đang công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Trả lờiXóatài nguyên khoáng sản của nước ta thì mãi vẫn thuộc về nước mình. Dù thế nào cũng do chính mình khai thác chứ không cần bất cứ nước nào hay thế lực nào phải can thiệp vào cả.
Trả lờiXóaCần khai thác tài nguyên một cách hợp lý tránh lãng phí tài nguyên của quốc gia nhất là hạn chế tài nguyên chảy ra ngoài nước.
Trả lờiXóachính sách khai thác tài nguyên của Đảng và Nhà nước ta là hợp lý, những hoài nghi về chính sách của Đảng ta đã bị loại bỏ. Vì thế dù thế nào chúng ta vẫn tin tưởng vào Đảng và nhà nước ta.
Trả lờiXóaviệc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp, đã được Đảng, Nhà nước xem xét thận trọng, giao cho Vinacomin tổ chức triển khai.
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước đã tính toán rất kỹ lưỡng mới triển khai kế hoạch làm bô-xít. Chứ không thể làm kiểu ăn xổi ở thì, chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu cẩn thận, mời bao nhiêu đoàn khảo sát. Trình lên, trình xuống cân nhắc kỹ lắm mới làm chứ có phải chơi đâu
Trả lờiXóaChúng ta cần phải có cái nhìn toàn diện hơn. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là điều cần làm, song làm như thế nào vào làm ra làm sao mới là vấn đề quan trọng. Khi mà Tây Nguyên hiện đang được liệt vào danh sách điểm nóng, là mục tiêu mà các đối tượng nhắm vào. Nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tình hình chính trị xã hội
Trả lờiXóaMột dự án lớn và rất có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế của đất nước ta. Hi vọng dự án sẽ thành công.
Trả lờiXóaPhải biết khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả, không làm lãng phí nguồn tài nguyên, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trả lờiXóaKhai thác nhưng phải có kế hoạch và có chủ trương để không lãng phí nguồn tài nguyên của đất nước.
Trả lờiXóaLàm gì cũng phải quan tâm chú ý bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Trả lờiXóaĐây là dự án gây nhiều tranh cãi và cũng có nhiều ý kiến phản đối. cũng không phải không có lý do. mình tin vào quyết định của Đảng và Nhà nước. Mong dự án sẽ đúng tiến độ và đạt hiệu quả như mong đợi.
Trả lờiXóaKe ga hay xuong ga hoc trong hong lo thi bao la lo pha san thua thiet qua roi gai di gia mom...
Trả lờiXóamày viết cái gì thế có biết bật Vietkey không hay là không biết sử dụng máy tính thằng ngu si " Nặc danh "
Xóaệc khai thác tài nguyên thiên nhiên là điều cần làm, song làm như thế nào vào làm ra làm sao mới là vấn đề quan trọng. Khi mà Tây Nguyên hiện đang được liệt vào danh sách điểm nóng, là mục tiêu mà các đối tượng nhắm vào. Nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tình hình chính trị xã hội
Trả lờiXóa