THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

07 tháng 3 2013

GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP – CẦN NHỮNG CON NGƯỜI CÓ TÂM, TẦM VÀ TÀI

by Mõ Làng  |  at  7.3.13

Hải An

Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý cao nhất, là “khế ước xã hội” giữa người dân với nhà nước, trong đó người dân trao quyền cho nhà nước, để đổi lại nhà nước cam kết tôn trọng bảo vệ quyền của người dân. Đối với một quốc gia, Hiến pháp là nền tảng tư tưởng, chính trị và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của một nhà nước gắn liền với một chế độ xã hội.
Trên thế giới không có bản hiến pháp nào làm khuôn mẫu chung cho mọi nhà nước, mọi dân tộc. Xây dựng và hoàn thiện hiến pháp là công việc của mỗi dân tộc, là công việc của những người đại diện cho toàn dân. Nói cách khác là của Quốc hội. Khi nói nhân dân là người “phúc quyết” hiến pháp cũng không có nghĩa, mỗi người dân đều trực tiếp “phúc quyết”, mà bao giờ cũng phải thông qua một cơ chế, một hình thức nào đó để bảo đảm quyền đó. Ở nước ta đó là Quốc hội.
Đại hội Đảng XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) đã khẳng định lại luận điểm: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; Đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Những tư tưởng trên đã được Quốc hội tiếp thu và thể hiện trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) năm 1992.
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết (số 38/2012/QH13) về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP năm 1992. Nghị quyết viết: Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố. Như vậy là Văn bản DTSĐHP vừa được công bố đã được các đại biểu Quốc hội thông qua, chứ không phải là một văn bản được bất cứ tổ chức nào, cá nhân nào đề xuất. Nghị quyết đã yêu cầu: “Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến của nhân dân; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.
Cho đến nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, cuộc vận động đóng góp ý kiến cho DTSĐHP đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi trong toàn Đảng, toàn dân. Không chỉ các tổ chức mà nhiều ý kiến của cá nhân cũng đã được báo chí đăng tải. Nhiều nội dung đã được đề cập trong đợt đóng góp ý kiến lần này. Chẳng hạn như Điều 4 (về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam), có ý kiến cho rằng: Cần thể chế hóa điều này một cách cụ thể; Về quyền con người (Chương II), có ý kiến cho rằng, cách viết của DTSĐHP vẫn còn có cụm từ thể hiện tư duy "xin-cho", cần làm rõ hơn khái niệm quyền con người; hoặc quy định về đất đai sao cho bảo vệ được đất nông nghiệp và quyền lợi của nông dân, không bị "thu hồi” không phải vì lợi ích của xã hội mà vì lợi ích của doanh nghiệp…
Tuy nhiên, trên một số trang mạng đã xuất hiện những ý kiến đóng góp không dựa trên những mục tiêu, nguyên tắc - xây dựng và hoàn thiện nhà nước CHXHCN Việt Nam và chế độ xã hội XHCN của nhân dân ta.
Chẳng hạn, người ta góp ý thay đổi chế độ xã hội và gợi ý “tham khảo”, “thảo luận” một bản hiến pháp hoàn toàn khác với Hiến pháp 1992, một bản Hiến pháp theo chế độ cộng hòa tổng thống. Trong đó, người ta gợi ý thay đổi tên nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ tổng thống với 2 viện - Thượng viện và Hạ viện…
Như mọi người đều biết, Hiến pháp 1992 là bản Hiến pháp thứ tư, kế thừa các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Đây là những bản Hiến pháp của nhân dân ta sau khi giành được độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các hiến pháp 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi 2001) đều kế thừa các bản Hiến pháp trước, đồng thời đáp ứng mỗi bước phát triển về thực tiễn nhận thức của Đảng ta.
So với các bản Hiến pháp trước (chẳng hạn Hiến pháp 1980 quy định nhà nước ta là “nhà nước chuyên chính vô sản…”; nền kinh tế của Việt Nam là kinh tế kế hoạch hóa với 2 thành phần: “Quốc doanh” và “Hợp tác xã”…), Hiến pháp 1992 đã có những bước phát triển quan trọng. Đặc biệt, Hiến pháp 1992 có những quy định mới về chế độ chính trị, kinh tế, như Nhà nước CHXHCN Việt Nam là “nhà nước pháp quyền XHCN…; Đảng Cộng sản… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”; “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình và được Quốc hội thông qua để lấy ý kiến nhân dân lại có thêm những bước phát triển mới, tập trung vào ngăn ngừa lạm dụng quyền lực, nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức. Chẳng hạn DTSĐHP có đoạn bổ sung về Điều 4, Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam): “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” (Điều 4.2); đưa Chương V (Quyền và nghĩa vụ công dân, Hiến pháp 1992) lên vị trí thứ hai trong văn bản Hiến pháp, đồng thời bổ sung nội dung Quyền con người vào chương này, hình thành chương II: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”; hoặc bổ sung một số nội dung của một số điều như: “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân (Điều 26.2)…
Góp ý kiến DTSĐHP 1992 là quyền lợi và trách nhiệm của mọi người. Đồng thời các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm quyền của người dân trong việc góp ý DTSĐHP. Trách nhiệm đó trước hết cần tập hợp đầy đủ nhất (có thể) mọi ý kiến của nhân dân, theo tinh thần “không có vùng cấm”. Thứ hai cần làm rõ mục tiêu của cuộc vận động đóng góp ý kiến DTSĐHP là nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội XHCN, bảo vệ Nội dung cơ bản, cốt lõi của Hiến pháp 1992, bản Hiến pháp ghi nhận thành quả trên 60 năm qua của cách mạng Việt Nam. Thứ ba, cần kế thừa chọn lọc tinh hoa của nhân loại để hoàn thiện nhằm nâng cao văn kiện Quốc gia này, song không vì vậy mà bỏ qua những đặc thù về lịch sử, truyền thống và văn  hóa của dân tộc cần thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi mới.
Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đang được toàn Đảng, toàn dân ta hưởng ứng sôi nổi với ý thức trách nhiệm cao. Lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là công việc rất hệ trọng. Bởi vậy, tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 27-2 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã chỉ rõ: Việc lấy ý kiến người dân phải “vừa sâu, vừa rộng...”. Đi kèm với đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch...
Sở dĩ phải đặt vấn đề như vậy là vì hiện nay đang có một số phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch phản động tiếp sức đang lợi dụng công việc quan trọng này để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Những quan điểm sai trái, những luận điệu phản động được họ soạn thảo thành những tài liệu xấu mạo danh, nặc danh, thậm chí họ còn soạn ra hẳn một dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khác với Bản dự thảo Hiến pháp duy nhất do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố tổ chức lấy ý kiến nhân dân… phát tán trên internet nhằm kích động, lôi kéo người dân; lợi dụng việc đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước. Nội dung mà họ tập trung là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp); “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, họ cho rằng: “lực lượng vũ trang phải trung lập”; lực lượng vũ trang chỉ trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam hay với bất kỳ tổ chức nào…
Đó là những luận điểm hết sức sai trái và không thể chấp nhận. Thực tế đòi hỏi các cơ quan chức năng cùng với việc quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình đối với từng điều khoản trong dự thảo, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Trong việc tổng hợp và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các tập thể, cá nhân, các cơ quan chức năng cần có sự nhìn nhận, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng việc góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để thực hiện các mục đích cá nhân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đồng thời, các lực lượng chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Rất cần những con người đủ tâm – tầm  - tài để công cuộc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đạt được yêu cầu đặt ra và thực sự là động lực phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 

67 nhận xét:

  1. Hiến pháp là nền tảng tư tưởng, chính trị và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của một nhà nước gắn liền với một chế độ xã hội vì thế để sửa đổi Hiến pháp cần có sự góp ý của những người có tâm có tài có tâm huyết để bản Hiến pháp đi vào thực tế có hiệu quả hợp lòng dân.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng như vậy.Không phải ai cũng có đủ trình độ để góp ý sửa đổi hiến pháp.Huống hồ hiến pháp là do rất nhiều người uyên bác ,giỏi giang nghiên cứu ,biên soạn,nội dung của hiến pháp có lẽ đã chuẩn mực rồi ,nếu sửa phải chăng chỉ thêm bớt một phần rất rất nhỏ nữa mà thôi

    Trả lờiXóa
  3. cần nhiều thời gian hơn để nhận thêm những đóng góp của nhân dân, những ý kiến khách quan và mang tính xây dựng của mọi người mới đem lại một Hiến pháp thành công.

    Trả lờiXóa
  4. Sửa đổi Hiến pháp là việc làm hết sức cần thiết và đòi hỏi cần phải hết sức hệ trọng chứ đâu thể nói bỏ điều này điều kia là dễ dàng đâu

    Trả lờiXóa
  5. Bọn phản động hiện nay đã sử dụng đủ các loại công cụ để nhằm chống phá chính quyền ta, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này

    Trả lờiXóa
  6. Việc sửa đổi Hiến Pháp cần phải có sự tham gia của những người thực sự phải có tâm có tài. Nếu không rất dễ để những kẻ xấu xuyên tạc, làm lệch lạc mục đích của việc sửa đổi này.

    Trả lờiXóa
  7. Đây là một sự kiện lớn trong nước nước vì vậy không tránh khỏi những ý kiến của lũ trí thức dởm thừa nước đục để thả câu

    Trả lờiXóa
  8. Cần có những con người đủ tài đức để có thể đưa ra những sửa đổi vừa hợp lòng dân vừa đưa đất nước tiến lên một cách nhanh chóng

    Trả lờiXóa
  9. Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý cao nhất, nếu mà cứ để cho cả bọn trẻ trâu vắt mũi chưa sạch đưa ra những ý kiến vớ vẩn thì thật chẳng ra làm sao hết

    Trả lờiXóa
  10. Đảng và nhà nước cần những con người đủ đức đủ tài để đưa ra những ý kiến đóng góp thật là chuẩn mực giúp Đảng ta có thể sửa đổi bổ sung hiến pháp phù hợp với tình hình hiện nay

    Trả lờiXóa
  11. Thế nào là góp ý mang tính chất xây dựng và thế nào là việc cố tình chống phá, lợi dụng việc trưng cầu ý dân của Nhà nước nhằm lật đổ chính quyền, chắc là chúng ta đều hiểu rõ cả rồi

    Trả lờiXóa
  12. Sửa đổi Hiến pháp có vai trò quan trọng. Nó tập trung ý kiến khách quan của nhân dân chứ không có phải là sự chủ quan của một số kẻ có suy nghĩ xấu, lợi dụng việc này để đặt điều nói xấu chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam. Những người tham gia đóng góp ý kiến phải thật sự có tâm.

    Trả lờiXóa
  13. Nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào các đại biểu quốc hội sẽ là đại diện cho nhân dân góp tiếng nói xây dựng đất nước

    Trả lờiXóa
  14. cái kết của bài thật xác đáng. Ý kiến thì công dân cũng có thể đưa ra nhưng để có ý kiến chất lượng thực sự thì chỉ có những người có tâm, có tài, có đức mới có thể có

    Trả lờiXóa
  15. đứng trước sự âm thầm chống phá của những con sâu bệnh, tôi vẫn hoàn toàn đặt niềm tin và hy vọng nơi Đảng ta

    Trả lờiXóa
  16. dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, thì toàn thể chúng ta có thể tin tưởng rằng đất nước sẽ ngày càng phát triển đi lên và sánh vai với các cường quốc trên thế giới

    Trả lờiXóa
  17. với sự phát triển không ngừng việc thay đổi hiến pháp là rất hợp lý, nhưng việc thay đổi này cần được lắng nghe ý kiến của người dân đạt được sự đồng thuận của nhân dân thì đất nước sẽ ngày càng phát triển

    Trả lờiXóa
  18. Đất nước luôn cần người tài và đức, có tài mà tâm không sáng thì là kẻ cơ hội

    Trả lờiXóa
  19. có tâm có đức thực sự vì Quốc gia dân tộc thì mới thực sự có những ý kiến đống góp có ích cho quốc hội để có thể soạn thảo ra bản hiến pháp hợp thời đại nhất, còn những kẻ chỉ biết gâp sức ép, mở các cuộc biểu tình phản động thì những đóng góp của chúng chỉ thêm làm phá hoại đất nước này thôi

    Trả lờiXóa
  20. những người đóng góp cho hiến pháp thì phải là những người yêu nước thật sự, những người luôn tin và theo Đảng

    Trả lờiXóa
  21. các nhà khoa học các nhà phản biệt giáo sư tiến sĩ đâu bây giờ đất nước cần các vị cần những cây bút sắc sảo để cho chúng biết thế nào là tri thức

    Trả lờiXóa
  22. cần những con người có tâm với đảng lại có tài.bây giờ đất nước đang nóng rất cần có những người như thế

    Trả lờiXóa
  23. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi trong nhân dân, chắc chắn dự thảo sẽ nhận được nhiều góp ý tâm huyết. Mong rằng mọi người dân hãy thật bản lĩnh và sáng suốt trước các luận điệu xuyên tạc vu khống, bội nhọ của bọn cơ hội, thù địch này

    Trả lờiXóa
  24. không chỉ có tâm,mà phải là những người có tài, có tầm nhìn chiến lược như thế hiến pháp mới thực sự phát huy vai trò của mình.

    Trả lờiXóa
  25. cần phải biết tận dụng, lắng nghe mọi ý kiến của nhân dân, thế thì hiến pháp mới là cơ sở pháp lý phục vụ, bảo vệ lợi ích cho nhân dân được.

    Trả lờiXóa
  26. tôi chả tầm cũng chả có tài nhưng tôi vẫn luôn ung hộ đảng và nhà nước giữ trọn niềm tin.

    Trả lờiXóa
  27. Hiến pháp sửa đổi, Nhưng điều cốt lõi vẫn phải khảng định được vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản vn

    Trả lờiXóa
  28. Hiến pháp là bộ luật bao trùm các bộ luật khác do vậy tầm quan trọng của Hiên pháp là bậc nhất. Những ý kiến đóng góp và việc sửa đổi Hiến pháp cần cân nhắc đảm bảo tính đúng đắn, khách quan và chứa trong đó chữ tâm

    Trả lờiXóa
  29. Nhà nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các đối tượng đang muốn tư bản hóa con đường đó, chúng ta không để chúng đạt được âm mưu đó

    Trả lờiXóa
  30. Hiến Pháp là một văn kiện quan trọng của một đất nước, sửa đổi nó là cả một vấn đề rất lớn, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đất nước. Vì vậy không phải ai cũng có thể làm được điều đó, cần những người có tài, có tâm.

    Trả lờiXóa
  31. Cần lắm những người tài và có tâm huyết để đóng ghóp cho đất nước chứ không phải là những kẻ chuyên bới móc, vạch lá tìm sâu!

    Trả lờiXóa
  32. Mong sao việc sửa đổi hiến phá lần này được thuận lợi, thành công, sửa đôi hiến pháp là việc thiết yếu khi mà đất nước ta cần những đường lối hợp vs sự phát triển của thế giới. Đây là giai đoạn mà các thế lực thù địch sẽ chống phá ta ác liệt, mong rằng toàn dân đồng lòng cùng với Đảng xây dựng đất nước

    Trả lờiXóa
  33. Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, trong bước chuyển đổi sang giai đoạn và thời mới, cần sự chung tay góp sức của toàn dân, toàn quân Việt Nam, góp tài, góp lực bảo vệ đất nước

    Trả lờiXóa
  34. Sửa đổi Hiến pháp là bước chuyển mình tất yếu cho đất nước Việt Nam phù hợp với sự phát triển của thế giới. Song trong giai đoạn này cũng sẽ xảy ra nhiều sự chống phá và ý kiến trái ngược của bọn phản động, cần thiết sự đồng lòng của toàn dân,toàn Đảng để việc sửa đổi được kết quả tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  35. đúng như vậy, sửa đổi Hiến Pháp là công việc của quốc hội, và cần những người có tâm , đủ tầm và tài

    Trả lờiXóa
  36. Hòa cùng với những đổi thay tích cực của đất nước thì việc sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với tiến trình đó là hoàn toàn hợp lí. Mong rằng hiến pháp sẽ được bổ sung và thay đổi một cách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  37. Tất cả người dân phải cùng đóng góp ý kiến,điều này quyết định vận mệnh của cả dân tộc.Nhiều người vẫn còn có thái độ hết sức thờ ơ.

    Trả lờiXóa
  38. Là luật của các loại luật, hiến pháp chứa đựng tất cả chuẩn mực chung của một xã hôi vì vậy hi vọng những nhà làm luật sẽ luôn hướng tới một hiến pháp hợp lí và phù hợp với những mong muôn của quần chúng nhân dân ta.

    Trả lờiXóa
  39. mong rằng viêc sửa đổi hiến pháo này mang lại hiệu quả tôt.quyền làm chủ cua nhân dân được thể hiện ngày càng rõ nét

    Trả lờiXóa
  40. Việc sửa đổi hiến pháp không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự đóng góp ý kiến của toàn thể quần chúng nhân dân một cách tích cực. Cần những con người thật sự có tâm có tài!

    Trả lờiXóa
  41. việc sửa đổi hiến pháp này phải được sự chấp thuân của nhân dân,vì nhà nước ta là nhà nước của dân do dân làm chủ mọi thứ phải được dân thông qua mang lại lợi ich cho nhan dân

    Trả lờiXóa
  42. Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý cao nhất, nền tảng tư tưởng, chính trị pháp lý của một quốc gia, Hiến pháp đưa ra cần có sự đồng thuận của nhân dân,chính vì vậy việc sửa đổi hiến pháp cần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và cần có những người có tâm có tài để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa

    Trả lờiXóa
  43. tránh bị kích động.chúng ta k nên bị bọn xấu kich đông đi biểu tình phá rối an ninh trật tự an toàn xã hội.đi biểu tình mất công mất việc mà lại làm việc vi pham pháp luật nữa

    Trả lờiXóa
  44. Tình yêu nước luôn tồn tại trong mỗi con người Việt, và ai cũng muốn chứng minh lòng yêu nước đối với Đảng, nhà nước. nhưng không phải hành động nào cũng là đúng, cũng là cách đúng đắn để bảo vệ nhà nước. Đưng để bị bọn phản động lợi dụng nhé

    Trả lờiXóa
  45. tính yêu thể hiện bằng bạn thực hiện đúng pháp luật học tấp tốt làm việc có trách nhiệm đóng góp cho xã hội,biết nghe ngóng thông tin là tốt nhưng không nên bị nghe lời kích động mà làm càn

    Trả lờiXóa
  46. tính yêu quê hương đất nước cũng sâu đậm như tình yêu gia đình bố mẹ,những thứ gắn liền với cuộc sống của chúng ta.đất nước trong thời kì khó khăn bị trung quốc ăn hiếp nhưng không phảo vì thế mà chúng ta lại tự gây náo động trong chính nước mình thật sai lầm

    Trả lờiXóa
  47. biết thì thưa thớt không biết thì dựa cột mà nghe.cần những người có tài có đức phát biểu chứ không cần những lũ adua theo thới thế để đòi làm anh hùng

    Trả lờiXóa
  48. Hãy đóng ghóp cho sự phát triển của đất nước!

    Trả lờiXóa
  49. em thiết nghĩ nên có mỗi vùng nên bầu chọn một người có tài và tầm và tâm đứng lên đại diện một vùng và người đó được sự ủng hộ và tin tưởng cảu nhân dân vùng đó và sẽ là người đứng nên đóng góp và góp ý tranh gây mất an ninh trật tự và cũng se có những đóng góp thiệt thực và chất lượng hơn

    Trả lờiXóa
  50. Đảng đã đưa đất nước hội nhập, khai thác tối đa các lợi thế, đối phó một cách có hiệu quả với các thách thức, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Thành quả to lớn ấy mỗi người dân Việt Nam đều cảm nhận được qua sự cải thiện đáng kể đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhất là những năm gần đây.

    Trả lờiXóa
  51. Nhưng cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng nước ta vẫn còn nghèo, đời sống của nhân dân ở nhiều nơi vẫn còn khó khăn, vất vả. Chúng ta không thể quên hình ảnh các em nhỏ phải đu người trên dây vượt sông Pô Kô để đến trường, không thể quên hình ảnh người nông dân lam lũ trên ruộng đồng, những giọt mồ hôi rơi theo những gánh hàng rong…

    Trả lờiXóa
  52. Thực tế đòi hỏi các cơ quan chức năng cùng với việc quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình đối với từng điều khoản trong dự thảo, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, giúp người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta

    Trả lờiXóa
  53. đúng chúng ta sửa đổi hiến pháp thì cần phải có những con người có tài và có đức. chúng ta phải nhìn nhận rõ những gì mà Đảng ta đã làm được cho nhân dân cho đất nước. và chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có thể làm được điều đó.

    Trả lờiXóa
  54. đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, họ cho rằng: “lực lượng vũ trang phải trung lập”; lực lượng vũ trang chỉ trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam hay với bất kỳ tổ chức nào… Đó là những luận điểm hết sức sai trái và không thể chấp nhận.

    Trả lờiXóa
  55. Cùng với một số người trong nước mơ hồ về chính trị; các thế lực thù địch huy động nhiều phương tiện, tận dụng mọi cơ hội, với nhiều hình thức, biện pháp, nhiều mũi tiến công vào vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  56. Một điều tất yếu mà lịch sử đã chứng minh rằng, chỉ có ĐCS mới đưa VN tới bến bờ XHCN, và nếu có sự tranh chấp quyền lực thì nhân dân sẽ là người phải hứng chịu những khổ đau đầu tiên.

    Trả lờiXóa
  57. Ở đây, vấn đề nếu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, chắc chắn sẽ có sự tranh chấp quyền lực xảy ra, đây là một điều tất yếu, bởi vậy sẽ gây ra cảnh sinh linh lầm than. Và rõ ràng cho thấy hiện nay ĐCS sẽ là người lãnh đạo duy nhất.

    Trả lờiXóa
  58. CẦN NHỮNG CON NGƯỜI CÓ TÂM, TẦM VÀ TÀI... Hay đó, Một cái top rất hay, đúng là phải cần có cái tâm, cái tầm và cái tài. ^^

    Trả lờiXóa
  59. Sự thất bại về những kẻ làm và dưa kiến nghị còn thực chất về nội dung bản kiến nghị thì sao? nội dung của bản kiến nghị này thực sự không phù hợp với VN trong thời kỳ hiện tại cũng như tương lai.

    Trả lờiXóa
  60. Ở đây, mỗi chúng ta, tức người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng đại cục mà theo đuổi động cơ, mục đích cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta

    Trả lờiXóa
  61. Chúng ta tham gia góp ý sửa đỏi hiến pháp phải luôn xuất phát từ lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân. Đưa chính quyền nhân dân nên làm chủ là điều nên làm, xóa bỏ điều 4 là không thể.

    Trả lờiXóa
  62. Mọi ý kiến đóng góp sửa đổi hiến pháp cua nhân dân phải được bắt nguồn từ cái tâm, lòng nhiệt huyêt muốn xây dựng đất nước thật sự thì mới có thể đưa ra được các ý kiến hay không thì chỉ làm con cờ lợi dụng cho các thế lức phản động.

    Trả lờiXóa
  63. Trong việc tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, nhân dân ta phải lấy tất cả lương tâm và trách nhiệm của mình, tìm hiểu cách kỹ lưỡng những gì cần góp ý và góp ý một cách thẳng thắn, không được đặt bút ký vội vã khi được các cơ quan nhà nước yêu cầu.

    Trả lờiXóa
  64. Điều mà nhân dân mong muốn nhất chính là bản hiến pháp sửa đổi bổ sung này sẽ đáp ứng được hết những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Vì vậy Đảng và Nhà nước hãy cân nhắc kỹ trước khi sửa đổi bổ sung vào hiến pháp cũ.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.