ĐTC - YN
Thời gian qua, lợi dụng việc Đảng,
Nhà nước ta tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, đưa bản dự thảo Hiến pháp ra lấy
ý kiến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, trên một số trang mạng Internet các
cá nhân, tổ chức phản động tăng cường hoạt động tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4
Hiến pháp, thực chất là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với nhà nước và xã hội; đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng.
Các
đối tượng sử dụng nhiều lập luận với những thủ đoạn khác nhau để phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng tựu chung lại chúng cho rằng độc
đảng là độc quyền, là không có dân chủ; độc đảng sẽ không khắc phục được quan
liêu, tham nhũng, tha hóa và như vậy đất nước sẽ không phát triển được. Rằng xóa
bỏ Điều 4 trong Hiến pháp đang là nguyện vọng của người dân Việt Nam, từ đó
chúng hô hào mọi người ký tên này nọ, tranh đấu này kia như những “con rối”.
Đây
thực sự là những luận điệu thể hiện ý thức chống đối sâu sắc trên một nền tư
duy chính trị non nớt, vô căn cứ khoa học và thực tiễn.
Trước
hết phải khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử,
đã và hiện nay vẫn đang được đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thực
tiễn lịch sử chứng minh: Từ khi thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam trở
thành hạt nhân lãnh đạo, là lực lượng đại diện, đại biểu trung thành lợi ích của
nhân dân Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân tộc ta đấu tranh giành được những thắng
lợi vẻ vang: Đánh bại hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ bậc nhất thế giới là
Pháp và Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Cùng với tiến trình lịch sử
vẻ vang của dân tộc ta, Đảng Cộng sản với bản chất cách mạng chân chính đã dần
tạo được niềm tin và được quần chúng nhân dân suy tôn là lực lượng lãnh đạo, là
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, Đảng tiếp
tục chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi khó khăn, đưa đất nước không ngừng
phát triển. Những thành tựu đạt được của gần 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an
ninh - quốc phòng đã minh chứng năng lực lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với niềm
tin của quần chúng.
Tuy còn một số tồn tại, yếu kém trong
lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội; trong Đảng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên
có biểu hiện thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng dẫn đến có hiện tượng
tiêu cực về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí gây ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng đối với nhân dân; nhưng điều quan trọng là Đảng ta đã nhận rõ và
đang tăng cường các biện pháp quyết liệt (Nhất là thực hiện Nghị quyết Hội nghị
TW4 Khóa XI) xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy
thoái, tiêu cực, để Đảng luôn giữ được
niềm tin yêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.
Và hơn hết, trái
ngược hẳn với những luận điệu tuyên truyền của các đối tượng phản động thù địch,
hiện nay nhân dân Việt Nam vẫn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam, với một
quá khứ lịch sử vẻ vang cùng dân tộc, với bản chất cách mạng sẽ thực hiện thành công công cuộc xây
dựng và chỉnh đốn Đảng, khắc phục vấn đề còn tồn tại, hạn chế, xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh để tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo đất nước vượt qua
những khó khăn thách thức, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Những
ai không cảm nhận được niềm tin đó của nhân dân, thì hoặc là kẻ sa rời
thực tiễn, hoặc là kẻ thâm thù với Đảng, với cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, quan
điểm cho rằng độc Đảng lãnh đạo là độc quyền, là mất dân chủ, là dẫn đến quan
liêu, tham nhũng là không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Về lý luận, độc quyền tức là quyền lực Nhà nước
nằm trong tay một người hoặc một nhóm người nào đó và chúng sử dụng quyền lực
này để mưu lợi cho bản thân. Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng do sự
tín nhiệm của nhân dân mà được nhân dân suy tôn giữ vai trò đại diện gánh sứ mệnh
lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhằm bảo vệ lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động
và dân tộc Việt Nam, do đó, nói Đảng Cộng sản Việt Nam là độc quyền, mất dân chủ
trên phương diện này là hoàn toàn sai lầm.
Về thực tiễn cho
thấy, ngay ở các nước tư bản với chế độ đa nguyên, đa đảng lại thường xuyên xảy
ra hiện tượng độc quyền, quyền lực Nhà nước do một người hoặc một nhóm người
năm giữ để phục vụ lợi ích cho nhóm thiểu số đó, điển hình như các chế độ độc
tài gia đình trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông, mà trong thời gian gầy đây
chúng ta biết đến với các cuộc nổi dậy của người dân lật đổ các chế độ độc tài
này ở Ly Bi, Ai Cập, Tuynidi….. Hay lùi về lịch sử đó là chế độ độc tài Duce Benito Mussolini, từ 1925 tới 1943 tại Ý;
chế độ độc tài Ferdinand Marcos ở
Philipin, từ 1972 đến 1986; chế độ độc tài Pinochet ở Chi Lê, từ năm 1973 tới
1990; Chế độ độc tài Park Chung Hee, từ năm 1961 – 1979, tại Hàn Quốc….
đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân của các nước này. Do vậy đánh đồng độc Đảng
lãnh đạo là độc quyền, đa Đảng là tự do, dân chủ như chúng thấy ở trên là áp đặt
không có căn cứ thực tiễn.
Như vậy, không cần phải đưa ra kết luận
thì mọi người đều có thể tự mình đánh giá được những luận điệu trên đúng hay sai?
cũng như bản chất thực sự của những kẻ đưa ra những luận điệu xuyên tạc, áp đặt,
vu khống đó. Liệu chúng có phải vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam như chúng
đang tự tung hô với nhau hay là vì động cơ thấp hèn, bởi sự hận thù sâu sắc với
cách mạng, tâm lý của những kẻ bại trận, một thời ôm chân đế quốc phản bội lại
tổ quốc Việt Nam này?.
Hơn bao giờ hết, với lần sửa đổi Hiến
pháp lần này, khi các thế lực thù địch, phản động với cách mạng đang ra sức
tuyên truyền đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh
giác, phải tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã
hội, đó cũng chính là ý chí và nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam
0 nhận xét: