THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

10 tháng 4 2013

BÁO CHÍ VÀ NGÔN NGỮ DÂN TỘC

by Unknown  |  at  10.4.13

Nguồn: Internet
Xưa nay cơ quan ngôn luận luôn được đánh giá cao ở khả năng sử dụng ngôn từ để chuyển tải những nội dung mà xã hội quan tâm. Ý thức được điều đó nên những bài viết, phóng sự khi được đăng tải, phát hành rộng rãi trong công chúng phải trải qua quy trình kiểm duyệt gắt gao về nội dung, hình thức. Đặc biệt ngôn ngữ được sử dụng phải được chuẩn mực hóa, phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như tâm hồn và cốt cách của dân tộc và con người Việt Nam. Dẫu biết rằng ngôn ngữ dù sao cũng vẫn là một lãnh vực rất lớn và rất khó tìm một thước đo hiệu quả nhưng công chúng và dư luận luôn chờ đợi ở những người làm báo sự đổi mới, sang tạo trong sử dụng ngôn từ nhưng cũng yêu cầu họ trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Dù không thể đo lường một cách khách quan để định giá từ ngữ nào "đúng hay sai" trong tất cả phương diện, ít nhất cách viết sao cho bài văn trở nên "dễ hiểu" đối với mọi người, hay ít nhất là một số người có học lực trung bình vẫn là mục đích tối hậu trong việc truyền thông. Thiết nghĩ, bài sau đây nhận xét vài thí dụ cụ thể có thể đóng góp một số phương pháp hữu ích cho mục đích đó.


Trước nhu cầu thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong nước của một bộ phận người Việt Nam làm ăn, sinh sống và học tập tại Hải ngoại hàng loạt các tờ báo, trang điện tử tiếng Việt mọc lên ngày càng nhiều như VOA, RFI, BBC… hoặc một số đài nước ngoài có ban Việt Ngữ. Ban đầu với sự ra đời các trang báo này đã thu hẹp khoảng cách giữa những người con xa xứ với phần còn lại nơi Tổ quốc dấu yêu nhưng cùng với thời gian đã xuất hiện ngày càng nhiều sự bất cập. Thậm chí nó còn gây nên những hiệu ứng xấu cho xã hội trong nước. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập đến một khía cạnh liên quan đến cách sử dụng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của những người làm báo tại VOA, BBC.




Với những công dân Việt Nam tại hải ngoại rất ít khi nghe đài VOA hoặc BBC bởi vì nếu là tin tức thế giới thì đã được các hãng thông tấn AP, UPI, Reuters… rồi các hãng truyền hình lớn như CNN, Fox News, các báo như New York Times, Washington Post tranh nhau loan tin sớm nhất. Rồi thì báo chợ, báo biếu Việt ngữ lan tràn ở cộng đồng cho nên chẳng cần nghe BBC hay VOA làm gì. Nhưng thời gian gần đây vì cần theo dõi tin tức ở trong nước cũng như những diễn biến dồn dập ở Biển Đông cho nên họ mới “mò” vào xem các trang Việt ngữ của BBC và VOA bởi vì các hãng này loan tin khá nhanh song nhiều khi cũng “cóp” lại bản tin trong nước.


Đau lòng hơn khi phải đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời. Đó là một thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch theo kiểu “mot à mot”. (Lối dịch theo dòng, từng chữ một mà không tìm hiểu ý của cả đoạn văn. Dịch theo kiểu “mot à mot” thì văn ngây ngô giống như ông Tây hay ông Mỹ nói tiếng Việt không rành.).


Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương. Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách…và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam…mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ “đương thời” như thế. Thật chua xót!


Càng đọc các trang Việt ngữ của BBC và VOA ngày nay tôi lại càng tiếc thương những khuôn mặt cũ của BBC và VOA - hoặc đã qua đời hoặc đã về hưu vì tuổi già bóng xế như: VOA với Lê Văn, Nguyễn Sơn, Bùi Bảo Trúc, Phạm Trần v.v.. BBC với Đỗ Văn, Thành Xuân Hồng, các xướng ngôn viên như Xuân Kỳ, Hữu Đại, Hồng Liên, Vĩnh Phúc v.v.. Văn sao chải chuốt, khuôn mẫu, đứng đắn, chừng mực và giọng đọc thu hút người nghe như những xướng ngôn viên thượng thặng của đài truyền hình Mỹ. Tôi cảm phục tài lựa chọn người đọc và biên tập viên Việt ngữ của các vị giám đốc VOA & BBC ngày xưa …có lẽ các vị này cũng đã già nua quá hoặc đã qua đời.


Làm văn hóa mà sai thì di hại đến ngàn đời sau. Viết loại văn “ba trợn ” mà đăng trên các báo chợ thì tác hại không bao nhiêu, nhưng nếu nó được đăng trên trang điện tử lớn như BBC hoặc VOA với cả triệu người đọc thì tác hại khôn lường. Loại “tiếng Việt kinh hoàng” này lâu dần sẽ trở thành tiếng Việt chính thống. Và khi đó thì thì ôi thôi…4000 năm văn hiến: “Quốc Tổ có về cũng khóc thôi”!


Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số tiêu đề hoặc một số đoạn văn để quý vị thấy trình độ Việt ngữ của các biên tập viên người Việt của BBC và VOA như thế nào:


1) BBC tiếng Việt ngày 27/1/2013: “Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.” Đây là câu văn quái dị. Danh từ “tiền sử” (Pre-history) có nghĩa là thời kỳ ăn lông ở lỗ. Không ai dùng hai chữ “tiền sử” để nói trong quá khứ đã từng mắc một bệnh gì đó. Câu văn gọn nhẹ là, “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.”


2) VOA tiếng Việt ngày 7/2/2013: “Các phần tử cực đoan đang đe dọa sẽ làm trật đường rầy tiến trình chuyển đổi sang dân chủ của Tunisia.” Động từ “derail “ nghĩa đen là làm trật bánh, nhưng nghĩa bóng là “làm lệch hướng” hoặc “làm chệch hướng”. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Các phần tử cực đoan đang đe dọa làm lệch tiến trình dân chủ của Tunusia.”


3) BBC tiếng Việt ngày 8/2/2013: “Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN”. Đây là câu văn tối nghĩa, giống như một ông Tây, ông Mỹ không rành tiếng Việt mà nói tiếng Việt. Đọc kỹ nội dung thì ông giáo sư này xúc phạm tới người Việt Nam chứ không phải “chê”. Chê và xúc phạm- mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Kêu gọi sa thải giáo sư Mỹ đã xúc phạm người Việt Nam.”


4) VOA ngày 7/2/2013; “Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ”. Câu văn không sai nhưng thiếu trình độ. Câu văn khá hơn là, “Chuyện phục vụ thiện nguyện ở Mỹ”.


5) BBC ngày 10/2/2013: “Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.”. Chữ “mới” ở đây thừa vì đóng tàu là đóng tàu mới rồi. Không ai đóng tàu cũ cả.


6) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Hơn một tỉ người châu Á trên khắp thế giới đã bước vào năm con Rắn bằng những màn pháo bông, ăn nhậu và đi thăm người thân.” Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam ngoài việc đón mừng năm mới còn là cả một truyền thống văn hóa bao trùm lên các lãnh vực gia đình, làng nước, xã hội, tâm linh chứ không phải là chuyện “ăn nhậu” bình thường. Người viết bài này có thể không phải là người Việt Nam hoặc dịch từ một bài viết bằng Anh Ngữ của một ký giả người Anh không am hiểu văn hóa Á Đông. Tiêu đề gọn, chỉnh về ý và lời có thể như sau,” Hơn một tỉ người Châu Á khắp thế giới bước vào năm con Rắn bằng những màn đốt pháo bông, tiệc tùng và thăm viếng người thân.”


7) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Vùng đông bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau cơn bão tuyết hung bạo.” Hai chữ “hung bạo” dùng cho người. Còn đối với loài động vật hoặc thiên nhiên thì người ta thường dùng các chữ “dữ dội”, “ác liệt” v.v…Do đó câu văn chỉnh sẽ là “ Vùng Đông Bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau trận bão tuyết dữ dội.”


8) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Xuất hiện ảnh hậu phẫu của Hugo Chavez”. Đây là loại tiếng Việt kém mà lại làm dáng. Tại sao không viết cho gọn nhẹ và trong sáng hơn: “Ảnh Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu” hoặc ngắn gọn hơn, “Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”.


9) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Malaysia bắt giữ thượng nghị sỹ Úc”. Đọc tiêu đề người ta ng tưởng rằng ông thượng nghị sĩ Úc bị chính quyền Mã Lai bắt vì phạm tội gì đó. Nhưng khi đọc nội dung thì không phải vậy. Ông thượng nghị sĩ này chỉ bị giữ tại phi trường, không cho nhập cảnh vì lý do an ninh. Vậy tiêu đề đúng và phản ảnh nội dung là “ Malyasia chặn giữ thượng nghị sĩ Úc tại phi trường.”


10) BBC tiếng Việt ngày 17/2/2013: “Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il”. Đáng lý ra phải viết “Bắc Hàn kỷ niệm ngày Kim Jong-il qua đời”. Đây là loại tiếng Việt kém cỏi, xem thường người đọc quá đỗi.


11) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên”. Hiện nay trong nước và hải ngoại, hai chữ “phê bình”. “phê điểm” được tóm gọn thành một chữ là “phê”. Thậm chí chích xì ke ma túy khiến ngây ngất cũng gọi là “phê” (effet của tiếng Pháp). Thật là loại tiếng Việt hỗn loạn không thấy có trong bất kỳ cuốn từ điển Việt Ngữ nào.


12) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt”. Đọc kỹ nội dung bài viết chúng ta thấy đây là một cuốn phim sản xuất không tốn kém chứ không phải giá rẻ, nhưng thu lợi nhiều (thành công) chứ chẳng “gây sốt” gì cả nhưng lại được tác giả viết bừa bằng lối văn “ giá rẻ hay rẻ tiền”. Câu văn chỉnh hơn là “Trung Quốc: Phim không tốn kém nhưng thành công bất ngờ”. Xin tác giả nhớ cho “giá rẻ” và “ít tốn kém” ý nghĩa khác nhau. Nếu không rõ nghĩa thì nhớ tra từ điển.

13) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm”. Câu văn này bị lỗi về văn phạm. Phải phải thêm chữ “bị” nữa thì câu văn mới hoàn chỉnh. Câu văn chỉnh phải viết “ Phóng viên BBC đình công vì bị cắt giảm việc làm” hoặc “Phóng viên BBC đình công vì việc làm bị cắt giảm”.

14) BBC tiếng Việt ngày 7/12/2012: “Cấm quan chức Nga 'vi phạm nhân quyền’ “. Câu văn này gây hiểu lầm là Nga ngăn cấm các viên chức của mình không được phép vi phạm nhân quyền. Nhưng thực ra đây là biện pháp Hoa Kỳ trừng phạt các giới chức Nga đã vi phạm nhân quyền. Do đó câu văn chỉnh phải là, “Trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền”.

15) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Tàu không gian này sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1.” Môdun= Module= Bộ phận rời, bộ phận phụ. Ngoài ra đoạn văn “ sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1” rất tối nghĩa, phải dịch là, “ sẽ ráp nối với một bộ phận thí nghiệm ngoài không gian gọi là Thiên Cung 1”

16) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sách”. Tác giả tiêu đề này dùng chữ khó và cầu kỳ quá. Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn? “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Đây chỉ là một tin tức bình thường của đời sống mà tác giả lại dùng lối văn “đao to búa lớn” thuộc lãnh vực chính trị của thế giới chẳng hạn như “Thế giới quan ngại về việc gia tăng ngân sách quốc phòng bất thường của Trung Quốc.” Điều đó chứng tỏ tác giả bài viết kém hiểu biết về ngôn ngữ.

17) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Nhật Bản sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ cú phóng tên lửa nào từ Bắc Hàn.” Lời văn đang chững chạc, bỗng dưng tác giả “phang” câu cú phóng rất “bình dân” giống như của mấy chú bé cửi trần đánh đinh đánh đáo nói chuyện với nhau ở vỉa hè. Ngoài ra người ta chỉ nói “cú đấm”, “cú đá” chứ chẳng ai nói “cú phóng tên lửa” cả!

18) VOA tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.” Không ai nói “khung hình phạt” cả, mà là “mức hình phạt từ”. hoặc “hình phạt quy định từ 12 năm tới 20 năm.” Người viết bản tin này không có kiến thức về luật pháp.


19) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách (xuất cảng vũ khí) này.”. Tác giả không phân biệt được thế nào là “đầu tiên” và thế nào là “hàng đầu”. Đầu tiên là trước tiên, nói về thời gian trước sau. Còn hàng đầu/đứng đầu nói về vị trí cao thấp. Câu văn chỉnh phải là “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ vị trí hàng đầu trong danh sách xuất cảng vũ khí.”


20) BBC tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Ông (Tony Blair) còn được tin là đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.” Đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại không phải là tiếng Việt! Nếu đúng là tiếng Việt thì phải dịch như sau, “Còn có tin Ô. Tony Blair đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.”

Tôi sẽ còn tiếp tục theo dõi các trang BBC và VOA tiếng Việt để quý vị biết thêm về trình độ Việt Ngữ của các đài này. Dĩ nhiên họ đều là người Việt Nam và được đài tuyển chọn, nhưng không hiểu sao họ lại có một thứ Việt ngữ kém cỏi và lạ lùng đến như vậy?

Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình. Nếu thấy còn thiếu sót nên học thêm các lớp văn chương Việt Nam, đọc thêm các sách về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, triết học, quân sự, ngoại giao… để cống hiến cho độc giả những bản tin, những bản dịch có trình độ trí thức và là khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, nhất là cho ngành báo chí. Ngoài ra cũng nên nhớ cho “Ngoài trời còn có trời” tức là còn rất nhiều người giỏi hơn mình. Do đó mình cần tiếp nhận những lời phê bình để thành công và tiến xa hơn.


37 nhận xét:

  1. Những trang điện tử này ban đầu cũng được bà con hải ngoại quan tâm , vì là cầu nối giữa bà con hải ngoại với trong nước . Là nơi bà con cập nhật tin tức xã hội trong nước . Nhưng qua sự ban đầu, nó dần thành những trang web phản động , nói xấu Đảng và Nhà nước , xuyên tạc tình hình trong nước , dẫn đến bà con hiểu lầm .. Việc sử dụng ngôn ngữ cũng ko còn chính xác, có thể còn do google dịch nữa .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. việc sử dụng từ ngữ sai lệch trong mức nào đó còn có thể chấp nhận được chứ mấy bài báo của nó, nhất là báo của thằng VOA toàn đưa tin sai lệch về nội dung. Làm cho người đọc báo, tức bà con của ta ở hải ngoại hiểu sai tình hình của Việt Nam, như thế mới tai hại.

      Xóa
    2. bọn phản động ngày càng lộng hành, không những ở nuớc ngoài chúng tuyên truyền, đăng tải những thông tin sai trái về đất nuớc ta, nói xấu Đảng và Chính quyền, mà trên nuớc ta chúng cũng đang len lỏi các ngóc ngách để tuyên truyền những thông tin sai trái làm lòng dân ta xao động. trong thời gian gần đây nổi lên một số vụ biểu tỉnh thì đa phần là có sự nhúng tay của bọn chúng.

      Xóa
  2. Mấy báo đài nước ngoài, biên tập viên của họ còn chẳng hiểu hết ngữ pháp tiếng việt thế nhưng họ lại rất thích nói chuyện chính trị VIệt Nam. Thế có thể gọi họ là những báo đài "ăn cứt mèo nói leo các cụ". Mà đã tội nói leo nhưng lại còn nói sai, nói dối!
    Chúng ta là người Việt Nam chúng ta chỉ nên nghe và tìm hiểu thông tin từ những báo đài chính thống của chính người Việt Nam ta. Dù những người mang danh là quốc tế quan tâm tới Việt Nam nhưng sự thật họ đâu phải người Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  3. Hi vọng những báo chí nước ngoài có cái nhìn nhận và đánh giá khách quan về tình hình chính trị các nước. Chứ không phải đi xuyên tạc, lợi dụng sơ hở để nói xấu, làm gia tăng mâu thuẫn trong nước và đồng thời cũng khiến cho các nước trên thế giới có cái nhìn lệch lạc về Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  4. những báo đài mang danh quốc tế như VOA, BBC, RFF,... họ đang tự mình hạ thấp đi uy tín của trang tin của họ. THông tin họ đưa tin về Việt Nam thường là đã bị bẻ sai sự thật, thế nhưng họ lại không biết cách dùng ngôn ngữ dân tộc Viêt Nam, nên khi đọc những bài viết của họ hay nghe bản tin của họ ai cũng dễ dàng nhận ra sự thật đang bị bóp méo một cách nực cười!

    Trả lờiXóa
  5. những báo đài quốc tế như VOA, BBC, RFF,... là cầu nối của bà con kiều bào khi hướng về Việt Nam, muốn nghe thông tin của quê hương giờ đây nội dung của các đài đang bị bóp méo, sai sự thật,xuyên tạc câu chữ cẩu thả, không còn như tiếng Việt chuẩn mực nữa. và giờ đây một số còn có nội dung phản động nữa. Do đó mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC hãy chú ý thông ti khi đăng tải để bà con hải ngoại có những thông tin chính xác về đất nước quê hương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. những thông tin trên các đài quốc tế đó không những khiến cho những nguời Việt Nam ở nuớc ngoài có những cái nhìn sai lệch về đất nuớc ta. Mà ở trong nuớc khi nguời dân nghe đựoc những thông tin như vậy thì một phần nhỏ cũng băn khoăn và dao động. Lợi dụng những điều này chúng lại không ngừng kích động nhân dân ta khiến nhiều nguời đi vào những con đường sai trái

      Xóa
    2. nguời ta nói rồi những lời nói dối nói nhiều cũng sẽ thành thật. Cái này không thể trách những nguời dân như chúng tôi đuợc. Để ngăn chặn việc này thì Đảng và Nhà nuớc cần phải có những biện pháp để ngăn chặn những kênh thông tin đó chứ.

      Xóa
  6. Tôi cũng theo dõi thông tin trên BBC tiếng việt điều tôi nhận thấy ở đó là nhiều thông tin được cóp nhặt trên những tờ báo chính thống của việt nam, sau đó đẽo gọt theo một mục đích riêng của mình, thậm chí có những bài viết trên đó sai sự thật, mục đích gì thì tôi không biết có điều cần phải ngăn chặn những tờ báo lá cải này, để tránh hậu họa đầu độc tin tức với người dùng việt nam .

    Trả lờiXóa
  7. Mấy cái báo bắp cải này BBC toàn đưa thông tin bịa đặt vu khống nói xấu việt nam ta mà thôi, chúng ta nên tảy chay mấy tờ báo này. Mà tôi nghe nói BBC tiếng việt được mỹ bảo trợ để đưa những thông tin với nội dung chống phá việt nam ta thì phải .

    Trả lờiXóa
  8. Bào chí nước ngoài đánh giá một cách khách quan về tình hình trong nước ta. Thường xuyên có những bài đăng gây bức xúc, sai sự thật. Không hiểu các hãng thông tấn như BBC , VOA có âm mưu gì mà lại thường xuyên có những bài đăng như thế. Vì vậy phong trào tẩy chay các kênh truyền thông này là việc làm hết sức cần thiết của người việt. Nước mỹ luôn luôn coi việt nam là thiếu dân chủ, tự do ngôn luận... Có thể đây cũng có thể chính phủ mỹ giật dây đứng sau vụ việc này

    Trả lờiXóa
  9. Chắc hẳn nhưng trang web nước ngoài như BBC, VOA... đã bị mua chuộc hay là do vì một lí do nào đó đã đăng những bài viết hết sức sai lệch về tình hình Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể kiện những tờ báo trên nếu như đăng bài sai sự thật, cũng như nhắc nhở họ hãy tôn trọng ngữ pháp Việt Nam, đăng bài sao cho đúng chính tả, ngữ nghĩa.

    Trả lờiXóa
  10. Toàn là những những báo lá cải, đi cóp nhặt những thông tin của các trang khác rồi đưa lên trang của mình. Lại làm sai lệch cả chính tả, ngữ nghĩa, làm cho mọi người hiểu không đúng về ngữ pháp Việt Nam, hay hiểu sai lệch cả những thông tin. Ngôn ngữ đôi khi chỉ sai khác một vài từ cũng làm cho nghĩa của cả câu hay một đoạn văn bị thay đổi. Vì vậy đề nghị mấy báo này khi copy thì copy cho đúng, không thì thành tam sao thất bản mất

    Trả lờiXóa
  11. Mấy báo đài nước ngoài, biên tập viên của họ còn chẳng hiểu hết ngữ pháp tiếng việt thế nhưng họ lại rất thích nói chuyện chính trị VIệt Nam. Thế có thể gọi họ là những báo đài rất thích chơi chữ với người việt,họ không nhấn mạnh những nên càn phải nhấn mạnh mà cứ ngầm ngầm thôi

    Trả lờiXóa
  12. Báo chí là một phương tiện giúp con người có thể biết thêm thông tin về các vấn đề xã hội hiện nay nhưng với tình hình hiện này với việc có quá nhiều các tờ bào lá cải được ra mỗi ngày thì thông tin sẽ không còn chính sách nữa ,việc này kiến có báo chí cũng không còn được người dân tin tưởng như xưa nữa.

    Trả lờiXóa
  13. Các ngôn ngữ trên mạng khi đưa lên phải phù hợp với văn hóa phong tục của Việt Nam. Đó là truyền thống của dân tộc ta và giới trẻ hiện nay nên giữ gìn nó.

    Trả lờiXóa
  14. Hiện nay tình trạng vi phạm nghề nghiệp làm báo đã xảy ra quá nhiều . Vì muốn thu hút người đọc mà một số tờ báo đã bóp méo sự thậy , thậm chí là lấy những thông tiên từ các nguồn không chính xác rồi tung tin đồn nhảm , ảnh hưởng lớn đến nhiều các nhân và tập thể. đó là điều thực sự đáng buồn.

    Trả lờiXóa
  15. Ngôn ngữ dân tộc được chau chuốt của những người có học không thể đến được với những người dân ở nước ngoài. Những thứ đến được với họ chỉ là thứ ngôn ngữ rẻ tiền được những kẻ không biết học tiếng Việt ở đâu sử dụng. Chỉ cần đọc qua cũng đủ thấy được trình độ của người viết.

    Trả lờiXóa
  16. Những thông tin mà những báo đài quốc tế như VOA, BBC, RFF,... nói chỉ là những thông tin không có tính xác thực và độ tin cậy của nó không cao không biểu nổi tại sao những báo đài có uy tín như vậy mà khi thu thập tin tức lại có thể sơ xuất như vậy điều đó cũng phần nào phản ánh được chất lượng và uy tín của báo đài đó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giờ không cần biết là những thông tin mà báo đài quốc tế nói gì có đúng hay không, ngay ở trong nuớc cũng có không biết bao nhiêu kênh thông tin xuyên tạc lung tung nữa là, mỗi chỗ đăng một kiểu làm nguời ta loạn hết cả lên. Ở trong nuớc còn để nó lộng hành thế thì bên ngoài có phải là càng khó hơn không.

      Xóa
  17. BBC và VOA là các loại đài báo lá cải làm việc vì tiền không công tâm gì hết. Cứ lên trên đó đọc vài bài là hiểu hết ngay được bộ mặt thật của bọn chúng. Chyên đưa những tin vịt gây shock đến dư luận để câu view người đọc mà thôi.

    Trả lờiXóa
  18. Tự phong mình là một tờ báo lớn mà đến chất lượng của bài viết còn kém vậy thì BBC với VOA định kinh doanh cái gì cơ chứ? Hãy tuyển thêm những người có năng lực đi chứ đừng để bọn nghiệp dư viết bài làm cho ai đọc cũng thấy ngứa mắt

    Trả lờiXóa
  19. chúng dùng ngôn luận báo chí nước ngoài để thực hiện các chính sách nói xấu Đảng cộng Sản Việt Nam và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho toàn thể thế giới biết, hành động đó là cực kỳ nguy hiểm vì nó thể hiện tính chất xuyên tạc, nói xấu nhằm hạ uy tín của đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. chính vì thế Đảng cộng Sản Việt Nam phải có những chính sách phù hợp hơn nữa để tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.

    Trả lờiXóa
  20. báo chí là một phương tiện đưa tin rất nhanh chóng đến các đọc giả, vì thế các thế lực phản động lợi dụng báo chí trong nước và ngoài nước để có những bài báo nói xấu về các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.qua báo chí chúng kích động mọi người đứng lên chống lại Đảng Cộng Sản và nhà nước ta, chính vì lẽ đó mà Đảng cần phải siết chặt hơn nữa về pháp luật khi sử dụng báo chí để đưa tin.

    Trả lờiXóa
  21. ngày nay, vấn đề báo chí trở nên rầm rộ,. nhưng báo nào là báo thật báo nào là báo tiếng nói của dân tộc thì đúng là khó phân biệt , các bác đừng tưởng cái báo nào có từ dân là của dân tộc. Giờ tinh thần cảnh giác là được đề cập trên hết

    Trả lờiXóa
  22. ngôn ngữ được sử dụng phải được chuẩn mực hóa, phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như tâm hồn và cốt cách của dân tộc và con người Việt Nam. chứ không nên như cái kiểu vô văn hóa như mấy con mụ Bùi Hằng Hay lê Thị Công nhân thích nói gì thì nói

    Trả lờiXóa
  23. chiến tranh ngòi bút là đây,cần phải dùng lại các ngòi bút sắc bén để đấu tranh lại lũ chống phá nhà nước này
    " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.

    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ”
    phải nói bằng ngôn ngử dân tộc, mới bảo vệ được dân tộc mình

    Trả lờiXóa
  24. ôi, mấy thằng làm ở báo VOA, BBC ở nước ngoài bao nhiêu năm, mấy từ tiếng việt của mình bây giờ nó nhạt như nước ốc rồi còn gì nữa. Mai kia về Việt Nam mình nói chuyện thì cứ và ba câu lại đế thêm 1 từ tiếng anh, mỹ vào nữa. Chắc nghe chối tai phải biết.

    Trả lờiXóa
  25. Báo chí là một kênh quan trọng đưa thông tin, hiểu biết và tình hình thế giới hay của một quốc gia cho một dân tộc. Vì vậy, ngôn từ khi sử dụng trong các bài báo phải thật chính xác, mang đúng bản sắc dân tộc. không nên pha hay là làm sai nghĩa của nó. Những nhà báo Việt viết về nước mình nên chú ý đến ngôn ngữ của dân tộc mình

    Trả lờiXóa
  26. Báo chí là một trong những phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân trong nước và ngoài nước nắm bát được những thông tin về tình hình chính trị đất nước cũng như các tình hình về xã hội trong nước. Nắm bắt được điều này, nhiều phần tử phản động trong nước và ngoài nước đã lợi dụng sự hám lợi của một bộ phận nhà báo, phóng viên để thực hiện ý đồ chống phá của mình. Vì muốn thu hút người đọc mà một số tờ báo đã bóp méo sự thật, thậm chí là lấy những thông tiên từ các nguồn không chính xác rồi tung tin đồn nhảm , ảnh hưởng lớn đến nhiều các nhân và tập thể cũng như hình ảnh của Việt Nam trong mắt bà con Kiều bào. Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp nghiêm trị đối với những hành vi bôi nhọ, bôi xấu này

    Trả lờiXóa
  27. báo chí là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội, nhân dân có nhu cấu cao trong việc tiếp xúc với các nguồn thông tin chính thống là một nhu cầu chính đáng, tuy nhiên hiện nay báo chí đang bị thương mại hóa rất nhiều, tai hại hơn, có rất nhiều kẻ và nhiều thế lực lợi dụng hoạt động báo chí để tiến hành các hoạt động chống phá việt nam, với những báo này, việc phát hiện ra âm mựu của họ là rất dễ dàng qua cách dùng từ cũng như ý đồ mà họ đua vào bài viết

    Trả lờiXóa
  28. báo chí cơ bản vẫn là một hình thức của ngôn ngữ, do báo chí là rất thân thuộc và phổ biến hiện nay, vì vậy báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện ngôn ngữ của xã hội, do đó những cơ quan báo chí cũng như những người làm việc trong lĩnh vực báo chí cần phải hết sức để ý tới vấn đề này

    Trả lờiXóa
  29. tiếng việt rất giàu và đẹp, tuy nhiên đây cũng là một ngôn ngữ khó tìm hiểu bậc nhất trên thế giới, vì vậy kể cả bình thường với tinh thần trách nhiệm và cầu thị thì người nước ngoài cũng đã rất khó khăn khi tìm hiểu và làm việc với tiếng việt thì đương nhiên những người không có trách nhiệm chắc chắn sẽ phạm phải những sai lầm, thậm chí là sai lầm nghiêm trọng

    Trả lờiXóa
  30. Đất nước ta có những truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc chính vì thế chỉ có ngôn ngữ của Việt Nam ta mới có thể nói lên và làm nổi bật giá trị của những truyền thống quý báu tốt đẹp đó của nhân dân ta. Hiện nay đất nước ta đang trong qua trình hội nhập và bên cạnh những mặt tốt thì nó còn đem lại những tác hại xấu đó là sự xâm nhập của các luồng văn hóa không phù hợp với đất nước ta làm ảnh hưởng tới đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  31. Đúng thế hiện nay có rất nhiều luồng văn hóa không lành mạnh không hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước ta đã thâm nhập vào đất nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng tâm tư của nhân dân ta. Hơn nữa có rất nhiều nhà báo lại đang rất không chú ý đến ngôn ngữ của Việt Nam nên đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa của dân tộc ta. Chính vì thế mỗi người chúng ta cũng nên thật tỉnh táo để không làm ảnh hưởng tới những truyền thống văn hóa của dân tộc ta.

    Trả lờiXóa
  32. Kẻ nô lệ dạy ta về lòng yêu nước
    Việt Nam đã có những kẻ như những tên vua Khải Định ,Bảo Đại liếm gót giày Tây;
    Rồi đến bọn Ngô Đình Diệm,Ngô Đình Nhu-Việt gian 3đời theo Pháp-và lũ bán nước tay sai -((Tổng thống)),((Cố vấn tối cao))...((Quân lực-Quốc gia )) rốt cuộc chỉ là món hàng do chủ Mĩ dựng nên và là vật mặc cả trong tay chủ Pháp rồi đến Mĩ phục vụ cho mục đích xâm lăng.Chủ cho sống thì sống ,bắt chết phải chết ,chết trực tiếp bởi lũ tay sai phản chủ do chính mình dựng nên bằng tiền Mĩ (ông chủ thật sự ).
    ((Yêu nước)) nhưng lại tình nguyện làm tay sai cho ngoại bang ,ngoại bang đó đang là kẻ thù của nhân dan mình ,trực tiếp giết hại đồng bào mình.Anh hùng mà làm gì ,chí sĩ mà làm gì ,khi chết không bằng thân con chó
    Bọn ((giáo chủ bán nước)) thì đã phải chết để tỉnh ngộ ra ,còn bọn bán nước trẻ con bây giờ cũng tập tọe noi theo.Bát tài,bất đức nhưng lại muốn chèo ngôi cao,chèo không được thì muốn cưa đổ gốc hòng chờ bọn đế quốc ngoại bang xâm lăng sẽ ban cho ân huệ.
    Luận điệu thì xuyên tạc ,thủ đoạn thì đê hèn ,((yêu nước ))và thò cái đuôi ra là không một đứa nào là không làm việc cho đài BBC,mà BBC chính là do CIA trả lương.Chưa kể cồn là vật kiếm cơm của bọn ngụy cũ lưu vong ,bọn bán rẻ Tổ quốc giờ đang ăn mày lưu vong trên đất Mĩ

    xichloviet.com
    sachhiem.net
    kbchaingoai.com

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.