http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts065.php
Sự Mất Mát Được Đền Bù
Đối với tôi, sự mất mát trong một giai đoạn đã được đền bù bằng những món ăn tinh thần mà trước đây tôi không bao giờ nghĩ tới. Từ 1975, định cư ở Mỹ, tôi mới có cơ hội và phương tiện để tìm hiểu về Phật Giáo. Tôi cho đó là một hồng phúc của tổ tiên để lại. Ngoài ra, tôi cũng còn có cơ hội để tìm hiểu thực chất về các tôn giáo khác, đặc biệt là về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-ma giáo (Roman Catholicism) nói riêng, cũng như về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam mà tôi tin rằng nếu ở lại Việt Nam tôi không thể nào có phương tiện và cơ hội để có được những sự hiểu biết này. Đây là những món ăn tinh thần vô giá đối với tôi.
Về chiến tranh Việt Nam, chúng ta đã thua, hay là không thắng theo quan niệm của Mỹ (Mỹ quan niệm không thắng là thua), và một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng ở hải ngoại, chống Cộng vì những mất mát cá nhân về quyền thế, về tôn giáo, hay tài sản, hay người thân v..v.., nói chung, với lý do chúng ta là “nạn nhân của Cộng Sản”. Nhưng trong chúng ta, có ai đặt câu hỏi: “Thế nạn nhân của Mỹ và của phía Quốc Gia thì sao?”
Ai có can đảm trả lời trung thực câu hỏi này. Nên nhớ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết khoảng 300000 người vô tội trong chính sách “tố Cộng”, cộng với những thảm bom trải từ B52, vùng oanh kích tự do, Bến Tre, chiến dịch Phụng Hoàng, Agent Orange, Mỹ Lai v..v.. của Mỹ đến Việt Nam với danh nghĩa bảo vệ dân chủ, tự do, nhân quyền cho người Việt. Và sự thật là, trong cuộc chiến, số người chết, bị thương của miền Bắc gấp mấy lần của miền Nam. Khoan nói đến những sự tàn khốc của chiến tranh, những người chết và thân nhân gia đình họ ở phía bên kia có phải là người không, và những người còn sống có đau khổ trước những sự mất mát to lớn đã đến với họ không? Hơn nữa những nạn nhân của chiến tranh do ảnh hưởng của chất độc da cam còn kéo dài cho tới ngày nay, vậy họ có quyền thù hận chúng ta không?
Vậy nếu họ cũng kéo dài thù hận như chúng ta, thì sự thù hận này bao giờ mới chấm dứt, oan oan tương báo. Nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ thấy những thái độ thù hận một chiều, đúng ra là ngược chiều, từ phía những người quốc gia vô trí ở hải ngoại. Có vẻ như những người đi buôn thù hận này nghĩ rằng, những người bên phía CS không phải là người, không có cha mẹ, vợ chồng con cái, bạn bè thân thuộc v..v.. nên những mất mát tổn thất của họ không đáng kể, chỉ có những tổn thất của phía chúng ta mới đáng để thù hận. Những người chống Cộng chỉ đưa ra những luận điệu một chiều để chứng minh chỉ có CS là ác, còn QG hay Mỹ thì không. Họ cố tình lờ đi và không bao giờ nhắc đến những hành động đối với dân, với kẻ thù, của người lính Quốc Gia cũng như của người lính Mỹ mà ngày nay chúng ta không thiếu tài liệu, những tài liệu nghiên cứu của chính người Mỹ và của các bậc khoa bảng. Nhưng cũng may là sự thù hận này phần lớn chỉ có một chiều, tập trung trong một thiểu số ở hải ngoại mà đa số trong đó thuộc thế lực đen, một thế lực đã nổi tiếng trong dân gian, mà lịch sử đã ghi rõ, là “mất gốc” và “hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc”, đang nắm những phương tiện truyền thông ở hải ngoại.
Có một điều khó ai có thể phủ nhận là cuộc cách mạng 1789 của Pháp, và sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản trong thế kỷ 20, đã phần nào làm sụp đổ ý thức hệ Ca-tô Rô-ma giáo ở Âu Châu, hậu quả là tình trạng suy thoái thê thảm của Ki Tô Giáo nói chung ở Âu Châu ngày nay. Có thể nói, chủ nghĩa Cộng Sản là một toa thuốc đã thành công chữa vài căn bệnh thời đại đã giáng lên đầu nhân loại: bệnh nghiện thuốc phiện Thiên Chúa của Âu Châu mà người dân Âu Châu ngày nay đã cai từ từ, bệnh tư bản bóc lột giai cấp vô sản của cuộc cách mạng kỹ nghệ mà nhờ có Marx các xí nghiệp đã sáng suốt kịp thời cho tổ chức những nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của công nhân, và bệnh thực dân bóc lột chà đạp những nước nhược tiểu, đã cáo chung sau chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam.
Việt Nam nên hãnh diện vì đã đi tiên phong trong sứ mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, một ách nô lệ mà lịch sử đã ghi rõ, thực dân Pháp không thể áp đặt lên dân tộc Việt Nam nếu không có những sự hỗ trợ, hành động tay sai của tổ chức Ca-tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam, như chính giám mục Puginier đã thú nhận. Cộng Sản Việt Nam đã đóng góp không ít cho sự cáo chung của chế độ thực dân trên thế giới, đồng thời đưa thế lực đen ở Việt Nam, một thế lực đã nổi tiếng là “hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc”, về nguyên vị là một thiểu số lệ thuộc ngoại bang sống ngoài lề xã hội mà một trí thức Ca-tô đã nhận định là sống như người ngoại quốc trên chính đất nước của mình, và mất đi những quyền lợi chỉ có thể có được nhờ thực dân và 2 chính quyền Ca-tô ở miền Nam.. Đây là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ bác bất cứ dưới lý luận ngụy biện nào.
Chống Cộng Khi Không Còn Cộng,
Nhưng sau khi đánh đuổi được thực dân và thống nhất đất nước, chủ nghĩa Cộng Sản đã không còn thích hợp, vì vậy mà Việt Nam đã kịp thời chuyển hướng, vượt qua những khó khăn lúc đầu của tình trạng đất nước kiệt quệ sau cuộc chiến, và sự cấm vận có tính cách trả thù của Mỹ trong 19 năm, và đưa quốc gia đến tình trạng phát triển về mọi mặt ngày nay. Trăm nghe không bằng một thấy. Hãy về Việt Nam để thấy tận mắt đất nước này ngày nay như thế nào. Chỉ có những con bò mộng Tây Ban Nha, đeo thêm cặp kính màu hồng, nhìn đâu cũng thấy màu đỏ và cắm đầu húc càn, mới không biết đến những điều này. Tôi đọc đâu đó có câu “Chỉ những kẻ ngu mới làm tay sai cho CSVN“. Câu này cần đổi lại cho thích hợp với thực tế: “Chỉ những kẻ ngu mới chống Cộng khi không còn Cộng“. Ở Việt Nam, ai thấy Cộng ở đâu, chỉ tôi coi. Nếu đúng là Cộng thì làm gì còn Nguyễn Văn Lý, còn các nhà “dân chủ“, còn các vụ biểu tình dân oan, còn có vụ thắp nến cầu nguyện với búa, kìm và xà beng ở Thái Hà.
Trong phần kết của bài “Nhìn Lại Hai Cuộc Chiến Ở Việt Nam: Phần II“, tôi có viết: “Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi”: đó là một câu trong Tân Ước. Chiến tranh đã chia rẽ lòng người, thù hận một chiều của một số những kẻ với tâm cảnh “quốc hận, “mất nước”, “tháng tư đen” kéo dài liên miên bất tận. Thật tội nghiệp cho họ. Đầu óc của họ thường bị trói chặt trong thiên kiến, trong thù hận, vì họ không biết đến sự thật, hay cố chấp bác bỏ những sự thật không phù hợp với sự hiểu biết hay thiên kiến của họ.
Quá khứ đã qua lâu rồi, Những hiểu biết một chiều của chúng ta về cuộc chiến 30 năm ở Việt Nam đã tạo nên lòng thù hận kéo dài một cách phi lý, cần phải xóa bỏ trước những sự thật lịch sử. Việt Nam đang nhìn về và tiến tới tương lai. Tương lai quốc gia ra sao, theo thể chế nào, là do người trong nước quyết định, làm lịch sử cho đất nước của họ. Người ở ngoài nước, nếu có lòng với quốc gia, chỉ có thể góp ý xây dựng một cách chân thành, bất vụ lợi, với mục đích mong cho quốc gia tiến bộ về mọi mặt, song song với thế giới.
Chúng ta chắc hẳn ai cũng muốn cho nước nhà phát triển và tiến bộ và tự do dân chủ như những nước tân tiến. Nhưng có mấy ai thực sự hiểu thế nào là dân chủ, là tự do, là nhân quyền. Những quyền này không thể tách rời khỏi trách nhiệm xã hội của người dân. Người dân phải được giáo dục kỹ về trách nhiệm xã hội trong những vấn đề như tự do, dân chủ, nhân quyền, trước khi họ có thể sử dụng những quyền này. Chưa ý thức được thế nào là trách nhiệm xã hội, thì sử dụng các quyền trên một cách vô trách nhiệm chỉ làm loạn xã hội.
Về “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”
Những người chống Cộng thường viện dẫn bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” của Liên Hiệp Quốc làm khuôn vàng thước ngọc để đo vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong khi họ không hiểu rõ về bản Tuyên Ngôn này.
Tháng 12, 1948, Liên Hiệp Quốc tung ra Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, một tài liệu không rõ ràng, không có tính cách bắt buộc pháp lý (Mary E. Williams, Human Rights, p. 16: declarations are not legally binding; Robert W. Lee, The United Nations Conspiracy, p.101: the UN later adopted its vague,non-binding Declaration of Human Rights), nghĩa là các quốc gia không có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. Tuy nhiên, Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền trên thường được Tây phương cưỡng dùng làm thước đo vấn đề nhân quyền trên toàn thể thế giới, một chiêu bài thường được sử dụng để đạt được những mục đích chính trị kinh tế của Tây phương chứ không phải vì tự thân nhân quyền, bất kể quan niệm về nhân quyền trong các nền văn hóa khác nhau. Ảnh hưởng của các cường quốc Tây phương, dựa trên bản Tuyên Ngôn, sau này đã đưa đến sự thành hình hai Giao Ước về Nhân Quyền trên thế giới: Giao Ước Quốc tế Về Quyền Dân Sự và Quyền Chính Trị (The International Covenant on Civil and Political Rights), và Giao Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa (The International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights) vào năm 1966.
Vài điều khoản trong bản Giao Ước Quốc Tế cho thấy những quyền của con người luôn luôn đi kèm với trách nhiệm xã hội trong vòng pháp luật:
Điều Khoản 18
1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tri và tôn giáo..
2. Sự tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của mọi người có thể chỉ phải chịu những hạn chế quy định bởi luật pháp và cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác.
Article 18
1. Everyone shall have the right to freedom of thought, conscience and religion..
2. Freedom to manifest one’s religion or beliefs may be subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary to protect public safety, order, health, or morals or the fundamental rights and freedom of others.
Điều Khoản 19:
1. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu ý kiến..
2. Việc thực thi những quyền quy định trong mục 2 của điều khoản này đi cùng vớinhững bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Nó có thể phải chịu một số hạn chế, nhưng những hạn chế này chỉ có thể do luật pháp đặt ra.
Article 19
1. Everyone shall have the right to freedom of expression..
2. The exercice of the rights provided for in Paragraph 2 of this article carries with its special duties and responsibilities. It may therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided by law.
Điều khoản 21
1. Công nhận quyền hội họp trong hòa bình
2. Không hạn chế nào được đặt trên sự thực thi quyền trên ngoài những hạn chế được áp đặt để tuân theo luật pháp.
Article 21.
1. The right of peaceful assembly shall be recognized.
2. No restriction may be placed on the exercice of this right other than those imposed in conformity of the law.
Chúng ta thấy ngay rằng, mọi quyền của con người, theo tinh thần của những bản văn trên, đều phải đi kèm với trách nhiệm xã hội nằm trong vòng luật pháp của mỗi nước. Nếu luật pháp của mỗi quốc gia mỗi khác thì định nghĩa về nhân quyền của mỗi quốc gia cũng mỗi khác. Không có lý do gì để lấy nền luật pháp của Mỹ hay của bất cứ nước nào để dựa vào đó mà đo vấn đề nhân quyền trên toàn thể thế giới.
Ngoài ra, điều khoản 20 trong bản Giao ước “đòi hỏi chính quyền phải ra luật ngăn cấm mọi tuyên truyền cho chiến tranh và mọi ủng hộ cho sự căm thù quốc gia, sắc dân hay tôn giáo có tác dụng tạo nên sự khích động cho những vấn đề kỳ thị, thù nghịch hay bạo lực” (Article 20 of the CP covenant “requires States parties to prohibit by law any propaganda for war and any advocacy of national, racial or religious hatred that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence..).
Với những hiểu biết về nhân quyền như trên, chúng ta phải nói rằng Việt Nam ngày nay là một nước hỗn loạn về tự do áp dụng vô ý thức những quan niệm về tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng vẫn bị những thế lực thù nghịch xuyên tạc về vấn đề nhân quyền. Nhưng thử hỏi, trước những trường hợp như “linh mục Nguyễn Văn Lý” nói bậy, coi thường luật pháp trong Tòa”; “thắp nến cầu nguyện với búa, kìm và xà beng của một tôn giáo”, lời tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về những chuyện làm bậy của các linh mục không trái với “giáo luật” của Ca-tô giáo, “Tuyên Ngôn Thuộc Linh” của nhóm Tin Láo v…v… thì Nhà Nước có quyền áp dụng Khoản 20 của bản Giao Ước Quốc Tế không? Nhưng tại sao Nhà Nước lại có thể để cho những chuyện đó xẩy ra mà không có biện pháp trừng phạt thích ứng. Phải chăng Nhà Nước phải dè dặt trước áp lực của các thế lực ngoại quốc như Mỹ, và những cơ quan truyền thông chuyên xuyên tạc, đánh phá Việt Nam?
Hi vọng những hiểu biết này, qua những công cuộc nghiên cứu trí thức, có thể phần nào đóng góp cho việc tìm hiểu những vấn đề nhức nhối giữa những khối người Việt có chính kiến khác nhau về cuộc chiến tranh trên ba mươi năm trước, và nhất là về ngày 30 tháng Tư, 1975.
Trần Chung Ngọc
Ngày 18 tháng 4, 2013
Cuộc chiến tranh trên ba mươi năm trước đã để lại nhiều ý kiến khác nhau. có những chính kiến nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều, sai lầm. Theo tôi, cuộc chiến tranh năm 1975 là một bước ngoặt của dân tộc Việt Nam chúng ta, nó đã mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do, dân chủ cho đồng bào ta. và không thể nào có bất cứ bình luận nào xấu với nó cả. Cuộc chiến tranh này là hoàn toàn tất yếu.
Trả lờiXóanhững thằng mà đưa ra ý kiến trái chiều thì phải nhìn lại bản thân và xem lại tư cách của mình. Không có cuộc kháng chiến đó thì liệu rằng đất nước ta có được độc lập và tự do như bây giờ.
XóaSự kiện 30 tháng tư là hoàn toàn hợp quy luật và logic trong lịch sử phá triển một đất nước. Vậy mà còn có những kẻ không biết cứ rêu rao những điều bịa đặt để bôi xấu đảng và nhà nước ta chứ. thật là bực mình với bọn chúng. cho chúng nó sang Mỹ hết để cho chúng nó chứng kiến nhân quyền ở đó như thế nào
Trả lờiXóaMột cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đúng đắn và có ý nghĩa như vậy mà còn có nhiều người có ý kiến trái chiều được chứ. phải chăng họ là những người chỉ biết nói mà không biết suy nghĩ hay suy nghĩ của họ đã bị bán cho bọn phản động rồi. thật là buồn cho một thế hệ.
Trả lờiXóaNếu ngày đó mà chúng ta không đánh vào dinh độc lập ngày 30-4-1975 thì đất nước ta có được độc lập thống nhất như bây giờ không. lại chẳng đi theo cái hướng như kiểu bán đảo Triều Tiên ấy chứ đánh nhau liên miên dân chúng thì khổ cực
Trả lờiXóaNhững kẻ này có lẽ ra nước ngoài quá nhiều và không hiểu hết được lịch sử Việt Nam hoặc cũng là do bị bưng bịt mất rồi. Nếu không có Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân vùng lên dành lại nền độc lập thì làm gì có chuyện 2 miền nam bắc thống nhất như bây giờ chứ
Trả lờiXóaỞ nước ngoài nhìn về đất nước mà lại có những suy nghĩ tiêu cực vậy sao? Thử nhìn lại hoàn cảnh đất nước từ năm 1975 so với bây giờ xem đất nước đã thay đổi những gì rồi nào. Đừng ở nơi đó mà phán xét đòi này đòi nọ, chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng đâu
Trả lờiXóaĐất nước có được ngày độc lập như ngày hôm nay mà chúng nó còn muốn gọi đây là ngày đen tối ư? Bên thua cuộc chỉ biết cum cúp cái đuôi rồi chửi đổng thôi à. Có giỏi thì về mà thống nhất đất nước xem nào?
Trả lờiXóa30-4 là ngày mà cả đất nước hướng tới. là ngày để những người con Nam Bắc đoàn tụ chia vui cho nhau và cũng là để cả thế giới biết đến một Việt Nam kiên cường bất khuất, anh hùng như thế nào để có thể đánh bại một cường quốc thống nhất đất nước.
Trả lờiXóakẻ gây ra tội ác là Mỹ và chính quyền bù nhìn. Những mất mát đau thương mà họ gây ra cho cộng sản và cho nhân dân việt nam sẽ không bao giờ diễn tả được, không bao giờ phai nhạt trong tâm trí những người cộng sản. vậy mà họ chỉ nghĩ cho những gì họ nhận được, họ được vinh danh như thế nào, họ được sống sung sướng thế nào mà quên đi phía bên kia họ đã để lại bao tội ác.
Trả lờiXóaNhững người trong nước, những người mà chồng họ, cha họ, bố họ đã hi sinh xương máu trong suốt hàng chục năm chiến tranh để dành lấy độc lập hiện nay muốn sống yên ổn trong hòa bình, hữu nghị .Nhưng những kẻ thù cũ cùng con cháu của chúng sau khi vượt biển để có cuộc sống mới ở " bến bờ tự do " lại không để yên, chúng lúc nào cũng xoáy vào những thù hận cũ thì thử hỏi những người dân trong nước làm sao có thể hòa bình, hữu nghị, hòa giải với họ được ?
Trả lờiXóaChúng tôi là những người sinh ra và lớn lên trong nước nên chúng tôi hiểu rõ đất nước này cũng như hiểu rõ sữ thay đổi trong ngần nấy năm chúng tôi sinh ra về lớn lên .Còn những người bỏ quê hương ra nước ngoài hàng chục năm, những người sinh ra sau chiến Tranh chưa một ngày đặt chân về Việt Nam sao có thể bịa đặt trắng trợn để nói xấu đất nước và nhân dân Việt Nam được chứ ?Các người không có quyền.
Trả lờiXóaChiến thắng lịch sử 30/4/1975 thống nhất đất nước, chiến thắng ấy như một chiến công vĩ đại nhất, chiến thắng của một nước nghèo nàn, lạc hậu trước một cường quốc hùng mạnh nhất, không những thế chúng ta còn khẳng định được ý trí mạnh mẽ rất lớn không bao giờ chịu khuất phục trước mọi khó khăn, gian khổ, để ngày nay chúng ta có được một nền hòa bình, tự do ổn định để phát triển đất nước.
Trả lờiXóabên thua cuộc là quân đội quốc gia Sài Gòn và Mỹ,cũng đều chuộng đạo ki-tô, thiên chúa thế nhưng vẫn không ngừng thôi hằn học. Trong khi Mỹ thì cấm vận mọi mặt việt Nam trong thời gian dài, đưa Việt Nam vào trong danh sách đen của chúng. Còn tàn dư của ngụy quyền thì luôn luôn bêu xấu, kích động, tỏ thái độ hằn học đối với dân tộc việt Nam. Như thế có nên không?
Trả lờiXóaĐến bây giờ những quốc gia ngày xưa mang quân vào Việt Nam tham chiến, giết hại dân lành cũng đã gỡ bỏ cấm vận với ta lâu lắm rồi, mà ngược lại thì giao dịch thương mại giũa Việt Nam với các nước đó mà cụ thể là Mỹ, Úc, Hàn Quốc hiện nay rất là tốt đẹp và Việt Nam hàng năm đón hàng triệu lượt khách quốc tế mà trong đó có nhiều cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam. Những người gây ra cuộc chiến đã chấp nhận hòa hợp thì tại sao những người bị họ giật dây lại không thể hòa hợp được nhỉ ?
Trả lờiXóaSự kiện 30/04/1975 là sự kiện trọng đại của đất nước đó là đánh đuổi hoàn toàn đế quốc Mỹ loại bỏ ngụy quân ngụy quyền ,tay sai độc ác ngụy quyền Sài Gòn thống nhất đất nước cái điều mà ai cũng hiểu nhưng một số kẻ lại cố tình hiểu sai nó cố tình xuyên tạc tính chất ý nghĩa của sự kiện thống nhất đất nước giải phóng hoàn toàn miền nam đó. Đúng là đang buồn vì chúng hiểu nhưng lại vì một nguyên nhân nào đó mà cố tình bỏ qua nó.
Trả lờiXóachiến tranh dù là phi nghĩa hay chính nghĩa thì đều gây ra những đau thương mất mát vô cùng. Chiến thắng năm 1975 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam như nhiều chiến công vĩ đại trước đây. Chiến thắng vĩ đại nhưng vẫn đầy rẫy những thương đau mà kẻ mang quân đi xâm lược đã gây ra. Đế quốc Mĩ hay những kẻ phản động có xuyên tạc, nói xấu hay bôi nhọ nhiều đến đâu đi chăng nữa thì lịch sử vẫn phơi bày ra trước mắt rồi
Trả lờiXóacó thể nói đó là cong sức của cả dân tộc là xương máu của con người việt nam đổi lại.Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 thống nhất đất nước, chiến thắng ấy như một chiến công vĩ đại nhất, chiến thắng của một nước nghèo nàn, lạc hậu trước một cường quốc hùng mạnh nhất, không những thế chúng ta còn khẳng định được ý trí mạnh mẽ rất lớn không bao giờ chịu khuất phục trước mọi khó khăn, gian khổ, để ngày nay chúng ta có được một nền hòa bình, tự do ổn định để phát triển đất nước
Trả lờiXóa“Tôi và các con không đi theo sự bảo lãnh của chồng tôi vì tôi nghĩ các con tôi ở lại Việt Nam sẽ có một tương lai tốt hơn, trong một xã hội công bằng hơn và tôn trọng giá trị thực của con người hơn.”
Trả lờiXóaBác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (ở Bệnh viện Từ Dũ), từ chối đơn bảo lãnh sang Mỹ của chồng, để ở lại trị bệnh cứu giúp đồng bào sau chiến tranh.
Bà là đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX; Phó chủ nhiệm Uỷ ban y tế và xã hội của Quốc hội khóa VII, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội khóa IX.
GS Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã được đảm nhận các trọng trách:
Giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Giám đốc Bệnh viện Tim của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn phụ sản, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng có một bản lý lịch ấn tượng đến mức, bất cứ ai nhìn vào cũng phải choáng ngợp. Năm 28 tuổi, là Tiến sĩ Y khoa quốc gia. Năm 31 tuổi, giảng dạy tại Đại học Y Sài Gòn với hàm trung úy bác sĩ biệt phái.
Trả lờiXóaTốt nghiệp đại học y Sài Gòn và đeo lon “trung úy bác sĩ biệt phái”, về giảng dạy tại trường đó. Sau 30 tháng 4, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng cũng phải khăn gói đi học tập cải tạo 4 tháng ở trại. Trung úy quân y Nguyễn Chấn Hùng vừa rời trại cải tạo và được nhận vào Trường Đại học Y và Bệnh viện Bình Dân.
Phấn đấu không ngừng nghỉ, ngày 18.5.2006, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.