Phạm Chiến
Để chống lại ách thống trị và mưu đồ thôn tính lân bang của bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Kinh Kha đã không ngại hiểm nguy để một mình bước vào hang hùm. Dù hành động của người anh hùng Kinh Kha không đổi thay được cục diện mà Tần Thủy Hoàng thiết lập nhưng người đời vẫn nhớ về Ông như một biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần quả cảm. Dòng sông Dịch với hình ảnh "Tráng sĩ một đi không trở về" đã trở thành một vết buồn của sử xanh. Thế hệ hôm nay nhắc đến ông cũng với mục đích nhắc cho những lớp người đương đại mạnh dạn và dám chống lại những bất công còn tồn tại trong xã hội và vươn đến một xã hội tươi đẹp hơn. Đã có không ít con người từng hăng hái và quyết tâm học tập và làm theo tấm gương của Ông. Những bất công tồn tại trong xã hội được phanh phui và đưa ra ánh sáng công luận chính nhờ những sự hăng hái và nhiệt huyết ấy. Họ thành công là bởi họ biết tôn trọng những những lề lối đưa ra và tuân thủ những quy định được thiết lập nhằm duy trì một trật tự thống nhất. Khi phát hiện ra một hành vi đi lại với xu hướng phát triển họ đã kiên trì thực hiện tuần tự từng bước để gửi đến những cá nhân, cơ quan có chức năng xem xét và tiến hành giải quyết. Họ cũng biết sống trong chờ đợi với lí do cá nhân, cơ quan đó đâu chỉ suốt ngày đi giải quyết mỗi công việc của họ.
Cũng có ý kiến cho rằng, nếu thực hiện đúng thủ tục cần thiết thì biết lúc nào những bất cập, những oan khuất mới được giải quyết và cũng không ngoại trừ trường hợp vì những lí do mang tính vụ lợi mà những cá nhân, cơ quan này bưng bít và tiếp tay cho cái ác, cái xấu. Điều đó bất kỳ ai trong chúng ta đều công nhận và coi đó thực sự là những khối u, căn bệnh trầm kha của cả xã hội hôm nay. Nhưng cuộc sống này đâu đã hết những người công bình và những cơ quan luôn phấn đấu vì sự trong sạch. Chúng ta từng chứng kiến những con người dám hành động một cách đường đường, chính chính để dần dần đưa sự việc ra ánh sáng như việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa khi công bố những gian lận và vết nhơ trong thi cử đã mở đường cho một cuộc vận động lớn được cả ngành giáo dục và xã hội hôm nay công nhận. Sự thành công và bước đầu đẩy lùi, đem lại sự trong sạch cho nền giáo dục có công đầu của Thầy Khoa và những người dám đấu tranh vì công lý, để cái đẹp thăng hoa.
Hay chúng ta từng được nghe về câu chuyện bà Trần Ngọc Sương và Vụ án Nông trường Sông Hậu. Là một người phụ nữ với những cống hiến của mình trên cương vị Giám đốc nông trường đã được Nhà nước trao tặng Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Trước sự việc không tán thành chủ trương của Thành ủy Cần Thơ về việc chỉ đạo chuyển toàn bộ đất của 2 nông trường Cờ Đỏ và Sông Hậu sang đất công nghiệp cũng là lúc Nông trường do bà làm giám đốc phải trải qua hàng loạt những cuộc thanh kiểm tra về tài chính và kết luận lỏng lẻo trong quản lý gây thấp thoát tài sản. Bản thân bà cũng bị khởi tố về hành vi lập quỹ đen trái phép nhiều tỷ đồng. Trước những áp lực từ nhiều phía tác động vào nhưng cũng không phải vì vậy mà bà nao núng và có những hành động vượt qua những quy định của Luật pháp. Bản thân bà và những cộng sự đã kiên trì đi đến những cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết. Hành động dám đương đầu với những khó khăn, chấp nhận những khó khăn để hướng tới lẽ công bình đã khiến bà được khôi phục sinh hoạt Đảng và được nhận lại một số quyền lợi mà chính bà được hưởng. Mặc dù với những việc làm sai của Bà đã bị phán xét trước pháp luât song thực sự bà đã chiến thắng - chiến thắng của một người dám đi đến cùng với công lý.
Những câu chuyện kia dù là câu chuyện của quá khứ nhưng nó cho thấy cách ứng xử của những con người hiểu biết và nhận thức được quy luật vận động, tồn tại những gì thuộc về quy chế vận hành của Nhà nước. Chính việc tuân thủ quỹ đạo, tin tưởng dù chỉ 1% vào những cơ quan công quyền đã đưa họ đạt được những thành công nhất định. Họ đã không đặt những mục đích đạt được mà phá vỡ đi những quy phạm chung cho cả xã hội. Sự bình tĩnh đã làm cho những bước đi, hành động của họ được cả xã hội công nhận. Và đó cũng là một nguyên nhân của sự thắng lợi.
Nguyễn Phương Uyên
Trở lại với câu chuyện của Nguyễn Phương Uyên bị Tòa án nhân dân Tỉnh Long An xét xử hôm 16/05 kết án 6 năm tù giam, 03 năm quản chế. Trước phiên tòa khi bào chữa cho hành động của mình Uyên nói nhiều đến lòng yêu nước và Uyên cũng đưa ra một cảnh báo mà ai chứng kiến và theo dõi phiên tòa sẽ phải suy nghĩ lại: "Nếu Uyên hôm nay bị xử có tội thì liệu thế hệ trẻ hôm nay ai còn dám đứng lên bảo vệ chủ quyền". Có rất nhiều người khi lí giải nguyên nhân Uyên có những hành động để rồi cô phải đứng trước vành móng ngựa như là vì quyền lợi này, quyền lợi kia. Bản thân tôi lại nghĩ khác, chúng ta hãy dành cho những người như cô một sự biết ơn nhất định và cũng có thể cho hành động của cô là biểu hiện cho tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Cô cũng có những hoãi bão, những dự định đổi thay những bất cập, tiêu cực của xã hội nhưng có chăng cô đã không chọn cho mình một bước đi phù hợp. Cô đã nóng vội trong việc thực thi những dự định mà cô ấp ủ. Từ vị thế của một con người với lòng yêu nước và tinh thần dám hành động Uyên đã đi đến những ngộ nhận về con đường thực hiện và biến mình thành một bị can đứng trước vành móng ngựa. Nói cách khác, có thể coi mục tiêu cô hướng tới và lên kế hoạch hành động là trong sáng nhưng cô không nhận thức được rằng, một việc hệ trọng như đấu tranh cho công lý cần có thời gian và cần có những tiền đề nhất định. Cách hành xử "đốt cháy giai đoạn" đã khiến mục đích ban đầu bị biến tướng và bị lợi dụng. Hình phạt mà Tòa án nhân dân tỉnh Long An dành cho cô phản ánh đúng những gì trên thực tế mà cô thực hiện. Cô đã phải trả giá cho những hành động sai lầm của chính mình. Và bản thân cô cũng không thể lấy mục đích ban đầu để biện minh hay cứu vãn sự phán quyết của Tòa án.
Sự nóng vội trong cách ứng xử đã đẩy Phương Uyên đến vòng lao lý. Nên chăng cũng cần đặt ra một chuẩn mực trong cách ứng xử của thế hệ trẻ trong phản biện xã hội???
Nguồn: nguoiconyeunuoc.wordpres.com
Nguồn: nguoiconyeunuoc.wordpres.com
ở một góc nhìn nào đó thì Phương Uyên là một con người với lòng yêu nước và tinh thần dám hành động vì đất nước nhưng cô quá non nớt trong suy nghĩ nên đã đi đến những ngộ nhận về con đường thực hiện và biến mình thành một bị can đứng trước vành móng ngựa. Nhiều bài chỉ trích cô, nhiều bài phản động suy tôn, tung hô. Lúc này nên nhìn cô ấy với con mắt của tình yêu thương con người Việt.
Trả lờiXóa..."nhiều bài phản động suy tôn..."đề nghị Phạm Trinh định nghĩa từ "phản động". Bạn nói bạn hiểu từ "phản động" như thế nào tôi sẽ nói bạn là loại người nào!
XóaVote 1 phiếu cho nguyenphiho
XóaCho tôi tham gia 1 phiếu với nguyenphiho.
XóaTôi hoàn toàn đồng tình với cách suy nghĩ của Anh Trinh. Đừng phân tích nhiều nữa, bản án đã được tuyên phạt. 6 năm tù là thích đáng và vị tha của pháp luật cho một tội danh lớn. Đừng có nghe những thông tin bên lề của bọn phản động để rồi có những cái nhìn lệch lạc. Mong sao vụ án này là bài học cho tuổi trẻ chúng ta. Một phút nông nổi đã mang đi bao nhiêu ước mơ của một sinh viên trẻ.
Trả lờiXóaBiết rằng những người đứng lên đấu tranh với sai trái trong xã hội đều là những người đáng trân trọng. Như thầy giáo Đỗ Việt Khoa, thiết nghĩ xã hội cần nhiều hơn những người như thế. Vậy mà cái mà thầy giáo "đạt được" sau sự việc ấy là gì? Là cái nhìn khác lạ hay thậm chí là ghẻ lạnh của giáo viên trong trường, đến mức thầy cũng không chịu đựng được. Chỉ vì xã hội ta, bao che những hành vi xấu, lấy đa số áp đảo thiểu số mà thầy giáo ấy, từ một con người tích cực đã có cái nhìn lệch về xã hội, về chính quyền. Còn Phương Uyên thì sao? tôi không nghĩ khi cô ta nói yêu nước là thật lòng, nếu là yêu nước thì cô ta sẽ không hành động như vậy. Nếu nói Phương Uyên có lòng yêu nước thì cả xã hội này có bao nhiêu người yêu nước nhưng hành xử lại khác hoàn toàn cô ta.
Trả lờiXóaPhương Uyên còn trẻ còn cả tương lai dài phía trước, nhưng chính cô ta đã đẩy bản thân vào lao lý, để rồi cả thanh xuân phải ở trong tù. Vụ an của Phương Uyên không biết đã khiến cô ta hối cải. Đồng ý với tác giả là cô ta trẻ nhưng một người trưởng thành thì phải biết nhận thức. Cái nào đúng cái nào sai. Thiết nghĩ cô ta đã bị lợi dụng vào hoạt động chống Nhà nước và bản thân cô ta dù biết đó là việc làm sai trái nhưng vì sao vẫn làm. Vì tiền mà chúng trả cho cô ta, như vậy thì sao có thể gọi là yêu nước
Trả lờiXóaHành động lên án cái xấu lại khác, hành động của Phương Uyên lại khác không thể so sánh với nhau được. Có thể cô ta còn it tuổi, nhận thức kém và bị kẻ địch lợi dụng. Thế nhưng chúng có thể lợi dụng cô ta mà không có vật chất ư? Tóm lại cô ta cũng chỉ là một kẻ hám tiền không hơn không kém. Cô ta không phải là nông nổi mà là ngu, đạo đức thì suy thoái hết
Trả lờiXóaYêu nước ư, thử hỏi là yêu nước thì Uyên đã làm được gì cho đất nước rồi nào? Ai trong số chúng ta cũng có lòng yêu nước cả nhưng quan trọng là thể hiện nó ra như thế nào thôi. Cách mà Phương Uyên thể hiện lại là bị lợi dụng lòng yêu nước để tuyên truyền chống phá lại nhà nước ta. Điều đó là đáng phải bị xử lý để răn đe tới mọi người sau này
Trả lờiXóacâu trả lời của Phương Uyên hôm nay trước tòa. khi nghe câu nói được nói từ miệng con bé mà thấy sao mà Phương Uyên còn đang mơ hồ vậy? không biết cô nhận được gì, chúng hứa hẹn gì với con bé để nó thành ra vậy. mù quáng trong hành động giờ chịu trách nhiệm với tổ quốc.
Trả lờiXóa6 năm tù cho kẻ cầm cờ ba sọc như thế là Tòa án tỉnh Long An lương tay rồi. ở thời phong kiến khi tàn dư của xã hội trước có những biểu hiện sinh sôi thì ngay lập tức những mầm mốm bị tiêu diệt dã man. ở thời đại văn minh thì không đem so sánh với thời đại phong kiến trước đó. nhưng cho thấy tội tuyên truyền chống phá là tội phạm nguy hiểm với xã hội
Trả lờiXóaToan lu ngu
Trả lờiXóaÔi! Nhầm to rồi! NQL đưa link giới thiệu Phạm Chiến cứ ngỡ ...ít ra cũng tương tợ Nguyễn Việt Chiến, đâu có dè vào ngay blog của tiểu đội trưởng DLV! Hu hu!
Trả lờiXóaĐi lạc vào một rừng giáo mác tua tủa - chế độ này tàn thật rồi tại NQL đấy, bắt đền thôi!
Trả lờiXóaTống vô tù U,K xã hội đã và sẽ xuất hiện vạn triệu vụ cướp,giết,hiếp...
Trả lờiXóayeu nuoc nhu Phuong Uyen la sai roi, yeu nuoc la phai tam mot ngay 8 lan moi la yeu nuoc.
Trả lờiXóathang pham Chien la thang liem dit cap tren ma khong biet nhuc
Trả lờiXóaPhạm Chiến, đọc đúng là Chạm Phiếm. Phù phiếm lắm.
Trả lờiXóaNhưng anh mong 1 ngày, chú sẽ sánh vai cùng chú Đông La, thằng mang thanh la, thằng mang trống gõ, đứng chân kế vị Thượng thư bộ truyên giáo, nhé. Anh là anh mong thật, khen thật. Chú Phiếm cố gắng nâng bi với vỗ mông ngựa thật tốt, có ngày anh khen, nhé.
hành động của Uyên và Kha mà gọi là yêu nước sao. Một người yêu nước sẽ không tìm mọi cách và có những hành động làm đất nước mình rói loạn như thế. Hành động của Uyên và Kha chỉ có thể cho thấy rằng hai người này đang có ý muốn gây bất hòa, chia rẽ nội bộ trong nước ta, muốn gây nên hỗn loạn. Hành động như vậy mà kêu là yêu nước hay sao. Có mà bán nước thì có ấy.
Trả lờiXóamọi sự so sánh đều là khập khiễng, tuy nhiên vẫn có những liên hệ nào đó, nhưng xã hội bây giờ đã khác rồi , sao có chuyện hành động như ngày xưa được, vi phạm pháp luật thì đương nhiên bị xử lý, đó chính là điều mà tất cả mọi người đều mong muốn được thực hiện
Trả lờiXóanói về chuyện xưa, khi có những hành động như vậy thì là do người ta quá bức xúc vì sự tàn ác của những vị vua, và về bản chất những chế độ như vậy là không tốt, nhưng ngày nay thì khác rồi ,không thể vẫn cứ có những hành động như vậy được, điều đó là chắc chắn
Trả lờiXóahoàng đế chỉ là một người còn trong xã hội hiện đại ngày nay thì lãnh đạo một đất nước một dân tộc là rất nhiều người đó là cả một bộ máy, không thể có những tình trạng như trước và cũng không thể có những hành động như trước được
Trả lờiXóaxã hội bây giờ đã rất phát triển ,đặc biệt là xã hội ở nước ta, khi nước ta phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa ,hình thái cao nhất của xã hội, vì vậy về nguyên tắc mọi việc đều phải được xử lý theo pháp luật, đó là một nguyên tắc quan trọng và bất biến
Trả lờiXóanếu trong xã hội hiện nay mà cứ hành động như ngày xưa cẩm thấy bất bình cái gì là lập tức hành động thì không ổn chút nào, lúc đó xã hội chỉ có loạn mà thôi, mà nhiều khi những nhận thức của những người đó lại là kết quả của những sụ tuyên truyền kích động của người khác chứ không phải bản thân người đó nghĩ vậy đâu
Trả lờiXóaxã hội phong kiến tuy cũng là xã hội có tổ chức đây nhưng làm sao mà có thể so sánh với xã hội ngày nay được, lúc đó vua là quyết hết thì làm sao tránh khỏi chủ quan sai lầm được, bây giờ thì khác rồi ,làm gì cũng phải cân nhắc bàn bạc thì mới giải quyết được chứ
Trả lờiXóaRất nhiều kẻ đang hướng lái dư luận đi hướng khác để ngụy biện cho hành vi phạm pháp của Phương Uyên và Nguyên Kha chúng ngụy tạo ra đủ thứ viện đủ thứ nhưng sự thật vẫn là sự thật những điều phản ánh sự thật khách quan rằng phương Uyên và NGuyên Kha hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam là không thể chối cãi được.Bằng chứng có đủ vật chứng có đủ căn cứ pháp lý có đủ vậy chối cãi sao đây.Thái độ của Phương Uyên ở tòa là rất không ổn có vẻ tư tưởng của Phương UYên thật sự có vấn đề rồi.
Trả lờiXóaxe đạp gấp của nhật
Trả lờiXóa