THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

09 tháng 5 2013

NÔNG SÂU LÒNG NGƯỜI (PHẦN I)

by Mõ Làng  |  at  9.5.13

Phạm Chiến

         "5 thủ đoạn dưới thời CNXH", nghe như một câu chuyện trinh thám của những nhà văn đại tài như Sê-lốc Hôm thuở nào. Và chắc rằng, có người khi mới nghe qua tên gọi thôi sẽ tự vấn chính bản thân mình rằng, CNXH là bước phát triển cao của những hình thái xã hội mà loài người đã trải qua. Đó cũng chính là giai đoạn mà những bất công, những vấn đề không phù hợp với quy luật phát triển sẽ dần dần bị loại bỏ và thay vào đó chính là những phôi thai của một xã hội văn minh. Giai đoạn cuối cùng của nó cũng chính là lúc nhân loại bước sang một giai đoạn mới: Chủ nghĩa Cộng sản. Từ những suy nghĩ kiểu như vậy thì vô số những con người khi được tiếp cận với những vấn đề này sẽ dùng chính trực quan sinh động để lí giải những thứ ngay từ đầu bằng chính những nền tảng trí thức họ đã mơ hồ nhận thức được sự lệch chuẩn. 
Cư dân thành thị Mario Teli
         "5 thủ đoạn dưới thời CNXH" cũng chính là tên của một bài viết của tác giả Mao Vũ Thức & Hidematsu Hiyoshi được Lê Thời Tân dịch từ nguyên bản tiếng Trung. Trong đó, tác giả cũng đã rất chi tiết và rạch ròi khi đưa ra lần lượt từng thủ đoạn mà tác giả cho rằng nó đã và đang diễn ra dưới thời CNXH. Bản thân tôi cũng không dám và định làm một điều gì lớn lao và cũng không có một thái độ hằn học với chính tác giả và người đã dày công đưa vốn liếng văn hóa của mình vào làm những câu chuyện không đâu, tôi chỉ xin bình luận về những nội dung được phản ánh trong bài viết này và tất nhiên là dưới lăng kính của bản thân. 
         Trong bài viết đầu tiên này, tôi xin đi làm rõ những điều được tác giả đề cập trong "thủ đoạn" thứ nhất: "Thủ đoạn thứ nhất – Chế độ hộ khẩu". Để trình bày cho những nhận định đầu tiên này, tác giả viết: "Chế độ hộ khẩu kiểu Trung Quốc phân tách thành thị và nông thôn. Nông dân suốt đời bị cầm cố ở nông thôn, các hộ dân quê không có cách nào để dời lên thành phố. Không có hộ khẩu thành phố thì không có chỗ làm, không có hộ khẩu thành phố thì không có phân phối lương thực, không có hộ khẩu thành phố không những không làm được bất cứ việc gì mà chính ra là không thể sinh tồn. Dân thành phố cũng bị cầm cố tại chính nơi cư trú của mình. Việc chuyển chỗ ở giữa các thành phố cũng vì chế độ hộ khẩu mà chịu sự khống chế hoàn toàn. Chế độ hộ khẩu đó dẫn đến vấn đề bất bình đẳng về mức sống, việc làm, đi học giữa nông thôn và thành phố. Vậy nhưng chỗ giống nhau về quyền lợi chính trị mà dân nông thôn và dân thành phố được hưởng đều là “không có gì”. Chế độ hộ khẩu Trung Quốc còn có một công năng khác, đó là thông qua hộ khẩu cưỡng chế những ai không phục tùng hay có kiến giải độc lập về nông thôn tiếp thu giáo dục lao động cải tạo. Sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn kiểu như thế hoàn toàn là do con người tạo nên. Những ai có hiểu biết về thời kì lịch sử đó đều thấy rõ như thế."
         P/s: Việt Nam chúng ta và Trung Quốc cũng đều hướng đến mục tiêu xây dựng thành công chế độ XHCN với nền tảng và vai trò lãnh đạo tiền phong của Đảng Cộng sản. Tất nhiên hai mô hình này đều có những nét riêng biệt, khó nhầm lẫn vào nhau. Mặc dù đây là câu chuyện của người anh em láng giềng Trung Quốc nhưng không thể "đồng sàng dị mộng" được. Với những biến động mang tính toàn cầu hiện nay những biến động của những quốc gia cùng thể chế ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Trong trường hợp này là một ví dụ. Việc "công nhận" và bênh vực những chính kiến kiểu như "5 thủ đoạn dưới thời CNXH" sẽ vô hình chung chúng ta đang phủ nhận chính con đường, lý tưởng chúng ta đang đi. Và câu chuyện sẽ bị hướng sang một hướng hoàn toàn mới và cũng không loại trừ trường hợp chính những người trong cuộc sẽ đặt ra những câu hỏi hoài nghi, lật lại vấn đề. 
         Trong nhận định đầu tiên này, tôi cho rằng tác giả này đã thực sự mạnh dạn khi đưa một vấn đề chứa đựng nhiều yếu tố mang tính xã hội hơn là tính chính trị để nói về một vấn đề mang tính chính trị. Nếu tác giả thuyết phục được công chúng thì đó là thành công đầu tiên của tác giả. Nhưng câu chuyện không diễn ra như mong muốn của chính tác giả và nó cho thấy được những nhận định mang tính giả định, mù mờ của chính con người này. Xã hội loài người vốn chưa phát triển hết chu trình của nó. Những câu chuyện phản ánh những mâu thuẫn giữa thực tế phát triển và những tồn tại mang tính chất lịch sử là một tất yếu khách quan. Trong đó có thể kể đến với đại diện cho vấn đề này là vấn đề đô thị hóa. Không một quốc gia nào trên thế giới lại có thể tự mình giải quyết được hết những mâu thuẫn này và công việc này cần có sự chung tay của cộng động, thời gian. 
         Đứng trước một thực trạng có phần bế tắc ấy, nhiều quốc gia khi "ưu tiên" và lựa chọn cho mình con đường phát triển đi lên với hình ảnh những đô thị văn minh, hiện đại đã chấp nhận những việc làm như hạn chế việc tăng cơ học của dân số thành thị do sự di cư của những người nông dân ra thành phố và ước muốn được thành những "thị dân". Ở Việt Nam câu chuyện này đã được đưa ra mổ xẻ trên chính Nghị trường Quốc hội khi có hay không việc ban hành "Bộ Luật về Thủ đô"? Về công bằng mà nói việc phát triển đi lên của một thành phố trong đó có sự thay đổi về diện mạo thì đôi khi cũng phải chấp nhận những thứ thuộc về tồn tại mà ngay trong một thời điểm, một thời gian nhất định năng lực giải quyết chưa cho phép chúng ta đổi thay chính nó. Trung Quốc đang trong Kỷ nguyên "trỗi dậy hòa bình" (Câu nói của những Học giả Trung Quốc) và đang dần chứng minh sức mạnh, vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Việc chấp nhận những thực trạng vốn không được như ý trong quá trình phát triển, đạt được những mục tiêu là vấn đề thuộc về khách quan. Trung Quốc không muốn vậy nhưng họ phải chấp nhận. (Cũng phải nói thêm, bản thân tôi không ưa gì cách đi lên, phát triển kiểu Trung Quốc nhưng cũng không vì vậy mà phủ nhận đi những thứ thuộc về khách quan trong hướng phát triển của quốc gia này). Nên những thực trạng kiểu: "Chế độ hộ khẩu kiểu Trung Quốc phân tách thành thị và nông thôn. Nông dân suốt đời bị cầm cố ở nông thôn, các hộ dân quê không có cách nào để dời lên thành phố. Không có hộ khẩu thành phố thì không có chỗ làm, không có hộ khẩu thành phố thì không có phân phối lương thực, không có hộ khẩu thành phố không những không làm được bất cứ việc gì mà chính ra là không thể sinh tồn." có phần phản ánh những nghịch lý trong một giai đoạn mà Trung Quốc hay bất kỳ một quốc gia nào cũng đều phải lựa chọn nếu muốn phát triển. 
         Không dừng lại đó, tác giả lại đề cập đến một khía cạnh cũng không mới nhưng nó chưa xuất hiện ở Việt Nam chúng ta: "Dân thành phố cũng bị cầm cố tại chính nơi cư trú của mình. Việc chuyển chỗ ở giữa các thành phố cũng vì chế độ hộ khẩu mà chịu sự khống chế hoàn toàn. Chế độ hộ khẩu đó dẫn đến vấn đề bất bình đẳng về mức sống, việc làm, đi học giữa nông thôn và thành phố. Vậy nhưng chỗ giống nhau về quyền lợi chính trị mà dân nông thôn và dân thành phố được hưởng đều là “không có gì". Mặc dù đây là vấn đề mới nhưng như đã nói ở phần trên, những cư dân nông thôn hay thành thị cũng đều là những "nạn nhân" của sự phát triển. Trung Quốc đã lựa chọn chính con đường phát triển của riêng mình nên nếu có những quy định kiểu "cầm cố" cũng là điều dễ hiểu. 
         Đến đây, có người sẽ cho rằng, tại sao tôi lại luôn bênh vực cho chính sách về hộ khẩu của Trung Quốc với một nguyên nhân là hệ quả của sự phát triển....Xin thưa rằng, tôi không sai khi nói như vậy (Tất nhiên cũng là khẳng định chủ quan), bởi có chiến thắng nào không có thương đau. Những con người yêu nước chân chính sẽ lựa chọn cho mình cách hành động hợp lý vì sự phát triển của đất nước và là công dân của nước Trung Quốc chắc chắn những thị dân hay cư dân nông thôn đều chấp nhận điều đó như một yếu tố làm nên một Trung Quốc hôm nay....
         Trong bài viết này, tác giả cũng nên phân biệt rạch ròi khái niệm: "Chủ nghĩa xã hội" và khái niệm "Trung Quốc" bởi CNXH là một khái niệm chỉ những nước đi theo một con đường đã được cụ thể hóa phù hợp với hoàn cảnh từng quốc gia và Trung Quốc là một thành viên. Sự phát triển của Trung Quốc đi kèm vấn đề xung quanh "hộ khẩu" là câu chuyện riêng của Trung Quốc. Không thể từ một quốc gia với những vấn nạn của mình rồi từ đó "dõng dạc" đưa ra những nhận định "xanh rờn" về bản chất của một thể chế chính trị. Nói cách khác, những nhận định "vơ đũa cả nắm", "một con sâu làm rầu nồi canh" là không công bằng cho cộng động những quốc gia xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Trong đó, Việt Nam là một điển hình tiêu biểu và cũng là một quốc gia thực hiện lộ trình phát triển bền vững; chấp nhận những gì thuộc về thực tế khách quan và không khắc phục được; đưa quyền và lợi ích con người trở thành trung tâm của chiến lược phát triển./.
"5 thủ đoạn dưới thời CNXH" được đăng tải trên trang:

(Còn nữa)

21 nhận xét:

  1. Nguy hiểm thật ta, mấy cái luận điệu này nó đánh đồng giữa trung quốc với chế độ xã hội chủ nghĩa, làm những người không hiểu rõ bản chất của vấn đề sẽ ngộ nhận, lầm tưởng một cách tai hại. Chúng lợi dụng sự căm ghét trung quốc của người dân việt nam, của cộng đồng quốc tế, rồi phiên những gì mà trung quốc làm thành bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, Nên quảng bá bài viết này cho nhiều người biết hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Tuy rằng cùng bản chất là xã hội chủ nghĩa nhưng cách thức tiến lên xã hội chủ nghĩa và cách thực hiện của mỗi nước là khác nhau. Đừng có đánh đồng tất cả các nước muốn tiến lên XHCN đều phải trải qua quá trình giống nhau!

    Trả lờiXóa
  3. Rõ ràng một điều là tôi và không chỉ tôi đâu ai cũng ghét trung quốc, gét bọn tầu khựa này. Nhưng phải nhìn nhận thẳng vào một thực tế là Trung Quốc là một nước lớn, có nhiều những cái mà mình phải công nhận một cách khách quan, mình phải học hỏi người ta, chứ không lại như ngày xưa sau khi chiến tranh với mỹ xong, nó đền bù, viện trợ tinh thần cách mạng lên cao quá không thèm nhận, trong khi nước ta còn nghèo rớt, nguwoif dân còn đói khổ, có phải là vô lý không.

    Trả lờiXóa
  4. Rõ ràng một điều là tôi và không chỉ tôi đâu ai cũng ghét trung quốc, gét bọn tầu khựa này. Nhưng phải nhìn nhận thẳng vào một thực tế là Trung Quốc là một nước lớn, có nhiều những cái mà mình phải công nhận một cách khách quan, mình phải học hỏi người ta, chứ không lại như ngày xưa sau khi chiến tranh với mỹ xong, nó đền bù, viện trợ tinh thần cách mạng lên cao quá không thèm nhận, trong khi nước ta còn nghèo rớt, nguwoif dân còn đói khổ, có phải là vô lý không.

    Trả lờiXóa
  5. Rõ ràng một điều là tôi và không chỉ tôi đâu ai cũng ghét trung quốc, gét bọn tầu khựa này. Nhưng phải nhìn nhận thẳng vào một thực tế là Trung Quốc là một nước lớn, có nhiều những cái mà mình phải công nhận một cách khách quan, mình phải học hỏi người ta, chứ không lại như ngày xưa sau khi chiến tranh với mỹ xong, nó đền bù, viện trợ tinh thần cách mạng lên cao quá không thèm nhận, trong khi nước ta còn nghèo rớt, nguwoif dân còn đói khổ, có phải là vô lý không.

    Trả lờiXóa
  6. Rõ ràng một điều là tôi và không chỉ tôi đâu ai cũng ghét trung quốc, gét bọn tầu khựa này. Nhưng phải nhìn nhận thẳng vào một thực tế là Trung Quốc là một nước lớn, có nhiều những cái mà mình phải công nhận một cách khách quan, mình phải học hỏi người ta, chứ không lại như ngày xưa sau khi chiến tranh với mỹ xong, nó đền bù, viện trợ tinh thần cách mạng lên cao quá không thèm nhận, trong khi nước ta còn nghèo rớt, nguwoif dân còn đói khổ, có phải là vô lý không.

    Trả lờiXóa
  7. Tại sao tác giả lại có thể coi Trung Quốc là chủ nghĩa xã hội được nhỉ? Đừng có vơ đũa cả nắm hết với nhau như vậy. Việt Nam cũng là một nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam thì khác hẳn Trung Quốc về cách thức tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đánh giá vấn đề thì hãy tỏ quan điểm khách quan hơn nhé

    Trả lờiXóa
  8. Học tập cũng phải biết chọn lọc. Và có thể thấy, tuy cùng là đi lên con đường CNXH, nhưng Việt Nam có những chính sách, đường lối riêng, phù hợp với đất nước, đó là nhờ sự sáng suốt của đội ngũ lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  9. Cái nhìn chủ quan phiến diệc của tác giả đã làm cho sự thật bị bẻ cong đi. chúng ta và Trung Quốc có xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau và chúng ta có cách đi khác hẳn với Trung Quốc. Làm sao có thể nói Việt Nam và Trung Quốc tuy gần nhau thì phải giống nhau chứ

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là có một số kẻ đánh đồng chủ nghĩa xã hội với trung quốc, dựa vào sự căm tức với trung quốc mà đánh đồng sang ghét bỏ chủ nghĩa xã hội, Việt nam chúng ta đang đi theo con đường CNXH chính vì thế mục đích của chúng là chống phá đất nuwcc, xóa bỏ chế độ XHCN ở việt nam mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. Dẫu biết rằng Trung Quốc là một nước lớn mạnh, tuy nhiên Việt Nam chúng ta không thể học theo cách trị quốc, trị dân của chúng được. Chúng sẵn sàng dũng mọi thủ đoạn trong quan hệ quốc tế, cho dù là bỉ ổi nhất, hèn hạ nhất; và ngay đến cả người dân trong nước chúng cũng không tha, vì lợi ích kinh tế mà chúng sẵn sàng bán rẻ sinh mạng của "đồng bào" Trung Quốc. Vậy thì không chỉ riêng vấn đề về nhân khẩu, mà còn vô số vấn đề chúng ta không thể học ở chúng được.

    Trả lờiXóa
  12. đất nước ta có một bản sắc riêng so với tất cả các nước khác trên thế giới chứ không có gì mà lại giống nước này và giống nước kia, mặc dù nước ta cũng đi theo chế độ Xã hội chủ nghĩa nhưng đường lối lãnh đạo của nước ta khác hẳn so với Trung Quốc, chứ không trị nước theo kiểu quyền lực như trung quốc được, cho nên bọn phản động đã tung những tin đồn như thế rất nguy hiểm cho những ai không biết sâu sắc được những đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  13. Việt Nam và Trung Quốc đều là đất nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng Trung Quốc từ ngày xưa đến giờ thì âm mưu bành trướng thế lực vẫn không thay đổi. Vì thế cả 2 nước đều theo chủ nghĩa xã hội nhưng không vì thế mà đánh đồng ta với Trung Quốc. Mỗi quốc gia có chính sách trị nước nhất định, các nhà lãnh đạo sẽ phải làm nhiệm vụ dẫn dắt đất nước đi lên. Và vì thế không thể vơ đũa cả nắm để phản đối con đường xã hội chủ nghĩa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.

      Xóa
  14. mỗi đất nước đều có một phong cách lãnh đạo đất nước riêng chứ không một nước giống nhau hết, và Việt Nam cũng vậy chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những phong cách trị của nước ngoài , mà chúng ta chỉ học hỏi những điều hay thôi và người dân của chúng ta thì được tự do, và ai cũng có quyền làm chủ đất nước chứ người dân không bị lệ thuộc hay bị bóc lột như ở Trung Quốc đâu.

    Trả lờiXóa
  15. Trung Quốc là nước có âm mưu lớn, Trung Quốc cũng đang nhăm nhe vào 2 quần đảo của ta. Tôi cũng ghét Trung Quốc dù nước họ cũng theo chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng dù là cùng một chế độ xã hội không có nghĩa là giống nhau. Mỗi người một khác, mỗi quốc gia cũng vậy. Họ đều có chính sách riêng cho con đường phát triển của xã hội. Vì Trung Quốc mà báng bỏ cả con đường chủ nghĩa xã hội thì chỉ là cái nhìn của những kẻ thiển cận, không có tầm nhìn

    Trả lờiXóa
  16. đất nước Việt Nam ta luôn học hỏi những điều hay về lãnh đạo đất nước của các quốc gia trên thế giới và tất nhiên những điều không hay và không hợp lý về trị quốc thì sẽ không bao giờ tồn tại và du nhập vào Việt Nam được, Việt Nam và Trung Quốc đều phát triển đi theo xã hội chủ nghĩa nhưng những chính sách của Trung Quốc không thể lúc nào cũng áp dụng vào Việt Nam được. những tên phản động chỉ biết ngậm máu phun người mà thôi vì chúng làm những điều như vậy để nhân dân hiểu sai về Đảng và nhà nước Việt Nam mà thôi.

    Trả lờiXóa
  17. mỗi đất nước đều có một cách lãnh đạo đất nước riêng và không theo một nước nào cả nhưng có những tên cố tình đã tung những tin rằng đất nước Việt Nam đi theo con đường của Trung quốc và cách trị cũng giống như trung quốc đó là một điều phi lý và làm giảm uy tín của đất nước và của Đảng trong con mắt của người dân, đó là những hành động phá hoại và chống phá của bọn giặc mà thôi.

    Trả lờiXóa
  18. những kẻ bán nước hại dân này chỉ lừa được những người nhẹ dạ cả tin mà thôi, chứ những người có trình độ nhận thức một tý thì sẽ biết ngay đây là những chiêu trò bỉ ổi của bọn giặc đã làm để phá hoại lòng tin của nhân dân với đất nước Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam. chính vì thế tôi mong rằng mọi người cần nâng cao ý thức trong trong tình hình hiện nay, nhằm không để những thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để gây mất trật tự an chính trị sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

    Trả lờiXóa
  19. mục đích của những tên bán nước hại dân này là chúng tuyên truyền xuyên tạc những chính sách đường lối của nhà nước và của Đảng đến người dân, làm mọi người hiểu sai về sự lãnh đạo của Đảng ta, và kích động người dân đứng lên chống lại bọn trung quốc và làm tình hình của hai nước trở nên căng thẳng hơn, luận điệu đó của lũ bán nước phải được làm lộ bộ mặt xấu xa đê hèn đó để mọi người biết và tẩy chay bọn chúng ra khỏi đất nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  20. việt Nam đang trên con đường xây dựng xã hội của chính mình, đi theo con đường riêng của mình. Vậy tại sao lại có thể nhận định Trung Quốc là chủ nghĩa xã hội được nhỉ? Nhận định như vậy là vô cùng phiến diện và vô lý hết sức. Đề nghị tác giả xem lại quan điểm thái độ của mình cho khách quan hơn.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.