Thứ năm, ngày 13 tháng sáu năm 2013
Hiện nay, có rất nhiều thông tin, sự bàn tán về những vấn đề xoay quanh những vẫn đề kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc. Đại loại như sau:
Hàn Quốc rất tương đồng với Việt Nam, là một nước thuộc địa đến 1945. Sau đó Hàn Quốc trải qua chiến tranh nam-bắc đến 1954 mới yên.Ta thử so sánh giai đoạn 30 năm 1960-1990 của Hàn Quốc và giai đoạn 30 năm 1981-2010 của Việt Nam.Sau chiến tranh, cũng có sự nghèo khó như nhau:GDP trên đầu người Hàn Quốc 1960 là $155/người/nămGDP trên đầu người Việt Nam năm 1981 là $251/người/năm Ta thử xem xét với xuất phát điểm gần như không có cách biệt quá lớn, 30 năm sau tình trạng phát triển của hai nước VN và Hàn Quốc như thế nào?30 năm sau, với mức tăng GDP/đầu người gấ[ 34 lần, Hàn Quốc trở thành cường quốc và chuyển sang thể chế dân chủ theo quy luật tất yếu, nhưng công lao của thế hệ chuyên quyền vì sự chấn hưng của dân tộc Hàn, như Pak Chung Hee vẫn được ghi nhận. Bằng chứng là con gái của nhà độc tài sau hơn 30 năm lại được dân chúng bầu làm tổng thống.Tuy vậy, còn ở VN sau 30 năm cũng hòa bình xây dựng, cũng cùng mức xuất phát điểm, nhưng đưa đất nước tăng trưởng được 4, 25 lần tức là chỉ bằng 1/8 của Hàn Quốc. Việt Nam vẫn là nước nghèo nàn lạc hậu. Và đã có những bình luận, ý kiến như thế này:1. Dù luôn luôn lớn tiếng sự tăng trưởng là thành tích lớn của lãnh đạo Việt Nam, là ưu việt của chế độ, nhưng con số so sánh nói trên là bằng chứng không cần bình luận, đâu là sự thật.2. Cơ chế quản lí kinh tế được hình thành và tồn tại nhiều năm ở Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây, mà đặc trưng cơ bản là nhà nước quản lí và kế hoạch hoá nền kinh tế một cách tập trung quá mức: mọi việc làm theo lệnh từ trên giao xuống (lệnh kế hoạch, lệnh giá cả, lệnh cấp phát tài chính, lệnh cấp phát vật tư, lệnh giao nộp sản phẩm...) theo quan hệ hiện vật là chủ yếu. CCQLTTQLBC trên thực tế không coi trọng sự vận dụng các quy luật kinh tế, nhất là quy luật giá trị, các quan hệ hàng hoá - tiền tệ và thị trường, cũng như coi nhẹ hạch toán kinh doanh và trên thực tế là không xem trọng hiệu quả kinh tế. CÁC BẠN THẤY ĐẤY NỀN KINH TẾ "TẬP CHUNG BAO CẤP" CỦA CHÚNG TA KHÔNG TUÂN THEO KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NÊN THẰNG MỸ NÓ CÓ CẤM VẬN HAY KO THÌ Ở THỜI ĐIỂM TRƯỚC 1990 CŨNG KO QUAN TRỌNG(VÌ TA KO BUÔN BÁN VỚI NÓ VÀ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA MÀ),TA CHỈ BẮT CHƯỚC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỬA TƯ BẢN KHI TA SẮP CHẾT ĐÓI THÔI, CÒN TRONG CHIẾN TRANH TA ĐÚNG LÀ BỊ TÀN PHÁ NHƯNG TA CŨNG ĐƯỢC HƯỞNG LỢI NHIỀU LẮM NHÉ, MỸ XÂY DỰNG BAO NHIÊU TÒA NHÀ, BAO NHIÊU CẦU ĐƯƠNG Ở SG (CHẮC BẠN CŨNG HIỂU TẠI SAO NGƯỜI TA GỌI SG THỜI ĐÓ LÀ HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG CHỨ),VÀ CŨNG VÌ CHÚNG TA BỊ CHIẾN TRANH NÊN ĐƯỢC CÁC NƯỚC VIỆN TRỢ BAO NHIÊU TIỀN BẠC ĐẤY VẬY KHÔNG THỂ ĐỔ LỖI HOÀN TOÀN CHO CHIẾN TRANH ĐƯỢC, TÔI DANG MUỐN TRANH LUẬN VỀ ĐƯỜNG LỐI SAI LẦM CỦA CHÚNG TA THÔI”.
v.v.......
Một điều có thể nhận thấy ở những quan điểm trên đó là họ chỉ so sánh những con số mà họ không giải thích nguyên nhân tại sao lại có nhưng con số đó, đặc biệt là không giải thích vì sao kinh tế Hàn Quốc lại có sự phát triển nhanh như thế. Vậy nguồn gốc sâu xa đằng sau một nền kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt của Hàn Quốc là gì?
Sự thật là gì?
Cũng như Việt Nam thì sau chiến tranh hàn quốc không có gì ngoài một đống đổ nát. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn họ đã làm nên được điều thần kỳ, đã biến Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp khiến nhiều nước đang phát triển phải "ước ao". Đã có sự cố gắng cải cách của chính phủ và nhân dân Hàn Quốc để có được một nên kinh tế như ngày hôm nay, tuy nhiên sự quyết định một phần lớn và tạo nền móng cho kinh tế Hàn Quốc là sự viện trợ to lớn của Mỹ, một đồng minh, ông anh lớn của Hàn Quốc.
Sự thật là những khoản viện trợ khổng lồ, sự đầu tư lớn, chuyển giao công nghệ, phương tiện sản xuất của Mỹ là một trong những điều kiện không thể thiếu cho quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc trong suốt nhiều năm sau chiến tranh. Sau khi thanh lập nước Đại Hàn dân quốc năm 1948 quan hệ Hàn - Mỹ đã bắt đầu thực sự được xác lập. Vào thời kỳ đầu, từ năm 1945 đến 1949, thông qua “Các quỹ đặc biệt dưới sự điều hành của chính phủ nhằm giảm nhẹ khó khăn cho các vùng chiếm đóng” (viết tắt là GARIOA), Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc gần 500 triệu USD. Trong những năm chiến tranh, Hàn Quốc tiếp tục nhận viện trợ lương thực, thuốc men, nhà tạm và các thứ cần thiết khác. Chiến tranh hai miền triều tiên đã hủy hoại thủ đô Seoul và nhiều thành phố khác; nhiều nhà máy, hầm mỏ, đoàn tàu đánh cá, hệ thống tưới tiêu, nhà cửa, làng mạc... bị tàn phá nặng nề, người dân rơi vào cảnh túng đói.
Đứng trước tình hình đó, Mỹ đã dành một khoản viện trợ to lớn vào thời điểm nước Mỹ cực thịnh cho mảnh đất này. Tính từ năm 1945 đến 1960, tổng số tiền mà Mỹ viện trợ cả trực tiếp và gián tiếp cho Hàn Quốc lên đến 3 tỷ USD. Riêng trong giai đoạn 1954 - 1961, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc khoảng 2 tỷ USD, hầu hết là theo hình thức viện trợ không hoàn lại.
cụ thể: Viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc (1945 - 1961)
(Đơn vị: nghìn USD)
Năm
|
Viện trợ không hoàn lại
|
Viện trợ theo hình thức tín dụng
|
Tổng số
|
1945
|
4.934
|
-
|
4.934
|
1946
|
49.496
|
-
|
49.496
|
1947
|
175.371
|
-
|
175.371
|
1948
|
175.593
|
-
|
175.593
|
1949
|
116.509
|
-
|
116.509
|
1950
|
58.706
|
-
|
58.706
|
1951
|
106.542
|
-
|
106.542
|
1952
|
161.327
|
-
|
161.327
|
1953
|
194.170
|
-
|
194.170
|
1954
|
153.925
|
-
|
153.925
|
1955
|
236.707
|
-
|
236.707
|
1956
|
326.705
|
-
|
326.705
|
1957
|
382.892
|
-
|
382.892
|
1958
|
321.272
|
-
|
321.272
|
1959
|
222.204
|
12.740
|
234.944
|
1960
|
245.393
|
6.100
|
251.493
|
1961
|
201.554
|
3.200
|
204.754
|
Nguồn: Bank of Korea, economic Statistic Annals.
Không chỉ viện trở về mặt tiền bạc, phương tiện kĩ thuật Mĩ còn cho các công ty đến và mở các văn phòng chi nhánh tại đây, kêu gọi các đồng minh khác ở châu âu giúp đỡ cho Hàn Quốc. Điều này đã tạo động lực, kích thích được kinh tế Hàn Quốc từ từ phục hồi và phát triển.
Trong gia đoạn này, khi mà Hàn Quốc nhận được sự viện trở to lớn của Mĩ để khôi phục, phát triển kinh tế thì ở Việt Nam, cả nước đang thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, tất cả của cải làm ra là để phục vụ cho chiến tranh, các nguồn lực đều hướng về chiến tranh. Và chiến tranh đã tiêu tốn, phá hoại đất nước Việt Nam cực kì nặng nề.
Kế tiếp sau năm 1961, Mĩ vân suy trì sự quan tâm của mình đối với Hàn Quốc nhưng vì cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã làm cho kinh tế Mĩ cũng như chính trị ở Mĩ có phần không vững vàng như trước nước, thêm vào đó thì Nhật Bản và Đức là những quốc gia bắt đầu phát triển mạnh mẽ và là đối thủ đáng gờm của Mĩ trên trường quốc tê vì vậy mà quan hệ kiểu cho vay đã dần dần thay thế kiểu viện trợ trước đây. Điều quan trọng hơn hết là Hàn Quốc vẫn nhận được sự giúp đỡ khác từ các nước đồng minh của Mĩ và không bị cấm vận. Trong Khi đó Việt Nam đang vào thời kì nóng bỏng nhất cuộc chiến tranh, luôn bị Mĩ cấm vận và nguồn viện trở chủ yếu là từ Liên Xô và Trung Quốc, tuy nhiên viện trở này chủ yếu là phục vụ cho chiến tranh.
Kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào miền Bắc, nhưng nó luôn chịu sự oanh tạc của máy bay Mĩ
Trong khi đó, ở Hàn Quốc:
Hàn Quốc ổn đinh, xây dựng và xây dựng
Đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc của Mỹ (1962 - 1979)
(Đơn vị:nghìn USD)
Năm
|
Tổng số
|
Tỷ lệ (%)*
|
1962-1966
|
15.987
|
75,2
|
1967-1971
|
32.664
|
33,9
|
1972-1976
|
87.536
|
15,4
|
1977
|
11.797
|
11,5
|
1978
|
13.832
|
13,8
|
1979
|
29.857
|
23,5
|
*Tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ trong tổng số đầu tư vào Hàn Quốc
Nguồn: Economic Planning Board, White Paper on Foreign Investment in Korea,1981
Hàn Quốc đã tiến hành công cuộc công nghiệp hóa chỉ trong vài thập kỉ và kết quả Hàn Quốc đã trở thành một trong những con rồng của Châu Á, với tốc độ tăng trưởng GNP cũng như mức độ cải thiện đời sống của công chúng rất đáng khâm phục. Tuy nhiên vì quá phụ thuộc và sự viện trở của các nước tư bản nước ngoài, đặc biệt là từ Mĩ nên đã làm cho nợ nước ngoài tăng với tốc độ cực nhanh và ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế Hàn Quốc. Chính sách đẩy nhanh phát triển nhiều đơn vị công nghiệp dùng nhiều tư bản đã đòi hỏi số tiền vay rất lớn, đặc biệt là thị trường tài chính nước ngoài để vừa nhập máy móc thiết bị vừa nhập nguyên liệu, bán thành phẩm, do vậy nợ nước ngoài tăng nhanh. Nếu vào năm 1973, số nợ là 4,4 tỷ USD, thì tới năm 1979 đã lên tới 20,3 tỷ, tức là tăng 372% ( theo Vũ Đăng Hinh (1996), Hàn Quốc: nền công nghiệp trẻ trỗi dậy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội., Tr. 64.). Mỹ là một trong những chủ nợ lớn nhất của Hàn Quốc chi tới ngày nay. Mĩ là người đống vai trò chính trong việc tạo nên một nước Hàn Quốc như ngày hôm nay vì vậy, Không ai khác, Mỹ chính là thị trường rộng lớn tiêu thụ nhiều nhất hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, nên nền kinh tế Hàn Quốc phải gắn chặt với sự bành trướng của thị trường Mỹ là một tất yếu. Sự lệ thuộc vào nguồn vốn, thị trường và kể cả hàng nhập khẩu để tái sản xuất trong nước đã làm số lượng nợ công của Hàn Quốc vào Mỹ và nước ngoài ngày càng tăng lên qua các năm. Và cứ như vậy, họ đã không thể thoát khỏi “vòng tròn ma quỷ” mà Mỹ và các nước phương tây đã tròng vào cổ mình. Có thể nói Nền kinh tế Hàn Quốc là một sản phẩm của Mĩ và các nước phương tây chứ không phải chỉ riêng của người dân Hàn Quốc.
Nguyễn Anh
Nguyễn Anh
0 nhận xét: