Phạm Hải An
Trong xu thế mà các quốc gia trên thế giới đều lấy tiêu chí: "không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh cữu chỉ có lợi ích là mãi mãi và trường tồn" thì sự trong sáng và điển hình của mẫu hình quan hệ quốc tế ngày càng ít đi. Còn rất ít những sự chí tình, thiện tâm trong những mối quan hệ này, thay vào đó những toan tính, rạch ròi trong lợi ích trở thành điểm nhấn chi phối mối quan hệ. Và dường như những quốc gia chỉ thiết lập mối quan hệ khi có cùng lợi ích và những mối quan tâm thường trực ấy.
Đã có thời điểm mỗi một người dân Việt Nam sẽ không nghĩ đến, không có ý định nghĩ đến viễn cảnh ngồi cùng và bạn bạc chuyện làm ăn, hợp tác với những tên đế quốc thực dân mà chỉ một lần nhắc qua thôi lửa căm hờn đã ngùn ngụt. Trở về sau cuộc chiến tranh, những khó khăn, mất mát do chiến tranh đem lại là điều mà ai cũng dễ nhận thấy. Để vươn lên, thay đổi cuộc sống người dân chúng ta đã chấp nhận khép lại những hận thù mà chắc có lẽ không biết bao giờ xóa nhòa để bắt tay, nở nụ cười hợp tác. Dẫu thời kỳ đầu, chúng ta hợp tác, làm ăn trong một tâm thế có phần không được thoái mái lắm nhưng những động lực và những cái lợi từ kinh tế đã thôi thúc những người có chức trách chủ động hơn trong thiết lập những mối quan hệ này. Và cứ tưởng rằng, chấp nhận một thứ mà mình không muốn thì cũng từ bỏ bao nhiêu cái lợi từ đấy. Việt Nam sẽ vĩnh viễn không "chia tay" với một quá khứ khi được những đất nước anh em giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong cuộc chiến chống lại những kẻ thù cướp nước và dã tâm xâm lăng. Sẽ chỉ còn là hoài niệm về những chí nguyện quân người Liên Xô và Trung Quốc thân yêu. Những nhiệt tâm và sự chân thành của họ mãi là những điểm sáng về một thời đã qua....
Khi có người đã có phần "yên vị" với những mất mát và khép lại những tiếc nuối để sống và vươn lên thì mối quan hệ Việt Nam - Lào, mối quan hệ của hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông lại làm sống dậy những ký ức về những năm tháng đẹp trong quá khứ; thức dậy những tâm tình của những con người không chung màu da, tiếng nói. Để giữ gìn, vun đắp và không ngừng làm phát triển mối quan hệ này, biết bao thế hệ lãnh đạo, người dân hai nước đã không ngừng thực hiện những hành động thiết thực, chân thành. Những dự án, khoản đầu tư mà nhà nước, các doanh nghiệp sang đầu tư tại Lào; những dự án hợp tác, xây dựng các công trình dân sinh, các dự án khai thác tài nguyên của cả hai bên....Đặc biệt là những dự án tài trợ và hợp tác trong giáo dục, đào tạo đã làm cho mối quan hệ hai bên ngày càng thắm thiết, bền vững.
Để những mối quan hệ này bền vững lâu daì thì bên cạnh những việc làm dựa trên những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp thì hai nước vẫn xác định những nguyên tắc mang tính xương sống, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động hợp tác, giao lưu với nhau. Trong đó những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ là tâm điểm mà hai bên đều cố gắng theo đuổi và giải quyết một cách triệt để, tạo ra cơ chế pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho các hoạt động xung quanh hàng lang của hai bên. Chuỗi các hoạt động kỷ niệm đánh dấu việc hoàn thành cắm mốc trên thực địa tuyến biên giới Việt Nam - Lào. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới nói riêng và phát triển kinh tế hai nước Việt Nam - Lào nói chung./.
thực ra quan điểm không có bạn bè vĩnh cửu, không có kẻ thù vĩnh cửu, chì có lợi ích quốc gia là mãi mãi chỉ là quan điểm của trung quốc mà thôi, mỗi nước có một quan điểm và chính sách khác nhau, không phải nước nào cũng có chính sách như trung quốc cả, vẫn còn đó rất nhiều mối quan hệ thân tình trong sáng giữa các quốc gia với nhau
Trả lờiXóaViệt Nam là một đất nước theo xã hội chủ nghĩa, luôn muốn làm sao cho mối quan hệ với các nước trên thế giới thật là bền đẹp, gắn bó, luôn làm sao cho đất nước thật sự phát triển, xã hội thật công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là điều mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục xây dựng để Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Trả lờiXóanói thê thì tiêu cực quá ,đâu phải lúc nào cũng chỉ vì lợi ích cả đâu, nhiều khi quan hệ của các nước còn là vì tính hữu nghị, truyền thông của các nước nữa chứ, đó chỉ là quan điểm của trung quốc mà thôi, mà ai cũng biết người trung quốc là như thế nào rồi đó, rất thâm và vô tình nữa
Trả lờiXóacó thẻ mỗi nước một khác nhưng để ý thì tôi thấy quan điểm của việt nam là hợp tác giữa các nước là tôn trọng độc lập chủ quyền và công việc nội bộ của nhau, hợp tác trên cơ sơ đôi bên cùng có lợi, cái đôi bên cung có lợi này mới là điều quan trọng này, tôi thấy đó là điều hợp lý nhất
Trả lờiXóathực ra trong mỗi quan hệ giũa các nước trên thế giới hiện nay không có một mẫu hình cụ thể nào, không có khuôn mẫu nào hết, mối quan hệ giữa các nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là đường lối và chính sách đối ngoại mà quốc gia đó xác đinh mà thôi
Trả lờiXóacó thể với nước khác là như vậy nhưng với việt nam thì việt nam luôn luôn xác định những mối quan hệ hết sức hữu nghị với những nước khác trên thế giới, bằng chứng là việt nam có quan hệ hết sức thân thiết và đạm đà tình hữu nghị với những nước như lào, cu ba... tức là tóm lại thì nó phụ thuộc vào chính sách của mỗi nước mà thôi
Trả lờiXóaBài viết đã nói đúng, không có kẻ thù vĩnh viễn, không có đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn. Vì thế nên chúng ta không nên mãi mang thù hằn mà để đất nước rơi vào kiệt quệ. Chúng ta hãy nhìn hình mẫu Triều Tiên là một ví dụ, mãi thù hằn và đất nước chia cắt nên người dân nước này rất đói khổ. Đây thật là một ví dụ đau thương cho thế giới. Việt Nam có thể đã phải trải qua chiến tranh để giành được độc lập một cách rất khó khăn nhưng ngày hôm nay người Việt Nam vẫn rất thân thiện khi bắt tay hợp tác Quốc tế để làm ăn và phát triển đất nước. Chúng ta đã rất rạch ròi trong quá khứ và hiện tại, rạch ròi giữa yêu thương và thù hận...Đây là một điều cần thiết để chúng ta tập trung phát triển đất nước.
Trả lờiXóatôi nghĩ mẫu hình của quan hệ các nước trên thế giới nên như việt nam ấy, sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, cứ như vậy có phải tốt hơn không, có phải là không xảy ra những sự việc căng thẳng trên thé giới thời gian vừa qua không
Trả lờiXóaNhìn thằng Trương Tấn Sang đi Tàu cúi đầu lạy giặc trông đã con mắt . Có như vậy mới thấy bọn việt cộng đê hèn cỡ nào .
Trả lờiXóaNặc danh03:02 Ngày 10 tháng 7 năm 2013
XóaNói như ngu vậy, bạn nhìn hình rồi áp đặt vậy à, hình ảnh đó là hai người thể hiện lịch sự chứ đâu phải cúi đầu lạy giặc. Đã không biết thì đừng ngồi đó mà kích động. Không hiểu bạn phẫn nộ với chế độ này, với xã hội này thế nào mà có thể nói như vậy. Thế bạn sống trên cuộc đời này với lý tưởng là gì, chế độ mà bạn muốn là gì?
bạn nói vậy là không đúng rồi, đó chỉ là cử chỉ ngoại giao hoàn toàn bình thường, thể hiện văn hóa và sự thiện chí mà thôi, không có gì mà run sợ ở đây cả đâu, bạn hãy đẻ ý những nguyên thủ các nước khi đến thăm nhật bản, hàn quốc, thái lan... thì hiểu rõ hơn về điều đó, đó chính là văn hóa bạn nhé!
Xóamịa, thế mấy thằng VNCH ngày xưa luồn cúi, chịu Mỹ sai khiến thì không đê hèn chắc? Thật thấy nhục nhã khi mày nói thế.
XóaMối quan hệ Việt - Lào thì đến giờ vẫn tồn tại bền vững. Tôi thấy Việt Nam thân nhất là Lào với Cu Ba còn gì. Người Lào cũng sang nước mình du học rất nhiều. Việt Nam thì sang Tây du học còn người Lào thì sang Việt Nam du học. Dù sao "Việt - Lào hai nước chúng ta
Trả lờiXóaTình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long"
Hy vọng rằng tình đoàn kết giữa hai dân tộc mãi bền chặt
mặc dù mỗi quốc gia đều có một chính sách riêng, một quan điểm riêng, phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi nước cũng như đặc điểm lịch sử của quốc gia đó, tuy nhiên nhìn chung là xu hướng trên thế giới hiện nay thì mối quan hệ chủ đạo giữa các quốc gia vẫn là hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhìn chung là như vậy
Trả lờiXóavẫn biết là mỗi nước mỗi khác, nước mạnh nước lớn, nước có vị thế cao trên trường quốc tế thì có chính sách ngoại giao khác, nước nhỏ hơn, yếu hơn thì có quan điểm ngoại giao khác, tuy nhiên, dù là nước nào đi chăng nữa thì cũng luôn luôn hướng tới sự hợp tác, tránh đối đầu, đó là xu thế tất yêu rồi
Trả lờiXóaĐúng rồi dù là nước lớn hay nước nhỏ thì cũng tạo với nhau mối quan hệ ngoại giao, trước hết là về kinh tế. Có những nước dù có sự bất đồng nhưng trên hết họ vẫn phải đảm bảo cho mối quan hệ ngoại giao hài hòa. Việt Nam cũng đang trên đà phát triển va việc tạo quan hệ với các nước là thiết yếu, có sự hợp tác thì mới tạo điều kiện để phát triển
Xóacó hợp tác thì mới có phát triển được, tôi thì tôi không hiểu lắm về tình hình chính trị cũng như tình hình thế giới, tuy nhiên qua các phương tiện thông tin đại chúng thi tôi thấy rằng, các quốc gia bề ngoài vẫn có quan hệ hợp tác với nhau nhưng đằng sau đó họ vẫn làm trò này trò kia với nhau đấy thôi
Trả lờiXóacó vẻ to tát đây, có thứ gọi là mẫu hình quan hệ quốc tế cơ à, tôi thì tôi nghĩ đó chỉ là xu thế trong một thời gian ngăn, trong một giai đoạn nhất định thôi, điều này có thể thay đổi theo từng thời kỳ với tình hình cụ thể, không duy trì mãi mãi được
Trả lờiXóacó hợp tác thì mới có phát triển được, mặc dù hiện nay xu thế chủ đạo của các nước vẫn là hợp tác với nhau, tuy nhiên theo cảm nhận của tôi thì sự hợp tác đó giữa các nước mang nặng tính hình thức, không còn mấy những mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia với nhau thật sự chí tình trong sáng và vô tư
Trả lờiXóaĐúng là như thế hiện nay chiến lược ngoại giao của các nước không còn như trước nữa không chỉ đơn thuần là " bạn bè và thù địch " mà nó là sự hợp tác để tạo ra lợi ích cho dân tộc cho quốc gia. Vì thế nên đất nước ta cũng cần phải có những sự thay đổi điều chỉnh ngoại giao cho phù hợp để có thể làm chủ được tình hình, có thể mang lại những lợi ích cho dân tộc. Chúng ta cần phải làm sao để tận dụng được những sự hợp tác để có thể tạo ra những cơ hội những nguồn lực thúc đẩy đất nước phát triển và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Trả lờiXóahợp tác cùng phát triển vì lợi ích chung của các bên. chứ đâu phải là như ngày trước nữa. Mọi quốc gia đều hiểu được như thế. Ai đem lại cho mình nhiều lợi ích hơn thì mình hợp tác.
Trả lờiXóaThật sự là chiến lược ngoại giao của các nước hiện này không hề như trước nữa mà nó đặt nặng vấn đề lợi ích lên trên hết đặc biệt là các nước phát triển. Thế nên nước ta cũng cần phải nghiên cứu xem xét xây dựng chiến lược ngoại giao cho phù hợp để có thể ứng phó được với những sự thay đổi của thực tế hiện nay. Cần phải có đúng đắn sáng suốt để có những chiên lược hợp lí bởi vì đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến rất nhiều vấn đề khác như chính trị, an ninh, kinh tế.....
Trả lờiXóagiữa một quốc gia với một quốc gia có rất nhiều rào cản để có thể gắn bó những mối quan hệ với nhau. điều vượt qua rào cản đó chính là lợi ích của các quốc gia, hai quốc gia hợp tác với nhau cũng là vì lợi ích đem lại cho hai dân tộc. những mối quan hệ trên thế giới có những thay đổi theo thời gian nhưng cái mà không bao giờ thay đổi đó là lợi ích. lợi ích là cơ sở của các mối quan hệ trong châu lục và thế giới.
Trả lờiXóanhưng vượt qua cả tất cả rào cản, chưa có quốc gia dân tộc nào xây dựng được mối quan hệ như Việt - Lào. đó không chỉ là lợi ích của mỗi quốc gia. mà là cả truyền thống ngày đời.
mỗi một quốc gia dân tộc chọn cho mình những chính sách riêng, không giông với nước nào. nhưng có những điểm chung trong những chính sách đó là sự hợp tác dựa trên cơ sở đem về lợi ích cho quốc gia dân tộc.
Trả lờiXóatrong sự phát triển đấu tranh cũng vì lợi ích và hợp tác cũng vì lợi ích. lợi ích là cơ sở của mọi sự hợp tác trên thế giới. hợp tác mở ra cách cửa giao lưu không chỉ là lợi ích kinh tế, mà còn có thể giao lưu về văn hóa, phong tục tập quán. phát huy những tiềm năng của mỗi đất nước
Thời buổi này là thời buổi của mở cửa quan hệ với đa phương chứ không còn khép mình như ngày xưa nữa. Từ cái ngày gia nhập WTO thì suy nghĩ chúng ta phải thay đổi đi rồi chứ. Cứ bo bo hận thù thì làm sao mà khá lên được. Giờ là cứ lợi ích quốc gia dân tộc đặt lên hàng
Trả lờiXóaGiờ là quan hệ theo kiểu đa phương và vì lợi ích dân tộc là trên hết. Chúng ta nên vì đại cục mà nhẫn nhịn những việc nhỏ chứ đừng để bị mờ mắt mà làm điều gì đó không phải lúc đó hối hận cũng không kịp đâu. Phải thực sự cẩn thận mới được
Trả lờiXóaNgày nay, khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực diễn ra mạnh mẽ thì các quốc gia không còn là các ốc đảo riêng biệt mà gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ thông qua vô vàn các mối liên kết khác nhau từ kinh tế chính trị đến văn hóa giáo dục. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà không có quan hệ với các quốc gia khác. Thế nên vì lợi ích của chúng ta hãy giữ mối quan hệ đó một cách hài hòa nhất
Trả lờiXóaTrong mạng lưới liên kết này quyết định và hành động của một quốc gia, ngay cả khi chúng chỉ mang tính chất nội bộ cũng tạo ra các hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp đến quốc gia khác và cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy hãy cẩn trọng với những gì mình làm là điều không bao giờ thừa ở cái thời đại này
Trả lờiXóaQuan hệ quốc tế giao lưu hợp tác về ngoại giao để đạt được lợi ích của cả hai bên. Trong thời kỳ hội nhập thì việc tăng cường mối quan hệ với nước ngoài là cần thiết, vì đất nước chúng ta đang hội nhập cùng thế giới nên việc tạo quan hệ sẽ giúp kinh tế được mở rộng. Hiện nay thì có những mối quan hệ đang dần trở nên phức tạp nhưng chúng ta phải biết cách để hài hòa mối quan hệ nhưng không có nghĩa là chúng là chịu cúi đầu
Trả lờiXóaTrước những sự thay đổi về chiến lược ngoại giao của các nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay thì chúng ta cũng cần phải có những biện pháp để có thể ứng phó với nó sao cho phù hợp. Cần phải nghiên cứu xem xét cho thật kĩ càng đúng đắn sáng suốt để có thể đưa ra những chiên lược ngoại giao cho hợp lí bởi vì đây là vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến những vấn đề khác như chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế...
Trả lờiXóaHiện nay trên thế giới các nước đặc biệt là các nước lớn các nước phát triển đã có những sự thay đổi về chiến lược ngoại giao nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho đất nước mình chứ không đơn thuần là chiên lược ngoại giao như trước nữa. Thế nên đất nước ta cũng cần phải có những sự thay đổi cho phù hợp để đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn.
Trả lờiXóaNói về quan hệ quốc tế thì mẫu hình chung mình nghĩ là không có vì mỗi nước là khác nhau và việc họ thiết lập quan hệ cũng khác nhau. Thế nhưng quan điểm "lợi ích là trên hết" thì mình nghĩ quốc gia nào cũng vậy thôi, họ làm gì thì cái quan trọng cũng là vì lợi ích của đất nước mình. Ngay cả Trung Quốc cũng vậy, họ xâm chiếm lãnh thổ của nước khác là vì lợi ích mở rộng đất nước, chỉ có điều sự tham lam đó của Trung Quốc là sai trái
Trả lờiXóaMình cũng nghĩ như vậy, mẫu quan hệ quốc tế thì không có cái chung. Việt Nam mình giờ đã thiết lập quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Đất nước chúng ta cũng như lãnh đạo nhiều nước, họ làm việc cũng là vì "lợi ích quốc gia", đem lại lợi ích nhiều thì đất nước càng giàu mạnh. Và mình luôn nghĩ rằng việc gìn giữ mối quan hệ lâu dài bền chặt với Lào là điều hết sức quan trọng.
Xóaquá khứ thì hãy để là quá khứ không ai trong mỗi người dân việt nam là không căm ghét bọn thực dân pháp đế quốc mỹ,nhưng cứ ôm quá khứ mà sống thì chúng ta là thiệt thôi.tách biệt với xu thế chung của xã hội là tự đẩy mình đi thụt lùi lại.hợp tác phát triển mở cửa thị trường là xu thế chung của các nước trên thế giới và chúng ta là không ngoại lệ
Trả lờiXóaXu thế chung bây giờ là phải mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn mới có thể phát triển kinh tế đất nước, cái gì đã là quá khứ thì hãy để cho nó ở đúng vị trí của nó, còn thực tế hiện tại không thể mãi mang sự oai hùng hay nỗi đau quá khứ ra để sống ở hiện tại được, sống đơn độc và tách biệt thì sẽ sớm bị loại bỏ mà thôi
Trả lờiXóaĐể thúc đẩy kinh tế cũng như khoa học kĩ thuật trong nước phát triển thì việc mở rộng hợp tác để trao đổi học tập lẫn nhau là một su thế tất yếu. Việt Nam đang tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước khác trên thế giới, qua đó mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Trả lờiXóaMở rộng quan hệ hợp tác là điều cần thiết vì đất nước chúng ta đang hội nhập và cần nhiều sự hợp tác đầu tư vào, việc thiết lập quan hệ ngoại giao cũng là để các nước thấy được tiềm năng của Việt Nam và từ đó họ đầu tư vào nước ta. Chúng ta đang phấn đấu năm 2020 trở thành nước công nghiệp hiện đại và để làm được điều đó chúng ta cần những bước tiến dài và vững chắc
Trả lờiXóaGiờ quan hệ giữa các nước cũng đâu hề đơn giản, vì lợi ích quốc gia thì khó mà có thể nói trước, giờ quan hệ ngoại giao phải tính ngay cả hai mặt với cả đối tác thân thiết vẫn là bình thường. Nước nào mở rộng được quan hệ và quan hệ một cách khôn khéo thì nước đó sẽ có những bước phát triển vượt trội
Trả lờiXóaSẽ không có mối quan hệ nào là vĩnh cửu cả bởi vì nó sẽ thay đổi theo thời gian và theo những chinh sách chiến lược ngoại giao đối ngoại của các nước. Thế nên nhà nước ta hiện nay cũng cần phải có những sự thay đổi trong chiến lược ngoại giao để cho phù hợp vơi tình hình thực tế để làm sao mang lại hiệu quả lợi ích cao nhất cho nhà nước và nhân dân ta.
Trả lờiXóaĐúng là như thế tình hình thế giới hiện nay đã có rất nhiều những sự biến động những sự thay đổi với mục tiêu lớn nhất đó chính là lợi ích cho dân tộc cho đất nước. Thế nên trước tình hình đặt ra như hiện nay đất nước ta không có những sự thay đổi để có thể ứng phó được với những biến đổi ấy mang lại hiệu quả cao nhất cho dân tộc cho nhân dân.
Trả lờiXóaThời buổi bây giờ không phải là thời buổi để cho những thù hằn những gì đã xảy ra trong quá khứ quyết định các cụ ta có câu "thêm bạn bớt thù" mà tất nhiên nói thế không phải là để lãng quên đi quá khứ mà là ta tạm để nó sang một bên thiết lập quan hệ ngoại giao hợp tác cùng phát triển để phục vụ lợi ích của quốc gia để xây dựng phát triển nền kinh tế góp phàn đưa nền kinh tế hào nhập với nền kinh tế thế giới. Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu mà.
Trả lờiXóaHiện nay và từ xa xưa trên thế giới, các nước quan hệ với nhau không chỉ về tình cảm mà gần như bao giờ cũng là lợi ích Quốc gia đặt lên hàng đầu, không bao giờ có bạn bè mãi mãi, không bao giờ có kẻ thù mãi mãi, chỉ có lợi ích quốc gia..là mãi mãi là một chân lý không bao giờ thay đồi, ví như gần đây, Trung Quốc đã từng đầu tư cho Campuchia vốn không hoàn lại hàng chụ tỉ USD trong hàng chục năm gần đây cũng là một nguy cơ tiềm ẩn
Trả lờiXóa