THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

14 tháng 9 2013

CÁC TÔN GIÁO NÊN ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC...

by Mõ Làng  |  at  14.9.13

Phạm Hải An
Sự hiện diện nhiều tôn giáo và sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo ở Việt Nam khiến không ít những chuyên gia, những nhà nghiên cứu về Tôn giáo hàng đầu trên thế giới gọi Việt Nam là "bảo tàng tôn giáo". Đây không phải điều mà không phải ở quốc gia nào cũng có mà trên thế giới sự xuất hiện ở một quốc gia thường gắn với một tôn giáo nhất định và dù công nhận chính thức hay ngầm công nhận thì đó cũng được xem là quốc giáo như nói đến Ấn Độ là người ta nói tới sự tồn tại của Đạo Balamon, hay nói đến Indonexia người ta nghĩ ngay tới đạo Hồi...Nhưng ở Việt Nam sự đa dạng về tôn giáo là đặc điểm nổi bật và điều đó nói lên Việt Nam là một mảnh đất lành cho những tôn giáo nội sinh hay ngoại nhập được hình thành, bén rễ và phát triển một cách nhanh chóng. Đến thời điểm hiện nay, trên đất nước  Việt Nam hiện diện của 12 tôn giáo được Nhà nước công nhận và có tư cách pháp nhân. Sự đa dạng về tôn giáo nhưng Việt Nam cũng là mẫu hình mang tính điển hình của thế giới về sự thích nghi, đứng vững một cách căn cơ của hàng loạt các tôn giáo. Các tôn giáo khi được du nhập và truyền bá vào con người Việt Nam thì họ không tiếp thu một cách nguyên bản mà có sự chọn lọc những giá trị phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phù hợp với những tín ngưỡng bản địa có từ trước đó. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu lí giải tại sao cũng là con người cả mà sao người Việt Nam lại có thể tiếp thu được nhiều tôn giáo và dung hòa được tín đồ nhiều tôn giáo như vậy. 

Một trong những điều làm nên sự dung hòa khó tin chính là sự đóng góp tích cực của các "chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Với chức trách là người chăn dắt phần hồn, phần đạo cho đông đảo tín đồ cho nên tiếng nói cũng như uy tín của họ trong đồng bào theo đạo là điều dễ nhận thấy. Đồng thời, thực tiễn hoạt động tôn giáo cho thấy chính những vị chức sắc là những người có mối quan hệ gần gũi, thân tình và được những người theo đạo quý trọng và nghe theo. Cũng chính vì vậy, tiếng nói và việc làm của những con người này có sức tác động, thuyết phục rất lớn. Việc họ tích cực tham gia, truyền tải chủ trương, quan điểm và những chính sách cụ thể sẽ làm cho những chính sách đó nhanh chóng được lan tỏa và đến vơi từng người dân theo các tôn giáo. Do vậy, việc động viên cũng như tuyên truyền vận động  chức các tôn giáo thực sự là việc làm cần thiết trong việc đưa chính sách đến gần với người dân cũng như việc đảm bảo sự đoàn kết lương giáo và mối quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền và các giáo hội các tôn giáo. 

Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.

Hơn ai hết, những chức sắc tôn giáo là những cầu nối, là người giúp cho những người theo đạo gần chính quyền hơn. Thông qua họ, người dân không chỉ biết được những chủ trương, chính sách hay, thiết thực với bản thân mà họ còn biết nên làm gì để vun đắp cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Và cũng thông qua những chức sắc này thì chính quyền các cấp hiểu được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo, hiểu hơn họ đang cần gì, họ vướng mắc những điểm nào....từ đó tìm ra phương pháp tháo gỡ vấn đề. Do vậy, một chức sắc tốt cũng đồng nghĩa với việc những quần chúng tín đồ có những hành động đúng pháp luật, đúng đường hướng phát triển và ngược lại. Việc huy động những chức sắc này vào cuộc không chỉ làm giảm bớt những khâu trung gian mà còn làm cho việc chuyển tải  những thông tin được đến nhanh hơn. 

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam chứng kiến không ít những chức sắc các tôn giáo thê hiện được trách nhiệm trước quần chúng tín đồ và dân tộc. Trước những khó khăn của đất nước trong những năm tháng bị các thế lực thực dân đế quốc xâm lược mà ngược lại họ động viện, hướng dẫn tín đồ của mình tham gia vào kháng chiến. Có thể kể ra hàng loạt những chức sắc, những người theo đạo Công giáo như Giám mục Lê Hữu Từ, việc quyên góp tiền vàng cho chính phù cách mạng của Giám mục Hồ Ngọc Cẩn....đến những Hòa thượng, cao tăng trong đạo Phật như Thích Quảng Đức Thích Chơn Thiện....Tất cả họ đã chứng minh tôn giáo và dân tôc không có sự khác biệt và việc đồng hành trong những sứ mệnh chung của toàn dân tộc là chuyện hết sức tất yếu và bình thường. Nhưng đâu đó trên đất nước này vấn xảy ra những câu chuyện, sự việc đáng tiếc. Trong đó, việc " một số người đã lợi dụng một số vụ việc vi phạm pháp luật, trong đó có sự tham gia của tín đồ tôn giáo, như các vụ xảy ra ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung, Hà Nội; ở xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An... để đưa ra những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, thậm chí vu cáo chính quyền “đàn áp tôn giáo”... Những việc làm này đi ngược lại với nguyện vọng, ý chí của đại đa số chức sắc, tín đồ và bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá, cổ súy cho cái gọi là “tự do tôn giáo”, đòi “tôn giáo độc lập với Nhà nước”, gây sức ép, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp.


Phải khẳng định rằng, việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ cuộc sống bình thường của người dân là sự thể hiện tính pháp quyền của một nhà nước dân chủ, phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Hiến pháp năm 1992 của Nhà nước ta đã quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật”. Điều đó có nghĩa, bất cứ ai dù ở cương vị nào, có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, đều có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật và đều bị xử lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, như Điều 29 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đã nêu: “Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung...”.

Thiết nghĩ với tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc thì chức sắc các tôn giáo cũng cần thấy được trách nhiệm, bổn  phận của mình trong giữ gìn và vun đắp mối quan hệ giáo hội, chính quyền, sống tốt đời, đẹp đạo để Việt Nam không chỉ là Bảo tàng tôn giáo mà còn là nơi điển hình về sự hòa hợp dân tộc và tôn giáo....
Trích: Tuổi trẻ Việt Nam

34 nhận xét:

  1. cái gì nhiều quá cũng không tốt đặc biệt lại là vấn đề tôn giáo,vì rất phức tạp đầu tiên kể đến là xung đột sắc tộc tôn giáo là điều khó tránh khỏi,mà tôn giáo là đi liền với các con chiên ngoan đạo nói gì nghe nấy chỉ đâu đánh đấy nên họ cũng không có tội mà như vụ ở nghệ an thì thấy tôn giáo nhức nhối thế nào

    Trả lờiXóa
  2. việt nam la quốc gia đa tôn giáo, điều này thì rõ rồi, từ xưa tới nay thì các tôn giáo vẫn tồn tại một cách bình thường trên đất nước việt nam chúng ta, cùng nhau xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, tuy nhiên thình thoảng thì giữa các tôn giáo vẫn có những mâu thuẫn, điều đó là không hề có lợi cho sự ổn định và phát triển của đất nước ta

    Trả lờiXóa
  3. tôi nghĩ không phải là các tôn giáo nên đồng hành cùng dân tộc, mà phải nói là các tôn giáo phải đồng hành cùng dân tộc ta, vì sao ư, bởi vì những người theo tôn giáo là ai, họ cũng là những người con của dân tộc viêt nam, nói đến dân tộc việt nam thì đồng thời cũng nói tới những người theo tôn giáo rồi

    Trả lờiXóa
  4. tôn giáo ở bất cứ giai đoạn nào cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước ta, chính vì vậy nên đảng và nhà nước ta luôn luôn xác định vai trò quan trọng của tôn giáo, những chính sách của đảng và nhà nước ta đã thẻ hiện rất rõ cho quan điểm đó rồi

    Trả lờiXóa
  5. Trước cách mạng tháng Tám, tôn giáo bị thực dân Pháp lợi dụng để chỉ rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta. Thực dân Pháp tích cực truyền thiên chúa giáo. Đến thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2, sắp nổ ra, nhận thấy phong trào vô sản đang lên cao thì thực dân Pháp lại chủ động truyền bá đạo Phật đồng thời dùng những chiêu thức khác nhau để chia rẽ Thiên chúa giáo và Phật giáo. Sau cách mạng, với chính sách đoàn kết các tôn giáo, Đảng ta đã quy tụ được lực lượng to lớn, tham gia kháng chiến. Với chính sách ấy của Đảng, những người có tôn giáo không bị thực dân lợi dụng phục vụ vào mục đích của chúng. Thay vào đó họ tham gia kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải rồi. Trong kháng chiến chống Mỹ, có những phật tử khoác áo bào ra chiến trường đấy. Đây là một việc hoàn toàn có thật. Bởi dưới sự lãnh đạo của Đảng thì nhiều Phật tử nhận thức rõ, yêu nước cần phải hành động. Sự kiện ấy minh chứng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong công tác tôn giáo khiến cho người có tôn giáo hết sức tin tưởng và hi sinh mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

      Xóa
  6. việt nam là một trong những quốc gia có nhiều tôn giáo, điều đó làm cho vốn văn hóa và xã hội việt nam trở nên đa dạng và phong phú hơn, điều đó là rất tích cực, tuy nhiên nó cũng có mặt trái của nó, nếu không quản lý xã hội tốt thì đây chính là những nguyên nhân khiến cho đất nước dễ có những mâu thuẫn trong xã hội, điều đó là không tốt chút nào cả

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thấy hiếm có một quốc gia nào đa tôn giáo mà các tôn giáo lại chung sống hòa bình như ở nước ta. Cái gì cũng có nguyên do của nó. Theo tôi, chính sách quan tâm đến đời sống tín ngưỡng của nhân dân, tạo điều kiện để các tôn giáo được phát triển góp phần rất lớn vào môi trường hòa bình giữa các tôn giáo. Đây là một việc thành công của Việt Nam so với các quốc gia đa tôn giáo khác.

    Trả lờiXóa
  8. nếu những tôn giáo trên đất nước việt nam này đoàn kết với nhau, rồi có đoàn kết lương giáo thì toàn thể dân tộc việt nam sẽ thành một khối thống nhất ,và như vậy thì đó sẽ là một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, với nguồn sức mạnh đó thì đất nước ta có thẻ hoàn thành và vượt được mọi chỉ tiêu đề ra

    Trả lờiXóa
  9. sự đoàn kết tôn giáo là rất cần thiết, bởi các tôn giáo ma không đoàn kết với nhau thì chác chắn là đất nước ta sẽ rát nguy hiểm, bởi vì khi đó nếu những thế lực thù địch mà xông vào lơi dụng điêu đó để tiến hành chia rẽ xã hôi ta thì chúng sẽ rất dễ thành công, mà như vậy thì đất nước ta sẽ rơi vào tình trạng hết sức tồi tệ

    Trả lờiXóa
  10. dân tộc việt nam từ xưa tới nay luôn luôn có truyền thống đoàn kết, bởi chúng ta biết là một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao mà việc gì thì việc, nếu cả dân tộc việt nam mà đoàn kết thì chắc chắn là sẽ thành công, còn nếu không chỉ lo đấu đá nhau thì còn làm ăn gì được nữa, chỉ khiến cho kẻ địch đục nước béo cò mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. tôn giáo giúp cho con người có một cuộc sống tinh thần phong phú, chắc chắn là như vậy rồi, bởi nếu không phải như vậy thì tai sao có nhiều người không chỉ trên thé giới và việt nam theo tôn giáo, tuy nhiên đây cũng chính là yếu tố mà những kẻ xấu có thẻ lợi dụng để tiến hành chống phá nước ta đấy, chúng kèm theo những vấn đề liên quan đến giáo lý thì mệt lắm

    Trả lờiXóa
  12. đoàn kết là sức mạnh, chân lý đó quá rõ ràng rồi, đạc biệt trong xã hội rộng lớn này, thì việc đoàn kết càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí là nó còn có thể quyết định rát lớn tới cuộc sống của chúng ta ,tuy nhiên làm được điều này không phải là dễ, vì ậy cần phải có sự vào cuộc của cả người dân cũng như nhà nước thì mới được

    Trả lờiXóa
  13. Đất nước ta là nước có nhiều tôn giáo thế nên sự quản lí vấn đề tôn giáo là một việc làm vô cùng khó khăn đòi hởi sự khéo léo tỉnh táo và hợp lí nếu không nó sẽ rất dễ gây ra những bất đồng từ đó sẽ kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác. Chính vì thế các tôn giáo cũng nên đồng hành cùng với nhà nước để giúp sức cho nhà nước cùng nhau xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp mọi người sống chung hòa hợp với nhau.

    Trả lờiXóa
  14. chúng ta hoàn toàn ủng hộ việc có nhiều tôn giáo hoạt động trên đất nước ta, việc đó cũng có nhiều lợi ích với dân tộc ta, với đất nước ta, nhưng điều đó chỉ có khi mà tôn giáo song hành với sự phát triển của dân tộc, dù theo tôn giáo thì mọi người vẫn sống có trách nhiệm với tổ quốc ,hoàn thành mọi nghĩa vụ mình cần phải làm cơ

    Trả lờiXóa
  15. Gần đây ở nước ta có hầu như là rất nhiều vụ bê bối liên quan đến vấn đề tôn giáo, tâm linh, thực sự điều này là rất nhạy cảm, vì chúng ta không thể can thiệp vào tự do tôn giáo của mỗi cá nhân con người hay là tổ chức được, chính vì vậy nhiều kẻ xấu lợi dụng điều này để tuyên truyền những cái xấu. chúng ta cần phải hêt sức đề phòng

    Trả lờiXóa
  16. đảng cộng sản việt nam, nhà nước việt nam luôn luôn tạo điều kiện hết mức để cho tôn giao có thể tự do phát triển ở việt nam, nhưng nên nhớ là những tổ chức tôn giáo cũng là những thực thể xã hội, vì vậy nhà nước có quản lý cũng là điều hoàn toàn bình thường, đó là trách nhiệm của nhà nước ,được sự cho phép của pháp luật

    Trả lờiXóa
  17. nên quá đi chứ, các tôn giáo đều tồn tại trên đất nước việt nam, giáo dân cũng là công dân việt nam, đất nước việt nam cũng là tổ quốc của họ, nếu đất nước mà phát triển thì tôn giáo cũng có nhiều điều kiện phát triển và ngược lại đất nước rối ren thì tôn giáo cũng phải hứng chịu những hệ lụy tiêu cực

    Trả lờiXóa
  18. Việt Nam là đất nước đa tôn giáo và nếu các tôn giáo đều có sự đồng lòng chung sức xây dựng đất nước thì sẽ rất tuyệt !Vân đề nảy sinh hiện nay đó là còn nhiều tôn giáo đang có sự mâu thuẫn một cách cục bộ. Những mâu thuẩn này thường xuất phát không phải từ trong tâm họ mà được truyền từ ngoài vào. Những thế lực thù địch cúng thường lợi dụng vấn đề này để đưa những tư tưởng chống lại đất nước, rất nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  19. Thực tế lịch sử đã chứng minh những đóng góp tích cực của đồng bào các tôn giáo vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Để tiếp tục phát huy vai trò của đồng bào tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào tôn giáo đã có những đóng góp tích cực. Tất cả những điều đó là minh chứng hùng hồn, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  20. Tôn giáo đã được nhà nước ta hết sức tạo điều kiện. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không chỉ được khẳng định ở luật pháp hay các chỉ thị, nghị quyết mà còn được thể hiện sinh động trong cuộc sống. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân. Vậy mà vẫn còn nhiều kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước ta. Cần phải nghiêm khắc trừng phạt và tuyên truyền để các tín đồ theo tôn giáo hiểu được việc này.

    Trả lờiXóa
  21. Đoàn kết là sức mạnh,Đồng bào tôn giáo là một bộ phận trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, những mâu thuẩn này thường xuất phát không phải từ trong tâm họ mà được truyền từ ngoài vào mà hoặc là do những thủ đoạn bẩn thỉu của những kẻ lợi dụng vấn đề tôn giáo một vần đề nhạy cảm để làm sằng làm bậy để tìm mọi cách chống phá

    Trả lờiXóa
  22. Tôn giáo là niềm tin của con người vào một đấng tối cao nào đó và hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống hướng tới cái chân thiện mỹ vì vậy tôn giáo hãy vì xã hội vì đất nước vì dân tộc đó chính là giá trị cảu cuộc sống chứ không đâu xa vời cùng nhau giữ gìn phát huy tình đoàn kết phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước chứ đừng là niềm tin mù quáng bất chập đúng sai bất chấp những giá trị mà tôn giáo mình hướng tới.

    Trả lờiXóa
  23. bọn họ đã chứng minh tôn giáo và dân tôc không có sự khác biệt và việc đồng hành trong những sứ mệnh chung của toàn dân tộc là chuyện hết sức tất yếu và bình thường.Chính vì thế các tôn giáo cũng nên đồng hành cùng với nhà nước để giúp sức cho nhà nước cùng nhau xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp mọi người sống chung hòa hợp với nhau.

    Trả lờiXóa
  24. Việt Nam chúng ta luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của tôn giáo , luôn để cao những quyền và lợi ích hợp pháp của con người, như Bác Hồ đã nói là phải lấy dân làm gốc , được lòng dân thì việc khó đến mấy cũng làm được , dân không thuận thì làm gì cũng khó, chính vì vậy ở nước ta mới có sự ổn định phát triển như ngày nay

    Trả lờiXóa
  25. Nhà nước ta có gần 100 tôn giáo khác nhau cùng chung sống trên đất nước ta,vậy mà mỗi tôn giáo lại có những điều làm trái lại với pháp luật,làm trái với những điều nhà nước quy định thì đất nước chúng ta sẽ ra sao?.Chính vì thế mà chúng ta cần phải đồng hành cùng các dân tộc,tôn giáo để cùng nhau gây dựng và phát triển đất nước ta phát triển.

    Trả lờiXóa
  26. Mọi người dù theo dân tộc nào,tôn giáo nào thì cũng đều mong chúng ta có cuộc sống tốt hơn,muốn được ấm no hạnh phúc hơn.Chính vì thế chúng ta cần phải cùng nhau phát triển xã hội mình tốt hơn,cùng xây dựng đất nước ta tốt hơn.Nhà nước có tốt thì người dân mới tốt được.Chứ nếu nhà nước lục đục hỗn loạn thì người dân sẽ khổ.

    Trả lờiXóa
  27. với tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc thì chức sắc các tôn giáo cũng cần thấy được trách nhiệm,Những thế lực thù địch cúng thường lợi dụng vấn đề này để đưa những tư tưởng chống lại đất nước, rất nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  28. Thực dân Pháp tích cực truyền thiên chúa giáo. Đến thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2, sắp nổ ra, nhận thấy phong trào vô sản đang lên cao thì thực dân Pháp lại chủ động truyền bá đạo Phật đồng thời dùng những chiêu thức khác nhau để chia rẽ Thiên chúa giáo và Phật giáo. Sau cách mạng, với chính sách đoàn kết các tôn giáo, Đảng ta đã quy tụ được lực lượng to lớn, tham gia kháng chiến. Với chính sách ấy của Đảng, những người có tôn giáo không bị thực dân lợi dụng phục vụ vào mục đích của chúng.như Bác Hồ đã nói là phải lấy dân làm gốc , được lòng dân thì việc khó đến mấy cũng làm được , dân không thuận thì làm gì cũng khó, chính vì vậy ở nước ta mới có sự ổn định phát triển như ngày nay

    Trả lờiXóa
  29. Việt Nam hiện diện của 12 tôn giáo được Nhà nước công nhận và có tư cách pháp nhân. Sự đa dạng về tôn giáo nhưng Việt Nam cũng là mẫu hình mang tính điển hình của thế giới về sự thích nghi, đứng vững một cách căn cơ của hàng loạt các tôn giáo.tôn giáo mang lại sự đa dạng cho đất nước về phong tục tập quán hay đa dạng bản sắc dân tộc nhưng bên cạnh đó cũng mang theo sự bất ổn chính trị sự lôi kéo của thế lực thù địch khiến cho xã hội văn hóa thêm phức tạp

    Trả lờiXóa
  30. Tôn giáo là niềm tin của con người vào một đấng tối cao nào đó và hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống hướng tới cái chân thiện mỹ vì vậy tôn giáo hãy vì xã hội vì đất nước vì dân tộc đó chính là giá trị cảu cuộc sống chứ không đâu xa vời cùng nhau giữ gìn phát huy tình đoàn kết phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước chứ đừng là niềm tin mù quáng bất chập đúng sai bất chấp những giá trị.ân đề nảy sinh hiện nay đó là còn nhiều tôn giáo đang có sự mâu thuẫn một cách cục bộ. Những mâu thuẩn này thường xuất phát không phải từ trong tâm họ mà được truyền từ ngoài vào. Những thế lực thù địch cúng thường lợi dụng vấn đề này để đưa những tư tưởng chống lại đất nước, rất nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  31. Sau cách mạng, với chính sách đoàn kết các tôn giáo, Đảng ta đã quy tụ được lực lượng to lớn, tham gia kháng chiến. Với chính sách ấy của Đảng, những người có tôn giáo không bị thực dân lợi dụng phục vụ vào mục đích của chúng. Thay vào đó họ tham gia kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.với tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc thì chức sắc các tôn giáo cũng cần thấy được trách nhiệm,Những thế lực thù địch cúng thường lợi dụng vấn đề này để đưa những tư tưởng chống lại đất nước, rất nguy hiểm

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.