Qua Min
Edward Snowden - cựu nhân viên tình báo Mỹ công bố những thủ đoạn ăn cắp thông tin toàn cầu của chính phủ Mỹ |
Hạ Viện Hoa Kỳ vừa thông qua Luật Nhân quyền Việt Nam 2013 mang số hiệu HR 1897 do dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ là tác giả vào ngày 31/7.
Có thể nói rằng: Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ cũng như các tổ chức, đối tượng phản động thường dựa vào để chống phá Việt Nam, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Theo ông Smith thì “Mục đích của luật mà cả lưỡng đảng đều ủng hộ này rất đơn giản là nhằm gửi một thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ, hữu lý tới nhà cầm quyền cộng sản đang gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam rằng Hoa Kỳ hết sức nghiêm túc trong công cuộc đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam”. Thật là hết sức phi lí.
Chỉ cần làm một phép so sánh đơn giản chúng ta có thể thấy ngay điều này. Ở Việt Nam, quyền con người được hiến pháp quy định rõ ràng, những năm qua Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài David B. Shear khi trả lời phỏng vấn ngày 07/8/2013 đã khẳng định điều này hay sao? Ông ta nói rằng vấn đề nhân quyền gần đây Việt Nam đã có những bước đi tích cực. Còn ở Mỹ thì sao? Luật ở Mỹ quy định cảnh sát có thể bắn người ngay lập tức nếu không nghe lệnh. Là nước luôn ngêu ngao về cái gọi là “nhân quyền” lại gây ra bao nhiêu cuộc chiến xâm lược ở Afganistan, Iraq, Libya... Hơn nữa, người dân Việt Nam cũng không thể quên những thủ đoạn tra tấn tàn bạo, những vụ giết người hàng loạt và những trận mưa bom hủy diệt trên khắp đất nước Việt Nam với lối dọa dẫm ngạo mạn: "Đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá". Rồi việc Edward Snowden - cựu nhân viên tình báo Mỹ - đã làm chấn động dư luận thế giới khi công bố những thủ đoạn xấu xa khi ăn cắp thông tin toàn cầu của chính phủ Mỹ. Sao không tự nhìn lại chính mình trước khi phán xét những dân tộc khác?
Các đối tượng phản động tự nhận mình là những nhà “dân chủ” (quá rởm) cũng hùa theo Mỹ và phương Tây rêu rao về nhân quyền ở Việt Nam mà không hiểu gì về điều này. Từ nhiều năm nay, việc đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam của Mỹ dựa trên những thông tin sai lệch, không dựa vào tình hình thực tế ở Việt Nam. Họ dựa vào những thông tin, qua những kênh không chính thống, xuất phát từ những cá nhân có tư tưởng chống đối Việt Nam, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam. Rồi khi Việt Nam xét xử những kẻ vi phạm pháp luật thì chúng cũng lợi dụng để rêu rao người dân Việt không có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do internet ở nước ta mà cố tình không hiểu rằng một số kẻ đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận mà pháp luật bảo hộ để gây ra bất ổn ở Việt Nam. Họ lợi dụng internet, lợi dụng các trang mạng để tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân. Họ xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong vấn đề đảm bảo quyền con người. Pháp luật Việt Nam xử lý các đối tượng này không phải vì họ sử dụng blog hay các trang mạng mà xử lý hành vi vi phạm pháp luật của họ (như Hải Điếu cày, Tạ Phong Tần...). Ngay điều 19 Công ước quyền dân sự và chính trị cũng quy định rất rõ ràng rằng, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp hay internet phải bị ràng buộc bởi pháp luật nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo an ninh của nước sở tại.
Phải thừa nhận rằng ở Việt Nam hoặc ở bất kỳ nước nào cũng còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng những năm qua vấn đề nhân quyền ở Việt Nam luôn được coi trọng và đạt được rất nhiều thành quả to lớn, đời sống người dân ngày càng đi lên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có lẽ các nhà dân chủ ở Mỹ, mà trước hết là ông Chris Smith - tác giả của cái gọi là Luật Nhân quyền Việt Nam 2013 nên lo cho nước mình trước khi tìm cách xỉa xói, chê bai những nước khác. Đây chẳng qua là chiêu bài để tạo cớ chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.
Trích: Người con yêu nước
Trích: Người con yêu nước
Vấn đề nhân quyền luôn được Mỹ coi là phương pháp để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Đối với Việt Nam, Mỹ không tìm ra cách nào khác để hương Việt Nam đi theo quỹ đạo của Mỹ thì Mỹ lại dùng điệp khúc cũ "nhân quyền". Tôi tự hỏi, ông Chris Smith đã đến Việt Nam lần nào hay chưa? Hay ông chỉ ngồi ở Mỹ, đọc mấy tờ báo lá cải chống cộng, xem chương trình của những đài như SBNT, BBC Việt ngữ rồi phán về tình hình nhân quyền.
Trả lờiXóaĐể đảm bảo được vấn đề nhân quyền là một vấn đề khó đối với mỗi quốc gia. Ngay cả ở Mỹ, nhân quyền đã được đảm bảo hay chưa? Tại nhà tù Guantanamo, Mỹ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Các nghi can khủng bố bị giam giữ nhiều năm mà không được đem ra xét xử. Tù nhân phải chịu những cách tra tấn kinh hoàng nhất như lột hết quần áo, phơi nắng. Tù nhân nào tuyệt thực phản đối thì bị bơm thức ăn qua mũi...Nếu muốn nước khác khẩu phục thì trước tiên Mỹ hãy làm tốt nhân quyền tại nước mình đi.
Trả lờiXóaTôi thấy Hoa Kỳ tự cho mình có sứ mệnh đảm bảo nhân quyền trên thế giới lại là nước vi phạm nhân quyền không ít. Ví dụ điển hình là cách đối xử với tù nhân ở Irag, Apghanistan: tù nhân bị đẩy vào phòng lạnh thấu xương, xua chó giữ dạo. Với tôn giáo, nước Mỹ vi phạm nghiêm trọng như hành động đốt 100 cuốn kinh coran của người Hồi giáo. Dự luật nhân quyền 2013 tiếp tục thể hiện cái nhìn sai lệch đối với những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Tôi nghĩ công dân Mỹ có lương tâm sẽ không ủng hộ dự luật này.
Trả lờiXóa"khoảng 100.000 thiếu niên Mỹ hàng năm là nạn nhân của buôn bán người cho các mục đích bóc lột tình dục" theo báo cáo hàng năm của các tổ chức phi chính phủ công bố vào ngày 29/11/2012. Nhưng trong cái dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 thì nói rẳng tình trạng buôn bán người ở Việt Nam còn lớn. Đấy là một điểm nhỏ trong những vẫn đề của luật nhân quyền Việt Nam 2013 khiến tôi không thấy thuyết phục. Và còn nhiều vấn đề khác nữa. Tôi đã đọc toàn bộ luật nhân quyền Việt Nam 2013, chỉ thấy đấy là một góc nhìn sai lệch mang tính chủ quan của người tạo ra nó-ông Chris Smith. Ông này là một người thiếu thiện cảm với Việt Nam, trước đây đã có nhiều lần ông ta cũng chủ trương dùng vấn đề nhân quyền can thiệp vào nước ta.
Trả lờiXóaDự luật nhân quyền Việt Nam được ông Chiris Smith làm ra. Những dẫn chứng của dự luật nhân quyền bao gồm nhiều tài liệu giả mạo, bóp méo sự thật. Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ...cũng là những đối tượng được đưa vào dẫn chứng chứng minh chế độ nhà tù Việt Nam đối xử bất công. Thật lạ, nghe đến từ tuyệt thực của Cù Vũ, Điếu Cày thì người ta phát ngán vì sự dối trá của nó. Có lẽ vì Chris Smith từ lâu luôn mang định kiến với Việt Nam nên ông ta sẵn sàng sử dụng những bằng chứng dù biết không đủ căn cứ. Luật nhân quyền 2013 chỉ làm xấu quan hệ Việt-Mỹ bởi thực tế những gì trong luật là trái sự thật.
Trả lờiXóaThực sự thì dù Mỹ có nói thế nào, có ra luật gì thì cũng thế thôi, chẳng liên quan gì đến nước mỹ cả, Mọi người dân Việt Nam và thế giới nếu đến Việt Nam thì sẽ hiểu Việt Nam có nhân quyền hay không mà thôi. Nước Mỹ không có tư cách gì mà phán xét cả, tưởng là nước lớn thì muốn làm gì thì làm, muốn nói gì cũng được sao
Trả lờiXóaThực sự thì Mỹ có quyền gì mà lại đưa ra luật nhân quyền cho Việt Nam, căn cứ vào đâu để nói Việt Nam không có nhân quyền. Hay chỉ dựa vào lời nói từ một phía của những kẻ phản bội lại Tổ quốc, những lời vu cáo trắng trợn từ chúng thôi à?
Trả lờiXóaNhững vấn đề về nhân quyền ở Mỹ: Mỹ vẫn còn những vấn đề không tốt đẹp về nhân quyền trong lịch sử và đương đại. Chế độ nô lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam trong suốt 75 năm đầu tiên của nền Cộng hòa Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công cộng và định kiến xã hội. Cần phải nói đến việc người Mỹ bản xứ (người da đỏ) bị buộc phải di chuyển về miền viễn Tây (người da đỏ bị mất nhà cửa, đất đai, tài sản, gia súc và bị tàn sát dã man). Tình trạng phân biệt giới tính cũng là một vấn đề nhức nhối, đến tận năm 1875 phụ nữ mới được pháp luật Hoa Kỳ (đạo luật Minor v Happersett, 88 U.S. 162) thừa nhận họ là những con người[15]. Mãi đến nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ mới được quyền bầu cử, được tham gia bồi thẩm đoàn, và có quyền sở hữu tài sản trong vai trò người vợ.[16] Vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20, trong cùng một công việc thì phụ nữ được trả lương thấp hơn. Điều này dẫn đến việc thông qua "Đạo luật Trả lương công bằng năm 1963". Tại thời điểm đó, phụ nữ chỉ nhận được 58 cent so với 1 dollar của một người đàn ông.Một nước như thế này mà đòi quyền nói các nước khác sao, tự lo cho bản thân còn chưa xong mà
Trả lờiXóaTheo thông tin mà mình đọc được, năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề được đưa ra xét xử.
Trả lờiXóaĐây là nhân quyền của mỹ chăng?
Nước Mỹ mà cũng có nhân quyền sao, nói thật chứ nước nào nói còn được chứ mỹ thì làm gì có quyền ra luật nhân quyền cho Việt Nam. Theo wiki
Trả lờiXóaVới sự can thiệp vào tình hình nhân quyền các nước, Hoa Kỳ đã bị phản ứng mãnh liệt mà cụ thể là tại khóa họp thứ 57 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 3 tháng 5 năm 2001, Hoa Kỳ đã chính thức bị loại khỏi Ủy ban Nhân quyền Quốc tế. Tiếp đến, các nước thành viên của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS) đã không bỏ phiếu cho ứng viên Rafael Martinez của Hoa Kỳ làm Ủy viên Hội đồng liên Mỹ về Nhân quyền. Đây là một đòn đả kích mạnh mẽ vào những vi phạm nhân quyền của Hoa Kỳ, điều đáng lưu ý là sự kiện này diễn ra ngay sau khi Mỹ đã thất cử tại Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền. Các đại biểu hội nghị cho rằng việc ông Martinez không trúng cử thể hiện thái độ bất bình của các nước thành viên về chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba.
Mỹ liên tục bị Liên Hiệp Quốc và các nước trên thế giới lên án về vấn đề nhân quyền, từ những vụ chiến tranh với một số nước như Việt Nam, Afganistan, Iraq, Libya... Đến những hình ảnh ngược đãi tù nhân của binh lính được công bố trên mạng. Rõ ràng là như thế mà lúc nào Mỹ cũng đòi can thiệp vào vấn đề nhân quyền của các nước là sao? Trên đời có chuyện lạ đời thế à
Trả lờiXóaChương trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006, đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai tiếng khác của Mỹ - nhà tù Abu Ghraib. Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq
Trả lờiXóaĐọc những vấn đề này xong thì chỉ buồn cười cho cái bản gọi là luật nhân quyền tại Việt Nam, nó càng làm cho hình ảnh của nước Mĩ trong mắt mọi người bị xấu đi mà thôi
Gần đây có rất nhiều kẻ phản đối điều 258 của nhà nước chúng ta. Trong đó có cả những người thuộc nước Mĩ. Điều 258 là quy định những trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của quốc gia dân tộc, sự dụng tự do ngôn luận để chống lại nhà nước Việt Nam. Nước Mĩ phản đối Việt Nam, vậy sao nước Mĩ lại bắt Sờ- Nâu -đần vì tội phát biểu làm lộ bí mật nhà nước làm gì cơ chứ???
Trả lờiXóa@Bí Danh nói đúng đấy. Nước Mĩ nói điều 258 của Việt Nam là vi phạm nhân quyền về quyền tự do ngôn luận. Vậy nghĩa là nước Mĩ không hề có điều luận giống như điều 258 của Việt Nam và rất đảm bảo về quyền tự do ngôn luận. Vậy xin nước Mĩ giải thích cho chúng tôi về trường hợp các ông truy nã Sờ- Nâu -Đần về tội phát ngôn làm bí mật nhà nước của nước Mĩ cho chúng tôi nghe xem nào???
Xóatác giả luật nhân quyền của việt nam 2013 là thằng nào ra đây xem nào.biết cái cóc khô gì mà cứ sủa,tôi nhân dân việt nam thấy nhân quyền nước ta quá ổn mọi người đều có quyền dân chủ của nước mình,ông về xem lại cái nước của ông đê hơn ai mà cứ bày đặt,biểu tình khủng bố đầy ra mà cứ ra vẻ
Trả lờiXóaThực sự thì dù Mỹ có nói bất cứ thế nào đi chăng nữa thì cũng thế thôi ma có thay đổi được gì đâu, chẳng liên quan gì đến nước mỹ cả, Mọi người dân Việt Nam và thế giới nếu đến Việt Nam thì sẽ hiểu Việt Nam có nhân quyền hay không mà thôi. Đây không phải là chuyện của nước Mĩ lên đừng có xen vào chuyện của nước khác.
Trả lờiXóaNước Mĩ chỉ giỏi lấy cái danh nước lớn ức hiếp nước bé mà thôi. Chứ những điều mà Mĩ đi phê phán, lên án, ý kiến với những nước khác thì ở Mĩ chưa hề tốt một chút nào cả. Ở Mĩ đang còn những vấn đề nóng, nhất là vấn đề nhân quyền, so với Việt Nam thì có rất nhiều thứ Mĩ cần phải học hỏi Việt Nam.
Trả lờiXóaVấn đề nhân quyên cho Việt Nam. Đây là một lí do và cũng là li do duy nhất để Mĩ can thiệp vào Việt Nam và chỉ có thể tác động vào Việt Nam, chống phá VIệt Nam thông qua vấn đề này mà thôi. Đáng tiếc là vấn đề nhân quyền này Việt Nam chúng ta còn làm tốt hơn nhiều so với nước Mĩ.
Trả lờiXóaEdward Snowden đã làm lộ những bí mật của cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kì, và chính quyền Hoa Kì đã phát lệnh truy nã Edward Snowden vì tội làm lộ bí mật nhà nước thông qua phát ngôn của mình. Nước Mĩ luôn nói đảm bảo nhân quyền, tôn trọng nhân quyền, nhưng thông qua vụ việc Edward Snowden chúng ta có thể thấy tất cả.
Trả lờiXóaNươc Việt Nam là nước có chủ quyền, có quyền tài phán đàng hoàng, nước Mĩ ở tận bên kia bán cầu thì làm gì mà phải căn thiệp vào vấn đề nội bộ của Việt Nam, mà cho dù có ở gần thì cũng không được làm những điều như thế. Như thế là không tôn trọng nước khá, là ức hiếp nước khác, nó hoàn toàn đi ngược lại với những tuyên ngôn mà Mĩ đã phát ngôn trước đây.
Trả lờiXóaLà một trong gần 90 triệu người dân của đất nước Việt Nam, tôi sinh sống trên đất nước của tôi, không ai hết tôi hiểu ở đây vấn đề nhân quyền được nhà nước chúng tôi thực hiện như thế nào. Nước Mĩ, một nước luôn áp đặt suy nghĩ của mình cho nước khác đang can thiệp sâu vào nội bộ đất nước chúng tôi, đó là hành vi vi phạm quyền tai phán của đất nước chúng tôi. Nước Mĩ nên nhìn lại mình và dừng lại ngay những hành độ đó và hành động tương tự.
Trả lờiXóaTôi thấy tác giả rất tinh tế và sắc sảo đấy, lấy dẫn chứng về vụ truy nã cựu nhân viên CIA Edward Snowden của Mĩ để nói về vấn đề nhân quyền, nhất là vấn đề tự do ngôn luật của Mĩ thì đúng là một dẫn chứng không gì hoàn hảo hơn nữa. ĐÚng thế, nếu như nhân quyền mà Mĩ đang " dự thảo" cho Việt Nam mà Mĩ cho là đúng thì Mĩ đang vi phạm nhân quyền nghiêm trong đối với Edward Snowden đấy.
Trả lờiXóaChỉ những công dân sống trên đất nước Việt Nam mới cảm nhận rõ nhân quyền nơi đây. Em là một tín đồ Tin Lành ở Kon Tum, không thấy bất cứ sự cản trở nào từ phía chính quyền khi chúng tôi sinh hoạt tôn giáo. Luật nhân quyền Việt Nam 2013 không lấy những dẫn chứng có thật mà chỉ lấy lại những hình ảnh, câu chuyện bị bẻ cong, bóp méo của những người gốc Việt từng làm việc cho Ngụy quyền Sài Gòn. Nếu ông Chris Smith đến Việt Nam một lần, nhất là vào tỉnh Kon Tum chúng tôi, nhất định ông phải nghĩ lại.
Trả lờiXóaVấn đề nhân quyền là vấn đề mà các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ cũng như các tổ chức, đối tượng phản động thường dựa vào để chống phá Việt Nam, Tôi thấy ý kiến này hoàn toàn đúng , thây nhiều vụ việc gần đây những thế lục nước ngoài toàn dựa vào mấy cái này trong những vụ việc này gây rồi an ninh trật tự.
Trả lờiXóaviệt nam có luật nhân quyền riêng của việt nam không liên quan đen 1 nước nào hêt, trong đó thì con người có những quyền tự do riêng của mình, nhưng tự do trong quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.
Trả lờiXóaNước Mỹ không có tư cách gì mà phán xét cả, tưởng là nước lớn thì muốn làm gì thì làm, muốn nói gì cũng được sao, mỗi nước đều có những luật nhân quyên riêng.
Trả lờiXóahạ viện mỹ đúng là quản lý rộng thật, không chỉ vơi những tình hình nước mỹ mà họ còn vươn chân rết của mình ra toàn thế giới ,như thế có hợp pháp hay hợp lý không trong khi quốc gia nào cũng có chủ quyền của nó, đó là còn chưa tính tới vấn đề mà những tuyên bố này có chính xác hay là không nữa
Trả lờiXóaluật nhân quyền ở việt nam năm 2013, tôi có nghe nhầm không vậy, một hạ viện của một quốc gia lại đi ban hành một điều luật về quốc gia khác, như thế liệu có ổn không, chắc chắn là không rồi, vậy thì tại sao họ lại làm vậy, cho dù không ai thấy nó hợp lý cả, đơn giản thôi, họ muốn thông qua hoạt đó để tiến hành chống phá đất nước ta
Trả lờiXóanhân dân việt nam cũng như chính quyền việt nam vô cùng bất bình trước những hành động vô lý của hạ viện mỹ, trong suốt thời gian vừa qua, mặc dù mối quan hệ của việt nam và mỹ đã được cải thiện đáng kể và đã được nâng lên tầm cao mới, nhưng đây chính là một điểm trừ làm ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ của hai nước
Trả lờiXóaluật nhân quyền vè việt nam quy định về những điều gì đây, trong khi là những căn cứ để cho hạ viện mỹ đưa ra cái quy định ngược đời này lại hoàn toàn không chính xác, có thể là do họ nghe thấy thông tin từ những phần tư xấu ,cũng có thể đó là hành động cố ý của họ, nhưng chắc chắn là luật này không nên có thì tốt hơn đấy
Trả lờiXóacó lẽ người dân việt nam cần phải được biết rõ về cái điều luật vô lý này của nước mỹ, chúng ta không cần bàn thêm về nó vô lý như thế nào nữa, chúng ta cần tìm hiểu xem nó sẽ có tác động tiêu cực như thế nào tơi đất nước ta, từ đó có biện pháp cụ thể để xử lý, nhưng trước tiên phải tuyên truyền để cho người dân hiểu trước đã
Trả lờiXóaNhân quyền nó chỉ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào nội bộ nước ta mà thôi có chắc rằng Mỹ không còn ấm ức sau khi bị đánh đuổi khỏi Việt Nam không! Họ nói nhân quyền vậy hãy xem những nhà tù của họ làm gì, chính phủ họ làm gì nghe lén điện thoại có xâm nhập thông tin cá nhân lấy cắp thông tin cá nhân của người dụng các nhà mạng có hay là những việc làm như áp đặt bằng quân sự lên không ít quốc gia. Ví như mới đây nhất là syria họ cáo buộc nước này dùng vũ khí hóa học tấn công phe đối lập nhưng lại không đưa được ra cái bằng chứng thật mà họ có nhớ là vũ khí hóa học chính họ đã thả biết bao nhiêu trên đất nước Việt Nam không và hậu quả của nó là gì không đến ngày nay họ đã chịu trách nhiệm về việc làm hủy diệt đó chưa.
Trả lờiXóachúng ta hãy tìm hiểu trên khía cạnh khách quan xem, tinh hình nhân quyền ở nước mỹ và việt nam như thế nào, từ đó đưa ra được ý kiến nhận xét của riêng mình nhé, tôi tin chắc là sau khi tìm hiểu về vấn đề nhân quyền ở cả nước mỹ và việt nam thì mọi người đều thấy nhân quyền ở việt nam thậm chí còn được làm tốt hơn cả ở mỹ, ấy vậy mà họ vẫn phản đối việt nam được đấy, thế có ngược đời không chứ
Trả lờiXóanhân quyền ư, nước mỹ hãy tự xem lại mình đi, xem xem đất nước họ đã thực hiện tốt những chính sách liên quan tới nhân quyền hay là chưa, nếu họ làm tốt vấn đề nhân quyền ở đất nước họ rồi thì hãy nói, còn không thì hãy ngậm miệng lại, đừng có ốc chưa mang nổi mình ốc mà còn muốn làm cọc cho rêu
Trả lờiXóaĐấy mấy ông Mĩ lại bắt đầu chém gió , làm trò bịp bợm trẻ con để lừa thiên hạ đấy chứ có làm cái trò gì hay ho đâu mà , hài thật , các ông biết gì về Việt Nam mà viết bật viết bạ về đất nước Việt Nam , nươc Mĩ hãy tự xem lại chính mình đi , đã hơn ai chưa mà bày đặt này nọ , như kiểu mẹ đời , bố thiên hạ không bằng!!
Trả lờiXóacó lẽ nên viết bài này sửa là luật nhân quyền ở mỹ thì đúng hơn.sao cứ phải dối mình chắc tác giả lấy cảm hứng từ nước họ mà ra đây mà,nhân quyền kiểu mỹ thì ai cũng biết sau cái vụ snowden rồi còn gì nữa,còn ở việt nam vấn đề này rất ít được nhắc tới vì nso quá đỗi bình thường rồi chỉ có bọn như tác giả đây là hay kiếm cớ để xỉa xói vào thôi
Trả lờiXóaVí dụ điển hình là cách đối xử với tù nhân ở Irag, Apghanistan: tù nhân bị đẩy vào phòng lạnh thấu xương, xua chó giữ dạo. Với tôn giáo, nước Mỹ vi phạm nghiêm trọng như hành động đốt 100 cuốn kinh coran của người Hồi giáo. Dự luật nhân quyền 2013 tiếp tục thể hiện cái nhìn sai lệch đối với những gì đang diễn ra ở Việt Nam.Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaVới sự can thiệp vào tình hình nhân quyền các nước, Hoa Kỳ đã bị phản ứng mãnh liệt mà cụ thể là tại khóa họp thứ 57 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 3 tháng 5 năm 2001, Hoa Kỳ đã chính thức bị loại khỏi Ủy ban Nhân quyền Quốc tế. Tiếp đến, các nước thành viên của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS) đã không bỏ phiếu cho ứng viên Rafael Martinez của Hoa Kỳ làm Ủy viên Hội đồng liên Mỹ về Nhân quyền.
Trả lờiXóa