THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

22 tháng 9 2013

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRĂN TRỞ VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NƯỚC NHÀ

by Mõ Làng  |  at  22.9.13

An Chiến
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm, làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam không chỉ cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến Hội và những người làm công tác văn học, nghệ thuật cả nước; là sự động viên lớn đối với những người đang dùng chính tài năng cống hiến cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà. Và càng đáng quý lớn khi đến thăm Tổng bí thư đã có phát biểu dài trong đó đã đánh giá cao đóng góp của nền văn học nghệ thuật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, vinh danh, trân trọng những lớp văn nghệ sỹ không ngại khó khăn gian khổ cống hiến cho dân tộc qua các giai đoạn lịch sử và Tổng bí thư cũng không quên dặn dò và có những định hướng cần thiết cho nền văn học giai đoạn tới. Đặc biệt, đồng chí Tổng bí thư có nhắc đến một vấn đề không mới nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự và tính hiện sinh. Tống bí thư nói: "Nhân đây, tôi có đôi điều muốn trao đổi tâm tình thêm với anh chị em văn nghệ sĩ trẻ. Chúng ta đều đã biết, thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào, viết như thế nào? Nhiều người thường bảo văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bầy tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người.


Mong sao các văn nghệ sĩ thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng là niềm hy vọng mới của nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình. Các đồng chí cần thường xuyên học hỏi, rút những bài học tốt từ những thế hệ trước để tiếp tục đi xa. 

Bài học đó là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn vĩ đại của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường."

Có thể xem đây là hạn chế mà rất nhiều năm nền văn học nghệ thuật nước nhà vẫn chưa thể khắc phục được. Nhiều văn nghệ sỹ đã sử dụng "quyền năng" vốn có của văn học nghệ thuật như một thứ họ sẽ mang ra để "nơi cuộc sống hiện hình", nghĩa là họ đem nguyên vẹn, nguyên xi những gì diễn ra trong cuộc sống trần thế mang vào chính trang văn của họ. Từ những sự nhận thức mang tính hiện tượng ấy họ đã đi đến những quy kết mang tính bản chất. Họ xem những thứ mà họ từng nhìn thấy và phản ánh vào trang văn chính là bản chất cuộc sống, những cái nhìn trần trụi đã đốt cháy chính cái nhìn, cách nhìn của họ đối với cuộc sống. Với họ hình như chỉ hiện hữu những thứ tiêu cực, chính thái độ, tâm thế đã không cho họ có được những cái nhìn thực sự thận trọng, đa chiều, hay nói cách khác, những điều mà họ tập trung cảm nhận và viết nên nhuốm những màu ảm đạm, thê lương. Và như một tất yếu, họ nhìn sao thì họ sẽ phản ánh thế đấy và những giá trị nhân sinh, những trăn trở với thế sự, cuộc đời cũng vì vậy mà nhuốm màu theo. Họ lên tiếng phải thay đổi chính những gì là nguyên nhân chính làm cho cuộc sống hiện ra như họ nhìn. Họ không ngần ngại quy kết những thực tại với nguyên nhân là sự vận hành của chế độ, là nạn quan chức lạm quyền và những thứ tương tự....Trong một xã hội mà những điều họ đặt ra, họ muốn thực hiện cơ hồ chưa thành hiện thực thì họ lại sinh ra những thứ mà chúng ta vẫn quen gọi là thói bất mãn với thời cuộc, thế sự....Cứ thế dường như những bất mãn đến hồi chồng chất lên nhau khiến họ cảm thấy cuộc sống này ngột ngạt, tù túng đến nỗi để sống như một người bình thường huống hồ phải sống để sáng tác. Rất nhiều văn nghệ sỹ đã bỏ nghề, quay lưng với đời, thậm chí là trở cờ quay lại coi thường, lên án và phủ nhận những giá trị của chế độ cũng chỉ vì những tư tưởng, quan niệm và cách nghĩ có phần lệch lạc và phiến diện như thế. Và đúng như Tổng bí thư nói: 'Nhiều người thường bảo văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bầy tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người". Mọi chế độ và nhà nước dù theo thể chế nào thì rất cần những văn nghệ sỹ góp tay và chung sức. Họ là những lớp người đặc biệt, không chỉ tạo ra những giá trị văn học nghệ thuật mang tầm cao để phục vụ con người mà họ còn có một chức năng khác đó chính là tính dự báo.  Thông qua những tác phẩm văn học nghệ thuật, những lớp nghệ sỹ với sự nhạy cảm mà không người nào cũng có được sẽ có cho mình những phát hiện tinh tế. Thậm chí trong một số tác phẩm với tầm cao trí tuệ, nghệ thuật và sự nhạy cảm với thời cuộc thì nó còn mang tính khái quát, dự báo về sự phát triển của xã hội trong một tương lai gần. Cho nên xã hội không thể thiếu những người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật cho dù bản thân họ cũng có những khiếm khuyết nhất định trong suy nghĩ và cách hành nghề. 

Nhiều văn nghệ sỹ khi có cho mình cái nghĩ tiêu cực về cuộc sống đã chọn cho mình lối sống ẩn dật với suy nghĩ là sống như vậy để giữ khí tiết thanh cao và không bị vẩn đục bởi những vết hoen, vết ố từ chính xã hội lây lan và ảnh hưởng. Họ tuy vẫn sáng tác song họ không viết để phản ánh cuộc sống, kêu gọi thay đổi và chỉ ra những thứ cần thay đổi mà họ chỉ viết đơn giản để bày tỏ những niềm u uất mang tính cá nhân và của riêng họ nhưng kỳ thực họ không giúp gì cho xã hội vẫn đang vận động và đi lên. Tại bài phát biểu này, đồng chí Tổng bí thư cũng không quên chỉ cho họ thấy được lối thoát thực sự. Theo Tổng bí thư nguyên nhân chính là chính họ đang để cho những thứ tầm thường, những toan tính cá nhân làm vẩn đục tâm hồn và trí tuệ của mình. Chính "sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình" đã khiến cho không ít  những văn nghệ sỹ không biết đâu là hướng đi phù hợp cho riêng mình và thay vì tìm lại hướng đi cho riêng mình thì chính họ lại bỏ mặc, không quan tâm tới tương lai bản thân cũng như tương lai nền văn học nghệ thuật mà xa hơn chính là tương lai của cả đất nước này. Và Tổng bí thư đã chỉ ra hướng đi: "Các đồng chí cần thường xuyên học hỏi, rút những bài học tốt từ những thế hệ trước để tiếp tục đi xa". Trong cách luận giải và nhận thức vấn đề của Tổng bí thư thì những văn nghệ sỹ sai ở đâu thì chính họ phải đứng lên từ chỗ đó. Yếu điểm của họ chính là việc họ nhìn nhận cũng như rơi vào việc đề cao cái tầm thường và làm tầm thường nhân cách mình thì cái mà họ cần lấy lại, làm sống lại chính là "Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn vĩ đại của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường." Đây là những thứ họ đang thiếu trầm trọng và cũng là trở lực chính khiến cho những văn nghệ sỹ hôm nay chưa có được những tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, xứng tầm với những gì đang diễn ra trong cuộc sống đương đại. Sự tầm thường đã ăn sâu vào chính lối mòn của chính họ và định hình 'phong cách. Họ chưa thoát khỏi những thứu vụn vặt để làm bật lên những giá trị hiện sinh cần tôn vinh và giữ gìn....Đó cũng chính là những gì mà công chúng yêu văn học nghệ thuât muốn truyền tải tới những "người cha tinh thần" mà chưa có dịp. Rất mong những lớp nghệ sỹ đương đại rút được cho mình những điểm yếu, hướng vươn lên sau chuyến thăm và phát biểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản./.

52 nhận xét:

  1. Từ cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam hiện nay đang hòa nhập mạnh mẽ vào cộng đồng nhân loại. Công chúng văn học của chúng ta ngày nay hết sức quan tâm đến các vấn đề của con người. Con người với mọi nỗi buồn, vui; với cái thiện và cái ác; cái vị kỷ và cái vị tha; cái chân thật và cái giả dối; cái cao cả và cái thấp hèn; nỗi đau và niềm hy vọng; niềm tin và khát vọng... Cùng với bao nhiêu điều sâu lắng từ thế giới nội tâm, từ cái vô thức của tâm linh đến cái hữu thức của lý trí, từ trăm nghìn môi trường, hoàn cảnh khác biệt dẫn tới trăm nghìn tâm trạng và số phận khác nhau là những điều công chúng văn học của chúng ta hết sức quan tâm và khao khát tìm hiểu.

    Trả lờiXóa
  2. Nói tới nhu cầu của công chúng hiện nay đối với văn học, chúng ta không thể không nói tới tính đa dạng của nhu cầu. Trong thời kỳ trước đây công chúng văn học của chúng ta "thuần" hơn. Ngày ấy người ta không đòi hỏi gì nhiều, và thật ra cũng không có điều kiện để đòi hỏi: vì chiến tranh, vì khó khăn về giấy má in, vì giao lưu quốc tế chưa mở rộng v.v... Đấy là chưa kể tình trạng "bao cấp" trong khâu phát hành sách làm cho người đọc không có đầy đủ quyền lựa chọn đọc những tác phẩm mà mình yêu thích. Đã có một thời do thói quen phân phối, bao cấp, với giá bán sách rẻ như cho nên in ra bao nhiêu cũng hết dù chất lượng thế nào. Vì vậy đã dẫn đến tình trạng người viết không quan tâm đầy đủ đến người đọc và người đọc không có đủ quyền đặt hàng cho người viết.

    Trả lờiXóa
  3. Công chúng ngày nay có quyền rất lớn đối với nhà văn vì tình hình xã hội đã đổi khác với nền kinh tế nhiều thành phần và tác động của cơ chế thị trường. Ở trên đã nói tới trạng thái tâm lý xã hội hết sức phức tạp của công chúng đã phát sinh ra những nhu cầu khác nhau của người đọc hiện nay. Cần nói thêm là những nhu cầu ấy không đồng nhất mà còn bị phụ thuộc rất nhiều vào tầng lớp xã hội, các thế hệ, phụ thuộc vào trình độ văn hóa, trình độ cảm thụ thẩm mỹ rất khác nhau. Bạn đọc đã về hưu có nhu cầu sách khác với bạn đọc trẻ. Tầng lớp thị dân nhiều tiền có nhu cầu khác với bạn đọc là cán bộ viên chức. Lớp cán bộ lãnh đạo quản lý Đảng và Nhà nước có nhu cầu đọc và thưởng thức khác với cán bộ bình thường. Trí thức, sinh viên, học sinh có nhu cầu đọc khác với bà con nông dân.

    Trả lờiXóa
  4. Từ ngày thống nhất đất nước đến nay có sự giao hòa các nhu cầu và thị hiếu thưởng thức văn học nghệ thuật của nhân dân hai miền Bắc và Nam. Đồng thời nhân dân mỗi miền cũng còn giữ bản sắc những nhu cầu và thị hiếu nghệ thuật riêng. Chúng ta cũng không thể không quan tâm đến những đòi hỏi về các món ăn tinh thần của đồng bào miền núi, đồng bào ở vùng căn cứ kháng chiến cũ, của hàng triệu chiến sĩ của chúng ta ở biên giới, hải đảo và đang làm nghĩa vụ quốc tế cùng hàng vài chục vạn người lao động của chúng ta đang làm việc ở nước ngoài và bà con Việt Kiều đang ngày đêm hướng về đất nước. Từ những nhu cầu đa dạng và luôn luôn biến động ấy của công chúng đã hình thành những "đơn đặt hàng" của xã hội đối với nhà văn và dần dần mỗi nhà văn sẽ có những lớp công chúng riêng của mình. Đó là một điều hợp với quy luật cuộc sống

    Trả lờiXóa
  5. Một đặc điểm quan trọng của công chúng văn học nghệ thuật chúng ta ngày nay là tỷ trọng trí thức trong công chúng khá lớn. Số người có trình độ đại học và trên đại học cộng với giáo viên và học sinh từ phổ thông cơ sở trở lên có tới hàng chục triệu người. Trong số này chiếm đa số là thanh thiếu niên. Số công chúng này, trong bối cảnh xã hội hiện nay, ngày càng được tiếp thu một lượng thông tin rất lớn về mọi lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, các thông tin trong nước lẫn thế giới. Họ thường đặt chân đến mọi vùng đất nước, có mặt ở mọi lĩnh vực công tác và không ít người đã nhiều lần đi học tập, công tác, tham quan ở các nước trong và ngoài phe xã hội chủ nghĩa. Văn học của ta có cái may là được phục vụ lớp công chúng đông đảo này, được họ hết sức quan tâm và không phải lúc nào các nhà văn của chúng ta cũng đáp ứng được các đòi hỏi của họ. Thời gian vừa qua ta thường nói văn học nghệ thuật trong bước đầu đổi mới được công chúng quan tâm nồng nhiệt có lẽ là bởi chính đối tượng công chúng này. Và cũng chính ở tầng lớp công chúng này đang có nhiều cách nhìn nhận tình hình chính trị xã hội, tình hình văn học nghệ thuật khác hoặc mâu thuẫn với các công chúng khác.

    Trả lờiXóa
  6. Một lớp "công chúng đặc biệt" mà người cầm bút thời kỳ trước đây cũng như hiện nay đều hết sức quan tâm là những đồng chí cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội từ địa phương đến trung ương. Tiếng nói của lớp công chúng này về văn học thường rất có trọng lượng đối với nhiều người cầm bút. Trong cơ chế cũ (cơ chế quan liêu bao cấp) tiếng nói của lớp công chúng này hầu như được coi là tiếng nói cuối cùng về số phận tác phẩm. Trong bối cảnh đổi mới toàn diện hiện nay, từ sau Đại hội Đảng VI nhất là từ sau Nghị quyết 05, lớp công chúng này cũng đang tự đổi mới cách nhìn nhận của mình đối với các vấn đề văn học nghệ thuật. Nói chung nhiều đồng chí lãnh đạo, quản lý đã tránh được cách nhìn đồng nhất các vấn đề văn nghệ với các vấn đề chính trị, tránh áp đặt ý kiến của mình đối với văn nghệ sĩ, quan tâm, tiếp xúc nhiều hơn với tác phẩm và văn nghệ sĩ trong niềm tin cậy và với thái độ trân trọng. Tuy vậy cũng còn một bộ phận nhỏ của lớp "công chúng đặc biệt" này thường là ở các địa phương còn giữ lại nếp tư duy cũ trên các vấn đề văn nghệ. Do đó đã dẫn tới những quy kết không đúng hoặc xử lý sai đối với một số vụ việc văn học nghệ thuật. Vấn đề đặt ra đối với bộ phận công chúng nay là phải kịp thời "đổi mới và nâng cao trình độ cách mạng, quản lý văn học nghệ thuật" như Nghị quyết 05 đã đặt ra.

    Trả lờiXóa
  7. có thể nói rằng văn học nghệ thuật là một điều không thể thiếu trong cuộc sống của con người, nó là cái gốc hình thành nên tri thức, tư tưởng của con người, điều này cho thấy tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của nó đối với nhân loại. ở mỗi quốc gia đều có một nên văn hóa khác nhau, mỗi quốc gia phải giữ được bản sắc văn hóa mới phát triển được, Việt Nam cũng vậy thôi

    Trả lờiXóa
  8. Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa đa dân tộc, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người vì Việt Nam có 54 dân tộc anh em. đó là một nên văn hóa truyền thống mà chúng ta phải giữ vững trong thời đại hội nhâp hiện nay, không để mất bản sắc văn hóa được

    Trả lờiXóa
  9. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. đó là một nền văn hóa đẹp, chúng ta cần phải lưu giữ

    Trả lờiXóa
  10. công chúng ngày nay có vẻ như tôi thấy là ít quan tâm hơn tới vấn đề văn học hơn ngày xưa, theo quan điểm cá nhân tôi thấy vậy thôi ,trong bối cảnh đất nước phát triển từng ngày , từng giờ như hiện nay , có lẽ nền văn học cũng có sự biến đổi riêng của mình, văn học phản ánh hiện thực mà, phát triển , biến đổi là cơ chê để tồn tại mà

    Trả lờiXóa
  11. Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay, tạo nên một nên văn hóa Việt Nam, phong phú, đa sắc màu, chúng ta phải giữ lấy cái lõi của nên văn hóa nền đừng để nó bị phai đi

    Trả lờiXóa
  12. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có những phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam. đó là những điều chúng ta cần phải giữ lấy không để mất đi trong thời kỳ hội nhập này

    Trả lờiXóa
  13. Nghệ thuật của một dân tộc là yếu tố đặc trưng nhất và tiếp cận nhanh nhất với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nền nghệ thuật Việt Nam có từ hàng nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật truyền thống hay còn gọi là nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhưng thời gian nay, với sự hội nhập, nghệ thuật nước ta đang bị ảnh hưởng của những điều xấu, chúng ta cần phải loại bỏ những điều xấu đó ra khỏi nghệ thuật

    Trả lờiXóa
  14. Cũng như nền văn học của các nước khác trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận đó là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là văn học truyền miệng của người dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ. Nhưng hiện này, nền văn học nước ta đang bị ảnh hưởng của nền văn học nước ngoài, có những sự lai căng không phù hợp làm mất đi vẻ đẹp văn học của nước ta, chúng ta cần phải hiểu và hạn chế điều này

    Trả lờiXóa
  15. Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. chúng ta phải giữ lấy nền văn hóa này

    Trả lờiXóa
  16. sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ...đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội...quả thực nên văn hóa nước ta đang bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài, Đảng, Nhà nước cần phải có biện pháp để chống lại sự ảnh hưởng này

    Trả lờiXóa
  17. Đảng và nhà nước ta luôn tạo điều kiện một cách tối đa cho người dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Nhưng chính dựa vào cái cớ đó mà rất nhiều người, là văn nghệ sỹ hay là nhà báo, lấy đó là cái cớ để thực hiện các âm mưu chống phá và xuyên tạc nhà nước ta. viết các bài viết công kích chế độ và chính quyền. Đó là điều hết sức sai trái và rất nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  18. Một thực tế hiện nay, đó chính là việc không ít người trong giới văn nghệ sỹ, những người hoạt động nghệ thuật, trong đó có rất nhiều người là nhà văn, nhà báo đã lợi dụng các quyền tự do về báo chí, tự do ngôn luận để thực hiện các âm mưu chống phá nhà nước, xuyên tạc chính quyền ta. Đó thực sự là một điều hết sức đáng buồn và cần có những giải pháp cấp bách kịp thời.

    Trả lờiXóa
  19. Cùng với truyền thống lịch sử lâu đời và bề dày lịch sử hết sức hào hùng, đất nước chúng ta đang có những nét riêng, bản sắc riêng trong văn hóa, trong nghệ thuật mà không bất cứ một quốc gia nào trên thế giới có được. trong đó văn học là một lĩnh vực hết sức phong phú và hấp dẫn. Nhưng với tình hình hiện nay, cùng với sự hội nhập của đất nước thì những nét đẹp vốn có của văn học mà chúng ta có, đã bị mai một và bị phần nào bóp méo. đó là điều hết sức nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  20. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, đó là sự hội nhập, là sự giao thoa văn hóa. Nhưng nói gì thì nói, giao thoa văn hóa nhưng chúng ta cũng phải biết giữ gìn những nét đặt trưng riêng của đất nước mình, đó là bản sắc là truyền thống. chứ không phải là hòa tan, là xuôi theo nước khác. Văn học nước ta hiện nay đang gặp phải những vấn đề như vậy. Đó là một thách thức đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

    Trả lờiXóa
  21. Nghệ thuật là một tấm gương phản chiếu lịch sử của một đất nước, của một quốc gia. đặc biệt nền văn học lại càng mang đậm tính chất đó. Việc giữ gìn và phát huy được các nét đặc sắc và đẹp đẽ của văn học chính là một phần rất quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng một thực tế hiện nay của nước ta, đó là văn học, nét đẹp văn học của nó đang bị mai một dần. Đó điều hết sức đáng buồn và chúng ta cần có những biện pháp kịp thời.

    Trả lờiXóa
  22. Một điều chúng ta phải thừa nhận, đó là văn học đóng một vai trò hết sức lớn lao trong đời sống nhân dân và có một tầm ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. vì vậy, việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp của văn học, của nghệ thuật là một điều hết sức quan trọng đối với mỗi đất nước. Đặc biệt là một quốc gia có truyền thống rất lâu đời như nước ta. hi vọng những nét đẹp đó sẽ được lưu giữ lâu dài.

    Trả lờiXóa
  23. Một thực tế là những người hoạt động nghệ thuật chân chính hình như càng ngày càng ít, và càng ngày càng không tâm huyết. Đó là lý do tại sao mà văn học nước ta ngày càng bị mai một, bị mât dần các nét đẹp vốn có của nó. thực sự đó là một điều hết sức đáng buồn, một điều đáng để tất cả chúng ta phải suy nghĩ. Cần phải có nhiều hơn nữa các biện pháp, các chính sách để chấn chỉnh tình trạng này của nền văn học nước nhà.

    Trả lờiXóa
  24. Một thực tế hiện nay là nhiều văn nghệ sỹ đã sử dụng "quyền năng" vốn có của văn học nghệ thuật như một thứ họ sẽ mang ra để "nơi cuộc sống hiện hình", nghĩa là họ đem nguyên vẹn, nguyên xi những gì diễn ra trong cuộc sống trần thế mang vào chính trang văn của họ. Đó là một điều hết sức kiêng kỵ trong văn học, văn học phản ảnh hình ảnh cuộc sống qua lăng kính nghệ thuật. chứ không phải là phản ánh một cách trần trụi, thô ráp như vậy. Đúng là nền văn học Việt Nam hiện nay đáng để suy nghĩ, phải lo lắng.

    Trả lờiXóa
  25. Văn học đóng một vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống con người, cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội. CHính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp của văn học luôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của những người có trách nhiệm. Vì hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào khác, văn học ảnh hưởng đến tư tưởng, lối suy nghĩ của người dân một cách rất mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  26. Nước ta có thể nói là một nước có nền văn học, nghệ thuật rất phát triển, có rất nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực này như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,.. Ngay cả Hồ chủ tịch cũng là người rất có danh tiếng. Việc bác Nguyễn Phú trọng có những suy nghĩ, trăn trở như thế này chứng tỏ Đảng, và nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật, nó có thể ảnh hưởng đến tư lưởng suy nghĩ của mỗi người dân chúng ta

    Trả lờiXóa
  27. tóm lại là văn học phải giúp con người lạc quan hơn suy nghĩ sáng suốt hơn chứ không chỉ mang suy nghĩ tâm tư của bản thân chủ quan áp đặt vào bài viết,cuộc sống là muôn hình muôn vẻ văn học không chỉ phản ánh lại một mặt của cuộc sống mà phải làm cho nó tốt đẹp hơn,đừng gặm nhấm nỗi đau hãy để nó chìm sâu cho nụ cười luôn trên môi con người

    Trả lờiXóa
  28. nhân kỷ niệm trọng thể 65 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, tổ chức tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam ngày nay, tôi thật sự khâm phục về chặng đường vẻ vang; những thành tựu to lớn mà Liên hiệp hội cũng như các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành và toàn thể anh chị em văn nghệ sĩ cả nước đã đạt được trong mấy chục năm qua. thật tự hào về nền văn hóa nước ta

    Trả lờiXóa
  29. Tôi vô cùng coi trọng những nỗ lực lớn lao, những sáng tạo bền bỉ, những kết quả nổi bật của các văn nghệ sĩ và xin chia sẻ, thông cảm với những khó khăn, thách thức và cả những hạn chế, bất cập mà Đảng đoàn cùng cán bộ, hội viên và toàn thể anh chị em văn nghệ sĩ nước ta đã và đang trải qua.

    Trả lờiXóa
  30. Các hoạt động văn học nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương, với sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền, đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nguồn kinh phí còn hạn hẹp, đời sống của đa số anh chị em văn nghệ sĩ còn khó khăn, nhưng với lòng say mê, tâm huyết sáng tạo, đã có nhiều tác phẩm đáng trân trọng.

    Trả lờiXóa
  31. Văn học, nghệ thuật nước ta tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị bền vững của dân tộc được hun đúc, chắt lọc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn; là bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là trọng trách xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  32. Các sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, phần lớn trong số đó có nội dung lành mạnh, tích cực; hình thức thể hiện có nhiều đổi mới. Đề tài lịch sử hào hùng của đất nước; những trang sử vẻ vang chống các kẻ thù xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục thu hút các văn nghệ sĩ, cả cao niên và trẻ tuổi tham gia. Đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân anh hùng cũng được anh chị em văn nghệ sĩ trân trọng và có những thành công trong tác phẩm của mình.

    Trả lờiXóa
  33. không thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của văn học nghệ thuật đối với mọi mặt trong đời sống hiện nay. Văn học, nghệ thuật tích cực phát hiện, cổ vũ cái mới, cái tốt đẹp, tiến bộ; biểu dương, nêu gương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong lao động, học tập, rèn luyện, phấn đấu; phê phán thói hư, tật xấu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội.

    Trả lờiXóa
  34. trong nền văn học nghệ thuật không thể không nhắc đến lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, có những chuyển biến rõ nét, góp phần tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, đặc biệt là định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đã củng cố, xây dựng được đội ngũ các cây bút trẻ trong lý luận, phê bình; tham gia đấu tranh phản bác các khuynh hướng, hành vi sai trái, cực đoan, bảo vệ và phát triển đường lối văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đảng.

    Trả lờiXóa
  35. Đảng đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị học tập, quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đại hội Đảng; Nghị quyết của Trung ương Đảng; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, 70 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam, 70 năm tác phẩm "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ; 55 năm Bác Hồ gửi thư cho các họa sĩ và giới văn nghệ nước nhà; động viên văn nghệ sĩ tham gia các Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"...

    Trả lờiXóa
  36. Liên hiệp hội và các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và các địa phương đã tổ chức nhiều trại sáng tác, hội diễn, liên hoan, triển lãm, tọa đàm, gặp gỡ, giao lưu trong nước và quốc tế, trao thưởng, quảng bá các tác phẩm xuất sắc. Nhiều đơn vị, nhiều văn nghệ sĩ được Đảng, Nhà nước trao các loại huân chương bậc cao, trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.

    Trả lờiXóa
  37. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được, phải thừa nhận rằng, lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là văn học, nghệ thuật phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; chưa có nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, chưa phản ánh sâu sắc, sinh động những hiện thực lớn lao của đất nước trong những giai đoạn lịch sử quan trọng, nhất là trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

    Trả lờiXóa
  38. Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được, phải thừa nhận rằng, lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là văn học, nghệ thuật phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; chưa có nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, chưa phản ánh sâu sắc, sinh động những hiện thực lớn lao của đất nước trong những giai đoạn lịch sử quan trọng, nhất là trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

    Trả lờiXóa
  39. không chỉ những người có vị trí cao trong lãnh đạo đất nước ta như tổng bí thư nguyễn phú trọng mà tất cả nhân dân việt nam đều lo lắng về vấn đề này, văn học nghệ thuật là một lĩnh vực hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội việt nam, vậy mà nó lại diễn ra một số tình trạng phức tạp như trong thời gian vừa qua thì thực sự là rất đáng lo ngại

    Trả lờiXóa
  40. vai trò quan trọng của văn học nghệ thuật như thế nào chúng ta đều biết, tuy nhiên hiện nay thì nền văn học nghệ thuật ở việt nam lại xảy ra một số vấn đề hết sức đáng lo ngại, đó là, có một sô người trong đội ngũ nhà văn nhà thơ sử dung văn thơ như một công cụ để chống đối chê độ, đất nước

    Trả lờiXóa
  41. đúng vậy, những lời nói của tổng bí thư nguyễn phú trọng là rất đúng, văn học nghệ thuật nên trở lại đúng với chức năng của mình ,tât nhiên là không phải vơ đũa cả nắm, nhưng chắc chắn là có người cần phải nghe, bởi thực tế là thời gian vừa qua họ đã và đang có hành động sai lầm

    Trả lờiXóa
  42. thực ra thì phần lớn những người hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghê thuật tại việt nam đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh, và chính họ khiến cho những nhà văn nhà thơ chân chính phải mang tiếng xấu

    Trả lờiXóa
  43. những lời của tổng bí thư nguyễn phú trọng thực sự rất đáng phải suy nghĩ ,không phải vì đây là những điều mà tổng bí thư nói, mà nó là thực trạng đáng buồn hiện nay, nếu trong thời gian tới, cơ quan có chức năng cũng như xã hội không có giải pháp thay đổi tình hình thì không biết là mọi chuyện sẽ đi tới đâu nữa

    Trả lờiXóa
  44. những ai có hành động sai phạm trong thời gian vừa qua cần phải nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm nhé, tình trạng này là có đấy, các vị là giới văn nghệ sĩ, những ngươi được xã hội hết sức tôn trọng, là những người có hiểu biết ,các vị không nên có hành động sai trái như vậy chứ

    Trả lờiXóa
  45. trong quá khứ và cả hiện tại thì văn học nghệ thuật việt nam có vai trò vô cùng quan trọng với đất nước việt nam, đặc biệt la về mặt văn hóa ,nhưng thời gian gần đây thì xuất hiện hiện tượng, đó là có một số đối tượng đã lợi dụng hoạt động văn học nghệ thuật này để thực hiện cho mục tiêu chính trị của chúng ,đó là chống phá đảng và nhà nước ta

    Trả lờiXóa
  46. Văn học đóng một vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống con người, cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội , trong tình hình hiện nay , nền văn học nước nhà ít nhiều cũng có sự biến chuyển riêng của mình , quan trọng là chúng ta phải biết bảo tồn nền văn học nước nhà , làm sao giữ được bản sắc dân tộc , đừng để nó bị lụi tàn

    Trả lờiXóa
  47. Trọng Lú biết Éo gì về Văn học NT . Đầu óc nó lúc cũng Lộn xộn Rúi Tùm lum Mác Lê Mao
    Thử nghe nó nói đó , Có ai hiểu Nó nói cái gì Ko

    Nói Đúng ra là hiện nay ,Nó đang trăn trở và Lo sợ cái ngày Tàn của Cộng sản đang Tất yếu Nó cũng Biết vậy nhưng Cố ôm chân Tàu Chệt để Tồn tại . Nó có Thể Bán Hết cả Dãy Trường Sôn để Đảng Lú Tồn tại

    Trả lờiXóa
  48. Nhiều văn nghệ sỹ khi có cho mình cái nghĩ tiêu cực về cuộc sống đã chọn cho mình lối sống ẩn dật với suy nghĩ là sống như vậy để giữ khí tiết thanh cao và không bị vẩn đục bởi những vết hoen, vết ố từ chính xã hội lây lan và ảnh hưởng. Họ tuy vẫn sáng tác song họ không viết để phản ánh cuộc sống, kêu gọi thay đổi và chỉ ra những thứ cần thay đổi mà họ chỉ viết đơn giản để bày tỏ những niềm u uất mang tính cá nhân và của riêng họ nhưng kỳ thực họ không giúp gì cho xã hội vẫn đang vận động và đi lên..đất nước đang cần những nhân tài việc ẩn giật này mang đến tổn thất ko nhỏ đến nền văn học nước nhà.

    Trả lờiXóa
  49. Văn học địa lý lịch sử những môn khoa học xã hội đang dần mất đi trong giới trẻ hiên nay họ không còn ham muốn đam mê gì những môn học này bởi vì cái mà cho mà mang đến của viêc học văn học hay lịch sử là không có giá trị,xu hướng của tất cả người dân việt nam là cho con nuôi con đi học là muốn con sau này có 1 công việc nghề nghiệp ổn định và có thêm đồng tiển thu nhập thì họ sẽ khuyến khich con mình thi vào các trường như kinh tế xây dựng hay giao thông bác sĩ ...mà những ngyaf này hầu hết là tuyển sinh theo khối A chính vì vậy mấy môn khoa học xã hội không có chỗ đứng trên xã hội nên công bằng mà nói thì dẫn đến nền văn học nước nhà sẽ khó mà phát triển.bên cạnh những khó khăn đó mong rằng nhà nước đảng có những chính sách phù hợp để phát triển nền văn học nước nhà

    Trả lờiXóa
  50. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội...quả thực nên văn hóa nước ta đang bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài, Đảng, Nhà nước cần phải có biện pháp để chống lại sự ảnh hưởng này. vai trò quan trọng của văn học nghệ thuật như thế nào chúng ta đều biết, tuy nhiên hiện nay thì nền văn học nghệ thuật ở việt nam lại xảy ra một số vấn đề hết sức đáng lo ngại, đó là, có một sô người trong đội ngũ nhà văn nhà thơ sử dung văn thơ như một công cụ để chống đối chê độ, đất nước

    Trả lờiXóa
  51. Con người với mọi nỗi buồn, vui; với cái thiện và cái ác; cái vị kỷ và cái vị tha; cái chân thật và cái giả dối; cái cao cả và cái thấp hèn; nỗi đau và niềm hy vọng; niềm tin và khát vọng... Cùng với bao nhiêu điều sâu lắng từ thế giới nội tâm, từ cái vô thức của tâm linh đến cái hữu thức của lý trí, từ trăm nghìn môi trường, hoàn cảnh khác biệt dẫn tới trăm nghìn tâm trạng và số phận khác nhau là những điều công chúng văn học của chúng ta hết sức quan tâm và khao khát tìm hiểu,những ngươi được xã hội hết sức tôn trọng, là những người có hiểu biết ,các vị không nên có hành động sai trái như vậy chứ

    Trả lờiXóa
  52. Các sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, phần lớn trong số đó có nội dung lành mạnh, tích cực; hình thức thể hiện có nhiều đổi mới.Liên hiệp hội và các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và các địa phương đã tổ chức nhiều trại sáng tác, hội diễn, liên hoan, triển lãm, tọa đàm, gặp gỡ, giao lưu trong nước và quốc tế, trao thưởng, quảng bá các tác phẩm xuất sắc.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.