THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

06 tháng 10 2013

Tự do tôn giáo - hiểu thế nào cho đúng?

by Unknown  |  at  6.10.13

Theo Kenhphununews.blogspot.com
      Tự do tôn giáo là nhu cầu và là quyền cơ bản của mọi công dân. Nó được thừa nhận và bảo vệ trong các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên hiểu như thế nào về quyền tự do tôn giáo là vấn đề cần thiết, đặc biệt trong tình hình hiện nay có nhiều người lầm tưởng cho rằng đây là quyền tuyệt đối, mọi hoạt động vì đức tin tôn giáo đều có thể vượt lên trên các quy phạm pháp luật, bất chấp lợi ích cộng đồng, trật tự xã hội.

      Xuyên suốt các văn bản quốc tế có thể thấy hết sức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên đi kèm với việc thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, các quốc gia đặc biệt quan tâm liệu đó có phải quyền tuyệt đối. 

      Đối với vấn đề này, luật pháp quốc tế cũng quy định rõ, giống như một số quyền con người khác, tự do tín ngưỡng tôn giáo không phải là một quyền tuyệt đối. Nghĩa là trong khi thực hiện quyền, công dân phải chịu một số hạn chế nhất định bởi các quy định của pháp luật. Việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được phép vi phạm các quy định của pháp luật và làm tổn hại đến lợi ích công cộng, các quyền, lợi ích cơ bản của người khác. Điều này được khẳng định trong tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền (1948): “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng mà trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ; mọi người trong khi hưởng thụ các quyền tự do cá nhân phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm đảm bảo các quyền và tự do của người khác, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức trật tự công cộng và sự phồn vinh chung của một xã hội dân chủ”.
      Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, bên cạnh việc khẳng định quyền tự do tôn giáo, cộng đồng quốc tế cũng khẳng định rằng: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật khi giới hạn này là cần thiết cho việc bảo về an toàn trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức công chúng hoặc những quyền tự do căn bản của người khác”. Và tại điều 29: “Tự do tín ngưỡng và tôn giáo cũng không phải là tuyệt đối, các nhà nước có thể hạn chế các tự do này nếu điều đó là cần thiết để bảo về An ninh quốc gia, trật tự xã hội, sức khỏe, đạo đức của cộng đồng hoặc bảo về lợi ích của người khác khỏi bị xâm hại”.
      Ở Việt Nam, quan điểm và tư tưởng về tự do tôn giáo, tín ngưỡng luôn được thông nhất, xuyên suốt quá trình cách mạng. Ngay từ những ngày đầu tuyên bố độc lập, trong phiên họp chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với các vấn đề: “Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, giòng giống,…”; “Thực dân Pháp thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”.
      Với chính sách và quan điểm nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng trên tiếp tục được hoàn thiện và cụ thể hóa trong các Văn kiện Đại hội Đảng cũng như các văn bản pháp luật sau đó. Điều 70 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Những quy định trong hiến pháp đó đã được cụ thể hóa thành các đạo luật, văn bản dưới luật, các chính sách cụ thể như Nghị quyết 24/ NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ chính trị về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Nghị định số 22/2005/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh, tín ngưỡng Tôn giáo, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2012 Qui định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo,…
      Bên cạnh khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định mọi hoạt động tôn giáo của các đối tượng phải tuân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; các hoạt động tôn giáo hợp pháp được đảm bảo; các hoạt động tôn giáo vì lợi ích chung của Tổ quốc, của nhân dân được khuyến khích. Đồng thời nghiêm cấm mọi hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo phá hoại nền độc lập của dân tộc, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và tiến hành các hoạt động sai trái khác có liên quan đến tôn giáo.

      Như thế, có thể thấy rằng quan điểm của cộng đồng quốc tế và Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo, không có gì khác biệt. Đó là, Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không phải là tuyệt đối mà là một quyền có giới hạn. Bất cứ ai lạm dụng quyền tự do tôn giáo để gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm các quyền của người khác đều bị xử lý theo pháp luật.

41 nhận xét:

  1. Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng cuộc sống đan xen, hoà bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hoá khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  2. Thiết nghĩ không cần nói thêm nhiều mà có thể khẳng định rằng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo là tư tưởng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta thể hiện quan điểm trước sau như một: tín ngưỡng hay không tín ngưỡng là sự lựa chọn tự do của con người, bởi vì tôn giáo là niềm tin và tồn tại như một nhu cầu tinh thần của quần chúng. Thái độ của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tự do tôn giáo luôn luôn rõ ràng và phân minh. Một mặt Đảng và Nhà nước ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác lại nghiêm cấm việc kỳ thị hoặc xúc phạm người có tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của công dân hoặc trái với thuần phong mỹ tục.

    Trả lờiXóa
  3. Những năm qua, các tôn giáo ở nước ta phát triển nhanh về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo, đồng đạo ở nước ngoài; mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đều được chính quyền tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đồng bào theo đạo ở nước ta chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước. Đại đa số tín đồ các tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, sống tốt đời đẹp đạo, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đa số quần chúng tín đồ và chức sắc các tôn giáo đều phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành quả của Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo là không thể phủ nhận. Thế nhưng các thế lực thù địch vẫn tìm cách vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền, đòi tôn giáo hoạt động không chịu sự quản lý của nhà nước... Khi một số đối tượng lợi dụng tôn giáo hoạt động chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật thì họ tìm cách xuyên tạc, vu cáo nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, bắt bớ các nhà tu hành vì lý do tôn giáo, can thiệp đòi thả các đối tượng đó...

    Trả lờiXóa
  4. Thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để quần chúng nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo nắm và hiểu rõ quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; thấy rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật mà còn được tôn trọng, bảo đảm thực hiện trong cuộc sống. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng nhân dân Việt Nam; mọi chính sách phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước đều nhằm thực hiện "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Trong công tác tuyên truyền cần chỉ rõ âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo; đồng thời giáo dục để chức sắc, tín đồ thấy rõ trách nhiệm công dân, chủ động đấu tranh với các hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa
  5. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại để nhân dân thế giới và người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiểu rõ, hiểu đúng về chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, tình hình tôn giáo ở trong nước; chủ động đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch phản động, lợi dụng chiêu bài tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền... để chống phá Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đối với số đối tượng lợi dụng tôn giáo ngoan cố chống đối, làm tay sai cho địch cần điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  6. Các tôn giáo ở Việt Nam dù nội sinh hay ngoại nhập, muốn phát triển được đều phải hòa đồng với văn hóa dân tộc và phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Đây là yêu cầu khách quan, bởi vì không có một tôn giáo nào đứng ngoài quốc gia, dân tộc và đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Lợi ích quốc gia là cao nhất, trong đó có lợi ích của các tôn giáo. Nội dung quản lý nhà nước ở Việt Nam được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật. Nhà nước ta xác định rõ quyền hạn hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên các lĩnh vực quản đạo, hành đạo, truyền đạo; nơi thờ tự của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ; việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Mọi hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, dân tộc, gây phương hại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đều phải bị lên án, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm.

    Trả lờiXóa
  7. Từ trước đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo, không và chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động tôn giáo bình thường của nhân dân. Đưong nhiên, bất cứ tôn giáo nào cũng đều nằm trong cộng đồng dân tộc nhất định và chịu sự quản lý của nhà nước. Do đó, những người hoạt động tôn giáo, bên cạnh việc hành đạo, phải tôn trọng pháp luật quốc gia. Việc xử lý những công dân vi phạm pháp luật, trong đó có công dân thuộc tín đồ hoặc chức sắc các tôn giáo là một việc làm bình thường đối với mọi quốc gia. Việc làm này là nhằm bảo đảm ổn định chính trị xã hội cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người và làm cho hoạt động tôn giáo được lành mạnh.

    Trả lờiXóa
  8. Để giải quyết các vấn đề tôn giáo, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc thể chế hóa trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, phù hợp với các Công ước và luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của tôn giáo ở Việt Nam, cũng như tôn trọng quan hệ của các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo thế giới. Quan hệ đang tiến triển tốt đẹp giữa Nhà nước Việt Nam với Vatican trong những năm gần đây có thể minh chứng cho điều này. Có thể thấy một điều hiển nhiên là: Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam - từ chính thể dân chủ cộng hòa đến chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật - đó là sự thật không ai có thể xuyên tạc và phủ nhận.

    Trả lờiXóa
  9. Việt Nam là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại, trong đó có một số tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,... và một số tôn giáo ra đời trong nước như Cao Ðài, Hòa Hảo... Dù đức tin, sự thờ phụng của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng cùng có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa.

    Trả lờiXóa
  10. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng một mặt dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  11. Tôn giáo là vấn đề rất nhạy cảm và nóng bỏng, quyền tự do tôn giáo được thừa nhận trên cả thế giới, nhưng ở mỗi đất nước có những nét đặc trung riêng của văn hóa, những phong tục tập quán khác nhau, vì thế tự do tôn giáo cũng cần đặt trong quản lý của nhà nước, phát hiện và xử lý nhứng kẻ cố ý lợi dụng tôn giáo để chống đối, phá hoại nhà nước.

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Luật pháp Việt Nam cũng quy định rõ vè quyền tự do tín ngưỡng. Công dân Việt Nam đều có quyền tự do tôn giáo, pháp luật Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ cho người dân theo tôn giáo. Tuy nhiên nằm trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam, là công dân Việt Nam thì người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng đất nước. Tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ, tụ do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Bất kì nước nào cũng có luật pháp và công dân nước đó phải tuân thủ đúng pháp luật. Điều 18, 29 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, điều 70 hiến pháp Việt Nam năm 1992....đều nêu rõ về vấn đề này. Không ai có quyền được lạm dụng quyền tự do tín ngưỡng.

    Trả lờiXóa
  13. trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường như hiện nay thi việc du nhấp của một số tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,... và một số tôn giáo ra đời trong nước như Cao Ðài, Hòa Hảo là không thể tránh khỏi.việc nhà nước ta hài hòa giữa tự do tôn giáo và pháp luật là rất khó và đảng ta đã làm được điều đó nhưng mà lại có một số bộ phận hiểu nhầm về nó thật buồn.

    Trả lờiXóa
  14. Việt nam là một quốc gia đa sắc tộc đa tôn giáo cùng với đó là sự hội nhập văn hoa của các nước trên thế giới dã làm cho nước ta ngày càng nhiều đạo giáo xuất hiện. vì thế nhà nước ta cũng tạo điều kiên để quyền tự do tôn giáo của nhân dân được thực hiện nhưng tự do tôn giáo cũng cần đặt trong quản lý của nhà nước, phát hiện và xử lý nhứng kẻ cố ý lợi dụng tôn giáo để chống đối, phá hoại nhà nước.

    Trả lờiXóa
  15. Tự do tôn giáo là nhu cầu và là quyền cơ bản của mọi công dân. dự vào nhu cầu đó nhà nước ta có nhưng điều chỉnh phu hợp để nhân dân co thể thực hiên được quyền của mình.nhưng hiên nay có một số kể xấu lợi dụng vấn đề này để đi nói xâu bôi nhọ tuyên truyền chốn đối nhà nước chống đối đảng cộng sản việt nam. vì vậy chúng ta phải đặt tu do tin ngưỡng tự do tôn giáo dưới pháp luật

    Trả lờiXóa
  16. Với chính sách và quan điểm nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng trên tiếp tục được hoàn thiện và cụ thể hóa trong các Văn kiện Đại hội Đảng cũng như các văn bản pháp luật sau đó.quyền tự do tôn giáo của nhân dân liên tục được đảm bảo nhưng mọi hoạt động tôn giáo của các đối tượng phải tuân theo hiến pháp tuân theo pháp luật.

    Trả lờiXóa
  17. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  18. Bên cạnh khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định mọi hoạt động tôn giáo của các đối tượng phải tuân theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.bởi vì hiện nay vẫn có một số thế lực thù địch lợi dụng việ tu do tín ngưỡng tự do tôn giáo để tuyên truyeeng chống đối đảng và nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  19. Tự do tôn giáo là quyền được thực hiện các hành vi tôn giáo, theo đuổi một tín ngưỡng của một cá nhân một cách tự do. Nó được nhiều người cho là một trong những quyền tự do căn bản của con người. Theo quy định của nhà nước Việt Nam, hoạt động tôn giáo cần tuân theo hiến pháp và pháp luật. Quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được quy định tại điều 70, Hiến pháp như sau: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

    Trả lờiXóa
  20. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành sau khi được quốc hội thông qua. Theo pháp lệnh này, các giáo hội chủ động quyết định về nhân sự lãnh đạo giáo hội từ cấp trung ương đến cơ sở; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc được các tổ chức Giáo hội thực hiện theo quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và thông báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trả lờiXóa
  21. Tự do tôn giáo là nhu cầu và là quyền cơ bản của mọi công dân. Nó được thừa nhận và bảo vệ trong các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế.vì vậy mà trên đất nước ta bọn phản động hay viện lấy lí do hay lách luật để tìm cách chia rẽ nội bộ gây mất đoàn kết dân tộc. Hầu hết các vụ biểu tình lớn gây mất ATTT cộng cộng đều xuất phát từ 1 điều là tôn giáo,vì vậy mà trong bối cảnh hòa bình hiện nay việc tín ngưỡng tôn giáo hãy thực hiện tốt mục đích theo đuổi mà giáo giân hay tín ngưỡng đó tạo ra

    Trả lờiXóa
  22. Nó được nhiều người cho là một trong những quyền tự do căn bản của con người. Theo quy định của nhà nước Việt Nam, hoạt động tôn giáo cần tuân theo hiến pháp và pháp luật.Tự do tôn giáo là nhu cầu và là quyền cơ bản của mọi công dân. dự vào nhu cầu đó nhà nước ta có nhưng điều chỉnh phu hợp để nhân dân co thể thực hiên được quyền của mình.nhưng hiên nay có một số kể xấu lợi dụng vấn đề này để đi nói xâu bôi nhọ tuyên truyền chốn đối nhà nước chống đối đảng cộng sản việt nam.

    Trả lờiXóa
  23. Luật pháp Việt Nam cũng quy định rõ vè quyền tự do tín ngưỡng. Công dân Việt Nam đều có quyền tự do tôn giáo, pháp luật Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ cho người dân theo tôn giáo. Tuy nhiên nằm trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam, là công dân Việt Nam thì người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng đất nước. Tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ, tụ do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. theo đuổi một tín ngưỡng của một cá nhân một cách tự do. Nó được nhiều người cho là một trong những quyền tự do căn bản của con người. Theo quy định của nhà nước Việt Nam, hoạt động tôn giáo cần tuân theo hiến pháp và pháp luật

    Trả lờiXóa
  24. ôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,Không có thể bỏ qua 1 tôn giáo 1 tín ngưỡng nào để cùng nhau đoàn kết phát triển đất nước,hãy để tôn giáo 1 cách trong sáng lành mạnh chứ đừng để tôn giáo trở thành công cụ gây mất đại đoàn kết dân tộc,

    Trả lờiXóa
  25. Nhà nước Việt Nam coi trọng việc thể chế hóa trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, phù hợp với các Công ước và luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của tôn giáo ở Việt Nam, cũng như tôn trọng quan hệ của các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo thế giới. Quan hệ đang tiến triển tốt đẹp giữa Nhà nước Việt Nam với Vatican trong những năm gần đây có thể minh chứng cho điều này. Có thể thấy một điều hiển nhiên là: Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam - từ chính thể dân chủ cộng hòa đến chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng,Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành sau khi được quốc hội thông qua. Theo pháp lệnh này, các giáo hội chủ động quyết định về nhân sự lãnh đạo giáo hội từ cấp trung ương đến cơ sở; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc được các tổ chức Giáo hội thực hiện theo quy định tại hiến chương

    Trả lờiXóa
  26. Tôn giao luôn là một vấn đề nhạy cảm và chứa đựng những nguy cơ gây mất ổn định chính trị cũng như sự bất ổn về an ninh quốc phòng .... Vẫn biết là thế nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân dân có thể tự do tôn giáo tự do tín ngưỡng. Tuy nhiên mỗi chúng ta cũng cần phải biết xử sự hiểu vấn đề này một cách đúng đắn không có những hành động vi phạm pháp luật Chỉ có như thế mới tạo ra một xã hội tốt đẹp một đất nước vững mạnh ổn định.

    Trả lờiXóa
  27. Quả đúng thật là Tự do tôn giáo là nhu cầu và là quyền cơ bản của mọi công dân, của mỗi cong người , và điều này đã được thừa nhận và bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam và quốc tế. Tôn giáo là quyền tự do của mỗi người. Tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm và cần được lưu tâm nhiều hơn , gần đây có rất nhiều chuyện không hay xảy ra xung quanh tôn giáo , chúng ta rút ra bài học chominhf

    Trả lờiXóa
  28. Ai ai cũng đều biết rằng tự do tôn giáo là những quyền cơ bản tối thiểu của nhân dân. Mọi người muốn có chỗ dựa về mặt tinh thần để có thêm niềm tin sức mạnh vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta muốn làm gì thì làm được không thể nào mà vô nguyên tác kỉ luật được. Cái gì thì cũng phải có giới hạn của nó có khuôn khổ pháp luật bỏi vì không chỉ có mình chúng ta mà còn có toàn xã hội nữa.

    Trả lờiXóa
  29. Tôn giáo là một hình thái của xã hội, tôn giáo tồn tại trong xã hội thì tất cả phải trong quy định của pháp luật, chịu sự quản lý của Nhà nước. Đây là điều tất, mà ở nước nào chúng ta cũng đều thấy. Việt Nam chúng ta luôn tạo điều kiện cho tôn giáo được phát triển, được tự do. Nhưng đều phải tôn trọng và chấp hành đúng những quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  30. Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện cho tôn giáo được phát triển, luôn xem tôn giáo là một bộ phận của đất nước, nhưng tất cả đều phải tôn trọng và làm theo đúng pháp luật Viêt Nam. Đây là điều tất yếu. Để đảm bảo cho việc phát triển đất nước được bền vững, được ổn định thì tất cả đều phải dựa trên nền tảng của pháp luật

    Trả lờiXóa
  31. tự do tôn giáo không phải là muốn làm gì thì làm muốn gây bạo động cũng được à,tự do nhưng nằm trong khuôn khổ pháp luật nhà nước.tự do những cũng không phải lộng hành,không cấm người dân đi theo tín ngưỡng của mình nhưng lợi dụng tôn giáo để mà lôi kéo xúi dục người dân làm việc xấu là sai trái vi phạm pháp luật

    Trả lờiXóa
  32. Ngay từ khi xây dựng Hiến pháp và các luật lệ, Việt Nam đã có những sự quan tâm cụ thể, những chính sách, quy định đầy đủ và tuân thủ đúng các quy tắc cũng như thể chế về tôn giáo. Hiện nay tình trạng lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá chính quyền chống phá nhà nước đang là vấn đề đáng lo ngại khi mà các tổ chức phản động luôn xuyên tạc về chính sách về tôn giáo ở nước ta.

    Trả lờiXóa
  33. Người dân Việt Nam ở nước ngoài cần có những hoạt động tích cực và cụ thể để quảng bá và giới thiệu về Việt Nam, về tình hình chính trị, về các chính sách của nhà nước Việt Nam để tránh để các nước hiểu nhầm, hoặc bị các tổ chức phản động cố tình xuyên tạc làm mất đi hình ảnh đất nước Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

    Trả lờiXóa
  34. Tôn giáo là một nhu cầu của mọi công dân. Luật pháp Việt Nam cũng không ngăn cấm công dân Việt Nam theo tôn giáo, nhưng mà nhiều kẻ đã lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam để thực hiện các hành vi truyền đạo trái pháp luật, không đúng với giáo lý của đạo làm người dân mất lòng tin, gây rối trật tự công cộng. Thì đây lại là một vi phạm pháp luật cần phải bị trừng trị.

    Trả lờiXóa
  35. Việt Nam luôn tuân thủ đúng các chính sách, các quy định của quốc tế và trên thế giới về tôn giáo. Việt Nam cũng có các điều luật cụ thể được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm quy định những hạn chế nhất định cần phải tuân theo. Vì vậy khi những tên lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải bị trừng trị theo đúng pháp luật Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  36. Các nước trên thế giới cần nắm bắt rõ và tránh hiểu nhầm những chính sách của Việt Nam về chính sách tôn giáo. Về chính sách và thực hiện thì Việt Nam không có bất cứ sai phạm nào. Chỉ có những thế lực phản động trong và ngoài nước xuyên tạc, cố tình làm xấu đi hình ảnh về chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  37. Thật tất cả ý kiến không thấy khác nhau! có phải cùng một ý thức hệ hay không?
    Phải có phản biện lại các ý kiến trên mới khách quan.
    có khi nào trong lịch sử chính quyền TW không kiểm soát sự xâm hại đến quyền Tự do tôn giáo của dân từ nhiều cán bọ địa phương không?

    Trả lờiXóa
  38. Chuyện gi thì cũng có giới hạn của nó , tự do tôn giáo đúng là một quyền cơ bản của mỗi công dân , nhưng nó không phải quyền tuyệt đối, mọi hoạt động vì đức tin tôn giáo đều có thể vượt lên trên các quy phạm pháp luật, bất chấp lợi ích cộng đồng, trật tự xã hội. CHuyện gì thì cũng phải có giới hạn của nó , phải tuân thủ theo pháp luật , đặt dưới sự quản lí của pháp luật!

    Trả lờiXóa
  39. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật”(1); đồng thời xác định chủ trương: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Như vậy, quan điểm của Đảng ta không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn đánh giá cao vai trò của các tôn giáo đối với dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  40. Đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo của dân nhưng có nhiều kẻ xấu luôn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam để gây áp lực lên chính quyền, làm cho các giáo mục sống ngoài vòng pháp luật, không coi ai ra gi, thích làm gì thì làm. Từ những tổ chức phản động nước ngoài sau đó tài trợ về các giáo mục Việt Nam, những cha đạo là người truyền nối, là người tiêm nhiễm vào đầu người những giáo dân mu muội những chính sách vô cớ để chống chính quyền nhân dân.

    Trả lờiXóa
  41. nước Việt Nam chúng ta luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của bà con giáo dân, và Đảng và nhà nước cũng có rất nhiều những chính sách hỗ trợ nhằm phát triển các tôn giáo tín ngưỡng ở nước nhà! thành công rực rỡ của Đại hội người Công giáo Việt Nam lần thứ VI đã nói lên tất cả những điều này! và nó cũng đã cho những kẻ đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo ở nước ta để xuyên tạc và phản động những bài học, những cái tát đau vào những luận điệu của chúng!

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.