THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

17 tháng 11 2013

KHÔNG CÓ CHỖ CHO CẢM XÚC

by An Chiến  |  at  17.11.13

Chúng ta sẽ không hi vọng gì những giọt nước mắt, bài phát biểu khiến "thế giới chết lặng" của ông Yeb Sano và những hoạt động kêu gọi bên lề sẽ khiến cho những vị đại biểu đại diện cho những "nước lớn" về tham gia Hội nghị động lòng và vận động chính những người có quyền năng của chính nước đó có những thay đổi bằng cách đặt bút ký vào Hiệp định thư Kyoto về cắt giảm khí thải công nghiệp với những lộ trình mang tính thực chất. Song thay vì chỉ làm những việc làm như trên thì cộng đồng quốc tế, những quốc gia thường xuyên chịu đựng những sự tàn phá của thiên tai cũng nên có cho mình những sự quyết liệt hơn trong cách hành động của chính mình. Sự chung tay trong cuộc chiến chống lại sự trì trệ trong tư duy và thay đổi những cái đầu chỉ biết nghĩ đến những cái lợi trước mắt là việc làm cần thiết để COP19 không kết thúc trong sự thất vọng, thua cuộc như COP18 và những cơn bão như Haiyan mãi nằm trong ký ức buồn. Và một tương lai mới sẽ mở ra.....

Điều cứu rỗi thế giới này cho đến thời điểm hiện tại vẫn là tình người. Chính tình người đã giúp cho những con người không cùng dân tộc, tiếng nói và màu da xích gần lại, cùng chung tay để giải quyết những vấn nạn chung và xây dựng một xã hội đại đồng; làm cho những con người dù nơi này, nơi khác có những mối liên hệ, sự đồng cảm với nhau trong mọi trạng huống. Người ta còn hi vọng với sự lan tỏa của tình người, sự hận thù, những mâu thuẫn sẽ sớm được hóa giải để tự do, hòa bình đến với từng mảnh đời, những số phận không hay ở những đất nước còn ngập ngụa trong những cảnh chết chóc, đói khổ và quanh năm chịu đựng sự hủy diệt tàn khốc của thiên tai. Song dường như những gì vừa diễn ra, đang diễn ra xung quanh ta đang đang có nguy cơ đi ngược lại với những mong muốn nêu trên. 
http://vietnamngayve.blogspot.com/
Thành phố Tacloban (Philippines) bị tàn phá tan hoang
Hội nghị Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP19) đang diễn ra tại Ba Lan sau khi thế giới nói riêng và người Philippin vừa trải qua cơn bão hủy diệt Haiyan với những hậu quả tàn khốc nhất trong thập niên vừa qua và thế giới dường như chết lặng sau bài phát biểu của ông Yeb Sano - Trưởng đoàn đàm phán Philippin. Những giọt nước mắt của những vị đại biểu tham gia Hội nghị đã rơi xuống, những hoạt động diễu hành, kêu gọi của những công dân thủ đô Vac-xa-va (Ba Lan) như đã chuyển cho thế giới một thông điệp về sự chung tay đối phó và giải quyết triệt để những cảnh tượng tương tự vừa qua. Họ cũng mong muốn những đại biểu có mặt tại COP19 lần này, nhất là những cường quốc trong việc đi đến thỏa thuận giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân hàng đầu khiến thế giới phải chịu đựng những tai họa khủng khiếp như cơn bão Haiyan....Hi vọng vừa nhen nhóm lên thì cơ hồ nó cũng vụt tắt trước những thông tin "tiền lệ" không mấy sáng sủa. Những gì diễn ra trong những Hội nghị COP trước cho thấy những giọt nước mắt, những chương trình diễu hành tập thể không mảy may tác động đến quyết định của những nước lớn. Họ vẫn không thể từ bỏ những dự án phát triển kinh tế với khoản lợi nhuận khổng lồ mà tất yếu sẽ thải ra bầu khí quyền vốn dĩ đã bị ô nhiễm trầm trọng. 

Chúng ta hãy cùng quay trở lại diễn biến trong Hội nghị COP18 năm 2012. Đoàn đại biểu đến từ đất nước Philippin đến Hội nghị này khi đất nước của họ vừa trải qua siêu bão Bopha khiến hơn 1.000 người chết và vị trưởng đoàn của Philipin lúc đó cũng là ông Yeb Sano. Trong khuôn khổ Hội nghị này, ông Yeb Sano đã có một bài phát biểu đầy nước mắt với lời kêu gọi bất hủ “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?” Cũng như lần này, sau khi bài phát biểu của ông Yeb Sano kết thúc thì những đại biểu có mặt tại Hội nghị đã không nén được cảm xúc nhưng điều khiến không chỉ những đại biểu đến từ Philippin và hàng loạt những quốc gia chủ trương cam kết giảm lượng khí thải theo hiệp định thư Kyoto bất ngờ chính là động thái của hàng loạt nước lớn. "Thế nhưng, tại thời điểm căng thẳng nhất của Hội nghị, sau khi hết tuần họp đầu tiên, Mỹ tuyên bố không tham gia bất kỳ thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu nào nếu không có tham dự của 4 nước Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, trong khi Canada, Nhật Bản và New Zealand tuyên bố sẽ rút khỏi Nghị định thư Kyoto sau năm 2012. Chỉ đến ngày cuối cùng, các bên mới đồng ý gia hạn Nghị định thư Kyoto đến năm 2020."

Những gì diễn ra cách đây một năm cho thấy, những quốc gia được xem là mấu chốt trong Hội nghị Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 18 (COP18) với tư cách là đối tượng vận động chính trong cam kết cắt giảm lượng khí thải công nghiệp như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Canada, Nhật Bản, New Zealand...chưa sẵn sàng cho những thay đổi. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện tại chưa cho phép những ông chủ giàu có này có thể một lúc giải quyết được cùng một lúc bài toán lợi nhuận và đảm bảo môi trường. Họ đang cố gắng vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế hiện tại bằng chính cái cách mà họ vẫn thường làm khi đối phó với những cuộc khủng hoảng trước đây: Bỏ qua phí bảo vệ môi trường...Chính vì những lực cản đó nên những gì đã diễn ra năm 2012 đã không thể làm lay động được những trái tim sắt đá và từ lâu đã bị chế ngự bởi quyền năng khủng khiếp của đồng tiền. 

Chúng ta sẽ không hi vọng gì những giọt nước mắt, bài phát biểu khiến "thế giới chết lặng" của ông Yeb Sano và những hoạt động kêu gọi bên lề sẽ khiến cho những vị đại biểu đại diện cho những "nước lớn" về tham gia Hội nghị động lòng và vận động chính những người có quyền năng của chính nước đó có những thay đổi bằng cách đặt bút ký vào Hiệp định thư Kyoto về cắt giảm khí thải công nghiệp với những lộ trình mang tính thực chất. Song thay vì chỉ làm những việc làm như trên thì cộng đồng quốc tế, những quốc gia thường xuyên chịu đựng những sự tàn phá của thiên tai cũng nên có cho mình những sự quyết liệt hơn trong cách hành động của chính mình. Sự chung tay trong cuộc chiến chống lại sự trì trệ trong tư duy và thay đổi những cái đầu chỉ biết nghĩ đến những cái lợi trước mắt là việc làm cần thiết để COP19 không kết thúc trong sự thất vọng, thua cuộc như COP18 và những cơn bão như Haiyan mãi nằm trong ký ức buồn. Và một tương lai mới sẽ mở ra.....

An Chiến

84 nhận xét:

  1. Chúng ta quá tàn nhẫn với môi trường giờ là lúc môi trường thật sự quay đầu trở lại tấn công chúng ta. Mình phục Philippines nhiều cái. Nước họ dù thiên tai liên miên, bạo động... Nhiều vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên nước họ vẫn đang phát triển. Đợt bão vừa qua, họ vẫn còn cầu nguyện cho Việt Nam mình dù nước họ vừa gánh thảm họa.

    Trả lờiXóa
  2. Thiết nghĩ nếu không đoàn kết và đưa ra giải pháp hợp lý thì không chỉ Philippines mà rất rất nhiều nơi gặp nguy hiểm. Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu? Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì tôi cho rằng sẽ không lâu nữa ta phải hối hận thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết chân thực và đặt ra cho mỗi người đọc, người nghe quá nhiều điều cần phải suy nghĩ: "Tai họa chẳng bao giờ là tự nhiên."; Chúng ta có thể hành động quyết liệt bây giờ để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được một tương lai, khi mà siêu bão trở thành chuyện thường cả, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Bài phát biểu đã động tới tận ngóc ngách trái tim của những ai đọc nó, những ai đã và đang dõi theo Philippines từng ngày sau siêu bão Haiyan. Tôi đã khóc khi đọc bài viết này. Thương tâm đến tột độ. Làm ơn đừng bão nữa. Họ còn chưa gượng dạy nổi, họ sẽ kiệt sức mất. Luôn cầu nguyện cho Philippines.

    Trả lờiXóa
  5. Một bài viết cảm động phản ánh một cách chân thực về biến đổi khí hậu, dẫn đến nhiều thiên tai ghê sợ cho loài người, mong rằng đất nước, nhân dân Philippines sớm vượt qua khó khăn, chúng ta cũng làm điều gì đấy có ý nghĩa để ủng cho nhân dân Philippines. Cầu mong họ kiên cường vượt lên khó khăn.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta tự nhận mình là loài thông minh nhất, nhưng mặc dù biết rằng chính mình đang đi đến 1 cái kết tuyệt vọng, không ai có thể dừng lại, thật mỉa mai. Mỗi chúng ta mỗi người làm những hành động nhỏ: hạn chế xài bọc nilong , đèn đỏ hơn 20s tắt máy xe máy, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm là tốt cho môi trường.

    Trả lờiXóa
  7. một lời cầu xin của những con người đã đi đến tận cùng của nỗi đau và sự mất mát, nhưng họ cũng như chúng ta chỉ là những kẻ thấp cổ bé họng trong cái thế giới phân cực này, liệu có ai thấu hiểu. Quá cảm động, bài phát biểu thực sự tuyệt vời , phải là người đứng trong nỗi đau ấy mới thấu hiểu được . phillipines cố lên.

    Trả lờiXóa
  8. Mình thật nhỏ bé để biết hết được cái nóng lên toàn cầu là như thế nào, biến đổi khí hậu là ra sao nhưng ngay khi thấy những hình ảnh tàn khốc ở nước bạn thì mình thật sự kinh sợ nó, con người hoàn toàn không thế chiến đấu với nó nhưng có thể ngăn chặn nó. Mình thật nhỏ bé để biết hết được cái nóng lên toàn cầu là như thế nào, biến đổi khí hậu là ra sao.

    Trả lờiXóa
  9. Và bây giờ phải tự nhắc nhở bản thân có những hành động tích cực nhất như không sử dụng nhiều bao ni lông, không vứt rác bừa bãi, phân loại rác, tái sử dụng những loại rác còn có ích, tiết kiệm nước, đi xe đạp hoặc đi bộ ở những nơi gần thay vì xe máy. Mong rằng mọi người dân nhỏ bé sẽ cùng nhau thực hiện để bảo vệ thế giới. Để viễn cảnh này không còn lặp lại lần nữa!

    Trả lờiXóa
  10. ngay từ bây giờ và vẫn là chưa muộn, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường...bắt đầu từ những việc nhỏ nhất...đó cũng là cách chúng ta bảo vệ chúng ta...tương lai .những lời phát biểu có ý nghĩa thiết thực cảm động và có sức lan tỏa . nguyên nhân sâu xa đến từ ý thức người tiêu dùng

    Trả lờiXóa
  11. Hành động hôm nay để giữ gìn cho mai sau,ngay từ bây giờ chúng ta phải hành động. Trái đất đang nóng lên, thảm họa thiên nhiên diễn ra ngày càng nhiều,ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Mỗi người dân phải có ý thức trách nhiệm của mình dù chỉ là trong những việc nhỏ nhặt như vứt rác đúng quy định hay hạn chế sử dụng bao ni lông,...Các nước trên thế giới phải cùng nhau kí hiệp ước cắt giảm khí thải công nghiệp để cùng nhau góp phần bảo vệ trái đất.

    Trả lờiXóa
  12. Đồng ý cần phải cắt giảm khí thải, trồng nhiều cây xanh và bảo vệ môi trường là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta đã thấy thiên tai, bệnh dịch ngày càng nhiều và không chừa một quốc gia nào. Cần phải đồng lòng. Các nước vẫn tự xưng là anh cả đáng ra phải tiên phong trong vấn đề này thì lại đang tranh cãi, không ai chịu ai.

    Trả lờiXóa
  13. việc con người không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường thì nó sẽ là con dao hai lưỡi quay lại đâm chính chúng ta. Trái đất đang ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng bởi chính bàn tay của con người trên con đường phát triển, bùng nổ, chỉ quan tâm đến lợi ích mà bất chấp những việc vì cộng đồng, vì tương lai của thế giới. Những hành động tàn nhẫn đó là không khí, nguồn nước, đất đai bị ô nhiễm, ngày càng nhiều những dịch bệnh quái ác, khó chữa trái đất ngày càng nóng lên đi kèm với đó là các thiên tai hoành hành gây ra những sự tàn phá khốc liệt cho cuộc sống con người. Do vậy cả thế giới hãy chung tay hành động vì một trái đất xanh, sạch, đẹp hơn

    Trả lờiXóa
  14. Nhìn những thảm cảnh hoang tàn do thiên tai gây ra cũng đủ cho chúng ta thấm thía ra sự nóng lên của trái đất, sự biến đổi khí hậu có những hậu quả như thế nào. Vì vậy muôn giảm thiểu đau thương do thiên tai gây ra chúng ta cần phải tích cực có những biện pháp khắc phục sự nóng lên của trái đất bằng nhiều việc làm khác nhau. Phải cùng nhau chung sức trong vấn đề này vì chỉ có cùng nhau thực hiện mới mong nhận được kết quả tích cực.

    Trả lờiXóa
  15. Vừa qua chúng ta đã thấy rõ được hệ quả khủng khiếp mà những thiên tai gây ra cho con người chúng ta. Nào là sóng thần, động đất, núi lửa, bão..đã gây ra bao đau thương mất mát cho nhân loại. và gần đây nhất là con bão hải yến đã thức tỉnh cả thế giới về sự thật. Mà nguyên nhân gây nên những cơn thiên tai này không ai khác là con người. Vì thế chúng ta cần những ngay những giải pháp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và dài hơn là những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có làm được như thế thì mới có thể giảm thiều thiên tai. Mà muốn làm được như thế thì tất cả chúng ta phải cùng nhau đoàn kết khắc phục, giải quyết, có như thế thỉ hiệu quả mới cao

    Trả lờiXóa
  16. Sự tác động của con người đối với thiên nhiên trong quá trình sinh hoạt, lao động và sản xuất đã khiến thiên nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây hiệu ứng nhà kình, băng ở hai cực tan ra ngày càng nhiều, các cơn bão thì mạnh dần lên, mùa hè càng ngày càng nóng, mùa đông thì ngày càng lạnh giá. Thiên nhiên đang dần khắc nghiệt hơn với con người, nếu chúng ta không biết dừng lại những tác động gây hại, gây ô nhiễm môi trường thì một ngày không xa chúng ta sẽ là những người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Hãy bảo vệ môi trường ngay hôm nay.

    Trả lờiXóa
  17. Các nước lớn trên Thế giới sao lại không có cái nhìn xa, rộng vì tương lai như vậy, nếu không sớm chấm dứt việc xả khí thải ra môi trường, làm theo Nghị định thư Kyoto thì tình hình môi trường Trái Đất sẽ ngày càng xấu đi, cuộc sống của con người sẽ ngày càng khó khăn do sự tác động của thiên nhiên. Nếu chỉ chú tâm vào phát triển kinh tế, công nghiệp mà không có các biện pháp bảo vệ môi trường thì sự tồn tại thật sự sẽ không lâu dài, các thế hệ sau của chúng ta sẽ phải chịu những hậu quả do chúng ta để lại.

    Trả lờiXóa
  18. Sự thật đáng buồn hiện nay là con người chỉ chú trọng đến việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, cũng như tinh thần của mình mà không để ý đến việc bảo vệ môi trường sống xung quanh, và cũng không quan tâm đến những hành động trong hoạt động sản xuất của mình làm hại đến môi trường như thế nào. Nếu biết khắc phục những hậu quả đã gây ra cho thiên nhiên, thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường, dừng các hoạt động phá hoại môi trường thì con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.

    Trả lờiXóa
  19. Môi trường sống của con người hiện nay đang bị con người tác động không tốt bởi những hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các nước lớn, với nền kinh tế công nghiệp phát triển nên lượng chất thải công nghiệp thải ra là rất lớn, nếu không biết xử lý an toàn, đúng cách thì ảnh hưởng đến thiên nhiên là điều tất nhiên. Những cơn bão vừa qua đang dần lớn lên đây là dấu hiệu của những tác động xấu mà con người tác động đến môi trường. Hãy dừng lại đúng lúc, đừng để đến khi không còn cứu vãn được nữa mới dừng lại.

    Trả lờiXóa
  20. Ngày nay môi trường đang dần dần xấu đi di tác động của con người, những chất thải chưa được xử lý đúng cách vẫn xả ra với số lượng không hề nhỏ ở các nước công nghiệp, các nước lớn. Mẹ thiên nhiên mối năm lại phản ứng thêm mãnh liệt trước những tác động xấu của con người đến môi trường, rõ ràng nhất là những cơn bảo đang mạnh dần lên, ảnh hưởng ngày càng xấu thêm, khó lường, khó chống đỡ, gây hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta cần ngay lập tức ra tay bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Hãy tự cứu lấy mình.

    Trả lờiXóa
  21. Đồng tiền làm tăng thêm những trái tim sắt đá của những nhà lãnh đạo hàng đầu. Những nước lớn nhất, giàu có nhất cũng đồng nghĩa với việc hằng năm họ thải ra nhiều khí ô nhiễm môi trường nhất. Và những gì tại hội nghị COP18 thật sự rất thất vọng. Lâng COP19 này không biết sẽ kết thúc như thế nào nhưng cùng hy vọng sẽ có những tia sáng được tìm ra. Và hơn thế nữa các nước chịu trực tiếp và nhiều nhất của ô nhiễm môi trường cần chọn cho mình những giải pháp và đừng phụ thuộc quá mức vào nước ngoài

    Trả lờiXóa
  22. Biến đổi khí hậu thức sự là một thảm họa của thế giới của toàn nhân loại, sự khủng khiếp và tàn bạo của cơn bão hải yến vừa qua đổ bộ vào philippin và gây ra những hậu quả hêt sức nặng nề cho con người nơi đây là một minh chứng sắt đá nhất, cả thế giới nên tập trung cũng nhau thông qua những hiệp ước nhằm cắt giảm khí thải , đưa lại bình yên cho trái đất mến yêu của chúng ta

    Trả lờiXóa
  23. Thật đau thương và buồn bã trước những cơn thịn nộ của thiên tai này, thật sự hết sức đau đớn khi chứng kiến những thảm họa hết sức kinh khủng cảu thiên nhiên ấy, mà chắc chắn biến đỏi khí hậu là một trong những nguyên nhân xâu xa nhất dẫn đến điều này, thật sự rất đáng buồn, hi vọng rằng đây sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh, tất cả mọi người trên thế giới hãy chung tay hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn

    Trả lờiXóa
  24. Haiyen một trong những cơn bão mạnh nhất trên thế giới từ trước tới nay, thật sự rất khủng khiếp, rất may là cơn bão đã không đổ bộ vào việt nam chúng ta nhưng những gì chúng gây ra cho nhân dân philippin là hết sức kinh khủng , đẩ đến lúc tất cả mọi người trên thế giới phải chung tay để ngăn chặn những chuyện như thế này xảy ra lần nữa, sự đồng lòng của tất cả mọi ngươi chắc chắn sẽ làm được mà

    Trả lờiXóa
  25. Thật khủng khiếp, thật là không thể tưởng tượng nổi những gì mà cơn bão hải yến đã gây ra cho nhân dân philippin cũng như thật may mắn cho đất nước việt nam ta khi cơn bão đã không đổ bộ vào đất liền, nếu không không biết hậu quả sẽ như thế nòa, đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các nước trên thế giới rằng biến đổi khí hậu đã dến lúc tạo ra những điều kinh khủng cho nhân dân toàn thế giới, muộn còn hơn là không hãy chung tay bảo vệ trái đất xinh đẹp của chúng ta

    Trả lờiXóa
  26. Quá đau lòng và vô cùng thương tiếc khi chứng kiến nhân dân Philippin phải chịu cảnh đau đớn, tang thương đến như vậy ,thật là đau đơn,hi vọng rằng thế giới sẽ có một cái nhìn khachs quan hơn về tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay và những tác hại của nó, phải hết sức đề phòng và cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kình là một việc cấp thiết cần phải làm

    Trả lờiXóa
  27. Quá đau lòng , đây là một thảm kịch đối với nhân dân PLp. Biến đổi khí hậu thực sự là vô cùng nguy hiểm, những gì mà nó gây ra cho đất nước con người philippin là một sự thật không thể chối cãi, một cơn bão lớn nhất trong lịch sử nhân loại để lại những đau thương mất mát vô cũng lớn, tất cả cũng đã nói lên được tầm quan trong của việc biến đổi khi hậu

    Trả lờiXóa
  28. Rất đau đớn khi chứng kiến cảnh nhân dân đất nước philippin, những mất mát đau thương mà người dân philippin phải chịu đựng là vô cũng đau khổ, hãy chung tay cùng nhau đẩy lùi biến đổi khí hậu đển thế giới không còn phải chịu cảnh đau khổ như thế này nứa, cố lên nhân dân philipin , khó khăn đau khổ rồi cũng sẽ qua, tương lại sẽ đến với họ

    Trả lờiXóa
  29. chính chúng ta là những người mà đang phá hủy môi trường,khi mà khoa học kĩ thuật đang ngày càng phát triển chất thải công nghiệp đang dần làm cho ô nhiễm tất cả các loại môi trường mà chúng ta cứ thờ ở với chúng. Hiện nay cứ 1 năm là trái đất lại nóng lên không khí càng ngày càng ô nhễm con bão thiên tai động đất thì càng ngày càng mạnh.Nó cũng phát triển song song cùng vs công nghiệp thế giới

    Trả lờiXóa
  30. Thiên tai dường như nó không còn là vấn đề riêng của 1 nước nào nữa mà là vấn đề chung của toàn thế giới mất rồi.Sự biến đổi khí hậu trên trái đất là diễn ra hằng ngày hàng giờ hàng phút và hàng dây,chúng ta đang sống trên cùng 1 mảnh đất 1 môi trường sống riêng vì vậy mà tôi mong rằng chúng ta hãy bảo vệ lấy môi trường mình bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cơ thể mình và mọi người xung quanh

    Trả lờiXóa
  31. chúng ta vẫn còn nhớ hội nghị cô-pen-na-gen năm 2012 khi mà đây là hội nghị mang tính chất bảo vệ môi trường lớn nhất mà các nước trên thế giới đã tham gia. Hội nghị họp bàn về vấn đề biến đổi khí hậu trong những năm gần đây để đưa ra những giải pháp thiết thực cho các nước đang phát triển hay đã phát triển có 1 biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường sống,nhưng mỹ là nước đầu tiên phản đối không tham gia kí kết cắt giảm lượng khí thải công nghiệp và rồi để hội nghị kết thúc trống vắng trong sự giải tản của mỗi quốc gia

    Trả lờiXóa
  32. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm, thiên tai đang ngày càng đe dọa tới nhân loại. Bằng những bằng chững là cơn bão hải yến, hay là những trận động đất kinh hoàng. Đã khiến cho nhân loại chụi những thiệt hại nặng nề. Chính vì thế bảo vệ môi trường là biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác hại của môi trường gây ra. vì thế cần sự vào cuộc của tất cả các quốc gia trên thế giới để bảo vệ môi trường.

    Trả lờiXóa
  33. Nhìn cảnh nhân loại đang phải chịu những đau thương mất mát do thiên tai gây ra không khỏi khiến chúng ta động lòng. Thiên tai không còn là vấn đề của một quốc gia nữa, mà nó là vấn đề của cả nhân loại, của cả thế giới. Sự kiện nóng lên của trái đất đang là mối hiểm họa, nguyên nhân chính dẫn đến nhưng thiên tai khủng khiếp, mà tác nhân chính là do hoạt động của con người thải ra môi trường những thứ làm hư hỏng môi trường như khí thải công nghiệp, chặt phá rừng..vì thế bây giờ các quốc gia phải chung tay đồng lòng một sức để ngăn chặn thiên tai, giảm thiểu thiệt hại cho nhân loại.

    Trả lờiXóa
  34. Đúng là sau cơn bão vừa qua thế giới mới tỉnh ngộ rằng các nước cần có sự chung tay trong việc cùng bảo vệ môi trường sống, chống lại biến đổi khí hậu. Cơn bão Haiyan đã tàn phá tan hoang đất nước Philipine, gây thiệt mạng hàng ngàn người, và gây thiệt hại không biết bao nhiêu là tiền của. Siêu bão này là lời cảnh tỉnh đối với tất cả cộng đồng Quốc tế trước vấn nạn nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường cũng như sự biến đổi khí hậu. Có lẽ lúc này cả thế giới nên ngừng lại, không nên để cảm xúc lấn át mọi thứ nữa, thế giới nên hành động nhanh trước khi quá muộn.

    Trả lờiXóa
  35. chính con người chúng ta đang hủy hoại môi trường sống, ô nhiễm môi trường từ tất cả các hoạt động của con người, và hậu quả do chính chúng ta gây nên ấy là trái đất ấm lên, thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên với mức độ ngày càng nghiêm trọng, nó hủy hoại nặng nề cuộc sống của con người mà đặc biệt là những nước nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nặng nề trong đó có Việt Nam chúng ta. Để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tất cả mọi người chúng ta cần chung tay, góp sức hạn chế gây ô nhiễm môi trường đó là biện pháp tốt nhất để cứu lấy trái đất.

    Trả lờiXóa
  36. Trước hết xin chia buồn với nhân dân Philipine vì đã phải gánh chịu những thiệt hại to lớn khi cơn bão Haiyan đi qua, đây là một siêu bão đã gây thiệt hại rất lớn về người và của đối với Philipine, hàng ngàn người đã chết, thiệt hại hàng tỉ đô la...Có lẽ qua đây thế giới nên nhìn nhận nghiêm túc hơn về trách nhiệm của mỗi nước trong bảo vệ môi trường sống chống lại biến đổi khí hậu. Rõ ràng những trận siêu bão như thế này là hậy quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu cộng đồng Quốc tế không chú trọng vào việc ngăn ngừa, chống lại biến đổi khí hậu thì rồi sẽ có một ngày siêu bão sẽ lướt qua tất cả các Quốc gia và thậm chí còn có nhiều thảm họa khác khiến cho loài người sống không yên ổn.

    Trả lờiXóa
  37. ngày nay khi thế giới phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống thì chính con người chúng ta bằng sự phát triển ấy lại đang tự mình hủy hoại môi trường sống của chính mình và cong người đang phải chịu sự "trả đũa" của thiên nhiên. Khi mà hàng năm thiên tai, lụt lội, hạn hán, động đất xảy ra với mật độ cao và mức độ tàn phá khủng khiếp. Đó là lời cảnh báo thiết thực nhất đối với con người. Vì vậy chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng... những hành động đơn giản nhỏ bé ấy sẽ có tác động rất lớn để cứu môi trường sống của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  38. chính con người chúng ta đã tự gây nên hậu quả, bằng việc làm ô nhiễm môi trường sống thì các thiên tai, thảm họa ngày càng xảy ra nhiều với mức độ tàn phá hủy diệt. Tuy rằng chúng ta đã có những hành động cụ thể để cải thiện hiện trạng này như hiệp định thư kyoto cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng đó mới chỉ là những hành động nhỏ chưa đủ để giảm ô nhiễm mà chúng ta cần đẩy mạnh, quyết liệt hơn nữa để bảo vệ hành tinh của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  39. Nhìn viễn cảnh thiên tai tàn phá nặng nề như thế nhất là cơn bão lịch sử haiyan vừa qua đã khiến cho nhân dân thế giới không kìm nổi nước mắt khi chứng kiến cảnh nó tàn phá. Nó khiến nhà nát cửa tan, gia đình ly tán... nhìn viễn cảnh ấy cũng quá đủ để cho cộng đồng thế giới vào cuộc bảo vệ môi trường để giẳm thiểu thiệt hại do thiên tai gẩy ra, có làm được như thế hay không cần có sự vào cuộc, đồng lòng của tất cả các quốc gia trên thê giới, để cùng nhau ngăn chặn những đại họa xảy ra tiếp theo.

    Trả lờiXóa
  40. Nhìn vào hiện thực chúng ta sẽ thấy, những thảm họa thiên nhiên càng ngày càng khốc liệt hơn. Không chỉ có siêu bão Haiyan, mà còn nhiều thảm họa khác như động đất, sóng thần, ... làm biết bao nhiều người bị thiệt mạng. Không phải ngẫu nhiên mà thiên nhiên ngày càng căm ghét con người đến vậy, tất cả là do con người gây ra mà thôi. Vì vậy, xin các nước đừng có tị nạnh nhau nữa, phải vì mục đích chung, cùng nhau giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên. Nếu cứ tiếp tục như ngày nay thì không biết trái đất của chúng ta có thể tồn tại được bao nhiêu năm nữa đây

    Trả lờiXóa
  41. khung cảnh hoang tàn, đỏ nát và cả sự chết chóc sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philipin cho chúng ta thấy sự tức giận của thiên nhiên như thế nào khi mà chính con người chúng ta đã hủy hoại môi trường sống của mình và giờ đây chính con người là người chịu hậu quả. vì vậy chúng ta hãy chung tay góp sức bảo vệ môi trường vì chính cuộc sống của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  42. Nhìn cảnh tượng kinh hoang mà cơn bão Haiyan gây ra đã khiến cho cả thế giới phải bừng tỉnh về vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay.Tác nhân chính gây ra cảnh tượng này không ai khác chính là con người chúng ta. Những gì con người chúng ta vứt bỏ vào môi trường thì giờ đang dần nhận lại bấy nhiêu. Do vậy chính chúng ta phải là người cứu lấy trái đất này, phải cùng nhau chung tay góp sức bảo vệ môi trường.

    Trả lờiXóa
  43. Những gì mà thiên nhiên những năm gần đây đem lại cho con người chúng ta thật là khủng khiếp, thiên tai ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nguy hiểm, không nói đâu xa, con bão Haiyan vừa qua đã đánh thức cả thế giới về vấn đề môi trường, cơn bão đi qua chúng tàn phá tất cả gây những tổn thất đâu thương lớn không thể nào nói bằng lời. Mà tác nhân là ai lại là chính con người, vì thế không ai khác chỉ con người mới có thể khắc phục được tình hình này bằng cách cùng chung tay bảo vệ môi trường, để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

    Trả lờiXóa
  44. Điều cứu rỗi thế giới này cho đến thời điểm hiện tại vẫn là tình người. Chính tình người đã giúp cho những con người không cùng dân tộc, tiếng nói và màu da xích gần lại, cùng chung tay để giải quyết những vấn nạn chung và xây dựng một xã hội đại đồng; trái đất đang phải hứng chịu những thảm họa của thiên nhiên, mà hậu quả của nó lại chính là con người gây ra. có lẽ đã đến lúc chúng ta thay đổi suy nghĩ và hành động khác đi.

    Trả lờiXóa
  45. Thời gian gần đây, chúng ta đang cảm nhận một cách rõ ràng sự biến đổi khí hậu toàn cầu, đó la việc thiên tai đang ngày càng lớn, và ngày càng có sức tàn phá kinh khủng, nhưng lại rất thất thường, chả có một quy luật nào cả. Và lý do không ai khác, đó chính là sự tàn phá thiên nhiên một cách vô tội vạ của con người. có lẽ đã đến lúc chúng ta thực sự hành động, nếu không muốn thiên nhiên nhấm chìm tất cả sự sống của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  46. giang sơn khó đổi, bản tính khó rời, đó là câu nói đã được lưu truyền từ xa xưa để thể hiện tính chất của mỗi quốc gia, con người, mà một khi đó đã là bản chất thì khó có thể thay đổi được. Trong bối cảnh Philippin đang lâm phải cuộc khủng hoảng sau cơn siêu bão lịch sử quét qua, tàn phá gần như hầu hết những gì có trên mặt đất. Hàng ngàn người thiệt mạng, tài sản, quang cảnh xây dựng cũng chẳng còn gì, mà chỉ là đống rác lớn. Trước tình trạng trên nhiều nước đã ra sức cứu trợ và ủng hộ. Lúc ấy bộ mặt, bản chất nhân đạo, cưu mang sẽ hiện ra, chúng ta đã thể hiện được sự nhân đạo ấy trong khi có những nước lớn, giàu có lại làm ngơ

    Trả lờiXóa
  47. bão lũ lựt thiên tai nó đã cướp đi con người tài sản của quốc gia đó,nhiều đứa trẻ sau cơn bão mất cha mất mẹ bơ vơ,nhiều cha mẹ mất đi con cái,cái thiệt hại do thiên tai gây ra đáng quan tâm nhất đó chính là con người.Hằn g năm có rất nhiều người chết qua các thiên tai bão lụt dộng đất sóng thần.. những gì thiên tai để lại là mất mát vô cùng to lớn.Hãy nhìn nhận lại bản thân hãy bảo vệ môi trường của chúng ta vì thế hệ trẻ mai sau

    Trả lờiXóa
  48. Hơn 10.000 người đã chết chỉ trong một cơn bão, hậu qả thật là đáng sợ đối với một quốc gia còn nghèo khó như philipin. Đó là hậu quả của việc ô nhiễm môi trường. Vì thế, để bảo vệ bản thân chúng ta và con cháu mai sau, chúng ta phải chung tay bảo vệ môi trường. Cả thế giới đang chung tay giúp sức giúp philipin vượt qa cơn khó khăn lần này và Việt Nam chúng ta cũng thế.

    Trả lờiXóa
  49. Cơn bão Haiyan đi qua để lạ cho những người dân Philippin những cảnh tượng thật kinh hoàng, cơ bão đã khiến cho cả thế giới phải bừng tỉnh về vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay.Tác nhân chính gây ra cảnh tượng này không ai khác chính là con người chúng ta. Những gì con người chúng ta vứt bỏ vào môi trường thì giờ đang dần nhận lại bấy nhiêu.Nếu muốn hạn chế các thiệt hại do mẹ thiên nhiên gây ra thì không còn cách nào khác là phải chung tay bảo vệ môi trường.

    Trả lờiXóa
  50. Nhìn những thảm cảnh hoang tàn do mẹ thiên nhiên gây ra cũng đủ cho chúng ta hiểu ra sự nóng lên của trái đất, sự biến đổi khí hậu có những hậu quả như thế nào. Muốn giảm thiểu đau thương do thiên tai gây ra chúng ta cần phải tích cực có những biện pháp khắc phục sự nóng lên của trái đất bằng nhiều việc làm khác nhau. Cùng nhau chung sức trong vấn đề bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta.

    Trả lờiXóa
  51. Nhìn vào thảm cảnh này chúng ta thấy được rằng không phải ai khác mà chính là chúng ta đã hủy diệt môi trường sống của chúng ta. Ô nhiễm môi trường được tạo ra từ tất cả các hoạt động của con người chúng ta,hậu quả là sự nóng lên của trái đất cùng với thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tất cả mọi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

    Trả lờiXóa
  52. Sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu đang là những vấn đề cần quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bảo vệ môi trường là biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác hại mà mẹ thiên nhiên gây ra cho chúng ta.Cần có sự chung tay của tất cả mọi người chứ không riêng gì một các nhân hay một tổ chức nào cả. Hãy hành động để bảo vệ môi trường.

    Trả lờiXóa
  53. Cái giá phải trả cho sự tàn phá môi trường quá nặng nề, thiệt hại về tài sản, thiệt hại về con người, biết đến bao giờ chúng ta mới có thể bù đắp lại được. Hãy chung tay bảo vệ môi trường khi chũng ta còn có thể

    Trả lờiXóa
  54. chung tay việc bảo vệ môi trường là điều bây giờ không chỉ của riêng ai nữa mà trách nhiệm của toàn thế giới.khí hậu đang ngày càng biến đổi thay đổi từng giây từng phút từng giờ,diễn biến càng ngày càng phức tạp và nó càng ngày càng mạnh khó có thể dự đoán và kiểm soát đc.Việc đưa ra vấn đề diễn biến khí hậu thông qua cho các nước ở hội nghị COP năm vừa qua đã không đc thống nhất và đó là cái giá phải trả cho từng nước đó

    Trả lờiXóa
  55. Chắc chắn sẽ còn nhiều thảm họa nữa ! những thảm họa còn khủng khiếp hơn Haiyen gấp nhiều lần và dĩ nhiên cái động lực để những thảm họa đó càng tăng đó là việc những nhà máy những khu công nghiệp của những ông lớn tài phiệt ngày ngày xả ra môi trường hàng tỉ tấn phế thải gây ô nhiễm mà chẳng qua quá trình thanh lọc hay gì cả ! dĩ nhiên các ông tài phiệt hay các nước lớn đó chẳng sống ở ngoài biển cũng chẳng ở gần những khu động đất nên nắng chả đến mặt mưa chẳng đến đầu ! nhưng đợi đi chắc chắn đến lúc chỗ sống còn chẳng có chứ đừng nói @@

    Trả lờiXóa
  56. thế giới phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống thì chính con người chúng ta bằng sự phát triển ấy lại đang tự mình hủy hoại môi trường sống của chính mình và cong người đang phải chịu sự "trả đũa" của thiên nhiên. Khi mà hàng năm thiên tai, lụt lội, hạn hán, động đất xảy ra với mật độ cao và mức độ tàn phá khủng khiếp, Và lý do không ai khác, đó chính là sự tàn phá thiên nhiên một cách vô tội vạ của con người. có lẽ đã đến lúc chúng ta thực sự hành động, nếu không muốn thiên nhiên nhấm chìm tất cả sự sống của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  57. Sự thực là chính những con người trên thế giới này ngày ngày đang góp phần cho những cơn bão như haiyen được mạnh lên và có cơ hội tung hoành trên trái đất này ! xưa kia ta luôn đổ lỗi cho ông trời khi gặp những trận bão lũ nhưng giờ thời đại công nghệ tiên tiến thì chúng ta cần nhìn nhận đúng sự thực rằng chính chúng ta mới là kẻ tạo ra những thảm họa đó trên trái đất này ! và Hai Yen đã đi qua ! không còn chỗ cho cảm xúc ở đây nữa mà là những cố gắng để đứng dậy và làm lại từ đầu !

    Trả lờiXóa
  58. sau trận siêu bao haiyan xảy ra trên quốc gia philippines chúng ta cần thực sự ngồi lại vấy nhau và cùng xem lại trong những năm phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ này..loài người đã hủy hoại môi trường thiên nhiên đữ dội như thế nào,.....hàng ngày có hàng triệu tấn khí co2 xả vào không khí gây những hậu quả khôn lường cho môi trường về gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu

    Trả lờiXóa
  59. biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức thực sự to lớn cho nhân loại ..khi mà ngày nay chính những hành động không có ý thức của con người đang gián tiếp đe dọa và huy hoại chính bản thân họ....hậu quả về mọi mặt con người đã thấy...bây h chỉ còn là ý thức của nhân loại mà thôi..hãy hạn chế thải các khí công nghiệp vào không khí để tránh gây hiệu ứng nống lên toàn cầu...

    Trả lờiXóa
  60. Xót xa quá, đau quá, nhưng việc hôm nay là hãy hành động để ngày mai không phải hối tiếc. Dù thế nào có niềm tin là sẽ làm được. Tôi cũng xin nghiêng mình trước Ông Trưởng đoàn Philipines , một tiếng nói cho cả dân tộc, cho cả những người đã chết và những người đang quằn quại để sống trên đống tro tàn,

    Trả lờiXóa
  61. Đau lòng quá,cùng là con người với nhau mà,trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta,nhưng mấy ai bảo vệ được nó,chỉ biết hưởng thụ hôm nay mà không nghĩ tới hậu quả, con người tự giết chính mình thôi. Vấn đề này tôi ấp ủ trong lòng lâu lắm rồi nhưng cá nhân tôi sao làm được,như hạt cát bỏ biển thôi

    Trả lờiXóa
  62. biến đổi khí hậu là ra sao nhưng ngay khi thấy những hình ảnh tàn khốc ở nước bạn thì mình thật sự kinh sợ nó, con người hoàn toàn không thế chiến đấu với nó nhưng có thể ngăn chặn nó,Sự thực là chính những con người trên thế giới này ngày ngày đang góp phần cho những cơn bão như haiyen được mạnh lên và có cơ hội tung hoành trên trái đất này.

    Trả lờiXóa
  63. chính những con người trên thế giới này ngày ngày đang góp phần cho những cơn bão như haiyen được mạnh lên và có cơ hội tung hoành trên trái đất này,nhìn vào thảm cảnh này chúng ta thấy được rằng không phải ai khác mà chính là chúng ta đã hủy diệt môi trường sống của chúng ta.Hãy chung tay bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản thân mình

    Trả lờiXóa
  64. Sự tàn phá của thiên nhiên đã khiến cho con người chúng ta tỉnh ngộ và hiểu ra rằng, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe dọa con người một cách nghiêm trọng, mà vấn đề đó không ai khác là do chính con người gây ra. Các nước như Mỹ, Trung Quốc, một số nước Châu Âu... có nền công nghiệp phát triển là những nước có lượng khí thải lớn nhất, gây nên hiện tượng ô nhiễm bầu không khí, làm thủng tầng ozon và thiên tai liên tục hoành hành., Vấn đề trên, các nước phải ngồi lại va tự bàn bạc với nhau là đúng rồi, không còn gì phải bàn cãi hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  65. Hội nghị Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP19) đang diễn ra tại Ba Lan sau khi thế giới nói riêng và người Philippin vừa trải qua cơn bão hủy diệt Haiyan với những hậu quả tàn khốc nhất trong thập niên vừa qua và thế giới dường như chết lặng sau bài phát biểu của ông Yeb Sano - Trưởng đoàn đàm phán Philippin. Hội nghị Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP19) đang diễn ra tại Ba Lan sau khi thế giới nói riêng và người Philippin vừa trải qua cơn bão hủy diệt Haiyan với những hậu quả tàn khốc nhất trong thập niên vừa qua và thế giới dường như chết lặng sau bài phát biểu của ông Yeb Sano - Trưởng đoàn đàm phán Philippin.Vấn đề là làm sao phải cắt giảm được các lượng khí thải của các nước có nền công nghiệp lớn thải ra, điều quan trọng là các nước phải đoàn kết bắt tay với nhau, chứ không phải cứ sau một trận thiên tai mới tính đến chuyện này.

    Trả lờiXóa
  66. Rác thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp, chặt phá rừng.. đây là một trong những nguyên hân chính mà con người đang từng ngày thải vào môi trường để góp phần tăng thêm biến đổi khí hậu như hiện nay. Và tác hậu quả của nó thì giờ ai cũng đã biết, Hậu quả thật là kinh khủng. Đã đến lúc chính con người phải vào cuộc với môi trường, không thể tình trạng như thế này diễn biến tiếp tục được. Phải có những biện pháp ngăn chặn những hậu quả ấy. Muốn vậy thì không ai khác chính là các quốc gia phải cùng nhau góp phần sức của mình vào bảo vệ môi trường.

    Trả lờiXóa
  67. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm

    Trả lờiXóa
  68. Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.

    Trả lờiXóa
  69. Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất, nó không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và các chính khách trên thế giới. Kofi Annan đã ví biến đổi khí hậu như một mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp ngang hàng với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghèo đói.

    Trả lờiXóa
  70. Biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên khắp hành tinh này, trong đó có Việt Nam. Biểu hiện rõ nét nhất là hiện tượng thời tiết bất thường, trái đất đang nóng lên; hậu quả làm băng tan, mực nước biển dâng cao, mưa lũ, bão lốc, giông tố gia tăng. Con người đã và đang phải đối mặt với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu như dịch bệnh, đói nghèo, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, sự suy giảm đa dạng sinh học

    Trả lờiXóa
  71. Nếu bài phát biểu của ông Yeb Sano nếu chỉ là sự kêu gọi giúp đỡ từ các nước khác để giúp nhân dân Philipin khắc phục hậu quả siêu bão thì nó đã không súc động đến thế. Nó đi vào lòng người bởi chỗ đã chỉ ra đúng, chính xác tội lỗi mà nhân loại đang súc phạm thiên nhiên, để rồi hứng chịu sự đáp trả của thiên nhiên là những người dân vô tội trên khắp thế giới.

    Trả lờiXóa
  72. Những phát biểu của trưởng đoàn philippin đã làm thức tỉnh cả thế giới.Nhìn những gì mà nhân dân philippin vừa phải hứng chịu cơn thiên tai vừa qua không ai là không cảm thấy xúc động. Quả thật thiên tai đã và đang ngày càng trở thành mối đe dạo khủng khiếp cho loài người. Tác nhân gây những thiên tai như thế không ai khác chính là con người. Vì những việc làm của con người đã gây ra những hậu quả như thế. Và không ai khác bây giờ con người cần phải vào cuộc trong cuộc chiến với thiên tai này. Các quốc gia hãy chung tay vì môi trường, để giảm thiểu những thiên tai mà thiên nhiên gây ra cho nhân loại.

    Trả lờiXóa
  73. Cơn bão haiyan vừa qua đã gây ra cho Philippin những thiệt hại vô cùng to lớn. Trong bối cảnh Philippin đang lâm phải cuộc khủng hoảng sau cơn siêu bão lịch sử quét qua, tàn phá gần như hầu hết những gì có trên mặt đất. Hàng ngàn người thiệt mạng, tài sản, quang cảnh xây dựng cũng chẳng còn gì, mà chỉ là đống rác lớn. Trước tình trạng trên nhiều nước đã ra sức cứu trợ và ủng hộ. Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực phát động ủng hộ nhân dân Philippin vượt qua khó khăn. Trong khi một số nước lớn lại làm ngơ.

    Trả lờiXóa
  74. Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?”...Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây. Những phát biểu của Yeb Sano làm cho người dân thế giới chết lặng, hậu quả của cơn bão Hayan để lại là quá lớn, các nước trên thế giới hay chung tay giúp Philippin vượt qua khó khăn này.

    Trả lờiXóa
  75. Những lời phát biểu đầy xúc động của một người đến từ đất nước vừa phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên với những dẫn chứng hùng hồn nhất về hậu quả của sự biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và cả những giọt nước mắt khi kết thúc bài phát biểu đã khiến người nghe "chết lặng". "chết lặng" vì xúc động, vì xót xa khi nghĩ về những hậu quả nặng nề mà người dân Philippines phải hứng chịu từ các trận bão trong suốt những năm qua và đặc biệt là từ thảm họa mang tên Haiyan - một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.

    Trả lờiXóa
  76. Thực sự mình cũng rất mong muốn mọi người, sau khi đã đọc bài viết này, hãy chung tay bảo vệ môi trường. Mình đi ngoài đường đến đèn đỏ là hay tắt máy xe, chả phải tiết kiệm xăng gì vì cũng chả tốn bao nhiêu xăng, nhưng cái mình muốn ở đây là giảm thiểu khí thải ra từ xe máy khi nó không chạy. Có người nói với mình làm vô ích vì 1 mình mình làm cũng không giảm được bao nhiêu, nhưng mình nói lại rằng, thà ít còn hơn không. Mọi người mỗi ng 1 ít, thà có còn hơn không

    Trả lờiXóa
  77. Trái Đất nóng dần lên, băng tan rồi gây ra mưa lớn và bão ngày một mạnh hơn, nguy hiểm hơn. Biết được tác hại của nó mà không làm được gì, mỗi người nên có ý thức hơn để giảm sự nóng lên của trái đất. NẾU KHÔNG PHẢI CHÚNG TA THÌ LÀ AI? NẾU KHÔNG PHẢI BÂY GIỜ THÌ LÀ BAO GIỜ " câu này nghe thấm lắm

    Trả lờiXóa
  78. Một bài viết cảm động phản ánh một cách chân thực về biến đổi khí hậu, dẫn đến nhiều thiên tai ghê sợ cho loài người, mong rằng đất nước, nhân dân philippines sớm vượt qua khó khăn. Chúng ta cũng làm điều gì đấy có ý nghĩa để ủng cho nhân dân philippines. Chúng ta nên ủng hộ giải quyết biến đổi khí hậu để không còn thiên tai, không còn ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh các bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  79. Mỗi chúng ta mỗi người làm những hành động nhỏ: hạn chế xài bọc nilon, đèn đỏ hơn 20s tắt máy xe máy, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm là tốt cho môi trường. Chúng ta quá tàn nhẫn với môi trường giờ là lúc môi trường thật sự quay đầu trở lại tấn công chúng ta

    Trả lờiXóa
  80. Mình phục Philippines nhiều cái. Nước họ dù thiên tai liên miên, bạo động... Nhiều vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên nước họ vẫn đang phát triển. Đợt bão vừa qua, họ vẫn còn cầu nguyện cho Việt Nam mình dù nước họ vừa gánh thảm họa. Thiết nghĩ nếu không đoàn kết và đưa ra giải pháp hợp lý thì không chỉ Philippines mà rất rất nhiều nơi gặp nguy hiểm

    Trả lờiXóa
  81. Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?”- Bài viết chân thực và đặt ra cho mỗi người đọc, người nghe quá nhiều điều cần phải suy nghĩ: "Tai họa chẳng bao giờ là tự nhiên."; Chúng ta có thể hành động quyết liệt bây giờ để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được một tương lai, khi mà siêu bão trở thành chuyện thường

    Trả lờiXóa
  82. cơn bão vừa đổ bộ vào Philippin gây ra cho nhân dân nơi đây những thiệt hại nghiêm trọng. Thật đáng buồn thay khi cơn bão Haiyan đi qua đã làm nhiều người chết và bị thương. Thật đáng xót xa thay. Đây chính là hậu quả của biến đổi khí hậu. Mong rằng, toàn thể nhân loại hãy chung tay bảo vệ môi trường. Nếu không, sau Haiyan sẽ còn có nhiều thiên tai hơn thế gấp nhiều lần.

    Trả lờiXóa
  83. Môi trường sống của con người hiện nay đang bị con người tác động không tốt bởi những hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các nước lớn, với nền kinh tế công nghiệp phát triển nên lượng chất thải công nghiệp thải ra là rất lớn. Trái Đất đang có những biến đổi lớn. Đó là những biến đổi về khí hậu. Cơn bão Haiyan là một ví dụ điển hình. Chúng ta có thể hành động quyết liệt bây giờ để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được một tương lai, khi mà siêu bão trở thành chuyện thường

    Trả lờiXóa
  84. Nhìn những cảnh tượng kinh hoàng như thế nà ai mà chả xúc động, chả thấy kinh hoàng sợ hãi cho dù không phải bản thân mình đã từng trải qua. Những những lý do ở đây là gì, nguyên nhân tại sao lại dẫn đến những hậu quả khủng khiếp như thế, tại sao. Chẳng phải là do con người chúng ta sao. các quốc gia thi nhau phát triển công nghiệp mà không biết đã thải ra môi trường những chất độc hại gì. Vì thế con người là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Để khắc phục tình trạng này thì cần những bàn tay chung sức của tất cả các quốc gia đẻ cùng nhau khắc phục môi trường, khắc phục thiên tai.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.