THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

07 tháng 11 2013

XUNG QUANH CÂU CHUYỆN ĐÃI NGỘ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM

by Unknown  |  at  7.11.13



Ở Việt Nam có hai đối tượng không ai dám và mảy may ý định động tới đó là đội ngũ Y, Bác sỹ và những nhà Ngoại cảm. Mới nghe qua có vẻ hơi vô lý và có người sẽ quy kết ngay những đức tính không đẹp về con người Việt Nam hôm nay, đại loại như thói an phận thủ thường, không thích va chạm, tính cộng đồng thấp. Hay có người sẽ quy chụp vào những vấn đề sâu xa, mang tính bản chất hơn, đó là sự hạn chế trong việc đấu tranh cho những giá trị nhân bản….Điều này xuất phát từ việc, những người Việt Nam hôm nay nhận thức được những câu chuyện buồn về ngành Y với sự xuống dốc không phanh về Y đức, về lương tâm người thầy thuốc; là việc chen lấn, nhảy múa của đồng tiền trong cái nghề được cho là cao quý nhất trong những nghề cao quý (Chữa bệnh cứu người). Đó còn là câu chuyện khó tin về giá sữa, giá thuốc, giá viện phí giành cho trẻ em, những người sử dụng chính sách bảo hiểm người nghèo, rồi câu chuyện liên quan tiêm chủng mở rộng hiện nay, việc cấp giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh cho những cơ sở Y tế tư nhân ở các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương….Rồi câu chuyện về những người lợi dụng hoạt động tâm linh để mưu cầu lợi ích, giàu sang. Đặc biệt hơn những sai phạm ấy lại dẫn đến một địa hạt mà lâu nay không ai trong chúng ta dám động tới, dù là trong ý nghĩ (việc tìm kiếm mộ liệt sỹ hi sinh trong chiến tranh)….

Những hiện trạng đó, những người Việt Nam nhận thấy, nhưng họ im lặng bởi ai cũng có ý nghĩ: Hôm nay mình mạnh miệng lên án những vị Bác sỹ nhận mãi lộ người bệnh, chịu những tai ương, tiêu cực của ngành Y nhưng lại sợ biết đâu sau này mình cũng là nạn nhân, muốn mình không dính tốt nhất không nên nói câu chuyện đó; lên án những những kẻ buôn thần, bán thánh nhưng đôi lúc nghĩ lại họ cũng thấy rợn lòng, xao động vì những niềm tin, những duyên cớ mà không ai trong chúng ta dám định hình, gọi tên nó là gì….và dẫn đến một quyết định: Thôi thì nên im lặng nốt. Đây là nguyên nhân chính để những địa hạt này luôn là nơi bất khả xâm phạm, một nơi bí ẩn với những người có máu phanh phui, đưa lên công luận những góc khuất, những mảng tối của xã hội đương đại hôm nay. Nhưng cũng thấy rằng, mọi sự chịu đựng đều có những hạn mức, những ngưỡng nhất định, vượt qua ngưỡng ấy mọi thứ đều trở nên biến tướng và khó chấp nhận. Trong trường hợp này thì vấn đề liên quan nghề Y, vấn đề tâm linh cũng không ngoại lệ. Với những sự đi xuống rõ ràng của ngành Y, với những câu chuyện động trời do giới tâm linh gây ra thì nên chăng cũng cần có một cuộc đại phẫu thực sự, xem xét những nguyên nhân gây bệnh và kê những toa thuốc để đưa những giá trị thông thường quay về những quỹ đạo ban đầu… 

Đã đến lúc chúng ta cũng nói lên những hiện trạng của hai lĩnh vực này như những điểm nhấn, những phác họa đầu tiên với mong muốn thông qua đó chuyển đến những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông điệp về thay đổi để thay đổi những gì đang diễn ra trong hiện tại. 

Câu chuyện thứ nhất: Đãi ngộ lớn nhưng đóng góp chưa xứng tầm. 
Đã qua rồi cái quan niệm: “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa”, hiện tại Ngành Y không được trọng vọng như những năm 60, 70, 80 của thế kỷ XX, ngành Y được xem trọng như vô vàn những ngành, lĩnh vực tồn tại trong xã hội đương đại hôm nay. Những người chọn học và hành ngành Y, Dược có rất nhiều nguyên nhân để lí giải nhưng tựu trung lại bởi họ có niềm đam mê và nghề Y như một cái nghề để nuôi sống chính họ trong một môi trường có nhiều sự cạnh tranh sinh tồn như hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng nâng cao rõ rệt, họ không chỉ mơ ước về ăn no, mặc ấm mà phải là mặc đẹp, cuộc sống tiện nghi, không chỉ là những nhu cầu về vật chất mà đồng hành cùng với nó chính là nhu cầu về tinh thần, giải trí. Đó cũng là điều dễ hiểu về những khoản tiền lớn mà không ít người dành cho những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng dài ngày ở một nơi xã xôi thay vì lo cho những nhu cầu về vật chất như trước đây. Đặc biệt, người ta quan tâm nhiều hơn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, nhất là khu vực thành phố, những đô thị lớn. Những cư dân thành thị với những khoản tiền giành dụm, tích góp trong quá trình làm việc đổ xô đi khám, chữa bệnh mong muốn có cho mình một sức khỏe đảm bảo để có thể theo đuổi những hành trình dài, chưa biết lịch trình nghỉ ngơi. 

Nhu cầu khám chữa bệnh tăng tất nhiên trong một chừng mực nhất định thì đó là tín hiệu đáng mừng vì những công dân Việt Nam ngày càng tự bảo vệ mình tốt hơn, các bệnh viện sẽ có cho mình những khoản thu dịch vụ để trang trải và tự nuôi sống chính bộ máy của mình ngoài những nỗ lực từ phía Nhà nước; đội ngũ Y, Bác sỹ cũng vì vậy mà yên tâm hơn với nghề và tận tụy cống hiến vì người bệnh. Song từ chính điều này lại kéo theo một hệ lụy mà hiện nay nền Y tế Việt Nam chưa thể từ giải quyết được ngoài những dự án đang xây dựng và lời hứa của đương kim Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, đó là vấn đề quá tải của những tuyến bệnh viện cuối, tuyến bệnh viện Trung ương. Ai cũng biết nguyên nhân chính là sự đổ dồn bệnh nhân từ tuyến bệnh viện cơ sở, bệnh viện tỉnh lẻ và một phần xuất phát từ sự gia tăng nhu cầu khám, chữa bệnh từ những cư dân thành thị. 

Bản thân mọi sự quá tải đều gây nên những hệ lụy đáng buồn và khó khắc phục trong một sớm, một chiều mà nó diễn ra trong lĩnh vực Y tế thì lại càng bộn bề những khó khăn hơn. Những bệnh nhân thiếu giường bệnh, thuốc men, dụng cụ y tế không những sẽ ảnh hưởng đến tiến độ điều trị bệnh, vất vả cho những người chăm nom, tổn hại về kinh tế gia đình. Chúng ta thử nghĩ xem nếu lượng người bệnh cứ chồng chất, gia tăng về số lượng thì đó không chỉ là mối lo về nền sức khỏe quốc dân trong một tương lai gần mà còn biến Việt Nam trở thành quốc gia của những bệnh viện, lúc đó niềm tự hào về một Việt Nam được biết đến là cường quốc về dân số sẽ sụp đổ hoàn toàn; sẽ không còn đối tác nào dám làm ăn ở Việt Nam dựa trên những tiềm năng về nguồn nhân lực lâu nay vẫn là điểm mạnh, niềm tự hào và là một động lực lớn dẫn Việt Nam tự tin hội nhập cùng thế giới và khu vực; sẽ không còn quốc gia nào dám ký kết với những lao động Việt Nam xuất khẩu sang làm việc….Liệu khi đó Việt Nam sẽ tồn tại và phát triển như thế nào? Một tương lai không mấy tương sáng là điều mà ai trong chúng ta đều biết và thử hỏi những người Bác sỹ, đội ngũ cán bộ Y tế biết không, câu trả lời chắc chắn là có bởi những người được mang trên mình chiếc áo Blue trắng, được bệnh nhân gọi là Bác sỹ thì phần lớn trong họ đều qua bậc học Đại học, thậm chí một số người có những học vị Tiến sỹ, học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư. Chưa kể có một số người được đào tạo chuyên sâu về khoa học quản lý, đào tạo các kiến thức, kỹ năng về hoạch định chiến lược và áp dụng trong Ngành Y tế….Họ hiểu nhưng thử hỏi họ ở đâu trong những bước lùi trong sự xuống dốc đáng báo động của nền Y tế hôm nay. Hay chăng lượng lớn bệnh nhân đang khiến họ tập trung chăm sóc mà vô tình khiến họ quên đi những câu chuyện mà suy cho cùng đó không phải là chức trách và nhiệm vụ của chính họ. 

Sự thật lại không diễn ra như vậy, họ có bận bịu nhưng đó không hoàn toàn là vì toàn tâm, toàn ý cống hiến cho những bệnh nhân đang chờ những bàn tay “mẹ hiền” tự họ. Đây cũng chính là nguyên nhân chính để tôi nói rằng: Ở thành phố lớn, bác sĩ Việt Nam giàu hơn nước ngoài. 

Khi tôi nói ra câu này chắc sẽ có một trong những Bác sỹ thuộc diện này sẽ lên tiếng và yêu cầu tôi nêu lên những căn cứ xác đáng cho nhận định của mình, nếu không sẽ kiện tụng tôi ra tòa vì những sự cáo buộc của bản thân. Cũng xin nói rõ là bản thân tôi chưa đi nước ngoài bao giờ, vậy lí do gì khiến tôi có sự so sánh như vậy cho riêng mình, tôi suy đoán chăng? Điều đó không hề xảy ra, đó hoàn toàn là sự thật, phản ánh rõ ràng những điều tôi chứng kiến, ghi nhận. Một vị Bác sỹ trong một bệnh viện tuyến Trung ương, với trình độ chuyên môn đã được định hình, công nhận thì dĩ nhiên họ sẽ tự có cho mình những khoản lương, thù lao xứng đáng với công lao động của chính anh ta. Trên thực tế, với những cống hiến tận tụy, miệt mài đó thì họ xứng đáng nhận được những những lợi ích ấy nhưng thử hỏi, với một nền kinh tế như Việt Nam có thể chi trả được những khoản tiền lương hậu hĩnh như vậy thì những nền kinh tế lớn mà tôi sắp đưa ra so sánh sau đây lại càng không phải là câu chuyện khó, chưa kể những khoản tài chính dành cho An sinh xã hội của họ cao gấp nhiều lần Việt Nam. 

Vậy lí do gì mà Việt Nam lại giành một khoản tài chính khổng lồ để chi trả cho đội ngũ Y, Bác sỹ này đến vậy? Phải chăng ngành Y vất vả, khó nhọc nên có được sự đãi ngộ đó, hay là ngành Y cứu sống con người nên họ xứng đáng nhận được điều đó? 

Nói về sự vất vả, khó nhọc thì ngành Y có nhưng chưa phải là khó nhọc nhất bởi những Y, Bác sỹ dù làm việc trong những điều kiện khó nhọc thì họ không thể so sánh được với những công nhân làm việc trong các hầm mỏ, những chiến sỹ Bộ đội ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển thân yêu của Tổ quốc….và còn rất nhiều ngành nghề khác mà mới chỉ nêu ra thôi chắc có người đã không dám lựa chọn và làm việc suốt đời….nhưng so sánh về mặt lương, thưởng thì họ lại thấp, hoặc chỉ tương đương với đội ngũ công tác trong ngành Y. Vậy cái gì đã khiến họ có được sự đãi ngộ đặc biệt ấy? Đó chính là mối quan tâm của Chính phủ, nhà nước trong chiến lược phát triển và hình thành con người Việt Nam hoàn thiện về moi mặt, phục vụ tốt công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Để thực hiện công việc mang tầm chiến lược đó thì đội ngũ Y, Bác sỹ đóng vai trò trung tâm, chi phối, nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả chiến lược này; xem trọng tài năng, sức cống hiến hiện tại của họ và chuyện quan tâm đến thù lao được xem là một trong những động lực để động viên, khuyến khích đội ngũ này yên tâm công tác, chăm sóc tận tình để một Việt Nam ngày càng hung cường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhìn những gì đang diễn ra với ngành Y trong bối cảnh hiện tại thì có lẽ những người làm công tác này chưa đáp ứng lại được sự kỳ vọng của Nhà nước, nhân dân. Nên chăng chúng ta có quyền nghĩ về sự đại ngộ đó có phần chưa xứng đáng, những đồng tiền, bát gạo bỏ ra chưa có được những hiệu quả nhất định. Đã đến lúc chúng ta nên nhận thức lại vấn đề và có sự chấn chỉnh phù hợp. 

Trong bài viết tiếp theo, tôi tiếp tục nêu lên những hiện trạng, câu chuyện xung quang hai lĩnh vực này (Còn tiếp). 
An Chiến

33 nhận xét:

  1. có thể nói trong thời đại kinh tế phát triển như hiện nay, thời đại kinh tế thị trường, con người ngày càng chạy theo những giá trị vật chất mà đôi khi quên đí các giá trị về mặt tinh thần, đạo đức làm xuất hiện một số biểu hiện xấu về mặt đạo đức trong một số ngành nghề mà nguy hiểm nhất đó là ngành y tế cái ngành mà được cho là từ mẫu. có thể nói những vụ việc vừa qua đã gây biết bao bức xúc cho nhân dân, đòi hỏi chính quyền phải giải quyết kịp thời

    Trả lờiXóa
  2. chúng ta cần phải nhìn nhận lại một thực tế khách quan trong xã hội hiện nay rằng con người đang chạy theo lợi ích vật chất mà đôi khi quên đi những giá trị tinh thần, như những nét văn hóa cổ truyền, tết cổ truyền, ngày hội cổ truyền không còn mang được những nét đẹp của nó như xưa rồi đến chuyện đạo đức của con người. nhưng sự việc vừa qua về vấn đề đạo đức, y đức quả thật đang là một hồi chuông lớn cho chúng ta, để chúng ta có thể cảnh tỉnh, khắc phục tình trạng này

    Trả lờiXóa
  3. Vấn đề y đức qua những vụ việc vừa qua đang trở thành một vấn đề nhức nhối trọng xã hội đang trở thành một vấn đề báo động cho đất nước vì hơn hết y đức là từ mẫu mà. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, sự chạy theo kinh tế thị trường khiến không tránh khỏi những mặt trái của nó làm cho con người ta đôi khi bỏ quên chính đạo đức của mình gây ra những hậu quả xấu. vấn đề cần đặt ra ở đây là, cần có một cơ chế để có thể đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho những con người đó để họ có thể tin tưởng và tâm huyết với nghề của mình

    Trả lờiXóa
  4. đạo đức trong xã hôi hiện nay đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội và đã được Đảng và Quốc hội để cập trong các phiên làm việc của mình, có thể nói vấn đề này đang dần làm xấu đi đạo đức, hình ảnh con người Việt Nam. Nhưng chúng ta muốn giải quyết nhanh chống vấn đề này chúng ta cần phải tim ra nguồn gốc của vấn đề đó là mặt trái của cơ chế thị trường, con người chạy theo vật chất để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp mà họ muốn, vậy vấn đề ở đây chính là vật chất, nên để giải quyết vấn đề này cần phải có một cơ chế đãi ngộ hợp lý

    Trả lờiXóa
  5. vấn đề y đức đang gặp phải những vấn đề trong thời đại kinh tế thị trường, khi mà những người làm y coi trọng lợi ích vật chất hơn là nhân nghĩa của cái nghề của họ, khi mà người có tiền mới được khám còn không có thì thôi. quả thực, mặt xấu của kinh tế thị trường đang tác động xấu, tác động rất mạnh đến vấn đề đạo đức, đòi hỏi chúng ta cần phải có các chính sách, có các đại ngộ hợp lý để họ có thể đảm bảo cuộc sống đầy đủ của mình để họ có thể tận tâm với cái nghề hơn, để là có thể làm từ mẫu của người dân

    Trả lờiXóa
  6. làm bất cứ công việc gì cũng gặp những khó khăn và những thách thức trong thời đại hiện nay và nhất là thực trạng về vẫn đề quan niện sống và sự chi phối của đồng tiền điều đó được thể hiện qua sự thờ ơ của chính những người chúng ta. Một công việc một phẩm chất điều quan trọng là phải giữ được cái tâm trong người mình vì có như thế mới nâng cao phẩm chất và góp phần cho đất nước này tốt đẹp hơn tránh được điều không hay xảy ra. Bác sỹ những người đem lại cuộc sống cho mọi người đem lại niềm tin cho người khác. Vừa có chuyên môn vừa có y đức mới thực sự là một người Bác sỹ người chăm sóc cho sức khỏe mọi người một cách chân chính nhất

    Trả lờiXóa
  7. Điều gì cũng có hai mặt của nó, quyền lợi luôn đi kèm với trách nhiệm. Ngành Y quyền lợi của các y, bác sĩ thì khỏi bàn rồi, được làm việc, được trả lương, được người dân kính trọng nhưng càng ngày khi y đức giảm dần thì lòng kính trọng ấy cũng dần biến thành khinh bỉ. Còn nhà ngoại cảm à? Những kẻ hái ra tiền ấy thì còn gì để nói, lừa bịp nhân dân,hơn nữa còn xúc phạm đến những anh hùng liệt sĩ đã mất, chúng là những kẻ cặn bã của xã hội.

    Trả lờiXóa
  8. Đãi ngộ hay là vấn đề đảm bảo chất lượng cho các cán bộ y tế cũng là điều hết sức cần thiết, vấn đề là trách nhiệm và y đức của các bác sỹ, ngành y tế như thế nào đối với người dân. Tác giả viết bài này đã trình bày được rất rõ ràng các vấn đề mà chúng ta phải quan tâm giải quyết trong tình hình hiện nay ? quan trọng là phải làm thế nào để vừa nâng được chất lượng của đội ngũ cán bộ y tế ,đồng thời nâng cao được đạo đức trách nhiệm của người làm ngành y tế..đó mới là mấu chốt của vấn đề,quyền lợi phải gắn chặt với trách nhiệm mới được, và thế cũng là điều mà chúng ta đang quan tâm hiện nay ? không phải tất cả cán bộ y tế đều không có trách nhiệm mà chỉ có một bộ phận thôi,đa số họ đều là những người có y đức

    Trả lờiXóa
  9. Không có thanh tra gì rộng khắp và hiệu quả bằng dân..hãy mở đường dây nóng rộng khắp..để dân kiểm tra và phản ảnh...như vậy có hiệu quả hơn không...dân là lực lượng đông nhất nhưng không mất tiền lương quý vị ạ...!..? Ngành y cũng vất vả lắm, chúng tôi là bs tỉnh lẻ nên thu nhập đã thấp rồi mà còn bị tiếng oan. Các đồng nghiệp ở các bệnh viện lớn hãy vì lòng tự tôn nghề nghiệp để cùng nhau xây dựng nhé

    Trả lờiXóa
  10. Bác sỹ muốn chữa được bệnh thì phải bắt đúng bệnh. Ngành y muốn cải thiện được y đức thì phải bắt đúng nguyên nhân của sự xuống cấp này. Đồng ý với Bộ trưởng là có tai biến trong y khoa, nhưng thiết nghĩ bất cứ ngành nào cũng có thể xảy ra sự cố (Sự cố hạt nhân, sự cố nổ lò hơi ngành công nghiệp...) vấn đề này ai cũng hiểu và thông cảm, nhưng xã hội hiện nay đang bức xúc là đạo đức của cán bộ ngành y, nói thẳng ra là bị đồng tiền chi phối làm cho đạo đức của y, bác sỹ bị bị xuống cấp.

    Trả lờiXóa
  11. Từ đấu thầu thuốc vào bệnh viện, đến tắm trẻ sơ sinh, đến đỡ đẻ, đến khám bệnh thông thường nếu không có phong bì thì chắc chắn người bệnh sẽ nhận được thái độ ghẻ lạnh của cán bộ y tế ngay, đây mới là vấn đề chính của ngành y. Đề nghị Bộ trưởng phải chấn chỉnh mạnh vấn đề này mới được.

    Trả lờiXóa
  12. "Mất bò mới lo làm chuồng", y đức tại VN xuống cấp từ lâu rồi, mà xuống thê thảm cơ, vừa qua những vụ việc xảy ra chỉ là bề nổi của tảng băng chìm thôi. Nếu ngành y chỉ tập huấn để giáo dục y đức suông thì chưa đủ . cần phối hợp chính quyền kiểm tra giám sát chặt hơn và xử lí kiên quyết các hành vi khám chữa bệnh nặng về tiền bạc coi thường mạng sống con người. Lãnh đạo Bộ cần mạnh tay hơn chứ như bây giờ thì bao giờ mới hết chuyện xấu được

    Trả lờiXóa
  13. Các vụ việc trên đều là do việc thiếu trách nhiệm cũng như y đức xuống cấp chứ đâu liên quan gì đến y học. Y học bất lực mà các vị đã làm hết sức thì chả ai trách các vị được cả. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, y đức giảm sút một phần do lương họ còn thấp, rồi các bệnh viện thì quá tải nên tôi mong nên tập trung vào y tế và giáo dục hơn là tập trung phát triển kinh tế vì y tế và giáo dục là gốc rễ phát triển ...

    Trả lờiXóa
  14. Người thanh tra y tế tốt nhất đông nhất vẫn là người dân, mà không phải chi trả lương. Bộ y tế nên thành lập đường dây nóng 24/24h như tổng đài 1900...và trang web được công bố rộng rãi để người dân phản ánh. không cần thành lập nhiều phòng ban cho tốn kém. Nhân viên y tế phải đeo thẻ có tên phòng, khoa rõ ràng, như thế thanh tra y tế chỉ cần theo địa chỉ đó vi hành là biết ngay ý mà.

    Trả lờiXóa
  15. Không thể đổ lỗi hết cho ngành Y tế được vì một nước đang phát triển quá nhanh so với hạ tầng cơ sở quá yếu, dân số bùng nổ với nhận thức bảo vệ cho mình và cộng đồng quá thấp, tất cả đều gây áp lực cho ngành Y tế và những người làm công tác trong ngành này. Bộ trưởng Y tế có 3 đầu 6 tay cũng không thể giải quyết được mọi việc nếu cả hệ thống và cộng đồng không cùng ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  16. Muốn giảm tải bệnh viện để các bác sỹ chuyên sâu điều trị các bệnh bất khả kháng thì phải đầu tư ngay từ giáo dục, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để mỗi người dân đều có ý thức phòng các bệnh cho chính mình, những bệnh nảy sinh do lối sống quá cẩu thả, do mật độ dân số quá đông: bệnh truyền nhiễm, tai nạn giao thông, bệnh do nghèo đói.

    Trả lờiXóa
  17. Lực lượng quản lý thị trường và cán bộ thuế rất đông, phòng khám là đơn vị kinh doanh, chỉ cần qui định các bộ phận này có chức năng kiểm tra giấy phép hành nghề. Thanh tra y tế là đầu mối phối hợp. Bộ trưởng hãy hành động quyết liệt. Chỉ có hành động bằng những qui chế kỷ luật cụ thể và nghiêm minh mới khiến mọi chuyện thay đổi.

    Trả lờiXóa
  18. Sự bất lực của y học trong một số tình huống có thể gây ra một số phản ứng quá khích từ người bệnh và thân nhân. Tuy nhiên vẫn có thể hạn chế phần nào nếu thái độ của bác sỹ cho thấy rằng họ đã làm tất cả để cứu người bệnh, tôi tin đa số sẽ có sự thông cảm với bác sỹ nếu thấy rằng họ đã làm tất cả để cứu người thân của mình. Vấn đề chính là sự nổi lên một loạt các sai phạm tại rất nhiều các cơ sở y tế, sự xuống cấp trầm trọng của y đức cho thấy sự bất lực, buông lỏng quản lý của Bộ Y tế.

    Trả lờiXóa
  19. Sao hai đối tượng không được động tới trong bài viết lại là những người đang được nói đến nhiều nhất gần đây, mà tất cả đều liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhỉ? Đãi ngộ đối với Y tế thì khỏi phải bàn rồi, mà số tiền các nhà ngoại cảm kiếm được khi phục vụ cho công tác tìm kiếm hài cốt, mộ phần liệt sĩ cũng thuộc vào hàng nhất lưu, nhà nước cũng tạo điều kiện cho họ có cơ hội hành nghề chính đáng. Tuy nhiên đó cũng chính là cơ hội báu bở cho nhiều kẻ hám tiền nhưng lại thiếu năng lực, các vụ việc liên tiếp gần đây là minh chứng rõ ràng nhất. Câu chuyện về đạo đức mãi là vấn đề đáng được quan tâm nhiều nhất.

    Trả lờiXóa
  20. về chính sách đãi ngộ thì không cần bàn, bởi không tìm thấy ở đâu một ngành mà có chính sách đãi ngộ cao như Y tế. y tế là ngành quan trọng bậc nhất trong đất nước, người xưa có câu "có sức khỏe là có tất cả" vì vậy chăm sóc sức khỏe là phải được coi trọng bậc nhất. nhưng từ câu chuyện đãi ngộ đó mà nhìn sang những điều mà Y Tế đã làm cho nhân dân thì quả thực chưa xứng, phải chăng phải đi lên từ vất vả mới cảm nhận chân trọng được giá trị. Y tế cần nghiêm minh, mạnh tay với những sai phạm để có được vị trí đúng như những gì người dân đã từng kì vọng

    Trả lờiXóa
  21. xã hội phát triển cùng với đó là những dịch vụ được nâng cao. trong số những dịch vụ đó thì Y tế là dịch vụ cũng như nhu cầu cấp thiết trong xã hội. vì lí do này chế độ đãi ngộ với các y bác sĩ là cao hơn so với ngành nghê khác, chính sách này đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ y bác sĩ ổn định và có thể vững tâm để phục vụ nhân dân, chữa bệnh cứu người. nhưng đa số các y bác sĩ hiện nay lại có những suy nghĩ khác đi so với những phẩm chất tốt đẹp của y bác sĩ ngày xưa mà được nhân dân ca tụng.
    Y đức không còn nguyên vẹn thì mong sao bác sĩ biết nhặt những mảnh rơi kia vá lại, trả lại những hình ảnh của người lương y như từ mẫu. để người dân không còn phải khổ. góp sức vào công cuộc xây dựng chung của đất nước

    Trả lờiXóa
  22. vấn đề đại ngộ hiện nay đối vs bác sĩ là quá lớn.lương thưởng của người bác sĩ cao gấp bao nhiêu lần so vs ngành khác,thực sự mà nói đây là cũng là ngành đc coi là vất vả nhưng họ làm gì bằng người đào mỏ than,họ có thể sống chết bất cứ lúc nào,những chiến sĩ đang canh giữ ngoài đảo xa có thể là những cán bộ ở biên cương đang cố gắng cầm chắc tay súng để bảo vệ cho tổ quốc này

    Trả lờiXóa
  23. Thật sự thì vấn đề y đức trong thời gian qua đang khiến dư luận cả nước đặc biệt quan tâm.Hàng loạt vụ việc chấn động đã được phát hiện.Đó cho thấy một thực trạng hết sức đáng buồn là có một bộ phận không nhỏ các y bác sĩ đang thật sự đi xuống y đức nghiêm trọng.Nó cho thấy ngành y tế đang còn nhiều vấn đề cần phải làm nếu như muốn lấy lại hình ảnh của mình trong lòng nhân dân.Mong rằng trong thời gian tới sẽ không còn những vụ việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến y đức nữa.

    Trả lờiXóa
  24. Ngành y tế đang thật sự phải đối mặt với không ít là chuyện đáng buồn xảy ra trong thời gian qua.Người dân đang thật sự cảm thấy bất an và hoang mang với những chuyện mà xảy ra liên tiếp như thế.Sức khỏe và tính mạng của họ thật sự đang phải đối mặt với nhiều câu hỏi lớn.Mong rằng những người trong ngành y hãy có một cách nhìn mới,một hướng đi mới cũng như là có những giải pháp tốt nhất để có thể mang lại hình ảnh tốt đẹp của y đức đến với nhân dân.

    Trả lờiXóa
  25. Sự thực thì so với tính chất công việc là cứu chữa bệnh của y bác sĩ thì mức lương họ nhận được là chưa tương xứng, tất nhiên là trừ những trường hợp y tá, bác sĩ biến chất, mất hết y đức ra .Do cơ sở vật chất còn hạn chế nên không phải lúc nào cũng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân .Người dân thì ai cũng muốn người thân của mình được ưu tiên, ưu đãi nên tìm mọi cách luồn lách, đưa phong bì để người thân của mình được ưu tiên.Người nọ thấy người kia làm thì cũng làm theo, bác sĩ thì có người đưa tiền chẳng lẽ không nhận...thành ra tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  26. Thời đại kinh tế thị trường, con người ngày càng chạy theo những giá trị vật chất mà đôi khi quên đí các giá trị về mặt tinh thần, đạo đức làm xuất hiện một số biểu hiện xấu về mặt đạo đức trong một số ngành nghề mà nguy hiểm nhất đó là ngành y tế. Nhưng người vi phạm quy định của ngành Y tế cần nghiêm minh, mạnh tay với những sai phạm đó . Đặc biệt là nạn phong bì đây gần như là luật bất thành văn đối với mỗi bệnh nhân cần được chăm sóc

    Trả lờiXóa
  27. Trong xã hội ngày nay, người làm việc ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Trong nghề y, công việc chữa bệnh cứu người càng đòi hỏi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phải được coi trọng. Phẩm chất đạo đức của người hành nghề y thể hiện rõ ở thái độ phục vụ, chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đáng buồn là hiện nay, bên cạnh số đông người hành nghề y tận tâm với nghề, luôn nỗ lực thực hiện đầy đủ y đức của người thầy thuốc, vẫn còn đó những “con sâu làm rầu nồi canh”

    Trả lờiXóa
  28. Có thể kể ra đây những biểu hiện vi phạm y đức của một số thầy thuốc hiện nay: thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu nhiệt tình với bệnh nhân khi chưa nhận được phong bì, “bắt tay” với các hiệu thuốc kê đơn thuốc với giá cao để trục lợi… Tình trạng thầy thuốc vi phạm y đức mà nhức nhối nhất là tệ nạn phong bì trong các bệnh viện khiến cho dư luận hết sức bức xúc. Đáng lưu tâm là trong khi nhà nước đang có nhiều cố gắng trong việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân thì nạn nhận phong bì lại chủ yếu xảy ra tại bệnh viện

    Trả lờiXóa
  29. Trước hết cần phải nhận thấy việc đưa và nhận phong bì trong các bệnh viện là hành động sai trái xét cả về góc độ pháp lý và đạo lý của cả người đưa và kẻ nhận. Tâm lý người đưa phong bì cảm thấy mình ở “thế yếu”, cần phải cầu cạnh để được chiếu cố hoặc có mưu cầu muốn được thầy thuốc quan tâm hơn người khác. Vô hình trung, người đưa phong bì đã góp phần làm biến chất, thoái hóa tư cách đạo đức của người thầy thuốc và là tác nhân thúc đẩy người nhận phong bì vi phạm quy chế y đức, pháp luật. Đối với người nhận phong bì, tự họ bị ràng buộc vào đồng tiền và có thói quen vụ lợi, thích hưởng thụ, coi thường quy chế cơ quan và các quy định chung của ngành, dần sa ngã, thoái hóa, biến chất

    Trả lờiXóa
  30. Nền y học truyền thống của dân tộc vốn rất đề cao y đức. Thông qua lời dạy của các bậc danh y như: Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu…, qua các cuốn sách về y huấn, y thuật còn lưu lại, ta có thể thấy rõ điều đó. Trong số những bậc danh y xưa, Hải Thượng Lãn Ông được những người thầy thuốc Việt Nam hiện nay tôn vinh là Y tổ, lấy ngày rằm tháng giêng hàng năm làm ngày giỗ tổ. Đối với Hải Thượng Lãn Ông, nghề thuốc là một nghề thanh cao, ông nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho người ta, phải lo trước cái lo của người và vui sau cái vui của mình mà không cầu danh lợi, kể công” và “Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng của con người, tử sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định”. Những tư tưởng, quan niệm về y đức ấy cho đến nay vẫn còn tính thời sự và vẹn nguyên giá trị.

    Trả lờiXóa
  31. Các bệnh viện cần công khai nội quy, quy chế, viện phí, quy trình khám, tiếp nhận, điều trị, thủ tục ra viện, danh tính các bộ phận, cá nhân phụ trách từng khâu; quyền và nghĩa vụ của bác sỹ, nhân viên y tế cũng như của bệnh nhân, thân nhân người bệnh. Bên cạnh đó, sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội đến đời sống và vấn đề y đức của người thầy thuốc đóng vai trò quan trọng. Phải chú trọng tuyên truyền, giáo dục đối với người thầy thuốc về tinh thần tận tụy phục vụ người bệnh, về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp một cách thường xuyên. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích, chăm lo đời sống cán bộ y tế về vật chất, tinh thần để họ yên tâm đem hết sức mình phục vụ người bệnh, góp phần thiết thực nâng cao y đức nghề nghiệp.

    Trả lờiXóa
  32. Quá tải bệnh viện, tăng giá viện phí, nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế, cũng như chất lượng khám chữa bệnh cho người dân là những vấn đề nóng được đặt ra. Cần nêu cao chữ đức của nghề thầy thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh. Có vẻ như hiện nay nó đang dần bị xem nhẹ khi mà người ta thường đổ lỗi tại sơ suất. Sơ suất mà sản phụ ở thanh hóa bị chết, những trẻ em tử vong khi tiêm vắc-xin. Phải nói là nguy cơ đáng báo động trong ngành y tế.

    Trả lờiXóa
  33. đúng là ở Việt Nam có hai cái nghề mà người dân luôn dành cho họ sự kính trọng, tin tưởng cũng như sự lệ thuộc vào họ. Thế nhưng sự tin tưởng, trân trọng ấy đang bị các bác sĩ hay những nhà ngoại cảm đánh lừa, xem nhẹ khi nhu cầu bác sĩ để chữa trị cũng như những nhà ngoại cảm giúp tìm một thân nhân của họ ngày càng cao. Và hiện trạng ở nước ta gần đây đã liên tục xảy ra những vụ như bác sĩ vô lương tâm, vi phạm quy tắc người thầy thuốc mà làm chết bệnh nhân hay những nhà ngoại cảm giởm lừa bịt nhân dân làm giả hài cốt lấy tiền. Do vậy mà vấn đề lương tâm, y đức nghề nghiệp phải được quán triệt để tránh tình trạng tiêu cực như trên

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.