Cũng giống như Nhật Bản, Việt Nam cũng đang có những mối quan tâm chung liên quan vấn đề lãnh thổ Biển Đông. Để đối phó với cục diện hiện tại, nhất là sau những động thái gây hấn với cường độ ngày càng gia tăng thì Việt Nam đã chọn giải pháp hòa bình, coi đàm phán để giải quyết tranh chấp là một biện pháp mang tính lâu dài; Bằng các hoạt động ngoại giao nhân dân, các hoạt động ngoại giao song và đa phương, Việt Nam đang muốn chứng minh với thế giới rằng: Việt Nam có tư cách pháp nhân duy nhất và có được những căn cứ pháp lý, chứng cứ lịch sử mình là chủ nhân duy nhất của Biển Đông; rằng TQ đang bất chấp luật pháp quốc tế để đơn phương gây hấn và tự cho mình cái quyền tài phán trên biển Đông...Dù hiện tại, những nỗ lực ngoại giao thông tin của chúng ta chưa có được những hiệu quả rõ rệt nhưng chính sách đó cùng với những cách phản đòn từ những quốc gia liên quan như Nhật Bản đang làm cho thế giới thấy được dã tâm của những ông bạn TQ. Hiệu quả vừa qua trong bài phát biểu của Đại sứ Nhật Bản cho thấy, không phải cứ tranh chấp là tất yếu phải giải quyết bằng chiến tranh và Nhà nước Việt Nam đang cố gắng hết sức trong việc bảo vệ chủ quyền của dân tộc; họ không đớn hèn, không "bán đất, dâng biển" như nhiều kẻ vẫn lợi dụng để rêu rao. Chúng ta hãy học người Nhật trong đối phó với những dã tâm của người TQ.
.............................................
TQ và Nhật Bản vốn có những khúc mắc từ quá khứ bởi một bên là tên xâm lược hiếu chiến và bên kia là là những người dân từng chịu kiếp nô lệ, khổ đau. Chính nguyên nhân này đã khiến cho quan hệ hai nước liên tục bước qua những giai đoạn thăng trầm khó đoán định. Nhà nước và những người dân TQ không thể quên được những nỗi đau, mất mát mà họ từng phải chịu đựng trong quá khứ từ những tên phát xít Nhật tàn độc và hung ác.
Và cứ mỗi lần phía Nhật Bản có các hoạt động tưởng nhớ, hướng về những quân nhân Nhật Bản từng tham chiến tại TQ, hướng về những năm tháng nước Nhật nuôi ước vọng làm chủ toàn cầu là y như rằng bên kia TQ có hành động trả đũa. Lần thì triệu hồi đại sứ Nhật tại TQ để ra tuyên bố phản đối, nếu gay gắt thì ra công hàm triệu hồi vị đại sứ đó về nước như một hành động trả đũa của chính nước này. Điển hình nhất là sau sự kiện những nhà lãnh đạo đứng đầu Chính phủ Nhật viếng thăm ngôi đền Yasukuni - nơi "thờ cúng vong linh của những người đã hi sinh cả tính mạng cho quốc gia kể từ thời Minh Trị Duy Tân năm 1868" TQ đã có những động thái phản đối dứt khoát. Họ cho đó là một hành động tưởng nhớ và tôn sùng chủ nghĩa phát xít từng gây họa cho thế giới nói chung, trong đó có người dân TQ. Với lí do nói trên TQ đã không ngần ngại phát động một chiến dịch tuyên truyền chống Nhật trên mọi lĩnh vực. Bằng những hành động của mình, phía TQ đang chuyển đến phần còn lại thế giới thông điệp nên cảnh giác với người Nhật và rằng, người Nhật đang muốn quay lại những năm tháng với giấc mộng làm chủ thế giới, bá chủ toàn cầu. Thực hiện hành động này, phía TQ cũng mong muốn thế giới sẽ rộ lên một phong trào tẩy chay, chống Nhật Bản và đương nhiên, kẻ có lợi nhất nếu mục tiêu đó thành công không ai nhiều hơn TQ.
Nhật Bản là một quốc gia có trình độ phát triển cao trên mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, điều mà người Nhật luôn lo sợ chính là thiếu đi những nguồn nguyên, nhiên liệu từ những quốc gia mà Nhật Bản có được mối quan hệ để phục vụ cho chính các hoạt động kinh doanh, sản xuất từ trong nước. Vì vậy, nếu hoạt động tuyên truyền nói trên của TQ thành công thì chính nền kinh tế Nhật Bản đang đối diện với những nguy cơ, thách thức rõ nét. Người Nhật sẽ phải làm gì nếu họ bị phần còn lại của thế giới cô lập; nếu điều đó xảy ra liệu nước Nhật có giữ được vị trí thứ ba nền kinh tế thế giới như hiện nay....Người Nhật hiểu điều đó và họ cũng không lặng lẽ chấp nhận để quốc gia láng giềng định đoạt số phận cho chính mình. Họ lại càng không muốn chấp nhận sự kém cỏi hơn TQ trong vấn đề phản tuyên truyền. Đấy cũng là lí do khiến Nhật Bản đang có những động thái phản đối với mục đích chỉ cho người thế thấy được TQ đang vu khống mình. Gấn đây nhất, vị Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ Kenichiro Sasae đã có một cuộc phản pháo được dư luận đánh giá đã làm cho TQ có những tổn thất nhất định. Trong đó, ông này có đề cập đến một luận điểm khiến cả thế giới quan tâm: "Người Trung Quốc không thể thấy sự thật cả thế giới đang thấy".
Để làm rõ những luận điểm của mình nêu lên, vị Đại sứ này đã không ngần ngại nói ra những điều mà phía TQ đang quan tâm: Xung quang câu chuyện viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Abe.
Sau hành động này, báo chí TQ đồng loạt đăng tải và cho đó là một động thái cho thấy Nhật Bản chưa thể quên được những quá khứ của mình và đang tái thiết lại những gì họ đã có trước và trong Thế chiến thứ hai. Đối với thế giới mà nói, sự khủng khiếp và những tai họa do những chiến binh phát xít gây nên trong quá khứ chưa lúc nào có thể quên được. Và mỗi khi nhắc đến đất nước Nhật Bản thì cơ hồ họ vẫn có những ấn tượng thiếu thiện cảm. Vì vậy, nếu phía TQ chứng tỏ với thế giới những toan tính quay trở lại của Nhật Bản thì không loại trừ khả năng người Nhật sẽ có những năm tháng không hề dễ chịu, kinh tế Nhật sẽ đối diện với những sự suy thoái khủng khiếp nhất kể từ sau thế chiến thứ hai. Song trong phát biểu của mình, vị đại sứ Nhật Bản đang chứng tỏ với thế giới rằng, nước Nhật hiện tại đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa phát xít và hướng đến tương lai với một nền hòa bình cho toàn nhân loại. Ông này nói: "Người Nhật Bản tự hào và tự tin về cách cư xử hoà bình trong suốt 70 năm qua của mình và chúng tôi đang tiến tới tương lai. Không giống như Trung Quốc, Nhật Bản chưa một lần nổ súng trên chiến trường kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Nhật Bản đã có những đóng góp đáng kể về kinh tế và công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của châu Á, trong đó có cả Trung Quốc. Nhật Bản đã liên tục duy trì sự tự do, dân chủ, tuân thủ pháp luật và có đóng góp cho hoà bình, thịnh vượng của châu Á, cũng như đoàn kết với nước đồng minh là Mỹ".
Ông này cũng không quên chứng minh sự không thống nhất trong việc đưa ra những phản đối xung quanh việc viếng thăm đền của những người đứng đầu Chính phủ và cho đó là một chiêu bài trong âm mưu chính trị hạ bệ Nhật Bản mang tính toàn cầu: "Cần phải lưu ý rằng Trung Quốc đã bắt đầu biến vấn đề này trở thành động cơ chính trị kể từ năm 1985. Mặc dù 14 tội phạm chiến tranh loại A được ghi danh tại đền này từ năm 1978, song vào thời điểm đó, hơn 20 cuộc viếng thăm của các đời Thủ tướng tới đền đã không hề bị phản đối." Đồng thời cũng nhắc lại những động thái "đã nhiều lần bày tỏ sự hối hận sâu sắc và nói lời xin lỗi chân thành về chiến tranh", "Thủ tướng Nhật cũng đã làm vậy sau chuyến thăm gần đây của ông tới đền Yasukuni".
Như vậy, có thể xem đây là một sự phản đòn mà phía Nhật Bản đáp trả lại những nỗ lực công kích, hạ bệ nước khác của phía TQ. Họ không thể ngờ rằng, chiến dịch tuyên truyền của mình đã bị một vị Đại sứ đang làm việc ở nơi đóng chân của trụ sở Liên Hợp Quốc vạch rõ và nhận diện. Cũng nói thêm rằng, đây không phải là lần đầu phía TQ áp dụng đối sách này đối với những quốc gia có chung tranh chấp và những vướng mắc chưa được giải quyết, có điều họ chưa bao giờ phải đối diện với những phản ứng hòa bình mà sâu sắc như vừa qua. Chân tướng sự việc cùng những câu chuyện bên trong thực sự đã làm cho phần còn lại của thế giới hiểu rằng người TQ đang làm gì, họ có âm mưu và thủ đoạn gì và cũng không loại trừ chiến dịch nói trên của TQ đã phản tác dụng.
Cũng giống như Nhật Bản, Việt Nam cũng đang có những mối quan tâm chung liên quan vấn đề lãnh thổ Biển Đông. Để đối phó với cục diện hiện tại, nhất là sau những động thái gây hấn với cường độ ngày càng gia tăng thì Việt Nam đã chọn giải pháp hòa bình, coi đàm phán để giải quyết tranh chấp là một biện pháp mang tính lâu dài; Bằng các hoạt động ngoại giao nhân dân, các hoạt động ngoại giao song và đa phương, Việt Nam đang muốn chứng minh với thế giới rằng: Việt Nam có tư cách pháp nhân duy nhất và có được những căn cứ pháp lý, chứng cứ lịch sử mình là chủ nhân duy nhất của Biển Đông; rằng TQ đang bất chấp luật pháp quốc tế để đơn phương gây hấn và tự cho mình cái quyền tài phán trên biển Đông...Dù hiện tại, những nỗ lực ngoại giao thông tin của chúng ta chưa có được những hiệu quả rõ rệt nhưng chính sách đó cùng với những cách phản đòn từ những quốc gia liên quan như Nhật Bản đang làm cho thế giới thấy được dã tâm của những ông bạn TQ. Hiệu quả vừa qua trong bài phát biểu của Đại sứ Nhật Bản cho thấy, không phải cứ tranh chấp là tất yếu phải giải quyết bằng chiến tranh và Nhà nước Việt Nam đang cố gắng hết sức trong việc bảo vệ chủ quyền của dân tộc; họ không đớn hèn, không "bán đất, dâng biển" như nhiều kẻ vẫn lợi dụng để rêu rao. Chúng ta hãy học người Nhật trong đối phó với những dã tâm của người TQ./.
An Chiến
0 nhận xét: