Trong nhịp sống đương đại, sự phát triển và gìn giữ những nét văn hóa dân tộc chính là thước đo cho sự phát triển tổng thể của dân tộc và đất nước đó. Ấy vậy mới có chuyện nhiều học giả đã quan tâm đến vấn đề văn hóa như một tiêu chí cốt lõi trong việc định hình và đánh giá sự phát triển đương đại. Và nhìn nhận từ thực tế thì đó cũng là một khía cạnh tương đối toàn diện hiện nay. Song, nói vậy, khẳng định vậy không có nghĩa mọi sự đi xuống của nền văn hóa là tiêu chí cứng để đánh giá sự đi xuống của một quốc gia và ngược lại; cũng như không thể lấy thước đo phát triển để đánh giá câu chuyện liên quan đến văn hóa....
Những ý tứ trên đây, xuất phát từ việc Đài RFI phỏng vấn Tiến sỹ, Nhà báo Phạm Chí Dũng - một nhân vật có thể nói là "không hề mới" với những diễn đàn kiểu này. Cũng nói thêm ngoài lề rằng, trong xã hội coi trọng trí thức, đầu tư cho trí thức phát triển và đóng góp vào sự phát triển của xã hội thì những người có học vị Tiến sỹ, Thạc sỹ hay học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư...chính là những "nguồn tài nguyên" cần thiết đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Và dù nhấn mạnh đến vai trò phản biện từ những con người như thế này nhưng hi vọng họ phản biện dựa trên tinh thần khoa học và khách quan; hãy đừng để những thứ "bụi trần" tác động và xen kẽ vào chính những nhận định và đánh giá của mình và để những phản biện đó thực sự là những "động lực" cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển và đi lên.

Phạm Chí Dũng.
Trở lại với bài phỏng vấn với tiêu đề: "Câu chuyện đầu xuân: Văn hóa Việt trong vận khí suy vong" của Tiến sỹ, Nhà báo Phạm Chí Dũng. Là một con người được phóng viên RFI đánh giá là "một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật" chắc hẳn Tiến sỹ Dũng phải là một con người có những cao kiến, những nhận định độc lắm đây. Ông sẽ cho những người như tôi, và rất nhiều người khác được mở rộng tầm mắt từ chính những sự hiểu biết, tài năng và cả sự chuyên nghiệp để đưa ra một kết luận có thể xem là "ráo hoảnh": "Văn hóa Việt trong vận khí suy vong".
Là con người Việt Nam, chắc hẳn không ai muốn nghe những nhận định như vậy, song chúng ta cũng không vì những tính bản vị hẹp hòi, những ý nghĩ thủ cựu để sẵn sàng bài xích, bỏ qua những nhận định, đánh giá liên quan nêu trên. Ấy vậy nhưng, điều khiến tôi ất ngờ chính là những nguyên liệu được Tiến sỹ Dũng đưa ra như là những chứng cứ, cứ liệu hùng hồn để tô điểm cho nhận định của mình. Đó là câu chuyện về không khí tết đầu Xuân năm mới. Ở khía cạnh này, Tiến sỹ Dũng cho rằng: "Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết? Không khí đường phố cũng uể oải và bải hoải. Chỉ sát Tết người dân mới có chút tiền để mua sắm, nhưng ở nhiều tụ điểm mai và đào vẫn ế chỏng chơ. Khách hàng đã và đang quay lưng với thị trường như một dạng văn hóa phủ nhận trong kinh doanh". Không chỉ ở Việt Nam, thế giới năm 2013 chứng kiến kinh tế đi xuống. Theo đó, Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó và việc không khí Tết năm 2014 ảm đạm và có phần "đói kém" là chuyện hết sức bình thường, nếu không nói là hoàn toàn dễ hiểu và kỳ thực nó đã được cảnh báo từ trước. Và cũng không thể lấy hình ảnh những người bán hoa đào, mai ế hàng làm cứ liệu để minh chứng cho sự đi xuống của nền văn hóa; và nếu Tiến sỹ Dũng cho đó là một căn cứ thì e rằng, ông chỉ chứng kiến ở một chỗ mà không chịu bỏ công đi thị sát ở những nơi khác, ở những địa phương tối 30 Tết vẫn có người đi mua đào và tất nhiên khi đó giá trị của những cành đào, cây mai vẫn không hề giảm....
Chưa hết, vị nhà báo, Tiến sỹ này lại nêu lên những câu chuyện mà tôi cho đó là những khuôn hình nhỏ nhặt và nó không thể là một cứ liệu để tô đậm hay chứng minh những điều ông đang nói. "Những giá trị truyền thống của ông cha như « Giấy rách phải giữ lấy lề », « Một câu nhịn chín câu lành »…dường như đã bị thay bằng sự vô cảm, tâm lý mạnh được yếu thua. Ngày nào đọc báo cũng đều thấy những tin được gọi là « cướp, hiếp, giết », người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau, thậm chí mạng người có thể bị mất đi vì những lý do rất nhỏ nhặt..." là những câu chuyện có thật nhưng đó cũng không thể minh chứng "đạo đức xã hội đang rơi xuống tận đáy?". Bởi, về khách quan chúng ta thấy rằng, mọi xã hội phát triển đều có những khiếm khuyết của nó và những hiện tượng như trên có thể xem là một phần của những khiếm khuyết. Song, những khiếm khuyết ấy chưa có thể là hạt nhân để đánh giá sự đi xuống của xã hội, nó chưa phản ánh bản chất cũng như những giá trị tổng quan của nó. Những câu chuyện như Thẩm mỹ viện Cát Tường hay những lời được thốt lên từ vị lãnh đạo Ngành Y cũng chỉ là những cách nhìn nhận đánh giá mang tính nhất thời, không khách quan, bởi như vậy thì vô tình đã phủ nhận hoàn toàn những thành tựu, những cố gắng của ngành Y tế hiện nay. Có rất nhiều gương sáng về Y đức đang thực sự làm lay động lòng người. Cần hơn hết là hãy đợi chờ từ chính những nỗ lực của ngành Y tế, kết quả và những biến chuyển của ngành Y trong thời gian tới sẽ là thước đo cho những nỗ lực đó...Rồi những câu chuyện như "Nạn tự xử đối với những kẻ trộm chó mèo diễn ra ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Ở Bắc Giang, khi vài người dân bị công an khởi tố bắt giam vì đánh chết cẩu tặc, đã có đến 800 người dân khác đồng ký tên vào một bản tuyên bố cùng nhận tội..." cũng chỉ là những phản ứng mang tính bột phá, nhất thời của những não trạng nóng nảy và bất bình chứ không phải là "Đó là cái gì? Một loại văn hóa phản kháng của người dân đang phát tiết ngay trong lòng chế độ “của dân, do dân và vì dân”. Họ chỉ phản ứng với những thói hư, tật xấu của chính mình chứ không nhằm phản kháng một cái gì khác mà vị Nhà báo, Tiến sỹ này đề cập đến...
Trên đây chỉ là hai trong số ít những nội dung tiêu biểu mà Tiến sỹ Dũng đề cập đến nhưng đã cho thấy được những sự quy kết vô nguyên tắc. Và thực sự, việc đánh giá tình trạng văn hóa Việt và đưa ra những liệu pháp cứu rỗi không thể chờ đợi đến những con người như ông Dũng; những gam màu, những chất liệu để ông Dũng xây dựng nên bức tranh "Văn hóa Việt trong vận khí suy vong" quá là nhỏ nhặt, tiểu tiết và nó càng không đủ sức khát quát...Trong lĩnh vực này, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng là một "họa sỹ tồi"...
An Chiến
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThật là quá tồi. Một con người như vậy không xứng đáng để được mang dòng máu Việt. Văn hóa việt tuy có những hạn chế và những bất cập nhưng đó chỉ là một khía cạnh riêng chứ không phải toàn bộ. Vì vậy nhận định: "Văn hóa Việt trong vận khí suy vong" là một điều hoàn toàn sai lầm và mang tính chủ nghĩa cá nhân của bản thân tiến sĩ Dũng.
Trả lờiXóaThật không tin phạm chí dũng có thể là tiến sĩ được. chắc là tiến sĩ giấy hả? Chứ bình thường ai lại có thể phát ngôn những điều như vậy. đúng là cái dnah tiến siix của ông chỉ là ảo, hữu danh vô thực mà thôi. ông nên tự xem lại bản thân mình để có thể làm gì có ích cho xã hội thay vì những câu mang tính phá hoại đất nước như vậy đi
Trả lờiXóaNhà báo Phạm Chí Dũng viết "Văn hóa Việt trong vận khí suy vong". quả thật là sai lầm. Không thể là suy vong mà là đang phát triển mạnh mẽ cụ thể là nạn trộm chó, cướp, giết, hãm hiếp ngày càng phát triển không chỉ trong dân chúng mà còn phát triển nạn " tự chết " trong phòng tạm giam. Nạn tham nhũng có cả bầy sâu như CT nước Trương Tấn sang khẳng định. Nạn côn đồ dùng đủ mọi hình thức kể cả mắm tôm phá rối đàn áp người biểu tình. Nạn lưu manh ngăn cản phá rối những người tưởng niệm liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới 1979, bọn lưu manh cưa đá tung bụi lên tượng vua Lý Thái Tổ. Làm sao kể hết những sáng kiến lưu manh, những tội ác phát triển ngày mạnh mẽ mà trước đây có ít hay chưa từng có. Phạm Chí Dũng chính là kẻ " gây rối " xã hội. lẽ ra phải lờ đi hay ca ngợi nền " văn hóa tội ác " thì anh lại quá thật thà khai ra tuốt luốt. Phạm Chí Dũng đã phạm tội bới xấu đảng, bới xấu chính quyền. Lẽ ra không được vạch áo cho người xem lưng. Lẽ ra Phạm Chí Dũng phải noi gương những tấm gương trí tuệ và nhân cách của Đảng như Bùi Quốc Huy, Phạm quí Ngọ hay Phó giáo sư Tiến sĩ đại tá Trần đăng Thanh ( luôn thuộc lòng và giảng dạy theo đúng giáo trình của đảng ở Học Viện chính trị Bộ Quốc Phòng ) mới chính là những "nguồn tài nguyên" cần thiết đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Trả lờiXóaChẳng có người nào lại không biết chó đang sủa. Chỉ có chó là không biết nó đang sủa. NGƯỜI làm việc vì mục tiêu, lý tưởng. Chó cắn, sủa theo phản xạ có điều kiện trước giờ ăn. Đánh chó e rằng phạm luật ngược đãi loài vật. Thôi thì chổng mông cho chó liếm
Trả lờiXóa