TQ đã từng thể hiện mình qua sách lược bành trướng mang tên "Đường lưỡi bò". Trên thực tế, từ việc thực hiện lộ trình trong sách lược này, TQ đã khiến những quốc gia không ăn, không ngủ bởi khi thì họ cho tàu ngư chính cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam, khi họ lại tuyên bố thành lập địa danh hành chính trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; gần đây nhất là việc họ cho ra đời cái tuyên bố tài phán về đánh bắt cá trên Biển Đông, dự án phòng không AIDZ...Philippin cũng là một nạn nhân khác trong cái sách lược phi lý và bất chấp luật pháp quốc tế nêu trên của TQ. Những động thái khó chịu của TQ đã khiến người đứng đầu nước này đã nhiều lần phản ứng trên các diễn đàn chính thức....
Cho đến nay, những quốc gia liên quan như Việt Nam, Philippin chỉ dừng lại ở việc đưa ra những tuyên bố chính thức qua đường ngoại giao, chưa có thêm bất kỳ một động thái nào. Tất cả đang chờ những tín hiệu tích cực đến từ TQ; việc TQ nhận rõ vai trò và lực cản trong vấn đề này chính là một liệu pháp hòa bình trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Song cũng chỉ từng ấy thôi cũng để hiểu rằng: Hiện tại phía TQ đang đối diện với những điều mà họ tưởng rằng sẽ không có gì khó khăn trong độc chiếm vấn đề Biển Đông; Hệ quả này được mang lại từ bên ngoài. Với những diễn biến hiện tại xung quanh sách lược "Đường lưỡi bò", bản thân TQ sẽ phải đối diện thêm một lực cản nữa và lần này lại xuất phát từ bên trong.

Những hành động táo bạo vừa qua đang làm khó TQ.
Và tất nhiên, với sự gia tăng hành động khiêu khích và bất chấp pháp luật vừa qua thì người TQ cũng chưa ý thức được những khó khăn đó. Người Mỹ đã chỉ cho họ thấy và đây cũng được coi là những cảnh báo hợp lý. Đi liền với sự cảnh báo ấy chính là tuyên bố phản đối chính thức “đường chín đoạn” ("đường lưỡi bò") trên Biển Đông của Trung Quốc.
Rõ ràng, động thái này của phía Mỹ cũng nói lên rất nhiều điều và ít nhất là sự kiên quyết trong bảo vệ những quốc gia đồng minh trong khu vực như Philipin trong thời gian tới. Trước đây, sau thành công từ việc "đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough và tiếp tục đe dọa các bãi cạn khác" phía TQ xem sự im lặng của Mỹ như một tín hiệu xanh và đây là nguyên nhân hàng đầu để những người Mỹ có những hành động khiêu khích leo thang vào giai đoạn sau. Với tuyên bố chính thức này, người Mỹ đã thể hiện rõ sự phản đối, lên án những sách lược của TQ đang áp đặt lên Biển Đông. Đồng thời, tuyên bố vừa qua phần nào thể hiện sự nhất quán của Mỹ trong "thể hiện quan điểm rõ ràng rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận các yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông khi mà Washington vẫn còn những ảnh hưởng không nhỏ trong khu vực".
Với những động thái nêu trên, chưa có một cái gì là chắc chắn trong việc Mỹ cam kết "trung thành" với những tuyên bố và thực thi những tuyên bố ấy bằng hành động. Nhưng ít nhất người Mỹ đã tạo ra một lát cắt mang tính chỉnh thể, đủ để định hướng dư luận thế giới trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh TQ không ngừng thực hiện chiến dịch tuyên truyền chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Hiện tại, để đưa ra các luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “đường chín đoạn” ấy, nhiều học giả, nhà khoa học và giới chính trị gia TQ đã liên tiếp cho rằng: "nước này từng có những thời điểm duy trì chủ quyền đối với các hòn đảo và rặng san hô khác nhau trong vùng biển. Theo lời giải thích của một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc thì: “Đường chín đoạn ở Biển Đông chỉ ra chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trong khu vực từ thời cổ đại”. Nhưng sẽ thật là phi lý nếu những điều người TQ nói và thực hiện trở nên phổ biến bởi: "Đế chế Ottoman trước đây kiểm soát phần lớn châu Âu vào nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đòi chủ quyền đối với hầu hết châu lục này. Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các nước phương Tây và các khu vực của Đông Âu vào thời Napoleon và Đức Quốc Xã. Mỹ và Anh có thể khẳng định phần lớn Tây Âu thuộc về họ trong những năm cuối cùng của Thế chiến II. Và Nga có thể tái thiết lại một đất nước từ thời Liên Xô cũ cũng bằng lập luận chủ quyền theo lịch sử". Và câu chuyện sẽ đi sang một hướng khác nếu điều đó được lật lại khi "sẽ thật trớ trêu với Trung Quốc cứ khăng khăng muốn hiện thực hóa nguyên tắc “đường chín đoạn” khi mà trong quá khứ, nước này cũng là thuộc địa của một số quốc gia. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã bị các quốc gia như Đức, Pháp, Anh xâm chiếm và chiếm đóng. Nếu theo lập luận của Bắc Kinh, các quốc gia này hoàn toàn có quyền đưa ra yêu sách đối với một số khu vực của Trung Quốc. Hoàng gia Nhật trong quá khứ cũng kiểm soát phần lớn Trung Quốc, và câu chuyện sẽ rất tệ hại với Bắc Kinh nếu Thủ tướng Shinzo Abe muốn đòi lại chủ quyền đối với các khu vực trước đây Nhật Bản từng chiếm đóng."
Trong một chừng mực nhất định, sự phân tích và cảnh tỉnh của nước Mỹ sẽ mở ra một hướng đi thích hợp cho những người TQ trong ứng xử quan hệ ngoại giao trong thời gian tới. Nhất là họ không muốn những chính sách do mình đưa ra và chuẩn bị thực hiện trên thực tế đang xuất hiện những hạt nhân bất hợp lý, thậm chí là phản chủ./.
Và tất nhiên, với sự gia tăng hành động khiêu khích và bất chấp pháp luật vừa qua thì người TQ cũng chưa ý thức được những khó khăn đó. Người Mỹ đã chỉ cho họ thấy và đây cũng được coi là những cảnh báo hợp lý. Đi liền với sự cảnh báo ấy chính là tuyên bố phản đối chính thức “đường chín đoạn” ("đường lưỡi bò") trên Biển Đông của Trung Quốc.
Rõ ràng, động thái này của phía Mỹ cũng nói lên rất nhiều điều và ít nhất là sự kiên quyết trong bảo vệ những quốc gia đồng minh trong khu vực như Philipin trong thời gian tới. Trước đây, sau thành công từ việc "đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough và tiếp tục đe dọa các bãi cạn khác" phía TQ xem sự im lặng của Mỹ như một tín hiệu xanh và đây là nguyên nhân hàng đầu để những người Mỹ có những hành động khiêu khích leo thang vào giai đoạn sau. Với tuyên bố chính thức này, người Mỹ đã thể hiện rõ sự phản đối, lên án những sách lược của TQ đang áp đặt lên Biển Đông. Đồng thời, tuyên bố vừa qua phần nào thể hiện sự nhất quán của Mỹ trong "thể hiện quan điểm rõ ràng rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận các yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông khi mà Washington vẫn còn những ảnh hưởng không nhỏ trong khu vực".
Với những động thái nêu trên, chưa có một cái gì là chắc chắn trong việc Mỹ cam kết "trung thành" với những tuyên bố và thực thi những tuyên bố ấy bằng hành động. Nhưng ít nhất người Mỹ đã tạo ra một lát cắt mang tính chỉnh thể, đủ để định hướng dư luận thế giới trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh TQ không ngừng thực hiện chiến dịch tuyên truyền chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Hiện tại, để đưa ra các luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “đường chín đoạn” ấy, nhiều học giả, nhà khoa học và giới chính trị gia TQ đã liên tiếp cho rằng: "nước này từng có những thời điểm duy trì chủ quyền đối với các hòn đảo và rặng san hô khác nhau trong vùng biển. Theo lời giải thích của một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc thì: “Đường chín đoạn ở Biển Đông chỉ ra chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trong khu vực từ thời cổ đại”. Nhưng sẽ thật là phi lý nếu những điều người TQ nói và thực hiện trở nên phổ biến bởi: "Đế chế Ottoman trước đây kiểm soát phần lớn châu Âu vào nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đòi chủ quyền đối với hầu hết châu lục này. Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các nước phương Tây và các khu vực của Đông Âu vào thời Napoleon và Đức Quốc Xã. Mỹ và Anh có thể khẳng định phần lớn Tây Âu thuộc về họ trong những năm cuối cùng của Thế chiến II. Và Nga có thể tái thiết lại một đất nước từ thời Liên Xô cũ cũng bằng lập luận chủ quyền theo lịch sử". Và câu chuyện sẽ đi sang một hướng khác nếu điều đó được lật lại khi "sẽ thật trớ trêu với Trung Quốc cứ khăng khăng muốn hiện thực hóa nguyên tắc “đường chín đoạn” khi mà trong quá khứ, nước này cũng là thuộc địa của một số quốc gia. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã bị các quốc gia như Đức, Pháp, Anh xâm chiếm và chiếm đóng. Nếu theo lập luận của Bắc Kinh, các quốc gia này hoàn toàn có quyền đưa ra yêu sách đối với một số khu vực của Trung Quốc. Hoàng gia Nhật trong quá khứ cũng kiểm soát phần lớn Trung Quốc, và câu chuyện sẽ rất tệ hại với Bắc Kinh nếu Thủ tướng Shinzo Abe muốn đòi lại chủ quyền đối với các khu vực trước đây Nhật Bản từng chiếm đóng."
Trong một chừng mực nhất định, sự phân tích và cảnh tỉnh của nước Mỹ sẽ mở ra một hướng đi thích hợp cho những người TQ trong ứng xử quan hệ ngoại giao trong thời gian tới. Nhất là họ không muốn những chính sách do mình đưa ra và chuẩn bị thực hiện trên thực tế đang xuất hiện những hạt nhân bất hợp lý, thậm chí là phản chủ./.
An Chiến
Trung Quốc quá tham lam trong vấn đề biển đảo khi tranh chấp với một loạt các nước láng giềng và còn tạo một đường lưỡi bò trắng trợn tuyên bố chủ quyền trên vùng biển của các nước đó. Hết đường lưỡi bò giờ lại là đường chín đoạn. Đúng là lòng tham và độ nham hiểm khi bất chấp luật pháp quốc tế của nước này quá rõ. Chúng sẽ phải chịu thất bại thôi
Trả lờiXóaTrung Quốc quả là lắm trò. Chúng nó chỉ muốn vơ vét tài sản và lãnh thổ của các nước láng giềng về chúng nó thôi. Chính sách nào đi nữa thì chúng ta và các nước trên thế giới chỉ thấy sự vô lý mà thôi. Có lẽ chúng ta sẽ cho chúng ta biết là cướp lãnh thổ của nước khác không dễ như vậy đây. Cuối cùng chính sách ngang ngược sẽ bị trả giá đắt thôi
Trả lờiXóaTừ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới chín đoạn vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay biển lịch sử.thế mà giờ đây nghiễm nhiên coi đó là bằng chứng độc chiếm biển đông
XóaChúng ta có thể thấy. Tất cả những nước cạnh Trung Quốc đều gặp nguy hiểm vì cái quốc gia tham lam và thâm độc này, phải cảnh giác cao độ với mọi hành động của Tàu. Chắc chắn cả thế giới chống lại Trung Quốc vì chúng rất gian ác, nhưng hãy làm sao biến suy nghĩ thành hành động. đừng để bọn tàu lấn át thế, chúng sẽ tự làm hại mình mà thôi
Trả lờiXóaTừ lâu, Trung Quốc không còn giấu giếm ý định muốn chiếm Biển Đông làm cái ao nhà của họ. Qua các tuyên bố gần đây của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền trên Biển Đông được lặp đi lặp lại cùng với các hành động như: thường xuyên tập trận trong khu vực, đưa các tàu ngư chính xuống tuần tra ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của các nước khác, điều đó cho thấy thái độ của Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến hơn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Trả lờiXóaHành động này cho thấy, Trung Quốc đưa các tàu ngư chính tuần tra không phải để bảo vệ các tàu đánh cá bị sách nhiễu bởi tàu của các nước khác trong khu vực, mà các con tàu này được sử dụng nhằm “củng cố” quyền đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông. Nghĩa là, những con tàu trên được sử dụng với mục đích ngăn chặn quyền đánh bắt cá của những tàu không phải là Trung Quốc.
Trả lờiXóaáo chí Trung Quốc mô tả, nòng pháo của con tàu 3503 Malaysia nặng khoảng 300 tấn, đã chĩa thẳng vào tàu Ngư chính 311, và tàu Malaysia càng ngày càng tiến vào tàu đối phương. Thủy thủ đoàn Trung Quốc còn nhìn thấy tàu Malaysia có trang bị 2 tên lửa đạn đạo, và các binh sĩ trên tàu đầu đội mũ sắt với tư thế sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 4 binh sĩ tiến vào các khẩu pháo ở phía sau boong tàu. Phía trái tàu chiến Malaysia cũng có một nòng pháo khác chĩa thẳng vào tàu ngư chính của Trung Quốc, điều này đã làm cho thủy thủ đoàn Trung Quốc vô cùng căng thẳng.
Trả lờiXóaMột hành động khác được cho là mới nhất của Trung Quốc ở vùng Biển Đông đó là cuối tháng qua, Trung Quốc đã đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” của họ. Giới chuyên gia cho rằng, đây là cụm từ lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng đối với Biển Đông, nâng tầm quan trọng của khu vực này lên ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã thể hiện một hành động hung hăng mới đối với khu vực đang tranh chấp.
Trả lờiXóađướng chín đoạn như một cái gì đó ngăn chặn việc trung quốc có thể bình thường quan hệ cới các nước trên thế giới, sụ tham lam của trung quôc đã làm mất đi bản chất cuar nước này trên lĩnh vực hợp tác quốc tế và làm cho người ta không còn có một thái độ hợp tác với chính quốc gia này, đơn cử như việt nam chúng ta cũng đã là một ví dụ cho những nước khác học hỏi va đề phòng những thủ đoạn đó của trugn quốc
Trả lờiXóaBáo chí Trung Quốc đưa tin, trong lần gặp gỡ riêng giữa lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở Washington hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obama một lần nữa tái khẳng định: Mỹ tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, và rằng Washington sẽ thận trọng xử lý một số vấn đề nhạy cảm trong quan hệ song phương.
Trả lờiXóaNước ta còn nghèo, nên mỗi người dân (nghèo quá thì thôi) hoặc những vị có nhiều tiền của không kể từ cao đến thấp đóng góp ít nhiều tiền cho đất nước để có đủ năng lực tài chính làm tiền đề mua sắm các công cụ cần thiết để bảo vệ đất nước. Vì cứ theo đà này gã hàng xóm sẽ ức hiếp chúng ta mãi thôi, cần phải ngăn chặn
Trả lờiXóaSự ngang ngược của Trung Quốc ngày càng leo thang và trắng trợn, không có con đường nào khác là nhanh chóng đưa vụ việc ra luật pháp Quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng thế giới. Ai là bạn bè? ai là anh em thì đã rõ? Trung Quốc thể hiện sự bành trướng qua hành động xâm phạm ngày càng leo thang (trước sau họ cũng thực hiện hành động lấn chiếm). Sự việc xảy ra ở vùng biển VN trong thời gian qua do TRung Quốc gây ra chưa phải là sự xâm chiếm nhưng rõ ràng đó là bước đầu tiên của ý đồ xâm lấn bờ cõi đất nước ta.
Trả lờiXóaTQ đang cố tình kéo chúng ta vào vòng xoáy cuộc chơi đó các bạn ạ, chúng ta mà cuốn theo coi như trúng kế, cũng như trong bóng đá đội mạnh bao giờ cũng muốn tấn công phủ đầu để nghiền nát đối phương, đối phương lấy tấn công trị lại coi như tiêu. Hết sức bình tĩnh các bạn ạ, tôi cũng con cháu Lạc Hồng, cũng yêu nước như các bạn. Đất nước chúng ta mới giải phóng được 37 năm, chúng ta đang từng bước xây dựng lại từ đống đổ nát sau chiến tranh (từ y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng, ...). Trong thời gian này TQ đã âm thầm toan tính, cụ thể là đầu tư rất lớn cho quốc phòng, một khi đã có sức mạnh về quốc phòng họ bắt đầu có những hành động ngang ngược như thế. Nhưng theo tôi TQ có 1000 lá gan cũng không bao giờ dám đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vì làm thế uy tín của TQ đối với cả thế giới này chẳng còn (do hành động ngang ngược, không tôn trọng pháp luật) mà một khi uy tín chẳng còn thì các bạn biết điều gì xảy ra rồi đó. Ở một lúc nào đó TQ có thể sẽ đem giàn khoan ra khu vực Hoàng Sa, đây là việc mà chúng ta phải cần tính tới và đối phó.
Trả lờiXóaBản chất cảu tủng quốc qua việc khoan dầu là biết mà. Tôi cũng nghĩ là việc Trung Quốc mời thầu không có ai tham gia nhưng là phát pháo đầu tiên mà là tự tuyên bố vùng mời thầu thuộc về họ. Về lâu dài, nếu ai không tham gia thì Trung Quốc tự thực hiện hành vi là kéo giàn khoan ra thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng biển Đông của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đóng giàn khoan 981 với giá trị cả tỷ USD; giàn khoan 981 có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 m mà vùng biển Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam thì có độ sâu trên 1.000 m. Vì vậy, Trung Quốc đóng giàn khoan 981 không ngoài mục đích là kéo ra biển Đông của Việt Nam để thăm dò và khai thác dầu khí. Việt Nam phải hết sức cảnh giác trước các âm mưu thâm độc của Trung Quốc. Phải đồng sức, đồng lòng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo; một mặt, chúng ta phản đối bằng đường ngoại giao nhưng cũng cần củng cố sức mạnh răn đe khi cần thiế
Trả lờiXóaTrung quốc thật là quá quắt, những hành động của chúng đang ngày càng trở nên táo tợn hơn bao giờ hết. Gio là đường chín đoạn, dau này lại là những trò gì nữa đây. Chúng liên tục có những trò bẩn thỉu để nhằm chiếm đoạt chủ quyền của đất nước ta. Những chính sách này rồi sẽ làm hại chính chúng mà thôi
Trả lờiXóaCòn nhớ trận chiến biên giới Việt-Trung đã để lại thiệt hại nặng nề cho cả hai bên với tổng số người chết và bị thương lên đến 50.000 trong đó Việt Nam bị thiệt hại nặng nề về kinh tế với các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 1323 số trường học, bệnh viện, nông trường, lâm trường, xí nghiệp và 80.000ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và cướp. Nói như thế để chúng ta thấy cái giá của chiến tranh nó đắt thế nào, đúng là mỗi người Việt Nam chúng ta đều nặng lòng với quê hương, tổ quốc, tuy nhiên nếu phát động chiến tranh thì chúng ta vô cùng đơn độc vì Nga cũng không còn là "anh cả" Liên Xô ngày trước, Mỹ và phương Tây chắc chắn cũng không giúp Việt Nam vì ta và họ chẳng là gì với nhau cả, Lào, Cuba chỉ là những nước nhỏ, có giúp cũng chưa đủ tương quan lực lượng với Trung Quốc còn Triều Tiên thì chắc chắn sẽ đứng ngoài. Chúng ta không hèn nhát nhưng chúng ta nên chọn phương án tối ưu để hành động, tránh những tổn thất vô ích, bảo vệ tính mạng cho đồng bào ta và cũng chính là cho chúng ta.
Trả lờiXóaTrung Quốc từ xa xưa cho đến nay rất thâm độc, chúng đã muốn thôn tính nước ta nhiều lần nhưng vẫn không được, đó là chuyện ngày xưa phương tiện liên lạc và vũ khí còn lac hậu. Nhưng ngày nay thì TQ đã là 1 nước lớn về nhiều mặt, phương tiện và vũ khí không thua gì Nga ,Mỹ ,tiềm năng kinh tế mạnh cho nên có thể thao túng về mặt con người rất mạnh. Mình làm công việc về chuyên ngành điện tử và quảng cáo ở TPHCM cho nên tiếp xúc nhiều. Gần đây mình để ý thấy lượng người Trung Quốc ở trong nước ta nói chung và ở 2 TP lớn nói riêng tăng lên khá nhiều, đặc biệt là ở khâu bán lẻ các vật tư ngành LED.
Trả lờiXóaĐây rõ ràng là hành động ăn cướp trắng trợn của Trung Quốc đối với hải phận và tài nguyên của Việt Nam rồi! Chúng ta không ngồi đó mà chỉ nói phản đối 1 cách lấy lệ , mà phải chuẩn bị tư tưởng và hành động kiên quyết, mạnh mẽ và đầy đủ cả thế và lực để sẵn sàng cho cuộc chiến mới để bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng Việt Nam!
Trả lờiXóaTrung Quốc Thật là ngang ngược. Chúng ta không nên nhường nhịn, chúng ta phải đưa ra biện pháp cụ thể để đáp trả chứ để tình hình này kéo dài sẽ gây nên những hệ lụy về sau, đã không làm thì thôi đã làm thì làm tới cùng. chúng ta không nên thỏa hiệp với trung quốc làm gì. Nếu là lảnh thổ của chúng ta thì chúng ta phải giữ lại, không cho bất kỳ quốc gia nào lấn chiếm, nếu có ai xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì chúng ta dùng luật pháp của chúng ta xử, và xử thật nghiêm. Cùng lắm thì chiến tranh bằng lực lượng vũ trang đánh đuổi lũ cướp đất.
Trả lờiXóaCướp thuyền đánh cá, bắt ngư dân rồi cắt cáp tàu thăm dò của PVN, chúng thấy ta vẫn nhịn nên làm tới. Đã đến lúc chúng ta cần phải mạnh mẽ trên mọi mặt trận. Ngay từ bây giờ phải triệt để kiểm soát và phải trục xuất ngay bọn TQ trá hình làm thương gia, nông dân nuôi trồng thủy sản bất hợp pháp. Lại còn mấy chục ngàn quân TQ làm "Bô xít" trên Tây nguyên - cửa ngõ phía Tây Nam kia bây giờ mới thật là đáng ngại. Mấy ngàn đời nay bọn xâm lược phương Bắc này đã bao lần xâm lược nước ta rồi. Toàn Đảng, toàn dân cần phải cảnh giác cao độ.
Trả lờiXóaQuốc tế đã lên tiếng như thế. Bây giờ là lúc phải hành động chứ đừng hô hào nữa. Phải đưa ra tòa án quốc tế thôi, chứ nói suông thì chắng có tác dụng với hành động bành trưởng của Trung Quốc. Nhà nước hãy để lòng dân bày tỏ thái độ với người bạn môi hở răng lạnh này. không nên để cho tủng quốc lộng hành mãi như thế được đâu
Trả lờiXóaTrước hành động ngang ngược công khai xâm lược của Trung Quốc, Việt Nam ta nên có hành động đáp trả, một mặc mềm dẻo phân tích bằng ngoại giao, tuyên truyền và kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp, đồng thời liên minh các nước ASEAN, nhất là với Phillipines. Ta cũng nên có hành động cụ thể để bọn Trung Quốc không nghĩ rằng Việt Nam sợ chúng. Ta đưa máy bay và tàu cảnh sát biển ra đối đầu chúng. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam không chối cãi được. Chúng ngang ngược, ta không thể nói suông được.
Trả lờiXóaCứ tiếp tục thực hiện những việc làm bành trướng của mình thì TQ sẽ còn tự gây cản trở trong quan hệ quốc tế của mình. sự im lặng của Mỹ và thế giới trong thời gian trước chỉ là chờ đợi người TQ ý thức hành vi của mình. tham lam vô độ càng khiến TQ mất đi hình ảnh của đất nước cũng như làm xấu đi những mối quan hệ láng giềng hàng xóm và mối quan hệ trên trường quốc tế. không một đất nước nào chấp nhận những hành vi bành trướng sai lầm.
Trả lờiXóaSự tham lam của TQ đã đẩy họ vào tình thế khó xử, việc Mỹ bày tỏ quan điểm của mình có giúp TQ nhận định định hướng bành trướng của mình ở châu á. những việc làm "đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough và tiếp tục đe dọa các bãi cạn khác", cướp thuyền đánh cá của người dân Việt Nam trên biển đông hay những hành động xây dựng trái phép những công trình trên đảo Hoàng Sa của Việt Nam...
Trả lờiXóachúng ta thấy hình ảnh trong phim người TQ hiệp nghĩa, hiểu biết nhưng thực sự TQ đang chứng minh điều ngược lại về những hiểu biết của chúng ta về TQ.
Rõ ràng thế giới hiên nay đang ở thế đa cực chứ không phải cục diện đôi cực sau thế chiến thứ hai giữa Mĩ và Liên Xô để mà Trung Quốc có sự tự tung tự tác tuyên bố cái gì là của mình cả. Đường chín đoạn căn bản không hề có một sự thuyết phục nào về bằng chứng pháp lí cũng như là lịch sử cả, nó chỉ thể hiện sự tham lam, bá mông bành trướng của nước này ra khu vực mà thôi. Nhưng rõ ràng đây không chỉ là chuyện giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Mĩ xưa nay cũng rất muốn có ảnh hưởng ở khu vực này và vô hình chung nó đã động chạm tới Mĩ. Việt Nam ta, không gây hấn, song chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể chối bỏ đươc, thế nên nhân dân ta sẽ làm hết sức mình để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà !
Trả lờiXóaNhững chính sách gần đây của Trung Quốc trên biển Đông càng cho thấy nước này đang âm mưu bành trướng lãnh thổ bất hợp pháp ra khu vực này. Song đây không phải là thời kì thế giới phân chia lưỡng cực giữa Mĩ và Liên Xô mà là đa cực, hơn nữa đây là vùng biển có lượng hàng hóa lưu thông lớn trên thế giới nên Mĩ cũng đang muốn có ảnh hưởng trong khu vực này. Bằng chứng là việc Philipin là đồng minh thân cận của Mĩ trong khu vực, thế nên mọi chính sách bất hợp lí và không có băng chứng pháp lí của Trung Quốc như đường lưỡi bò sẽ không được thực thi một cách dễ dàng, nó cũng taoj phần nào thuận lợi để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lờiXóaTrung Quốc có thể có những sự phát triển vững mạnh về quân sự họ có thể dùng quân sự để áp đặt lên nước khác thực hiện những hành động sai trái để lấn chiếm chủ quyền biển đảo của nước khác. Tuy nhiên nó cũng sẽ chỉ là những hành động trước mắt những lợi ích trước mắt nhưng nếu xét về lâu dài thì trung quốc đang tự mình làm hại mình. Hình ảnh của trung quốc trong mắt bạn bè quốc tế cũng đã giảm sút đi rất nhiều và nó chính là một trong những tác hại xấu từ những hành động này.
Trả lờiXóaNếu Trung Quốc vẫn còn cố chấp vẫn tiếp tục có những hành động sai trái này thì trung quốc sẽ đang tự làm hại chính mình đó chính là tự tách mình ra khỏi cộng đồng thế giới. Thế giới này không phải chỉ có riêng trung quốc mà còn có rất nhiều nước khác vậy nên nếu trung quốc không cư xử cho đúng đắn thì sẽ bị cộng đồng quốc tế loại trừ ra khỏi cộng đồng thế giới mà thôi.
Trả lờiXóaTrung Quốc chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến những tác hại xấu sau này mà trung quốc sẽ phải gánh chịu. Có những thứ mà tiền không thể mua được mà nó phải trải qua những hành động những cách cư xử của họ trong xuốt thời gian dài. Những hành động vừa qua của trung quốc đang đánh mất đi hình ảnh của trung quốc trong mắt bè bạn quốc tế và nó sẽ trở thành những điểm bất lợi cho chính trung quốc sau này.
Trả lờiXóaNhững hành động này của Trung Quốc rõ ràng đang làm cho cộng đồng thế giới phản đối không đồng tình và nó sẽ làm cho hình ảnh của trung quốc trong mắt bè bạn quốc tế bị giảm sút đi. Trung Quốc không thể nào một mình chống lại cả thế giới được mà cần phải biết cư xử cho hợp lí cho phù hợp nếu không những hành động của trung quốc đang là con dao 2 lưỡi đến một ngày nào đó nó sẽ gây hại chính cho trung quốc mà thôi.
Trả lờiXóaTrung Quốc có thể có được những ưu thế hơn chúng ta về tiềm lực quân sự kinh tế nhưng những hành động của Trung Quốc đang làm mất đi hình ảnh của đất nước này trong mắt bè bạn quốc tế mà thôi. Đó sẽ chính là những hậu quả to lớn cho những hành động sai trái của trung quốc nếu họ không biết dừng lại những hành động sai trái này. Có những thứ không phải là cứ dùng tiền dùng quân sự là có được mà nó cần phải có được sự đồng thuận của cộng đồng.
Trả lờiXóatất nhiên là bác Mỹ làm sao chịu nhún nhường mà để anh Trung Quốc ăn nguyên cả cái biển đông,liếm không thừa tí nào với cái "Đường 9 đoạn đó".Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam và philippin về nhiều mặt nên có thể lấn lướt nhiều cái,nhưng quên rằng phía sau philippin là gà khổng lồ Mỹ và có cả người đồng đội Nhật Bản nữa,cuộc tranh chấp sensaku đã nói lên tất cả rằng Trung Quốc tham nhưng cũng khó
Trả lờiXóaNhững lập luận của Trung Quốc đưa ra là hết sức phi lý, với đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra đã thực sự đánh vào chính Trung Quốc. Việt Nam sẽ nhất trí, kiên định về chủ quyền, sẽ đấu tranh không ngừng nghỉ để bảo vệ chủ quyền biển Đảo.Trung Quốc sẽ không bao giờ thực hiện được âm mưu bành trướng lãnh thổ đối với Việt Nam. Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết đoàn kết lại, người Việt Nam phải biết đùm bọc lẫn nhau, chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc
Trả lờiXóaĐường chín đoạn căn bản không hề có một sự thuyết phục nào về bằng chứng pháp lí cũng như là lịch sử cả, nó chỉ thể hiện sự tham lam, bá mông bành trướng của nước này ra khu vực mà thôi.đối với trung quốc thì điểu đó quá bình thường cho những gì mà nước đó đã đặt ra, Trung Quốc là 1 nước hết sức tham lam và cái tình ngông cuồng của họ thì nước nào cũng biết rồi,
Trả lờiXóaTrung Quốc đã ngông cuồng và hết sức ngang ngược khi đưa ra cái đường lưỡi bò vớ vẩn như vậy thực sự nực cười liệu rằng đây là chính sách bành trướng của chính phủ trung quốc đã từ rất lâu rồi có khi nào trung quốc không nghĩ đến việc xâm chiếm các nước khác đâu, đặc biệt là đối với đất nước ta điển hình vụ việc nam 1979 là cái mà bản chất nước hàng xóm của mình lòi ra
Trả lờiXóachính sách bành trướng bá chủ thế giớ bây giờ lại gặp ngay kì phùng địch thủ đó là Mỹ và 2 nước này đang dằn mặt nhau trong tất cả mọi chiến trường từ kinh tế văn hóa chính trị xã hội và đó cũng là cái mà chúng ta đang nói đây sự bành trướng của trung quốc đang bị vấp cản bởi Mỹ cái nước mà đang làm khó cho TQ rồi đây liệu chính cái chính sách này có thể đưa lại gì cho Tàu khựa hay ko?
Trả lờiXóabối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông với một loạt sự cố liên tiếp xảy ra giữa các nước liên quan, trong đó có vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam. Nguyên nhân chính vẫn là sức hút của nguồn lợi thủy sản và dầu khí tại Biển Đông,Trung Quốc với tham vọng trở thành một cường quốc biển cũng như muốn chứng tỏ vị thế của một nước lớn. Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách tại Biển Đông mà không dựa trên luật pháp quốc tế hoặc sử dụng cơ chế luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Chiến lược của Trung Quốc là sử dụng sức mạnh, thậm chí cả vũ lực ở mức thấp. Giả tâm cũng chúng nhất định sẽ bại mà thui
Trả lờiXóaxe đạp gấp của nhật
Trả lờiXóa