Với sự nở rộ của các hội đoàn trên các lĩnh vực, các Cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực này cơ hồ đã có dấu hiệu quá tải. Nhiều cán bộ làm công tác này đã nhiều lần đặt vấn đề sát nhập nhiều tổ chức, hội đoàn lại với nhau bởi theo họ việc tách và hoạt động đơn phương chỉ làm cồng kềnh tổ chức bộ máy và khó khăn cho vấn đề kinh phí hoạt động và các hoạt động phối hợp. Dù chưa có một tổ chức nào đồng ý sát nhập lại với nhau nhưng điều đó cũng cho thấy, đã đến lúc chúng ta nên đặt vấn đề tinh gọn, hợp nhất nhiều tổ chức, hội đoàn lại với nhau trên cơ sở tôn trọng và thực thi quyền tự do lập hội, đoàn của các cá nhân, nhóm người.
Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức có cách thức và mô hình, lĩnh vực hoạt động tương tự nhau nhưng họ vẫn đòi cho bằng được cái quyền độc lập, tách bạch trong quá trình hoạt động bởi chính những người đứng đầu, những chủ thể lợi ích trong đó chưa dung hòa được quyền lợi và những địa vị kèm theo. Chính vì vậy, họ chọn cho mình con đường không giống nhau, cách thức tổ chức quản lý tách bạch như một giải pháp tình thế; tạo thời gian cho những hòa giải, đàm phán để giải quyết, thống nhất những điều mà trong một chừng nhất định họ còn bất đồng. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, cho đến nay việc cho phép thành lập riêng biệt những tổ chức khác nhau cũng hoạt động trên cùng một lĩnh vực cũng có những điều kiện nhất định như về địa bàn và những giá trị đi cùng, thậm chí nhiều tổ chức như vậy cũng có những nhân tố hoàn toàn khác biệt. Như vậy là họ có cớ để tách, hoạt động riêng rẽ chứ không có sự trộn lẫn, đánh đồng.

Nhà phê bình văn học, dịch giả Phạm Xuân Nguyên đang hiểu sai tính cạnh tranh của nền văn học khi cổ súy việc thành lập "Văn Đoàn độc lập Việt Nam".
Sở dĩ những điều trên chưa và không thể đối với chủ thể hội nhà văn xuất phát từ việc nếu cho ra đời một tổ chức khác bên cạnh hội Nhà văn thì câu chuyện xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi sẽ tất yếu xảy ra. Đã qua rồi cái thời kỳ, cứ liên tiếp cho ra đời nhiều tổ chức có mô hình, lĩnh vực hoạt động khác nhau hòng thúc đẩy tính cạnh tranh và xem điều này là động lực để phát triển. Nhiều tổ chức như vậy, trong quá trình hoạt động do những va chạm giữa những nhân tố mang tính nghề nhiều lãnh đạo các tổ chức khác nhau đã không ngần ngại đăng đàn đẻ mà chưởi bới, công kích lẫn nhau. Và như vậy, về cơ bản mục đích tăng tính cạnh tranh chưa thấy đâu mà sự bất đồng nội bộ, giữa những người đồng nghiệp cơ hồ đã xảy ra.
Sở dĩ những điều trên chưa và không thể đối với chủ thể hội nhà văn xuất phát từ việc nếu cho ra đời một tổ chức khác bên cạnh hội Nhà văn thì câu chuyện xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi sẽ tất yếu xảy ra. Đã qua rồi cái thời kỳ, cứ liên tiếp cho ra đời nhiều tổ chức có mô hình, lĩnh vực hoạt động khác nhau hòng thúc đẩy tính cạnh tranh và xem điều này là động lực để phát triển. Nhiều tổ chức như vậy, trong quá trình hoạt động do những va chạm giữa những nhân tố mang tính nghề nhiều lãnh đạo các tổ chức khác nhau đã không ngần ngại đăng đàn đẻ mà chưởi bới, công kích lẫn nhau. Và như vậy, về cơ bản mục đích tăng tính cạnh tranh chưa thấy đâu mà sự bất đồng nội bộ, giữa những người đồng nghiệp cơ hồ đã xảy ra.
Từ năm 1957 đến nay, Hội Nhà văn được xem là mái nhà chung cho những văn nghệ sỹ trên lĩnh vực văn học. Họ đã quá quen với cơ chế hoạt động, cách thức làm việc và điều quan trọng là Hội nhà văn tồn tại được như ngày hôm nay có sự bao bọc và cưu mang từ chính ngân sách nhà nước. Đồng thời, lo sợ trước sự tác động đa chiều từ bên ngoài, sự chệch hướng của nền văn học nên Nhà nước đã dày công thực hiện thêm một chức năng là định hướng, vạch đường cho nền văn học phát triển. Đội ngũ văn nghệ sỹ chỉ có một công việc là chuyên tâm thực hiện công việc sáng tác mà họ còn bị những thế hệ độc giả hiện tại chê là nghèo nàn và không phản ánh được hơi thở của cuộc sống đương đại; Sự nghiệp văn học của nước nhà sẽ đi đến đâu nếu họ vừa thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng, sự quá tải sẽ là điều dễ báo trước. Và không chừng khi tiếng gọi của "cơm áo gạo tiền bủa vây, siết chặt hết ý thức nghệ thuật và cảm hứng sáng tác thì liệu họ sẽ còn đẩy tương lai nền văn học đương đại đi đâu.
Có người khi đọc xong điều này lại lí sự rằng, tại cơ chế bó buộc, định hình trong khuôn khổ đã giết chết cảm hứng văn học, cảm hứng sáng tác - một yếu tố được biết đến là điểm nhấn trong nguồn cội của mọi nền văn học; song, nếu họ nghĩ vậy thì chính họ đang phủ định, bài xích chính họ. Mỗi một nhà văn lớn, văn hào của nhân loại luôn tự biết làm gì, làm như thế nào để vượt ra khỏi sự bó buộc hữu hình để sống với cái vô hình, cái điểm tựa nghệ thuật. Cái mà nền văn học này thiếu không phải là những tác phẩm "bậc trung" mà thiếu những tác phẩm văn học lớn, xứng tầm với những tác phẩm văn học của thế hệ tiền bối đi trước. Cho nên đừng vội kêu rằng, cơ chế đang kìm hãm bước đi của nền văn học mà hãy trách chính mình chưa có được bản lĩnh để hóa giải và xem đó như một nhân tố hết sức bình thường.
Trước đây, trong bối cảnh nước nhà chìm đắm trong cảnh nô lệ do chế độ thực dân, phong kiến ngự trị không ít nhà văn, nhà thơ vẫn tìm cho mình một lối đi riêng, một sự thích nghi cuộc sống đương đại để mục tiêu cuối cùng là góp sức cho nền văn học. Nếu có một phép so sánh công bằng thì cơ chế hiện tại chưa là gì so với những khó nhọc, khổ cực mà thế hệ nhà văn trước gặp phải. Vào thời điểm ấy, không ít nhà văn đã mơ được cởi trói khỏi ách nô lệ, được giải thoát khỏi những nỗi lo lắng bộn bề về cơm áo gạo tiền; họ thèm được nhà nước bao cấp, được bảo hộ và định hướng. Sự đủ đầy hôm nay trên nhiều phương diện chính là một điểm khác biệt quá lớn so với giai đoạn trước đây nhưng xem ra những con người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật hôm nay không xem trọng điều đó. Họ cứ khăng khăng đòi thành lập cho được một tổ chức song hành với hội Nhà văn mà chính họ hiểu rằng chẳng để làm gì.
Nhà phê bình văn học, dịch giả Phạm Xuân Nguyên phát biểu xung quanh việc lập "Văn đoàn độc lập Việt Nam" như sau: "Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt động, mà trên hoạt động rồi thì sẽ thấy cái chuyện cạnh tranh hay không. Chứ không phải mục đích là lập ra hội này để đối lập với hội kia, để cạnh tranh, thì điều đó, bản thân sự thành lập cũng đã có cái khác rồi". Tôi đồng ý với việc nếu có nhiều tổ chức thì cơ chế, mức độ cạnh tranh cũng vì vậy mà lớn hơn (tất nhiên khía cạnh cạnh tranh để phát triển và đi lên) nhưng tôi e rằng, Nhà phê bình văn học, dịch giả này đã hiểu sai tình hình văn học hiện tại. Điểm yếu của nền văn học hiện tại là chưa có tác phẩm đúng tầm, chưa có tác phẩm lớn nên tính cạnh tranh của nó hầu như ít. Chúng ta khoan hãy nói đến sự cạnh tranh bên trong, mà hãy nhìn ra ngoài khi những tác phẩm của những nền văn học trong quá khứ cũng có những thành tựu tương tự chúng ta như Trung Quốc, Nhật Bản.... Các tác phẩm của họ đã tràn ngập trên khắp đất nước Việt Nam chúng ta. Thử hỏi rằng, những nhà văn Việt Nam đã làm gì, làm như thế nào để cạnh tranh và đối phó với những sự tràn ngập ấy; nếu nói không xa thì chính nền văn học ngoại nhập ấy sẽ giết chết nền văn học giàu truyền thống của nước nhà. Chính vì vậy, nhận thức về cơ chế cạnh tranh trong nền văn học đi kèm việc thành lập thêm một tổ chức hội song hành với Hội Nhà văn có chăng chỉ làm mâu thuẫn trầm trọng thêm những những chủ thể lợi ích hiện tại trong hội.
Xin thưa cùng Nhà phê bình văn học, dịch giả Phạm Xuân Nguyên.
An Chiến
Cũng đã qua rồi cái thời mà các tổ chức " mọc lên như nấm " với luận điệu rằng có nhiều tổ chức thì sẽ có sự cạnh tranh với nhau để phát triển, cái thời ấy đâu còn phổ biến nữa, giờ là lúc cần phải có sự thống nhất, đồng tâm đồng sức để phát triển. Do vậy chỉ cần cái tổ chức Hội nhà văn ấy là quá đủ rồi, sẽ không cần thêm bất cứ tổ chức nào nữa
Trả lờiXóaLúc nào mở miệng cũng liên tục kêu than rằng phải có nhiều tổ chức thì mới có động lực cạnh tranh nhau để phát triển toàn diện, hay là nếu chỉ có 1 tổ chức như thế sẽ dẫn đến tình trạng bị hạn chế về tư tưởng, đường lối hoạt động của các thành viên, thế nhưng đâu cứ phải có nhiều là tốt, nhiều tổ chức thì lại mất đi sự thống nhất, rồi đến đường lối tư tưởng của thành viên dễ bị lệch lạc, có thể vi phạm pháp luật nữa, như vậy có nên không? càng nói càng cho thấy rằng việc kêu gọi thành lập tổ chức Văn đoàn độc lập Việt Nam là hoàn toàn nhảm nhí
Trả lờiXóavăn học nước nhà có thêm cái lũ văn đoàn độc lập thì cũng có khá lên được đâu mà nó nói cạnh tranh với chả văn học nước nhà.bây giờ chúng còn thêm cái blog văn việt để làm thêm ô uế nên văn học nước ta nữa chứ.toàn những con người biết cầm bút nhưng không biết viết toàn kê ra những câu chuyện thêu dệt và xuyên tạc để chống phá nhà nước ta,thật ra chúng cũng chỉ là một lũ rận chủ cả chứ không khác gì tổ chức này tổ chức nọ cũng là một ruộc đó cả
Trả lờiXóa