THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

24 tháng 3 2014

CỤ THỂ HÓA CAM KẾT GIỮA HAI NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN VỐN ODA

by An Chiến  |  at  24.3.14

Từ trong quá khứ phía Việt Nam đã mạnh tay và kiên quyết trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lợi dụng quyền hạn chức vụ để tham ô, tham nhũng liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật. Với những động thái đầu tiên như "đình chỉ công tác vì nghi án Nhật hối lộ", cử Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông "ngay thứ Hai [24/03] phải làm việc trực tiếp với Trưởng đại diện JICA và Đại sứ Nhật" đã cho thấy được sự quyết tâm cao của Việt Nam trong lộ trình minh bạch hóa và gia tăng niềm tin cho phía Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh phía Nhật Bản đã có những cam kết ở cấp độ cao hơn về nguồn vốn ODA với Việt Nam. 
............................................................................
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có một chuyến công du tới Nhật Bản. Hoạt động này thực hiện trong khuôn khổ năm Kỷ niệm hữu nghị Việt - Nhật và theo lời mời của Nhật Hoàng. Trên bình diện hợp tác ở nhiều lĩnh vực thì chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước đã thu về phía Việt Nam không ít những thắng lợi, trong đó một trong những mục tiêu duy trì và tăng cường các khoản hộ trợ theo hình thức ODA; nước Nhật cũng đã cam kết luôn xem Việt Nam là đối tác ưu tiên trong thực hiện các nguồn viện trợ chính thức này. Phía bạn cũng yêu cầu Việt Nam cần nghiên cứu để sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ chính sách này, tránh hiện tượng chi tiêu sai và lãng phí; không để hiện tượng tham nhũng lấn sâu vào, làm ảnh hưởng xấu đến mục đích trong sáng của việc sử dụng những khoản viện trợ này. 

Cũng trong khuôn khổ các hoạt động với Chính phủ, một số cơ quan điều phối các dự án ODA của Nhật Bản như Jica..., Chủ tich nước Trương Tấn Sang và các thành viên đoàn gồm lãnh đạo các Bộ, ban ngành cũng đề nghị phía Nhật Bản mà trực tiếp là những cơ quan tham gia giám sát và điều phối hệ thống quỹ, nguồn vốn cần có những động thái làm trong sạch hóa, giúp Việt Nam sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn và gián tiếp giúp Việt Nam thực hiện đúng các cam kết liên quan. Việc cơ quan báo chí Nhật bản phát giác ra một vụ án tham nhũng giữa một Cơ quan giám sát hoạt động của Nhà thầu và một đối tác của Việt Nam liên quan đến việc sử dụng vốn ODA và thông báo cho Việt Nam điều tra, xử lý có thể xem là một động thái nghiêm túc, cầu thị nhất giữa hai bên trong thực hiện những cam kết nêu trên. 
Hầu hết các quốc gia phát triển khi viện trợ và thông qua các khoản vay cho các đối tác là các quốc gia đang phát triển, các quốc gia nghèo bên cạnh việc tìm hiểu mục đích sử dụng nguồn vốn thì họ cũng sát sao quan tâm năng lực và tính minh bạch trong quá trình sử dụng nguồn vốn đó. Việc họ yêu cầu phía đối tác cam kết và thực hiện nghiêm túc những cam kết đó là một tiêu chuẩn trong việc xem xét có đầu tư hay không và khoản đầu tư ấy là bao nhiêu?

Trên thực tế, quá trình minh bạch hóa nguồn vốn và quá trình sử dụng không chỉ hướng vào chủ thể là người Việt Nam mà dường như phía Nhật bản trong vai trò là nhà thầu cũng được Việt Nam chú ý đến. Có thể nói, trên cơ sở nhận thức rõ những mối liên hệ trong quá trình sử dụng nguồn vốn những cơ quan giám sát, thực hiện chức năng minh bạch hóa đã chọn khâu đột phá là giám sát các hoạt động của Nhà thầu và bên được giao sử dụng, điều phối nguồn vốn. Trên thực tế, nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng của doanh nghiệp Nhật Bản đang được các cơ quan chức năng điều tra tiếp tục làm rõ như một hành động mang tính thực chất cho những cam kết của phía Việt Nam. 

Nhiều người khi nghe tiết lộ động trời này của Giám đốc một công ty giám sát thầu của Nhật Bản, nhiều người cho đây là một rúng động mà về hệ quả trước mắt cũng như lâu dài sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người Nhật, Chính phủ Nhật. Nhiều câu hỏi đặt ra là liệu Chính phủ Nhật có còn đủ niềm tin, sự kỳ vọng trao gửi cho một đối tác những nguồn vốn khổng lồ mà một phần trong đó đã bị đẩy vào túi của một số người....Lo lắng đó hoàn toàn có căn cứ và sát thực, nhất là khi những thỏa thuận về ODA giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được thắt chặt hơn trong chuyến thăm vừa qua của Chủ tịch nước. Song, thông tin đó chưa phải là một sự mở đầu cho một chu trình đang đến hồi kết mà ngược lại nó chính là một thước đo hoàn hảo nhất, khách quan nhất cho những điều nói và làm đến từ Chính phủ mà trực tiếp là chủ thể Bộ Giao thông vận tải trong sử dụng nguồn vốn này. 

Trong quá khứ, với những sai phạm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trong Bộ Giao thông vận tải chúng ta đã từng làm mạnh, triệt để. Điển hình như vụ PMU18, gần đây nhất là vụ việc liên quan tập đoàn Vinaline và vụ việc lần này nếu có sai phạm thì cũng không phải là ngoại lệ. Đối với vụ việc lần này, trước đó đã không ít lần những cơ quan điều phối, giám sát việc sử dụng vốn ODA của phía Nhật bản đã nhiều lần cảnh báo với Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải về hiện tượng tham nhũng trong quá trình này; Việt Nam cũng đã xem trọng những lời cảnh báo của phía Nhật Bản và cũng tăng cường năng lực quản lý và đưa ra một số cơ chế đảm bảo minh bạch, công khai hóa các khâu công tác. Và đặc biệt chúng ta cũng xác định luôn tâm thế nếu phát hiện thấy hành vi sai phạm thì sẽ kiên quyết xử lý. Cho nên với những hé lộ đến từ phía Nhật Bản trong vụ việc này là một nguồn căn cứ để phía Việt Nam loại bỏ dần những nguy cơ và hiện tượng tiêu cực. 

Tất nhiên, có một câu chuyện mà không ai không biết chính là sự chờ đợi từ phía Nhật bản trong vụ việc này. Họ đang dõi theo Việt Nam sẽ làm gì với những thông tin vừa được công bố và việc Việt Nam mạnh tay, làm tới cùng sẽ làm gia tăng niềm tin ở phía bạn. Đây cũng như là một sự thử thách mà phía Nhật Bản đang muốn Việt Nam vượt qua và trao gửi thêm nhiều cơ hội. Cũng nói thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra một vụ việc nghi tham nhũng và nhất là được phát hiện từ cơ quan báo chí Nhật Bản liên quan đến nguồn vốn ODA. Vụ án liên quan ông Huỳnh Ngọc Sỹ là một ví dụ sinh động nhất: "Hồi năm 2008, cũng chính tờ Yomiuri Shimbun đã phanh phui vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, khi đó đang làm giám đốc Sở Giao thông Vận tải và trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và môi trường nước của Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhận hối lộ từ Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) để cho công ty này thắng thầu dự án. Ông Sỹ sau đó đã bị Tòa tuyên là có tội và bị kết án tù chung thân nhưng sau giảm xuống còn 20 năm trong phiên phúc thẩm". 

Điều này cho thấy, từ trong quá khứ phía Việt Nam đã mạnh tay và kiên quyết trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lợi dụng quyền hạn chức vụ để tham ô, tham nhũng liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật. Với những động thái đầu tiên như "đình chỉ công tác vì nghi án Nhật hối lộ", cử Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông "ngay thứ Hai [24/03] phải làm việc trực tiếp với Trưởng đại diện JICA và Đại sứ Nhật" đã cho thấy được sự quyết tâm cao của Việt Nam trong lộ trình minh bạch hóa và gia tăng niềm tin cho phía Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh phía Nhật Bản đã có những cam kết ở cấp độ cao hơn về nguồn vốn ODA với Việt Nam. 
An Chiến

10 nhận xét:

  1. thuế là mồ hôi nước mắt thu từ dân, nhưng cái kiểu cha chung không ai khóc, không ai bảo vệ thì tệ tham nhũng, bòn rút là chuyện không thể tránh khỏi, thế nhưng tiền từ nước khác đầu tư nguồn vốn vào nước ta không phải là hỗ trợ cho không đâu, tất cả chỉ là cuộc trao đổi trên vĩ mô mà thô, thế nên đừng hòng mà bòn rút của họ như bòn rút của dân được

    Trả lờiXóa
  2. bản chất của vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết. chúng ta phải trả giá cho nguồn tiền ấy thì không có lý nào mà lại để những đồng tiền ấy là miếng mồi béo bở cho những tên tham quan thời này được

    Trả lờiXóa
  3. Bà vợ hỏi ông chồng: - Ông ơi! Vốn ODA là gì mà sao dạo này tôi hay nghe báo đài nhắc tới quá vậy?

    - Bà muốn giải thích kiểu nào? Dễ hiểu hay khó hiểu?

    - Thôi, cho tôi nghe dễ nhớ, dễ hiểu đi ông!

    - ODA là viết tắt của 3 chữ “Ôi dễ ăn”. Bởi trong thời gian qua. Đồng vốn này bị “xơi” thấy mà thương luôn!

    Trả lờiXóa
  4. ODA không mấy ai hiểu bản chất của nó đâu, cơ bản tiền trên trời rơi xuống mà, dân sao để ý được, nên mọi người cần phải hiểu rõ rằng ODA là vốn viện trợ không hoàn lại được rất nhiều người Việt Nam suy nghĩ đến là không đúng với bản chất . Đơn giản là đây là những nguồn vốn , mà chúng ta phải đánh đổi tài nguyên , hoặc phải trả trong tương lai. vì thế chúng ta phải có ý thức sử dụng đúng cách

    Trả lờiXóa
  5. tuy nguồn viện trợ ODA vừa qua của nhật đã có những dấu hiệu và phát hiện ra trường hợp tham nhũng nghiêm trọng, việc ngăn chặn không bao giờ là muộn cả, tuy nhiên đừng có ý nghĩ phản cảm với nguồn vốn này, đừng nghĩ nhà nước thèm tiền mà nhận để tham nhũng đâu, nguồn vốn này là động lực phát triển của chúng ta, chúng ta mượn để xây dựng cho con cháu chúng ta sau này cơ mà

    Trả lờiXóa
  6. tôi đã từng đọc một quyển sách đã "vạch trần" bản chất của nguồn vốn ODA từ chính một nhà khoa học chân chính người nhật, nói nên cả mặt sau của ODA đến từ nhật bản, chúng ta phải hiểu rằng đằng sau những lời lẽ ngoại giao mỹ miều là một vũ khí kinh tế đặc biệt, mà như các tác giả khẳng định ở mục cuối của cuốn sách: Ngày xưa chúng ta dùng chiến tranh, ngày nay chúng ta dùng ODA

    Trả lờiXóa
  7. chúng ta phải cẩn thận bọn chó Nhật lợi dụng Việt nam để chống lại lợi ích của nhà nước Trung hoa. Đây là những âm mưu của thế lực thù địch rân chủ để làm rối loạn chính trị của nước ta. Chúng ta cần đoàn kết chặt chẻ hơn với TQ, đuổi sạch bọn Nhật ra khỏi Việt nam. Đảng và Dân ta chỉ cần có TQ là người anh em duy nhất, người đồng hành tốt nhất trên con đường xây dựng XHCN

    Trả lờiXóa
  8. nếu thật có vụ tham nhũng thì không thể chấp nhận được ,nguồn vốn ODA của nhật giúp Việt Nam mà chúng cũng tham ô được thì không thể tha thứ cái lũ này,16 tỷ đồng một con số lớn có thể giúp chúng ta nhiều mà bị nó biển thủ mất thì thật là đáng ghét.để Nhật biết chuyện này thì lại không tin tưởng Việt Nam nữa thì sao lại có quan hệ xấu nữa thì sao,cần phải làm rõ vụ này

    Trả lờiXóa
  9. mabu denhi thật là khờ nhỉ. Bạn nghỉ là đây là lần đầu tiên cán bộ đảng viên tham nhũng, cắt tiền viện trợ làm của riêng à.

    Bạn có bao giờ tự hỏi. Cán bộ đảng viên, công an tiền lương tháng bao nhiêu mà có thể xây biệt thự, lâu đài hoành tráng vậy. Tiền trời cho à.

    Trả lờiXóa
  10. tôi đã từng đọc một quyển sách đã "vạch trần" bản chất của nguồn vốn ODA từ chính một nhà khoa học chân chính người nhật, nói nên cả mặt sau của ODA đến từ nhật bản tuy nguồn viện trợ ODA vừa qua của nhật đã có những dấu hiệu và phát hiện ra trường hợp tham nhũng nghiêm trọng, việc ngăn chặn không bao giờ là muộn cả, tuy nhiên đừng có ý nghĩ phản cảm với nguồn vốn này,

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.