Như một quy luật mang tính bổ khuyết cho nhau, quá trình vận dụng luật và biên soạn luật đang song hành với mục tiêu hoàn thiện hệ thống Pháp luật Việt Nam - một nhân tố vừa đảm bảo ổn định trong nước và phục vụ cho quá trình phát triển, hội nhập quốc tế. Ở bài viết này tôi muốn bàn đến một nội dung rất nhỏ trong quá trình soạn thảo và xây dựng luật.
Xin nói rằng, câu chuyện về soạn thảo và xây dựng luật là không hề mới bởi thực tế đối với những trường Đại học, Cao đẳng đào tạo về mã ngành này họ đã có cả một cuốn giáo trình nhập môn: Lí luận Nhà nước và Pháp luật. Vì vậy, nói ra điều này cũng chẳng qua là nói lại những gì sách vở đã nói và đã đề cập. Song thực tế cuộc sống, vì những lí do này, lí do khác và những bận bịu không tên tuổi đã khiến không ít người đã quên. Và chính sự quên ngẫu nhiên ấy lại khiến không ít người hiểu sai bản chất vấn đề: Điều tôi đang nói chính là quá trình soạn thảo và xây dựng luật.

Blogger Phạm Viết Đào bị xét xử theo Điều 258 - BLHS.
Pháp luật từ lâu là một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh xã hội. Xã hội phát triển trong vòng quay chu trình của Pháp luật. Từ thực tế cuộc sống, thông qua những trải nghiệm thực sự trong dòng chảy cuộc sống, không ít con người được giao phó trách nhiệm luật hóa và phổ quát những hành vi của con người bằng luật với hi vọng sẽ điều chỉnh được hết thảy những hành vi của con người trong xã hội theo một khuôn khổ và hạn mức nhất định. Nhà nước Việt Nam đã làm như vậy: từ thực tế sinh động của cuộc sống để xây dựng luật và vận hành luật; quá trình vận hành nếu phát hiện những hạt nhân không hợp lý thì chính họ lại tiến hành điều chỉnh cho phù hợp; cho nên, chuyện không có hành vi gây phương hại cho các chủ thể của xã hội mà luật vẫn quy định thành điều luật là chuyện không bao giờ xảy ra, bởi trên thực tế việc ban hành, sửa đổi một bộ luật, điều luật không phải do một chủ thể thực hiện và việc ban hành dựa vào chủ quan của một số người; các công đoạn đó được thực hiện theo một trình tự nhất định và phải trải qua những hội thảo, thảo luận từ các cấp từ tiểu ban soạn thảo cho đến cao nhất là Quốc hội trước khi ký ban hành luật. Với một quy trình có phần chặt chẽ, khoa học nên độ sai sót, độ "Vênh" so với thực tế ít khi xảy ra. Có chăng chỉ xảy ra trường hợp có hành vi mới mà chưa được luật hóa.
So với Phương Tây thì Việt Nam có lịch sử lập pháp và hành pháp đi sau, cho nên song hành với việc tự lực cánh sinh trong xây dựng và hoàn thiện Luật, Việt Nam đã tiếp cận để học hỏi, tiếp thu những thành tựu trên phương diện luật học và luật hóa những hành vi gây phương hại cho xã hội. Đồng thời quá trình hội nhập quốc tế đang đặt ra không ít những yêu cầu cần thực hiện đảm bảo yếu tố tương đồng; trong đó vấn đề tương thích về pháp luật trong nước - quốc tế đã, đang trở nên cấp thiết hơn bao giớ hết, nhất là trong bối cảnh nhiều nước đang nới rộng luật để thu hút đầu tư quốc tế, tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Hiểu rõ điều này, thời gian qua Nhà nước Việt Nam đã tích cực học hỏi, nghiên cứu và xây dựng hệ thống luật theo hướng: Tôn trọng tính đặc thù và thích nghi với luật pháp quốc tế. Với sự cố gắng đó, luật pháp Việt Nam đang trở thành một nguồn lực trong thu hút đầu tư và động lực gia tăng hoạt động ngoại giao trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, bức tranh về nền lập pháp Việt Nam không phải khi nào cũng được nhìn nhận tích cực. Việc đòi bỏ Điều 258 - BLHS, tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đang là một ví dụ. Căn cứ mà những người khởi xướng cho điều này chính là thế giới đã bỏ từ lâu hoặc không có Điều luật này; Việc Việt Nam duy trì chính là một sự hạn chế nhất định trong việc hội nhập và tạo ra sự tương thích với Luật pháp quốc tế.
Tác giả Đăng Trường trong bài viết: "Đòi bỏ điều luật, thủ đoạn không thể chấp nhận" đã viết: "Trước khi nói về điều luật, hãy soi chiếu luật pháp các nước tiên tiến xem họ quy định ra làm sao. Mới đây, một quan chức Nhà Trắng ở Mỹ bị sa thải vì đã lăng mạ chính phủ trên trang tweeter. Trang Daily Beast đưa tin, Jofi Joseph, 40 tuổi và làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã bị sa thải khi bị xác định là người đã gửi những tin nhắn mang nội dung lăng mạ chính phủ dưới cái tên mạo danh “@NatSecWonk”... Người Mỹ - nơi mà nhiều người viện dẫn để minh chứng cho cái gọi là tự do báo chí, tự do ngôn luận thì họ cũng phân định rõ ràng giữa tự do và luật pháp. Chạm vào vạch luật không cho phép, ấy là phạm pháp. Chính quyền Mỹ sẵn sàng trừng phạt nếu báo chí hay việc cá nhân đưa các thông tin lên mạng internet vi phạm vào các lĩnh vực bị cấm, trong đó quy đinh nghiêm ngặt với: Đăng bài viết có phương hại đến nền an ninh quốc gia (như vụ án Near v State of Minnesota ex rel. Olson (1931) và vụ án United States v OBrien (1968)".
Hóa ra là thế, đâu chỉ có Việt Nam mà đó là chuyện phổ biến trên thế giới, xuất hiện ngay cả những quốc gia mà đám người "chiến đấu cho dân chủ" kia xem là thiên đường của quyền con người. /.
An Chiến
bỏ điều 258 đi để mà loạn hết à,để mấy tên như Phạm Viết Đào được thế lộng hành à,không có 258 làm sao mà giữ vững được đất nước trước những cây bút chuyên đi xuyên tạc sự thật để bôi xấu Đảng và nhà nước thế được,bây giờ văn không phải là nghệ thuật mà là để dùng vào mục đích cá nhân rồi vào mục đích đen tối xấu đi cả nền văn học nước nhà rồi
Trả lờiXóatớ đi cầu tiêu, nhưng lại quên báo cáo với cấp trên, như vậy tớ có phải vi phạm điều 258 không vậy.
Trả lờiXóaCái công việc ỉa ra và ăn vào của chú thì mắc mớ chi tới 258 mà xưng
XóaĐừng tỏ ra ngu si đần độn như thế chứ hoàn kiếm. Đây là vấn đề chính trị và vấn đề cảu toàn dân chứ không phải chỗ Wc nhà bợn mà bợn lên đây sủa @@ Có lẽ bạn là một trong những kẻ muốn điều 258 biến mất :) nhưng sự thực thì điều đó là không thể. Muốn có được tự do nhân quyền thì cần phải biết tuân thủ phát luật ! bởi chẳng nơi nào mà để tự do tuyệt đối được. Làm trái pháp luật thì lại bảo không được tự do :) quá nực cười cho những kẻ ngày đêm vẫn đang đem điều 258 ra để mà móc mày phê bình :) không có tội thì cứ hiên ngang mà sống !
XóaCái công việc ỉa ra và ăn vào của chú thì mắc mớ chi tới 258 mà xưng
Trả lờiXóathế thì việc con Tướng Công an đi giành gái có liên quan gì đến an ninh quốc gia thì tại sao nữ blogger Hương cũng bị công an bắt khẩu cấp và phạt vì vi phạm điều 258.
XóaCòn công an đánh chết dân thì có vi phạm điều 258 không ?
"Lợi dụng các quyền độc tài thống trị xâm phạm lợi ích của dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân"
sử theo điều 258 là con máy đấy, nói cách khác là muốn "nói giảm, nói tránh", không để bêu cái xấu ra cho thế giới chê cười, hay đúng hơn là "giơ cao, đánh khẽ", mang tính răn đe với những công dân lầm đường lạc lối, có những hiểu biết sai lệch theo hướng của bè lũ phản động nước ngoài, bị lợi dụng, nếu biết hối cải thì đây là một cơ hội làm lại cuộc đời, chứ nếu như nước khác thì xong rồi đấy
Trả lờiXóanói đến lập pháp thì hoa mắt mà hành pháp thì đau đầu lắm, rắc rối lắm, đi vào từng vụ việc thì có vẻ dễ nhìn hơn, đúng ra thì tội nào thì phạt nấy, nhưng đôi khi có sự chuyển hóa trong đấy, tuy nhiên vẫn giữ nguyên được bản chất của hình phạt, mấy cái nhà rân chủ thì lẽ dĩ nhiên kết quả cuối cùng giành cho họ là phải nhận hậu quả, bóc lịch rồi, tội gì đi nữa thì có quan trọng với họ không, chỉ quan trọng có cái để chém cho bọn chưa bị bắt thôi
Trả lờiXóaRõ ràng cần có những quy định nghiêm ngặt hơn nữa của nhà nước ta nhằm chấm dứt tình trạng những con rận chủ như Phạm Viết Đào, chúng chuyên lợi dụng cái quyền của mỗi công dân là tự do ngôn luận để mà già mồm cãi cố, đăng tải mấy cái thông tin sai lệch về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước chứ không để tình trạng này tiếp diễn được. Chúng, những con rận chủ cố tình lách luật, để đưa ra mấy cái luận điệu sai lầm nhằm chống phá nhà nước Việt Nam mà thôi.
Trả lờiXóaai bảo đi sau là thua kém, nhất là trong luật pháp, người đi sau luôn được lợi từ kinh nghiệm của người đi trước, bao nhiêu bất cập, sai phạm đều được tránh ra, thế không phải tốt sao, vả lại mỗi nước đều có một đặc thù riêng, ta học hỏi những cái nào dùng được thôi, mục đích cuối cùng vẫn là để dùng vận dụng vào nước mình, không thể có cái kiểu ngồi tù hơn 100 năm giống mỹ được
Trả lờiXóaviệc nước ngoài như Mỹ xử phạt người nào động đến chính quyền chẳng có gì là lạ cả, xem phim Mỹ mà xem, dù giả tạo nhưng không thể không thấy được cái bá đạo của chính quyền là thật, đến cả những thế lực siêu nhiên cũng không động vào được chính phủ nữa là, dù giết người diệt khẩu để bảo vệ chính quyền thì cũng được coi là cái vinh quang của những FBI cơ mà
Trả lờiXóaĐể Tớ dạy đời cho Phuong thao:
XóaDân Nước Mỹ được quyền tự do bầu TT. Dân không thích TT này thì bầu TT khác.
Dân không đồng ý với chính sách TT này thì bầu TT khác.
Dân không hài lòng với Chính phủ này thì bầu chính phủ khác.
Dân Nước Việt nam thì không có quyền này. Dân Việt nam dù thù ghét bất mãn Đảng CS đến đâu đi nữa thì cũng không thể bầu Đảng khác lập chính phủ.
Đảng ta nuôi hàng triệu Công an và lưu manh để ngăn cản dân Việt nam bầu chính phủ khác ấy.
Hiểu rõ chưa ?