Đã thành thường lệ, đối với mỗi người Việt Nam, bên cạnh những không gian quen thuộc như ngôi nhà, nơi làm việc thì Quán café là một nơi lí tưởng để họ cùng với những người bạn hàn huyên không biết chán về những câu chuyện không tên. Và cũng không biết từ bao giờ, thay vì đưa nhau vào những không gian sang trọng, lịch sử để bàn chuyện công việc thì nhiều người đã chọn quán café như một nơi lí tưởng để những đối tác, chủ thể tha hồ nói và thuyết phục chính khách hàng của mình. Nhưng, thật bất ngờ khi những con người như Giáo sư Chu Hảo, TS Nguyễn Quang A, ông Trần Tiến Đức, ông Nguyễn Hoàng Đức v.v..,và những vị khách đến từ Châu Âu như các nhà ngoại giao đại diện của các sứ quán Đức, Úc, Thụy Điển, Liên Minh Châu Âu v.v...Lẽ ra họ phải đến những nhà hàng sang trọng và kín đáo một tí mới phải chứ, bởi thông thường những con người này ngồi với nhau thì câu chuyện giữa họ là tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới hay trong nước hay tình hình nhân quyền tại Việt Nam chẳng hạn. (Chính sự quen thuộc đến độ nhàm chán nên sự xuất hiện của họ ngay lập tức buộc người ta tất yếu nghĩ về nó).

Blogger Paulo Thành Nguyễn - Một trong những người đẩy những nhà ngoại giao đến từ Đức, Úc, Thụy Điển, Liên Minh Châu Âu...khó xử.....
Vậy lí do gì đã khiến những con người có chức tước, địa vị cao trong xã hội và cũng không phải là không có tiền chọn quán café là nơi diễn ra những cuộc nói chuyện? Phải chăng họ đang biến mình thành những con người dân dã, ngụy trang một cách kín đáo những hành động để che đậy những thứ mà họ không thể nào tiết lộ? Và chăng nếu bàn về những nội dung có lợi cho tiến trình đi lên và phát triển của xã hội thì nên chăng họ nên có một hội thảo hay một cuộc thảo luận chính thức và có thể mới phía chính quyền tham dự.
Tạm thời chúng ta hãy chưa nhắc đến các nhân vật là người Việt tham dự vào cái gọi là "buổi cà-phê nhân quyền" như Tiến sỹ Nguyễn Quang A và Giáo sư Chu Hảo, ông Trần Tiến Đức, ông Nguyễn Hoàng Đức v.v... Bởi những con người này là công dân Việt Nam nên không bị hạn chế về khuôn khổ ngoại giao và những quy định mà những người nước ngoài khi đến Việt Nam phải thực hiện. Nhưng, sẽ là khác nếu thành phần tham gia vào cuộc cà - phê lại là những nhà ngoại giao đại diện của các sứ quán Đức, Úc, Thụy Điển, Liên Minh Châu Âu....Việc những ông Tây, Bà Tây đến đâu, đi đâu và làm gì đều phải xin phép phía Chính quyền sở tại và đăng ký lịch trình làm việc ở đâu, với ai; họ không thể muốn đến đâu, làm gì tùy thích....Vì những lí do khác nhau những thứ quyền lợi mà công dân Việt có được thì những người ngoại quốc sẽ không có hoặc bị hạn chế. Cho nên, việc "buổi cà - phê nhân quyền" bị giải tán như lời của chủ quán vì lí do an ninh là việc những cơ quan Chức năng đang điều chỉnh hành vi, không gian đi lại của những người ngoại quốc.
Trên thực tế, mọi con người đều có được sự tự do và sự thoải mái nếu chính họ tuân thủ những nghĩa vụ nhất định. Theo đó, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu những vị quan chức ngoại giao đến từ Châu Âu, Châu Đại Dương ấy thực hiện việc báo cáo và xin phép chính quyền trong việc tham dự với những công dân Việt nêu trên. Điều này càng trở nên khó hiểu hơn bởi chính những nhà hoạt động trên lĩnh vực ngoại giao hiểu hơn ai hết nhưng quy định trên hai phạm trù "quyền lợi" và "nghĩa vụ" tại nước sở tại. Việc họ bỏ qua và không mảy may nghĩ tới việc báo cáo, xin phép chính quyền sở tại trong tham dự các hoạt động này đã khiến hành động dù trong sáng và hữu ích nhất cũng có thể bị hiểu lầm.
Đây có thể xem là một bài học cho những nhà ngoại giao non yếu về kinh nghiệm đến từ Đức, Úc, Thụy Điển, Liên Minh Châu Âu....này.
An Chiến
cà phê nhân quyền nghe có buồn cười không,caphe là không gian lãng mạn của những đôi trai gái hay cuộc trò chuyện của đối tác nay lại bị lũ rận chủ phá đám bằng những luận điệu chính trí phản động cũ rích.ở nơi đó những con rận to đang tranh giành quyền lực ảnh hưởng thể hiện mình là đàn anh và lôi kéo thêm những con nai tờ chưa biết gì vào con đường tội lỗi,và những con người trẻ tuổi không hay biết gì đang bị nhử mồi bằng sa hoa cạm bẫy ,,,
Trả lờiXóachúng ta thề bảo vệ đảng tới cùng. Chỉ cần biết còn đảng, còn mình. Mất đảng, mất mình. Thà mất nước, nhưng không bao giờ mất đảng. Chỉ có đảng Cộng sản VN mới có quyền thống trị Việt nam muôn đời.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCafe Nhân quyền nghe thật sự không có cái gì gọi là chính kiến ở đây cả ? Người ta chọn một nơi thường dân để mọi người nghỉ giải lao hay ngồi nhâm nhi nói chuyện phiếm chứ không phải là chỗ thích hợp để mà ngồi bàn một chuyện có tính nhạy cảm mà mỗi lời nói cũng như phát ngôn đều có sự ảnh hưởng sâu rộng. Phải chăng với mấy nhà rận chủ thì chắc là sẽ chẳng có gì là to tát cả vì có họp ở đâu đi chăng nữa thì cái kết luận vẫn có hại cho nhà nước Việt Nam cả mà thôi
Trả lờiXóaCái gọi là Cafe nhân quyền thực chất là cuộc gặp gỡ của các con rận chủ với tư tưởng sai lầm nhằm đưa ra những quan điểm, lập luận sai lầm thiếu khách quan về tình hình dân quyền, nhân quyền ở nước ta. Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng với mỗi quốc gia, ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của mỗi quốc gia trong mắt bạn bè thế giới và rất có thể chịu sự trừng phạt của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thì chúng lại mang ra mà chém gió, bình luận ở cái chỗ dành cho người ta nghỉ ngơi nói chuyện phiếm ? Thế thì nội dung cũng toàn là chuyện sai sự thật mà thôi.
Trả lờiXóa