Kể cũng lạ, ai cũng lên tiếng đòi hỏi cho mình cái quyền sống đời sống của một con người bình thường và theo lẽ thường đó là một giá trị chính đáng và cần được tôn trọng. Nhưng đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận thật rõ bản chất vấn đề bởi không ít tiếng kêu than được tôn trọng quyền làm người ấy không còn chính đáng và phù hợp.
Xã hội luôn công bằng khi mà quy định quyền bên cạnh quy định về nghĩa vụ. Theo đó, một con ngươì một khi không đáp ứng, thực thi hết những nghĩa vụ và bổn phận của mình thì đừng mong quyền của mình được hưởng thụ hết thảy. Và trong nhiều trường hợp để xã hôị có động lực phát triển và đi lên thì nghĩa vụ còn được khuyến khích, động viên thực hiện trước một bước. Một hệ quả được xem như là một chế tài đủ mạnh để điêù chỉnh, hạn bớt quyền đối với những chủ thể không những không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà còn xâm hại chính chủ thể được những nghĩa vụ bảo vệ. Trường hợp của Blogger Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu cày) là một trường hợp như vậy.

Đến Trại giam số 6, Nguyễn Trí Dũng càng thấm thía giữa thân phận một con người tự do và một kẻ phạm phải tội lôĩ. Hi vọng, anh sẽ rút được bài học từ chính người cha thân sinh ra mình.
Trước thời điểm bị bắt và bị đưa ra xét xử theo Điêù 258 - BLHS, Nguyễn Văn Hải đã có cuộc sống của một con ngươì; Anh có quyền được đi đâu, làm gì tùy thích, miễn là không vi phạm vào quy định của pháp luật, có quyền viết và nói lên chính những quan điểm của mình và tất nhiên là nó không đi ngược lại với quyền, lợi ích của các chủ thể khác trong đó Nhà nước. Tuy nhiên, trái hẳn với các chủ thể khác luôn tự bằng lòng và sống tốt với những thứ tự do trong khuôn khổ, Hải đã hơn một lần tìm cách "phá rào". Với một kẻ đã từng có những năm tháng sống bằng nghề viết lách, Hải đủ khôn để làm những hành vi phi pháp mà mãi thơì gian sau mới bị phát lộ. Lợi dụng những quyền tự do, dân chủ được Hiến pháp và hệ thống pháp luật quy định, Hải đã cho ra đời những sản phẩm với những nội dung chống Đảng và Nhà nước sặc mùi diêm dúa và độc địa.
Và dĩ nhiên, trong một chế độ mà Pháp luật là thượng tôn và được thực thi một cách triệt để trên thực tế thì hành vi của Hải khó mà thoát khỏi những hình phạt thích đáng. Việc Hải bị bắt, xét xử và hiện đang thực thi hình phạt tại Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An) có chăng là câu chuyện của thơì gian và nỗ lực từ những cơ quan điêù tra tố tụng.
Và như vậy, chuyện Hải phạm tội đã rõ ràng và chính bị cáo cũng đã cúi đầu nhận tội trước Tòa; hay nói cách khác, chính luật pháp và bản thân Hải đã chứng minh và công nhận chuyện Hải xâm phạm vào một chủ thể được pháp luật bảo vệ, đó là Nhà nước. Và đến đây, đi cùng vơí việc thực thi những bản án do Tòa án tuyên, những cơ quan thực thi pháp luật (Trại Giam) cũng không quên áp dụng những hình thức nhất định để tước bỏ đi của Hải một số quyền của một con người thực sự có được đầy đủ như quyền được đi lại và sống chung với cộng đồng và những ngươì thân. Hải sẽ bị cách ly tương đối với thế giới bên ngoài, những người thân sẽ được thăm nuôi Hải vào những thời điểm theo quy định và một số quyền lơị khác nữa. Và nếu chúng ta hiểu thực chất, đúng nghĩa khái niệm sống của một con người là quá trình hưởng thụ đầy đủ những giá trị của văn minh loài người...thì nên chăng chúng ta nên hiêủ sự "sống" của Hải trong những năm tháng trong tù chỉ tương đương với khái niệm "tồn tại". Nghĩa là trong khoảng thời gian nhất định ấy, Hải chỉ cần đủ những nhu câù để sống khỏe, sống vui và đủ sức lực để thực hiện hết bản án của Tòa án tuyên. Tất nhiên, trong cái nhà giam giữ kia, không phải chỉ có Hải mới như vâỵ, rất nhiêù phạm nhân khác cũng chịu cảnh ngộ tương tự và đó cũng là những gì Nhà nước có thể lo cho những con người từng sa chân vào tội lỗi.
Ở đây chúng ta nên hiểu một cách nhất quán rằng, vì phạm tôị nên họ mới chịu những hình thức xử phạt âý và nêú họ không như vậy thì chắc chắn cuộc sống của họ sẽ không bị điều chỉnh. Và trong một chừng mực nhất định, điều này đảm bảo tính công bằng cho xã hội hôm nay, nếu không những hành vi tốt đẹp sẽ bị đánh đồng vơí những hành động xâm hại vào những chủ thể được pháp luật bảo hộ. Cho nên, câu chuyện mà người con trai phạm nhân Hải Điêú Cày ( Nguyễn Trí Dũng) công bố với báo chí thời gian gần đây không có gì sai "Bố tôi không được đối xử như một con người". Với những gì đã phạm phải Hải Điêú Cày không thể yêu cầu cho mình một cuộc sống như thuở còn tự do. Việc sống trong những căn phòng "khoảng trăm mét thực chất là 1 căn phòng được ngăn đôi với 2 cổng vào riêng" và phải chịu những sự canh phòng đến từ những cán bộ trại giam.
Thế mới biết, khoảng cách giữa một con người tự do và một phạm nhân cũng rất mong manh và tất nhiên, hệ quả tất yếu cho hai trạng huống ấy cũng vì vâỵ trở nên hợp lý hơn bao giờ hết. Biết giới hạn và điểm dừng chính là một cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn những trạng huống bi thương này./.
An Chiến
Thực sự tôi thấy rằng pháp luật Việt Nam đã quá nhân đạo và khoan hồng với những kẻ có những hành vi phản động. Hình phạt này với chúng là quá nhẹ nhàng khi so với những hành động tội ác của chúng. Hi vọng rằng, khi được hưởng sự khoan hồng và nhân đạo đó của pháp luật, những kẻ phản động sẽ nhận ra cái sai và biết cải tà quy chính
Trả lờiXóacông bằng cho xã hội để đất nước công bằng dân chủ và văn minh, nhà nước cai quản đất nước bằng hệ thống pháp luật chứ pháp luật sinh ra không phải để cho vui, nên ai vi phạm pháp luật thì được nhà nước cho những bản án để người đó th hành đó là bóc lịch, cái mà phân biệt đối với con người với con người đó là tiêu chuẩn đạo đức và được pháp luật quy định, ai vi phạm thì trừng trị ai không vi phạm thì thôi
Trả lờiXóaĐúng vậy khoảng cách giữa một con người tự do, sống theo chính nghĩa và một tù nhân là rất mong manh. Cuộc sống luôn có nhiều cạm bẫy mà con người ta khó có thế cưỡng lại nó. Tuy nhiên một con người chân chính thì sẽ vượt qua được nó và sống tự tin là chính mình. Còn kẻ tù tội Nguyễn Văn Hải thì đúng là thật quá thất vọng
Trả lờiXóaChính vì những cám dỗ như vậy nên cuộc sống mới cần phải có bản lĩnh và tư tưởng, lập trường vững vàng. Chứ không ai như Nguyễn Văn Hải cả, chỉ vì mấy đồng ngoại tệ mà bán rẻ bản thân, bán rẻ lương tâm con người mình và bán rẻ đất nước đã sinh ra và là nơi lớn lên của chính hắn ta.
Trả lờiXóaranh giới của người bình thường và người phạm tội đó chính là pháp luật,,những hành vi vi phạm pháp luật sẽ được nhà nước lấy hình phạt làm cái giá phải trả cho người phạm tội và được lưu vào sổ sách, dù có thế nào đi nữa thì người phạm tội sẽ không hưởng được những quyền tự do như người bình thường được không thì sinh ra pháp luật làm gì nữa
Trả lờiXóaCái ranh giới ấy mong manh lắm, nó chỉ như sợi chỉ tơ mà thôi, nhưng cái sợi tơ ranh giới ấy lại được quyết định bởi chính bản thân mình, lựa chọn một cuộc sống tự do hay là một cuộc sống tù tội trong trại giam lại là do chính bản thân mỗi con người chúng ta lựa chọn. Đừng có vi phạm pháp luật nếu bạn muốn có một cuộc sống tự do
XóaNhà nước ta là nhà nước công bằng văn minh,chính vì thế một người công dân tự do không vi phạm pháp luật thì sẽ được hưởng tất cả những quyền lợi của một công dân Việt Nam.Khoảng cách giữa một người tù tội và một người công dân hợp pháp hoàn toàn mong manh.Chúng ta có thế dễ dàng vi phạm một tội danh nào đó trong quy định của pháp luật.Vì thế ai ai trong chúng ta cũng muốn mình là một người công dân tự do.
Trả lờiXóaĐúng vậy, pháp luật nhà nước ta luôn có sự công bằng văn minh cho tất cả công dân Việt Nam chúng ta mà, bất cứ ai vi phạm đến nó đều phải nhận những hình phạt rõ ràng, hoàn toàn phù hợp với lòng dân bởi pháp luật Việt Nam luôn phù hợp với luật pháp quốc tế, và cũng có những đặc điểm riêng đậc trưng cho tổ quốc việt nam ta
XóaAi trong chúng ta là người thích được ngồi tù,thích được bị mất tự do chứ.Chắc hẳn là không ai trong chúng ta muốn điều đó phải không?.Ai cũng muốn được tự do,cuộc sống tự tại,muốn làm gì thì làm,làm những điều mình muốn.Nhưng chúng ta rất dễ rơi vào những cạm bẫy của xã hội để từ đó mắc những sai lầm trong cuộc sống để trở thành những người vi phạm pháp luật.Vậy nên ranh giới giữa một người tự do và một kẻ tù sẽ rất mong manh.
Trả lờiXóaCuộc sống hiện nay có rất nhiều cạm bẫy,chính vì thế chúng ta rất dễ có thể sa vào cạm bẫy đó nếu như chúng ta không tỉnh táo nhận ra.Đứng trước một hành động chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ xem đó là hành động có vi phạm pháp luật hay không.Nếu không chúng ra rất dễ biến thành một kẻ tù nhân vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam.Bài viết này muốn cảnh tỉnh chúng ta về những hành động mà chúng ta bị những kẻ xấu kích động lợi dụng.
Trả lờiXóacạm bẫy là thứ đầy rẫy ngoài kia, nó luôn lôi kéo con người ta mắc phải những sai lầm bởi nó đánh vào ý thức là lòng tham của chính con người chúng ta, nếu không biết làm chủ chính mình thì sẽ dễ dàng bị các cạm bẫy đó hạ gục, và đó chính là lúc on người ta cảm nhận rõ nhất về sự tự do và kẻ tù ngục nó như thế nào
XóaHình phạt này với chúng là quá nhẹ nhàng khi so với những hành động tội ác của chúng. Hi vọng rằng, khi được hưởng sự khoan hồng và nhân đạo đó của pháp luật, những kẻ phản động sẽ nhận ra cái sai và biết cải tà quy chính nên ai vi phạm pháp luật thì được nhà nước cho những bản án để người đó th hành đó là bóc lịch, cái mà phân biệt đối với con người với con người
Trả lờiXóa