Câu chuyện "lạm phát về tướng trong thời bình" đang là một chủ đề được bàn tán nhiều, nhất là trong bối cảnh điều này đang được đặt trong mối tương quan với ngân sách nhà nước phục vụ cho chi trả cho những người mang quân hàm Tướng. Chưa dám nói và bàn nhiều về điều này, tôi chỉ xin nói về một bình luận rất nhỏ của Tiến sỹ Đỗ Văn Dương và Luật sư Trần Quốc Thuận. Phát biểu về vấn đề nóng này, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng: "Còn việc tướng lĩnh, thì người ta cho rằng tướng lĩnh phải thông qua chiến trận, thông qua thành tích, chứ không phải thông qua triển khai bộ máy thì tự nhiên có tướng lĩnh."

Còn Tiến sỹ Đỗ Văn Dương (hình ảnh dưới đây) lại cho rằng: "Đất nước mình còn khó khăn, tướng thì phải trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế thì phong tướng làm gì? Theo tôi, những đối tượng đó đã có hình thức tôn vinh khác".

Mới nghe qua chúng ta đều hiểu hai trí thức này đang nói về một điều rất cốt lõi trong vấn đề được cho là "Lạm phát tướng thời bình" vừa qua, đó là tiêu chuẩn để căn cứ phong cho một người hàm Tướng? Đây cũng là vấn đề cốt lõi để xem chuyện phong tướng thời bình là "lạm phát" hay đó là một việc làm nên có, phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu cần có trong các lực lượng vũ trang.
1. Đối với ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận: Vị luật sư này đã định nghĩa khái niệm tướng phải qua trận mạc và phải gắn với bối cảnh chiến tranh. Theo cách suy luận này thì Tướng phải được phong trong thời chiến tranh và ngược lại, nếu không có thời chiến tranh thì việc phong tướng cho một con người dù con người có công trạng trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước thì hoàn toàn sai với quy định. Mỗi chúng ta hôm nay, đều không thể quên được công trạng và thành tích của những con người, nhất là những vị tướng đã bước qua thời trận mạc, khói lửa của cuộc chiến tranh. Chính họ là những nhân tố, những điển hình cho quá trình hiến dâng tuổi trẻ và xương máu cho cách mạng. Họ trưởng thành, lớn lên và ghi dấu bảng vàng trong chiến trận nên chuyện họ được phong tướng là lẽ đương nhiên. Song, chúng ta cũng đừng vội vàng trong chuyện thu hẹp Nội hàm của những người sẽ được phong hàm tướng tại đây bởi một lẽ vô cùng đơn giản là một quốc gia không phải khi nào cũng nằm trong thời chiến. Khát vọng tự do, hòa bình đã đưa lại những khung cảnh, cuộc sống hòa bình trong hiện tại.
Trong giai đoạn hòa bình, không phải mọi lực lượng vũ trang đều bị giải thể mà với tinh thần cảnh giác cao độ và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, đất nước khi cần thiết thì việc duy trì lực lượng vũ trang là một yêu cầu cần thiết và mang tính sống còn.Thậm chí, một số quốc gia trước những đe dọa từ những diễn biến mới của tình hình Chính trị thế giới, nhất là những biến cố gần đây, trước sự đe dọa của Chủ nghĩa Đế quốc, thực dân mới đã gia tăng về số lượng và giành nhiều khoản đầu tư lớn cho quân đội. Và như vậy, không thể nói rằng, thời bình thì số lượng và những khoản đầu tư của Quân đội, Công an sẽ giảm đi. Do vậy, trước yêu cầu phát triển về số lượng, sự chính quy, tinh nhuệ thì đòi hỏi sự có mặt của những vị tướng cho xứng tầm là chuyện hết sức bình thường và hợp lý.
Hòa bình rồi, nhưng lực lượng vũ trang (đối tượng được phong hàm tướng) đâu chỉ có Quân đội, còn có Công an - lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong thời bình. Qua theo dõi sự gia tăng về tội phạm trên phương diện số lượng và tính chất, mức độ, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện và sự đe dọa từ những hành động chống phá, khiêu khích từ bên trong và bên ngoài đang đẩy nhiệm vụ của lực lượng này càng nặng nề và khó khăn hơn bao giờ hết.
Nếu chúng ta thực hiện một phép toán đơn giản để thấy rằng, lực lượng vũ trang không những không giảm về số lượng mà còn được trang bị hiện đại, nhiệm vụ của một số bộ phận càng thêm nặng nề và khó khăn. Với những lí do này không thể vội vàng kết luận rằng, chúng ta đang thiếu những tiêu chuẩn để phong cho một người quân hàm tướng trong thời bình hiện nay.
Trên nhiều phương diện thì phát biểu của Luật sư Trần Quốc Thuận nhiều khi sẽ tạo ra nhiều ý kiến trái chiều bởi, một lực lượng Quân đôi, Công an không thể không có tướng, nhiều khi là trên cương vị là vị thế tương đương với nhiều quốc gia khác. Và như vậy, vô tình việc gắn tiêu chuẩn phong tướng trong chiến trận thì vị Luật sư này đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều về việc mong muốn chiến tranh để được phong tướng. Về điều này thì trên phương diện lí tưởng quốc gia nghe có vẻ như là một sự "đào tẩu" về ý nghĩ và không phù hợp với cái mác luật sư của ông này.
2. Về ý kiến của Tiến sỹ Đỗ Văn Dương lại càng sai lầm hơn hết thảy. Suy luận từ ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận, một vị tướng không nhất thiết phải bước ra từ trận mạc, trưởng thành từ trận mạc. Vậy xuất phát điểm của một người sẽ vào tiêu chuẩn của những người sẽ được phong tướng là cái gì? xin thưa rằng, đó phải là những người có thành tích trên các lĩnh vực đang hiện diện và có thế mạnh trong thời bình hiện nay; đồng thời phải phản ánh và phù hợp với những cương vị mà những người đang công tác trong lực lượng vũ trang đảm nhiệm. Đó có thể là Nhà văn, Nhà báo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, là những người đứng đầu một số doanh nghiệp Quân đội, Công an....
Cũng nói thêm là đây không phải là những thế mạnh của Quân đôi hay Công an bởi từ lúc hình thành và trưởng thành cho đến nay thế mạnh của họ trận mạc, những chiến công trên các hoạt động "đánh đấm" với quân thù và các loại tội phạm. Vì vậy, trở lại với thời bình, được giao phó đảm nhận những cương vị này, họ trở thành những người đi và đến sau cả về kinh nghiệm và thậm chí là trình độ. Nhưng dõi theo những lĩnh vực mà họ đảm nhận thì họ cũng là những người hoạt động chuyên nghiệp. Chúng ta hãy nhìn vào những thành tựu của các tờ báo Công an Nhân dân, Quân đội nhân dân hay một số tập đoàn, Tổng công ty của Quân đội như Viettel, Tổng công ty 36...họ đã làm nên thương hiệu những người lính làm kinh tế trong thời bình. Với những gì đã đạt được thì họ xứng đáng là những vị tướng thực sự.
Nếu trước đây, điều mà chúng ta cần ở họ là đánh thắng giặc thù thì hiện nay họ đã làm nên những thành tựu trên các phương diện văn hóa, văn nghệ và kinh tế...Đây là những yếu tố mà không thể nói là không quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, chuyện phong tướng cho những người đứng đầu các lĩnh vực này là hoàn toàn phù hợp, nếu không nói là chuyện tất yếu và công bằng. Đồng thời, có thể khẳng định rằng, hiện tại mặt trận Văn hóa văn nghệ, tư tưởng đang trở nên nóng bỏng nên những con người mang hàm tướng này hoàn toàn xứng đáng khi mang trên mình trọng trách và cương vị hiện tại.
Việc nới rộng và phù hợp hóa tiêu chuẩn trong thời đại hôm nay là một việc làm tất yếu, phù hợp với quy luật khách quan. Đó là một yêu cầu của lịch sử và biến chuyển của thời cuộc.
An Chiến
có thể nói rằng là trong thời bình hiện nay có rất nhiều tướng được phong lên, nó còn nhiều hơn là tướng lĩnh ở trong thời chiến, trong thời chiến thì tướng của quân đội nhân dân thì đếm trên đầu ngón tay là thuộc được những tướng của mình rồi,còn về lực lưỡng công an nhân dân thì chuyện có tướng thì còn lại cực kì hiếm, vậy nên khi mà chúng ta có thể hạn chế hay có những chính sách phong tướng hợp lí hơn thì có thể tiết kiệm được những ngân sách cho nhà nước
Trả lờiXóakhông làm tướng thì lấy đâu ra tiền xây biệt thự lâu đài. Muốn bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng ta thì Đảng ta phải nuôi dưỡng tần lớp an ninh thật tốt để họ một lòng trung thành với Đảng. Liệu một mai dân khởi nghĩa đến lên lật đổ chế độ độc tài Đảng CS thì Đảng ta cần một lực lượng Công an trung thành, sẳn sàng tàn sát dân để bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của đảng ta.
Trả lờiXóaCho nên chúng ta cần nhiều tướng Công an thêm nữa
Tướng ở đây có nghĩa là người có khả năng lãnh đạo và có công lao to lớn trong quá trình công tác, có chiến công hiển hách với nền độc lập nước nhà và quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Thế nên, thời bình không phải là không có tướng, người hiền đức tài năng trong lực lượng thì cần có sự xem xét chứ không phải như bạn nói nhé. Đảng ta là đảng của dân nên suy cho cùng thì đây cũng là sự lựa chọn của toàn thể dân chúng thôi, thể hiện cái nhìn công tâm cũng như là sự chứng nhận công lao đóng góp của các vị Tướng tài với đất nước thời kì đổi mới.
XóaTớ không cho đây là sự lựa chọn của toàn dân. Vì người dân không có quyền lựa chọn nào khác cả.
XóaNếu người dân có quyền lựa chọn thì dân không bao giờ chọn một chế độ độc tài toàn trị cả.
Đảng cũng không phải là của dân. Vì nếu như là Đảng là của dân thì dân có quyền xóa bỏ, vứt bỏ đi bất cứ lúc nào chứ. Nếu đồ sở hửu cả bạn thì bạn có quyền giữ nói, hay là vức đi.
Đằng này, dân không có quyền vức bỏ Đảng, bầu đảng khác.
Sở dỉ Đảng ta có thể tiếp tục cầm quyền tới bây giờ là Đảng ta có một lực lượng Công an khỗng lồ bảo vệ cái quyền duy nhất lãnh đạo của đảng. Quyền lãnh đạo này của Đảng dựa vào khủng bố, bắt bớ và bạo lực côn đồ để tồn tại.
Nếu muốn biết có phải sự lựa chọn của toàn dân hay không thì phải có cuộc bầu cử tự do. Nếu đảng có nhiều số phiếu nhất thì đảng ta vẫn có thể tiếp tục lãnh đạo.
Đây mới gọi là sự lựa chọn. Chứ dùng công an bắt bớ, khủng bố thì không phải lựa chọn, mà là ép buột.
Nếu suy luận kiểu bạn thì sự đô hộ 100 năm của Pháp cũng là sự lựa chọn của toàn dân à