THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

16 tháng 3 2014

THỬ HỎI, NẾU VẬY AI DÁM LÀM QUAN?

by An Chiến  |  at  16.3.14

Đã lâu lắm rồi, tôi mới được nghe một câu chuyện cũng hết sức buồn cười và ngô nghê đến vậy: "Đặt ra các hạn chế về số lượng thành viên gia đình của chính khách hoặc quan chức cao cấp của chính quyền tham chính" bởi lí do nhằm đảm bảo yếu tố công bằng cũng như chống tham nhũng và việc lạm quyền của các cán bộ cấp cao đương nhiệm. 


Mới nghe qua đây được xem là một việc làm mấu chốt và quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng bởi hành vi tham nhũng chủ yếu xuất phát từ những người có quyền lực và việc hạn chế quyền lực của những con người này như một giải pháp khả thi và đảm bảo hiệu lực. Nhưng, từ cái ý nghĩ không giống ai và cũng không logic gì ấy đã khiến những người khởi xướng cho cái gọi là "Nói không với gia đình trị" cảm thấy yên tâm và tự mãn với chính cái đề xướng không giống ai của mình....

Tất cả được lí giải từ chính sự hiểu nhầm giữa cái gọi là "Gia đình trị" với cơ chế "thành viên gia đình của chính khách hoặc quan chức cao cấp của chính quyền tham chính". Hai điều này hoàn toàn không thể là một và có chăng những người đề xướng cho chủ trương này đang cố tình đánh đồng và "đánh cắp' khai niệm một cách trắng trợn. Rõ ràng, việc lạm dụng quyền lực của thế hệ trước để sắp chỗ cho thế hệ sau vào những cương vị cao và béo bở sẽ là một tiền đề cho việc hình thành cái gọi là "Gia đình trị". Mô hình thiết chế họ Ngô sau năm 1954 có thể xem là một điển hình cho cái chúng ta đang nói. Sau khi được Mỹ và lực lượng thân Mỹ hậu thuẫn, Ngô Đình Diệm được trở về nước và cất nhắc lên vị trí cao nhất trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa - một thể chế Chính trị do Mỹ dựng nên để đối phó với Cách mạng Việt Nam đang lớn mạnh và lan rộng. Ngô Đình Diệm đã ra sức củng cố quyền lực, đưa những người thân thuộc lần lượt tham gia các cương vị quan trọng trong Chính phủ do ông đứng đầu. Điển hình nhất là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và phu nhân của Ngô Đình Nhu là Trần Lệ Xuân; thậm chí Ngô Đình Diệm còn cố tình đưa Việt nam Cộng hòa chọn đạo Thiên chúa là quốc đạo với sự đứng đầu của người anh trai Giám mục Ngô Đình Thục...Với những việc làm của mình, Ngô Đình Diệm đã thâu tóm quyền lực vào chính những người thân thích và họ hàng của mình tạo nên sự phẫn nộ, bức xúc từ những người dân sống dưới bầu trời áp bức và bạo lực của miền nam trước năm 1963. Đây cũng là nguyên nhân khiến cái chết thê thảm và bại vọng của gia tộc này vào cuối năm 1963. 

Chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ và tiến lên đến độ hoàn thiện của cơ chế dân chủ đích thực; việc duy trì và ai đó đang cố tình thiết lập chế độ "Gia đình trị" sẽ là một việc làm cố tình đi ngược lại dòng chảy lịch sử và công khai tuyên chiến với những giá trị dân chủ đang hiện hình trên đất nước Việt Nam này. Nhưng, không phải việc lo sợ trước điều này thì đồng nghĩa với việc chúng ta sẵn sàng vô hiệu hóa mọi ngõ đường dẫn đến nó. Xã hội vẫn đang cần người tài để phát triển và đi lên, chúng ta không thể vì những thứ ở tương lai, những hậu họa có thể xảy ra mà nhẫn tâm gạt bỏ hết thảy nguồn lực chất xám, tố chất lãnh đạo, điều hành từ những người là con em của chính khách hoặc quan chức cao cấp của chính quyền tham chính. 
Như Tiến sỹ Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đã cho rằng: "Cho rằng việc đặt ra các hạn chế về số lượng thành viên gia đình của chính khách hoặc quan chức cao cấp của chính quyền tham chính có thể gây cản trở việc tìm kiếm, lựa chọn nhân tài tham gia quản lý chính quyền, bà Lan còn nói việc các quan chức có nhiều người thân trong bộ máy nhà nước không hẳn đã gây ra hiện tượng "gia đình trị".

Cuộc chiến chống lại tệ tham nhũng và lạm dụng quyền lực là một việc làm không phải của riêng ai và cũng không thể sử dụng đơn thuần một biện pháp. Cho nên, chúng ta cũng không nên quá máy móc và rập khuôn khi cho rằng, triệt tiêu hết thảy những mầm mống gây nên hiện tượng tham nhũng thì có thể yên tâm nó không phát sinh. Trong một chừng mực nhất định, việc triệt tiêu ấy sẽ làm gián đoạn, hạn chế đi động lực phát triển của xã hội mà trong đó nguồn lực con người là một nhân tố trung tâm và quan trọng. Thậm chí, trên thực tế rất nhiều con em của chính khách hoặc quan chức cao cấp của chính quyền tham chính được sống, học tập và rèn luyện trong một môi trường đặc thù nên họ có nhiều tố chất và năng lực (Tất nhiên là không phải tất cả). Do vậy, cũng nên động viên và khuyến khích họ phấn đấu cố gắng. Đồng thời, nếu thực tế có chuyện hạn chế hay ngăn cấm đấy thì thử hỏi ai dám làm quan để gây nên hệ lụy cho thế hệ sau..../.
An Chiến

21 nhận xét:

  1. việc "Gia đình chính trị" là cần ngăn chặn nhưng theo điều ngăn cấm thành viên ra đình như thế thì đúng là không ai dám làm quan thật.việc bộ máy nhà nước cần rõ ràng thanh bạch là cần thiết không nên có ô có dù là đúng đắn,nhưng dùng biện pháp này dường như triệt cả lúa lẫn cỏ mất rồi.gia đình đều có trí thức cả hiện nay nhan nhãn việc hướng con cái trong việc học hành thì gia đình nào chả thế,thế nên sự phát triển là bình thường,cầm như thế oan cho người ta quá

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề này có thể nói là một vấn đề không phải của riêng đất nước nào. Nền văn minh hiện nay, chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay cho thấy sự dân chủ thuộc về nhân dân, chứ không còn như những ngày trước theo chế độ quân chủ, quyền lực thuộc về tay của các nhà quý tộc. Hay còn được gọi là " Gia đình trị" sẽ không còn đất diễn trong xã hội văn minh ngày nay. Đất nước Triều Tiên cũng là một nước mà " Gia đình trị " đó .

    Trả lờiXóa
  3. Theo tôi thấy việc " Gia đình trị " hay không không quan trọng, quan trọng là đất nước đó có thực sự dân chủ hay không? Tiếng nói của người dân có được giới chức quan tâm, những người làm quan có thực sự lắng nghe ý kiến của dân đóng góp để hoàn thiện mình hay không. Xã hội dân chủ, công bằng văn minh đó là lý tưởng vĩ đại của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ khuất phục, cũng như sẽ cố gắng phấn đấu không ngừng để xây dựng đất nước tốt đẹp hơn, để người dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

    Trả lờiXóa
  4. Đây là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tư tưởng 1 người làm quan, cả họ được nhờ tồn tại ở bất cứ xã hội nào hay thời buổi nào. Chúng ta không thể chấm dứt được tình trạng này mà chỉ hạn chế một phần ở một mức độ nào đó thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu như hạn chế số thành viên của gia đình các chính khách hoặc quan chức cấp cao chính quyền tham chính, nghe thì có vẻ như sẽ hạn chế được tình trạng tham nhũng cũng như lạm dụng quyền của các cán bộ cấp cao đương nhiệm, nhưng mà như thế có cân bằng được hay không? Chẳng nhẽ có những người thực sự có tài nhưng họ lại không được làm quan vì họ sinh ra trong một gia đình có người làm quan chức cấp cao hay sao?

    Trả lờiXóa
  6. Dân gian truyền lại câu " hổ phụ sinh hổ tử", những người tài giỏi thông thường sẽ truyền lại những gen tốt ấy cho con của họ. Từ đó có rất nhiều những người con tài giỏi không kém gì thế hệ trước, và chẳng có lí do gì không cho họ làm quan khi tài năng và cái đức của họ hoàn toàn xứng đáng cả. Nếu hạn chế như vậy chỉ làm cho lực lượng lãnh đạo thêm trì trệ mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Hạn chế số lượng như vậy có khác gì tạo nên những rào cản lớn khó vượt qua cho những tài năng thực sự, mặc dù họ hoàn toàn xứng đáng với công việc đó. Suy cho cùng, nếu muốn ngăn cản tình trạng tham nhũng hay làm dụng quyền hạn của cán bộ đương nhiệm, thì chúng ta nên áp dụng các biện pháp khác, thanh lọc cụ thể, hiệu quả hơn, chứ đừng áp dụng hạn chế số lượng, cẩn thận bị phản ứng ngược đấy

    Trả lờiXóa
  8. Ai có tài thì được trọng dụng thôi, chứ chưa chắc tất cả đã là "gia đình trị". Không thể phủ nhận là hiện tượng những quan chức cấp cao lôi kéo, và giúp đỡ cho người thân, trong gia đình được nhận những vị trí tốt, thậm chí là thay thế họ nếu được, tuy nhiên có thể thấy việc chọn người tài của nhà nước vẫn không hề bị trì trệ. Xã hội này là xã hội của sự tiên tiến, ai trì trệ thì bị chọn lọc và loại bỏ. Việc người thân của chính khách hay là quan chức cấp cao không nhất thiết khiến cho hiện tượng "gia đình trị" tăng cao và hạn chế điều này cũng không hợp lý bởi mỗi người có cuộc sống, mối quan hệ của chính mình.

    Trả lờiXóa
  9. Trường họp TT nguyễn tấn Dũng thì có thể gọi là "gia đình trị" hay không ?
    Ba đứa con của TT Dũng đã được phong chức, nắm giữa vị trí quan trọng trong bộ máy chính phủ và kinh tế.

    Không những thế. Những cán bộ cao cấp của Đảng điều có thân nhân và con cái được phong chức như là trường họp

    1. Nông Quốc Tuấn. Con Nông Đức Mạnh
    2. Nguyễn Thanh Nghị, con Nguyễn Tấn Dũng
    3. Nguyễn Chí Vịnh, con Nguyễn Chí Thanh
    4. Phạm Bình Minh, con Nguyễn Cơ Thạch
    5. Trần Sỹ Thanh, cháu Nguyễn Sinh Hùng
    6. Nguyễn Xuân Anh, con Nguyễn Văn Chi
    7. Trần Bình Minh, con Trần Lâm
    8. Nguyễn Thị Kim Tiến, cháu ngoại cố TBT Hà Huy Tập.

    Đồng ý là "hổ phụ sinh hổ tử": Thế nhưng làm thế nào người dân có thể đánh giá họ có phải hổ tử hay không ? hay chỉ là mèo tử.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. có thể nói rằng đây là những danh sách lãnh đạo của nhân dân những có gì sai ở đây hả Anh Nam, họ thì làm sao, nếu có năng lực thì họ lên làm lãnh đạo thì có gì sai, tuy rằng là họ vẫn là cái bóng của những thế hệ trước nhưng họ cố gắng gồng gánh đưa đất nước đi lên thì chính chúng ta nên tin tưởng vào những điều mà họ làm

      Xóa
    2. gia đình họ có con cái học giỏi có khả năng làm lãnh đạo thì sao chứ, chẳng lẽ nếu họ không làm được gì mà đưa lên vị trí mà ngồi à, có mà lên đó người ta chửi cho lút mặt mà ngay cả bố mẹ họ cũng sẽ bị ảnh hưởng như bị xã hội lên tiếng, đó là những gì mà những người con này qua đó mà phải nỗ lực hơn nữa thì mới đánh tan được với "dữ" luận hiện nay

      Xóa
    3. bạn ngoc le có thể đưa ra một bằng chứng cụ thể nào chứng minh tài năng thàng công của những người con của lãnh đạo không ạ.

      Chỉ biết nói miệng không kiểu mẹ hát con khen thì tớ cảm thấy có thiếu thốn gì đó.

      Ngoài ra dù có một ai đó không hoàn thành được nhiệm vụ chỉ tiêu thì cũng chẳng có ảnh hưỡng gì đối với cha mẹ họ. Lý do là họ không cần phải lo sợ thua bầu cử nhiệm kỳ tới.

      TT Dũng cũng từng tuyên bố quyết tâm chống tham nhũng v.v. Thế nhưng nước Việt nam ta vẫn thuộc trong những nước tham nhũng nhất thế giới. TT Dũng cũng không vì thế mà từ chức hay trao trả quyền lại cho dân.

      Xóa
    4. Loi cao viết

      "
      họ cố gắng gồng gánh đưa đất nước đi lên thì chính chúng ta nên tin tưởng vào những điều mà họ làm
      "


      Một người chuyên gia mỗ heo hứa cố gắng mỗ tim người thành công tốt đẹp. Vậy bạn có đồng ý tin tưỡng cho ông mỗ heo mỗ tim bạn không ? Tại sao không hoặc tại sao có.

      Xóa
  10. không hiểu là nếu theo phương pháp hạn chế đó thì cụ thể là thế nào, 1 con hay không cho có con, vấn đề này hình như là vấn đề nhân quyền thì phải, mà đã là nhân quyền thì không có một lý do gì để xâm phạm cả, vì đó là quyền cơ bản, không có cả quyền cơ bản thì làm người làm gì nữa chứ đừng nói làm quan, nhưng tôi tin là mọi người sẽ không ủng hộ việc này bao giờ

    Trả lờiXóa
  11. theo tôi thấy thì vấn đề này cứ để nó vốn dĩ đã có đi, gia đình nào thì cũng nên có 2 con, không nên ít hơn cũng như nhiều hơn, đây là vấn đề cơ bản của chính sách dân số rồi, nếu nói quan chức nâng đỡ con cái thì phải dùng cách này ngăn cản là vô khả năng, không có con cái thì họ có họ hàng, vậy cấm cả họ hàng sinh con sao? theo tôi thì phải nghĩ ra cách khả quan hơn đi!

    Trả lờiXóa
  12. tôi không bàn việc lãnh đạo đưa con lên chức hay là có phải "hổ phụ sinh hổ tử" không, tôi chỉ quan tâm đến kết quả mà thôi, nếu các bạn thử đặt mình vào vị trí của một người con luôn phải núp dưới cái bóng quá lớn của cha mẹ, làm sao để họ khẳng định được khả năng của mình đây, chẳng nhẽ họ phải đi theo con đường lao động chân tay để tránh con đường chính trị của cha mẹ mình sao, thật vô lý!

    Trả lờiXóa
  13. Xã hôi việt nam đang có những diễn biến của sự khó khăn mà trong đó có thể nói là nạn tham nhũng lạm phát đang diễn ra hết sức phức tạp, nạn tham ô tham nhũng này như bài trên đã nói đó là không riêng của ai mà cả toàn thể nhân dân cơ quan các cấp chính quyền cả, khi mà toàn dân đoàn kết, tố giác tội phạm thì có thể nói là nạn đó sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt mà thôi

    Trả lờiXóa
  14. vấn nạn tham nhũng thì không chỉ có riêng mỗi nước việt nam mà nó có thể ở trên toàn thế giới, tham nhũng cũng có thể nói nó tương tự như nguyên nhân đưa xã hội nguyên thủy lên các chế độ hình thái như bây giờ, chỉ có thể khi nào 1 lúc nào mà không ai có thể nắm bắt được lúc nào đó mà loài người đi vào chế độ cộng sản xã hội đến lúc của cải thừa thải không a còn nghĩ lấy của nhau làm gì nữa

    Trả lờiXóa
  15. đúng vậy cuộc chiến lạm dụng chính quyền và vấn nạn tham nhũng không chỉ là của riêng ai nên do đó mà cơ quan chức năng ban ngành đoàn thể hay nói cách khác đó là trách nhiệm của toàn dân, vì vậy mà mọi người đừng có đổ xô theo dư luận nói con cái ông này ông nọ, mọi người cứ yên tâm nếu như làm được việc làm được mọi thứ thì tại sao chúng ta không tận dụng năng lực của họ để cho để đất nước đi lên

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao gọi trách nhiệm của toàn dân trong khi những kẻ tham nhũng chỉ là cán bộ, đảng viên.

      Bạn nghĩ nếu bạn không đưa bao thơ thì vẫn được cấp giấy phép làm ăn chăn ?

      Tại sao chỉ có con em đảng mới có năng lực, con em người dân thì không có. Không lẽ dân tộc Việt nam ta không còn ai giỏi hơn con lãnh đạo à ?

      Nếu họ không đưa được đất nước đi lên thì sao đây ?
      Nếu họ đưa đất nước đi xuống thì sao đây ? tiếp tục tin tưỡng, tiếp tục khen ngợi.

      Xóa
  16. ĐÚng thể thật rồi , cứ như thê thì ai còn dám làm quan nữa chứ , có dân thì phải có quan chứ đúng không , theo quan điểm của tôi nó là như vậy , cư như thê thì đúng thật là chẳng người nào còn dám làm quan nữa rồi , toàn để lại những điều không tích cực , tốt đẹp cho những thế hệ sau này của mình thì đúng làm quan hại chứ lợi cái gì đúng ko? hài

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.