THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

24 tháng 4 2014

ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH - CHÍNH SÁCH ĐÚNG, CÁCH HIỂU SAI

by An Chiến  |  at  24.4.14

Phát biểu sau những hoài nghi liên quan đến chủ trương đăng ký giữ quốc tịch của những kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, ông Nguyễn Hữu Tráng - Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho rằng: "Giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam chỉ có giá trị chứng minh người này đã thực hiện thủ tục đăng ký chứ không khẳng định về quốc tịch Việt Nam của họ. Gấy xác nhận không có giá trị pháp lý cho việc cấp phát hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các giấy tờ khác". 
Phát biểu này có thể xem là phát ngôn chính thức của bộ Ngoại giao về bản chất thực sự của chủ trương đăng ký giữ quốc tịch của Cơ quan này. Trên thực tế, kể từ khi chủ trương này chính thức được khởi động và triển khai trên thực tế, không ít kiều bào chênh vênh giữa một bên là việc Nhà nước đang làm khó chính họ khi đưa ra một chủ trương và bắt buộc thực hiện trong một thời gian rất ngắn ngủi việc họ sẽ có được quyền lợi gì khi thực hiện chủ trương vừa qua mà vô tình không hiểu rằng, việc làm vừa qua nhằm "làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân". 

Trên thực tế, nhiều người sẽ dễ dàng nhìn thấy bất kỳ một lợi ích thiết thực nào qua hoạt động do Bộ Ngoại giao khởi xướng nói trên, bởi: "Nếu làm, thì ngoài việc được cấp giấy xác nhận, người đăng ký không có được lợi ích thiết thực gì khác. Trong lúc đó, bản thân tờ giấy xác nhận đó lại không phải là điều kiện cần và đủ để một người được thừa nhận là công dân Việt Nam hay được cấp hộ chiếu Việt Nam, theo giải thích của Cục trưởng Lãnh sự". Hay nói cách khác, như khẳng định từ lãnh đạo Cục Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao: "Giấy xác nhận không có giá trị pháp lý cho việc cấp phát hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các giấy tờ khác [của Việt Nam]". "Việc đăng ký không làm một người được tức khắc công nhận là công dân Việt Nam và do đó không đem lại cho họ quyền được xin cấp hộ chiếu Việt Nam, cũng không tạo trách nhiệm bảo hộ của nhà nước đối với cá nhân đó".

Tuy nhiên, tường tận vấn đề để thấy rằng, việc cho ra chủ trương đăng ký giữ quốc tịch của những kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài không nhằm mục đích thực hiện các giấy tờ và thủ tục pháp lý liên quan và điều đó được Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan bảo hộ, tạo điều kiện, tránh tình trạng công dân Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài không có quốc tịch. Một trong những mục tiêu dễ nhìn thấy là hi vọng có thể ràng buộc được phần nào của những con người mang trên mình quốc tịch Việt Nam với đất nước. "Điều nhìn thấy đầu tiên, có lẽ mới chỉ là việc nó trao cho giới chức những thông tin về người tự nhận thấy mình là người Việt Nam".

Lâu nay, hiện tượng chảy máu chất xám và việc những công dân Việt Nam sẵn sàng ở lại nước ngoài để sinh sống và làm việc thay vì trở về phục vụ quê hương, bản quán. Điều này xuất phát từ việc một bộ phận kiều bào không còn ý thức được mình là công dân Việt Nam - một điều nói ra chắc nhiều người có thể sẽ phản đối; tuy nhiên đó là một sự thật mà nhiều hội thảo liên quan Việt Kiều đã nhận định và làm rõ. Nhiều người có thể đổ lỗi cho cách thức thu hút, chiêu hiền đãi sỹ của nước nhà mà quên đi rằng, việc hướng về quê nhà bằng cả tâm huyết và trách nhiệm thì những câu chuyện họ cho là lực cản ấy có hề hấn gì. Họ sẽ trở về khi họ còn lưu trong tâm trí mình là người Việt, mang trên mình quốc tịch Việt chứ không phải là đã bị đồng hóa, hòa nhập một cách tuyệt đối vào nước sở tại đang sinh sống, làm việc, học tập. 

Dẫu biết rằng, đưa ra một chính sách tiềm ẩn có nhiều sự hiểu lầm, thậm chí chưa có những đồng thuận thì sẽ là một điều không hay trong quan hệ giữa Nhà nước và Việt Kiều nhưng nói thật, nói trắng ra để cứu vãn một hiện trạng đang trở nên phổ biến thì dù thiệt hại gì thì cũng nên thực thi cho bằng được./.
An Chiến

9 nhận xét:

  1. Thực ra xét về mặt thời gian thì nói quá lâu cũng không đúng, và quá nhanh cũng không quá nhanh để chúng ta bàn luận nữa. Tuy nhiên theo bản thân tôi thấy thì những gì mà thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nói trên thực tế chỉ là mang tính chất hành chính giấy tờ thì đúng hơn. Bởi những con người có dòng máu chảy trong huyết quản là người Việt Nam, con lạc cháu hồng ở nước ngoài vẫn rất nhiều. Có đến hàng triệu người do những biến cố lịch sử, và chúng ta không thể quên đi rằng dân tộc Việt Nam là một. Vì thế thiết nghĩ thì đấy chỉ là tuyên bố mang tính giấy tờ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Vụ việc thứ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn phát biểu về việc đăng ký giữ Quốc tịch Việt Nam và đưa ra một thời hạn chót để ruồng bỏ những ai đó không đăng ký hoặc chưa kịp đăng ký là không được. Nhưng mặt khác theo tôi thấy thì thời hạn mấy tháng còn lại sẽ là thời gian đủ cho một tấm lòng chân chất biết hướng về quê hương thật sự. Có lẽ nên xem xét lại, nếu cần thiết thì triển khai theo cách khác, để tạo điều kiện cho đông đảo bà con Việt Kiều đang sống ở nước ngoài nhập lại Quốc tịch.Bởi dù gì đi chăng nữa thì đó cũng là dân tộc chúng ta.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. hình như bây giờ nhiều người rất là mẫn cảm với chính sách mới, phần thì vì con sâu những chủ trương không sát thực tế, tuy nhiên thì cũng được dẹp ngay đấy chứ thôi, coi như là thử nghiệm trên thực tế mà người dân là người kiểm nghiệm, thế nhưng lại có cái kiểu nông dân hiểu nhầm thế này thì không ổn, đến cả công chức còn hiểu nhầm được cơ mà nói gì đến những người trình độ nhận thức không cao, mà chỉ cập nhật tin tức từ vỉa hè

    Trả lờiXóa
  5. chính sách Đăng kí giữ quốc tịch của Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam thực hiện nhằm hi vọng có thể ràng buộc được phần nào của những con người mang trên mình quốc tịch Việt Nam với đất nước. "Điều nhìn thấy đầu tiên, có lẽ mới chỉ là việc nó trao cho giới chức những thông tin về người tự nhận thấy mình là người Việt Nam". Việc đó nhằm làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân thế nên khi cách hiểu sai thì kiều bào ta dễ thấy rằng đất nước Việt Nam chỉ phức tạp hóa vấn đề mà họ lại không được lợi ích gì

    Trả lờiXóa
  6. Tuy nhiên theo bản thân tôi thấy thì những gì mà thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nói trên thực tế chỉ là mang tính chất hành chính giấy tờ thì đúng hơn. Bởi những con người có dòng máu chảy trong huyết quản là người Việt Nam, con lạc cháu hồng ở nước ngoài vẫn rất nhiều. người kiểm nghiệm, thế nhưng lại có cái kiểu nông dân hiểu nhầm thế này thì không ổn,

    Trả lờiXóa
  7. Lâu nay, hiện tượng chảy máu chất xám và việc những công dân Việt Nam sẵn sàng ở lại nước ngoài để sinh sống và làm việc thay vì trở về phục vụ quê hương, bản quán. Điều này xuất phát từ việc một bộ phận kiều bào không còn ý thức được mình là công dân Việt Nam đó chính là lí do mà người việt ở nước ngoài không muốn có đóng góp gì cho chúng ta nữa

    Trả lờiXóa
  8. Tuy nhiên, tường tận vấn đề để thấy rằng, việc cho ra chủ trương đăng ký giữ quốc tịch của những kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài không nhằm mục đích thực hiện các giấy tờ và thủ tục pháp lý liên quan, nếu mà nói chuyện đang kí quốc tịch thì mỗi người cần có ý thức rằng, chúng ta vẫn là con người việt nam mang theo dòng máu của dân tộc việt

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.