Trước những chính sách mà Ukraine gọi là "đòn trả đũa" của Nga sau khi chính quyền của tạm quyền Arseniy Yatsenyuk đã không còn đi theo đường lối mà người tiền nhiệm cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã từng thực hiện khiến không ít người lo lắng về tương lai của quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, thay vì lấy lòng người Nga để tiến tới chung sống lâu dài và Ukraine sẽ nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đang trầm trọng và Chính phủ có nguy cơ đổ vỡ bất cứ lúc nào, vị Thủ tướng tạm quyền này đã chọn cách làm "Cảm tử" như là một quyết tâm chính trị, nỗ lực cải thiện tình hình của người đứng đầu này. Ông này cho rằng, việc cương quyết thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" như "cái giá phải trả cho sự độc lập".

Trong quá khứ, dưới sự bảo trợ và những quan hệ truyền thống với một số doanh nhân người Nga, nền kinh tế Ukraine dù chưa có những thành tựu rõ nét và đáng nể nhưng so với các nước thuộc Liên minh Châu Âu dính vào khủng hoảng do nợ công mang lại thì nền kinh tế này cũng chưa đến nỗi bi đát cho lắm. Theo nguồn tin từ Cơ quan đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody's, cả trong quá khứ và hiện tại, đất nước này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khí đốt nhập khầu từ Nga; trong khi khoảng 25% hàng hóa xuất khẩu của nước này là sang Nga. Và trong một thời gian dài trước khi xảy ra khủng hoảng, với sự chính sách ưu đãi trợ giá khí đốt của Nga, Ukraine vẫn có thể tự chủ được nhiều mặt hàng với tốc độ tăng trưởng 1,5-2% và chưa bao giờ tăng trưởng kinh tế xuống dốc không phanh như bây giờ. Cùng với đó, hệ lụy của việc đồng tiền mất giá, khả năng tài chính ngày một eo hẹp đi thì việc tỷ lệ nợ công (tương ứng với Tổng sản phẩm quốc nội - GDP) sẽ không dưới 60 % trong năm 2014 và tốc độ tăng trưởng xuống âm 03% (Theo dự báo của Moody's).
Nhìn nhận cả quá trình phát triển của Ukraine sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ để thấy rằng, cái sai đầu tiên của người Ukraine cũng bắt đầu từ những sự phụ thuộc ấy. Họ đã có nhiều năm chung sống vào người Nga, phụ thuộc sâu vào Người Nga mà không mảy may nghĩ đến một ngày chính những người Nga vì lí do này, lí do khác sẽ không thể cưu mang được chính mình. Với những khó khăn hiện tại từ chính sách cấm vận của Mỹ và các nước EU được thể hiện qua chỉ số PMI giảm mạnh, đồng Rúp giảm giá và nguy cơ tăng trưởng kinh tế có thể giảm xuống dưới 1% và kéo theo đà lạm phát sâu chưa từng có như dự báo của ông Elvira Nabiullina Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga tại Hội thảo Ngân hàng thì dù Ukraine có động thái quay lại thì e rằng người Nga vẫn sẽ không “giang tay” ra để đón sự trở về đó. Họ sẽ phải tập trung tất cả các nguồn lực hiện có để tự củng cố và phục vụ chính mình nếu chính sách cấm vận trên chưa được Mỹ và EU từ bỏ. Và như vậy, vô hình chung Ukraine đã đánh mất một cơ hội để phục hồi nền kinh tế trong nước và chính họ sẽ phải tự bơi, tự tìm kiếm con đường sinh tồn giữa biển nước mênh mông mà không có Nga bên cạnh.
Do vậy, chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi mà chưa đầy hai tháng sau chính biến lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych và khi đã rời Nga, không được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ Nga, Chính phủ và nền kinh tế của quốc gia Đông Âu này đang bên bỡ đổ vỡ bởi, một khi nền kinh tế đang trong chu trình khó phục hồi nhất vì thiếu nguồn lực mang tính truyền thống từ Nga; gói viện trợ kinh tế từ Mỹ và Liên minh Châu Âu EU dù đã đến nơi nhưng nó cũng chỉ là muối bỏ bể và có chăng là giải pháp tạm thời. Việc mua khí đốt từ Phương Tây mà không được trợ giá sẽ khiến Ukraine có thêm nhiều món nợ không có khả năng trả lãi (Mới đây nhất, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk tính tới khả năng tái nhập khí đốt từ các nước phương Tây). Và ai sẽ đảm bảo là một chính quyền sau chính biến chưa được kiện toàn sẽ đứng vững trước những làn sóng biểu tình, phản ứng từ người dân khi niềm tin họ bị lừa dối.
Nếu trước đây, rất nhiều người Ukraine, có cả những người đang trên cương vị lãnh đạo đất nước nghĩ rằng, cởi trói khỏi người Nga, đi theo Phương Tây thì cuộc sống của họ sẽ được đổi thay, mức sống của họ sẽ được như những nước phát triển cao như Anh, Pháp, Đức; việc họ cần là tạo dựng một lực lượng đủ mạnh để gây nên một cuộc chính biến từ bên trong nhằm lật đổ chính quyền thân Nga, trở cờ đi theo Phương Tây thì nay họ đã phải nghĩ lại và thất vọng. Rồi đây, nếu không có gì thay đổi thì chính họ sẽ được thử nghiệm chính những thời khắc khó khăn ấy.
Trên thực tế, cuộc chính biến tại Ukraine diễn ra nhanh chóng và không có nhiều thương vong. Và tất nhiên, đó được xem là hệ quả trực tiếp của việc chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, kể cả việc. Dù khẳng định chính thức mức độ hỗ trợ của phương Tây là bao nhiêu phần trăm và họ đã làm gì với lực lượng nổi dậy song với những chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn và sự có mặt kịp thời của các nước này sau chính biến cũng đủ biết họ là tác giả của màn kịch vừa qua. Tuy nhiên, Phương Tây cũng đã chưa nghĩ hết đủ điều, họ chỉ dạy cho những kẻ "nổi loạn" kia làm "cách mạng" một nửa, tức là chỉ “vũ trang cướp chính quyền” mà quên mất chưa dạy cho họ cách điều hành chính quyền và ứng phó với những khó khăn sau khi giành độc lập. Họ tiến hành chính biến khi mà chính họ cũng chưa hình dung nổi kết quả và những việc cần làm để giữ vững những “thành quả cách mạng” ấy.
Những người lãnh đạo hiện nay của Ukraine (tạm quyền) đã không biết làm gì ngoài ban hành và thực thi những chính sách mang tính chính trị hơn là kinh tế như tăng quyền cho các khu vực miền Đông, miền Tây nhằm giảm thiểu căng thẳng tại các khu vực này sau khi Nga sát nhập Crưm, đặc biệt là trong thực hiện các quyết sách lớn; tăng gấp đôi giá khí đốt đối với các khách hàng trong nước từ ngày 1/5 cũng như hạn chế tiền lương và trợ cấp nhà nước…Khi mà hiệu quả từ các chính sách này chưa thực sự rõ nét và chứng kiến cái cách họ thực hiện thì nên hiểu đó là chính sách cầm cự hơn là để phát triển. Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ lâm thời Ukraine vẫn chưa có chính sách kinh tế vĩ mô để giải thoát tình thế hiện tại. hữu hiệu cho hiện tại.
Diễn biến những gì đang xảy ra, chứng tỏ chính phủ tạm quyền Ukraine đang loay hoay trong việc chỉ trích, lên án Nga mà chưa đi đến đâu trong những chính sách của mình. Và có một điều dễ nhận thấy là họ đã quá tin vào sức mạnh và "túi tiền" của Phương Tây sẽ là điểm tựa an toàn để Chính phủ tạm quyền non trẻ có thể vượt qua khó khăn mà không cần có Nga. Song, tiếc rằng niềm tin ấy đã không đặt đúng lúc và đúng chỗ. Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, ngay cả phương Tây cũng đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng thì việc hiện thực những lời hứa viện trợ cho Ukraine cũng chỉ ở một mức độ nhất định và càng không thể kéo dài từ năm này qua năm khác. Các nước Phương Tây cũng đang đối diện với không ít những thách thức từ chính người dân của họ từ những cuộc biểu tình, những lần xuống đường rầm rộ gần đây nhất và để trấn an dư luận thì việc họ tạm thất hứa với Ukraine là câu chuyện của thời gian.
Tình thế hiện tại của Ukraine xấu hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Lúc khó khăn nhất họ không thể "bấu víu" người Nga mà trông chờ vào Phương Tây thì e thiếu thuyết phục. Cho nên, khi vị Thủ tướng tạm quyền kia phát biểu Chính phủ Ukraine chấp nhận "cảm tử" để giữ độc lập thì nên hiểu đó là một tin xấu đối với tương lai từ quốc gia Đông Âu hơn là một quyết tâm cải thiện tình hình.
An Chiến
tiếc rằng niềm tin ấy đã không đặt đúng lúc và đúng chỗ. Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, ngay cả phương Tây cũng đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng đây là kết quả của việc phụ thuộc quá nhiều vào các nước châu Âu, mà nói thật chứ các nước đó cũng có khá lên được mấy đâu mà các vị cứ hi vọng được nhiều thế
Trả lờiXóaphương tây cũng đang có những nền chính trị không ổn định nữa là chứ chưa đến nói chuyện có thể cứu chữa được những người dân úc-crai-na, họ cũng đâu có nghĩ được gì nhiều cho nước này đâu, nước mình còn chưa làm được nữa là giúp nước khác, nhưng mà nói cũng lạ chứ lúc đầu chưa có vấn đề gì thì ai ai cũng nhảy vào hết nhưng đến khi có chuyện thì mọi người đều từ bỏ
Trả lờiXóaphương tây nên thay đổi cách suy nghĩ và cách làm đi, nên đưa cho nước ucra na cần câu cơm thì hay hơn, chứ làm như thế này thfi cũng khó cho đất nước đang loạn lạc này lắm, mà có như thế này thì mời lộ ra cái bộ mặt đứng sau của mấy nước tư bản chủ nghĩa nhỉ, thực ra thì những nước này không có gì tốt đâu, chỉ là hình thực phá hoại thôi
Trả lờiXóaĐả đảo phương tây, đả đảo Mỹ. Chúng ta hoàn toàn ủng hộ Nga. Cho nên chúng ta quyết không thèm tiền của bọn Tây phương xấu xa đó. Chúng ta đề nghị Đảng và Nhà nước trả hết tiền Viện trợ của Châu âu và từ nay không thèm nhận tiền viện trợ của bọn này nữa.
Trả lờiXóaCác bạn có đồng ý không.
Đúng rồi , trong chuyện này thì đúng phương tây chỉ cho ukraina cá chứ không cho họ cần câu , chỉ có thể cứu rỗi được họ trong một thời giàn rất ngắn , tạm thời thôi chư làm sao mà có thể giúp họ thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn mà họ đang gặp phải cơ chứ , thực sự theo tôi nghĩ thì đây là một quyết định rất sai lầm của những nhà cầm quyền đất nước ukraina rồi ,
Trả lờiXóaUhm , công nhận đấy trong chuyện này thì hoàn toàn ủng hộ nươc Nga thôi , Ukraina thực sự thì đã chọn sai con nđường của mình , những nước này đã chọn những nước châu âu để bám víu , trong khi đó họ có vẻ như là chưa suy nghĩ một cach chính chắn đúng đắn trước khi đưa ra những quyết định đó của mình , có thể nói rằng đấy là một thất bại của họ
Trả lờiXóaThực sự là những quyết định về chính trị có tầm ảnh hưởng rất lớn của nó , đôi khi chỉ là một quyêt định sai lầm thôi cũng co thể dẫn đến những hậu quả khôn lường mà chúng ta không thể lường trước được ấy chư , thấy như trong câu chuyện của ukrai na này , sai lầm này đã làm cho đất nước ukraina đã khủng hoảng rồi thì chớ , quả này thì tôi nghĩ cũng khó mà co thể vực dậy được đấy
Trả lờiXóaTại sao lại có thể suy nghĩ và hành động như thế chư , ukraina co nghĩ rằng liệu phương tây có thể giúp mình mãi không cơ chứ , thực sự thì ở đời ít người giúp nhau không cái gì theo cái kiểu như ở trên kia lắm , có mãi đâu mà viện trợ cho mãi được chứ , chính quyết đinh này đã làm cho đất nước đã loạn lạc nay còn loạn lạc hơn nữa , chúng ta cần lấy đo làm bài học cho mình
Trả lờiXóathế nên giờ sai lầm nối tiếp sai lầm hậu quả mà phương tây nhận được đã rõ,kết cục đất nước ukraina như ngày hôm này là cũng bởi một tây phương tây sào nặn nhưng không kiểm soát được tình hình nên giờ mới nên nỗi như thế này,vốn vần biết nhân dân lòng dân khó đoán nhưng phải từ bản chất lợi ích của họ thì mới dễ thu được lòng tin của họ chứ
Trả lờiXóaTình hình chính trị của Ukraine đang diễn ra rất phức tạp. Đây là một đất nước đi theo chế độ chính trị đa nguyên đa đảng. Đây phải chăng là lời cảnh tình cho chế độ này. Đây không phải là lần đầu tiên một đất nước đi theo chế độ chính trị này phải như thế, trên thế giới đã có rất nhiều nước cũng phải chịu hậu quả như vậy. Tất cả đang cho thấy những sự bất cập của chế độ này, và sự không hợp lý của chế độ này.
Trả lờiXóaTình hình chính trị của Ukraine thực sự rất phức tạp. Quốc gia này gần như đang phải chịu sự giằng co giữa 2 thế lực, một bên là Nga, một bên là các nước phương Tây. Không những thế, quốc gia này còn đi theo hướng đa nguyên đa đảng, sự bất ổn chính trị này là hậu quả tất yếu của nền đa nguyên đa đảng chịu sự tác động từ các nước bên ngoài
Trả lờiXóaTình hình chính trị ở Ukraine thật khó lường khi mà giờ đây nó là bàn cờ đấu tranh chính trị của các nước phương tây và Mĩ khi mà liên tiếp có những động thái can thiệp vào tình hình chính trị cũng như quân sự vào Ukraine. Rõ ràng nhân dân nước này đang trở nên bị động mà chính họ đã và đang là nạn nhân của ván bài đó, bất ổn, đổ máu là những gì chúng ta có thể thấy ở nước này trong suốt những tháng vừa qua. Mĩ chỉ tung tin lên thuyết phục họ rằng đi theo họ thì có cá song con cá này ở đây, bắt bằng cái gì thì hiển nhiên, tưởng tượng ra mà thôi.
Trả lờiXóatrong chuyện này thì đúng phương tây chỉ cho ukraina cá chứ không cho họ cần câu , chỉ có thể cứu rỗi được họ trong một thời giàn rất ngắn , tạm thời thôi chư làm sao mà có thể giúp họ thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn.Tình hình chính trị của Ukraine đang diễn ra rất phức tạp. Đây là một đất nước đi theo chế độ chính trị đa nguyên đa đảng
Trả lờiXóa