Trao đổi với Phóng viên BBC tiếng Việt, Giáo sư Tô Duy Hợp, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học Việt Nam đã cho rằng: "Nông dân gần đây là tiên phong trong công cuộc đổi mới, nhưng bây giờ nông dân lại thiệt hại nhất." Lí giải cái thiệt hại của những người nông dân, GS Hợp đánh giá: "Hiện nay trong nhiều vụ tranh chấp đất đai, ruộng đất, nhà nước và các chính quyền địa phương đã trực tiếp 'xung đột' với người dân".
"Theo nhà nghiên cứu này, nhà nước thay vì như vậy nên xem xét lại quan hệ của mình để điều chỉnh sao cho chẳng hạn trong các quan hệ tranh chấp, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp, tổ chức thuê đất với người dân bị cưỡng chế, lấy lại đất v.v..., nhà nước trở thành người 'trung gian' làm trọng tài hòa giải". (Theo BBC). Có thể nói, đây là một ý kiến đã được xem xét từ lâu và đã đưa ra thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách này đã chưa đi đến đâu và xem xét trên nhiều khía cạnh thì thực chất đây là cửa mở cho cái gọi cho phép tư hữu tư nhân về đất đai - một chính sách được đưa ra bàn nhiều nhưng đa số những người tham gia góp ý đều phủ nhận. Dẫu biết rằng, một khi được trao quyền thì đó chính là động lực cho họ phấn đấu và làm giàu trên chính mảnh đất do chính mình sở hữu. Tuy nhiên, với một quốc gia có đông dân số như Việt Nam thì có thể đó là một điều để lại những hậu quả tương đối nặng nề. Trong một lần phát biểu trước đây, GS Hợp từng cho rằng: "Quan điểm của tôi là bất cứ nhà nước nào tiến bộ là cũng phải chia ra những phần đất: đất thuộc về an ninh quốc gia, rồi phần đất để dự trữ...". Với một quốc gia đông dân như Việt Nam, tốc độ tăng tự nhiên cũng vào loại cao của thế giới thì liệu rằng việc cho thực thi chế độ tư hữu về ruộng đất sẽ kéo theo những hệ lụy gì; liệu khi ấy, quỹ đất có đủ để phục vụ cho phần đất phục vụ An ninh quốc gia và phần đất dữ trự nêu trên và công bằng xã hội sẽ đi đến đâu nếu người này được tư hữu về đất còn người kia lại không?
Cơ chế nhà nước đứng ra làm "trung gian hòa giải" là một điều đã diễn ra trên thực tế. Vai trò hòa giải của Nhà nước đã được thực hiện rõ nét trong phân xử tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên có quyền sử dụng đất đai. Tuy nhiên, việc đề cao vai trò của Nhà nước trên thực tế cũng không đồng nghĩa với việc Nhà nước phải đứng ngoài cuộc trong sở hữu về đất đai và việc công nhân sở hữu đất đai tư nhân. Nhà nước sẽ là người đứng ra đóng vai trò là chủ sở hữu, vừa là tổ chức đứng ra giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Điều này không chỉ đảm bảo sự công bằng cho các bên tham gia các giao dịch liên quan đến đất đai. Việc đồng thời giao quyền sở hữu cho cả nhà nước và tư hữu cá nhân về đất đai sẽ khiến Nhà nước không có được chế tài đặc biêt trong giải quyết các tranh chấp dân sự giữa các bên và sẽ khiến mâu thuẫn xã hội giữa những người dân gia tăng. Đấy là điều không ai muốn, cho nên, dù thời điểm hiện tại có nơi, có lúc diễn ra tình trạng mâu thuẫn giữa chính quyền, người dân xung quanh vấn đề đất đai thì đó là một hệ quả tất yếu; được ví như "phản ứng phụ" tất yếu xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Vì những sự bình ổn cần thiết cho xã hội trong tương lai việc chấp nhận những mâu thuẫn, tranh chấp có tính nhất thời là điều nên được thôn cảm và chấp nhận.
Trên thực tế, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân liên quan đất đai không phải tất thảy đều xuất phát từ những quan hệ giữa hai chủ thể này trong vấn đề đất đai. Trong nhiều trường hợp, những "thầy dùi" đã kiếm cớ kích động, tạo dựng mâu thuẫn và thúc đẩy nó lên đến đỉnh điểm để lớn tiếng yêu cầu chính quyền và nhà nước phải điều chỉnh chế độ quy định về đất đai. Vì vậy, việc thực hiện kế sách như GS Hợp đưa ra: "Để tránh tình trạng đối đầu trực tiếp giữa chính quyền với dân, theo Giáo sư Hợp, nhà nước cũng cần xem xét lại luật, trong đó nên công nhận sở hữu tư nhân về ruộng đất, đất đai của người dân, đặc biệt trong đó của nông dân" không khả dĩ và khó lòng thực hiện trên thực tế.
Chúng ta cảm ơn tấm lòng của một cán bộ về hưu tâm huyết như GS Hợp song, điều GS nói e là hơi viển vông./.
An Chiến
Đã từ lâu tôi mất lòng tin vào những cái đài báo như BBC hay RFA vì chúng mang tiếng cái gọi là "tự do thông tin, minh bạch thông tin". Tôi chỉ thấy rằng chúng toàn xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ Tổ quốc Việt Nam mà thôi. Thật nực cười cho đài BBC, đường đường là đài do Anh quốc lập nên nhưng chính người Anh lại không tin vào BBC
Trả lờiXóamấy cái báo kiể BBC này thì quả thực là không thiểu những bài nói về Việt Nam chúng ta một cách chẳng mấy tốt đẹp , có thiện chí một chút nào cả , nhiều lúc thậm chí còn viết một cách rất tiêu cực , chống lại chúng ta ấy chứ , nói chúng là như thế thì đã không mấy thích thú về cái này rồi , chẳng còn hứng thú gì nữa cả
Trả lờiXóađúng là một người có kiến thức và không hiểu sao có nhưng ý kiến viển vông như thế không biết, việc cho ra ý kiến như thế này khac gì đưa nhà nước, thể chế này thành cái chê độ bù nhìn, và thực tế thì vai trò của nó đã được khẳng định và đượ cũng cố cùng với thời gian, đất nướ việt nam không thể thiểu sự lãnh đạo của đảng được và cái đó là một thực tế
Trả lờiXóa