THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

29 tháng 6 2014

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI + SỰ THẬN TRỌNG = TINH THẦN AQ?

by An Chiến  |  at  29.6.14

Có người đã nhận định rằng Nghị trường Việt Nam luôn có sức sống nhờ vào một số cá nhân Đại biểu đầu tàu. Họ là những con người dám phản biện, dám kiên quyết bảo vệ cho những điều mình nêu ra và hơn hết họ luôn biết tranh đấu vì những lợi ích, nguyện vọng chính đáng của những người mà họ đã đứng ra đại diện, diễn nguyện. 

Tiếp nối Gs. Ts Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, thiếu niên - nhi đồng Quốc hội là đại biểu quốc hội đoàn Tp Hồ Chí Minh Trần Du Lịch. Điều thể hiện rõ nét nhất chính là sự thẳng thắn, dám nói thẳng, nói thật những vấn đề quan tâm. Những vấn đề nóng, những chủ đề nhạy cảm được quốc hội đưa ra bàn luận là đề tài thu hút ánh nhìn, tranh luận của hai con người này. Tất nhiên, những tiếng khen giành cho hai ông không đồng nghĩa với chất lượng Đại biểu quốc hội không đồng đều và trên nghị trường xuất hiện ít những tiếng nói có trách nhiệm. Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra, với những gì đã được báo đài phản ánh thì hai ông xứng đáng có những lời ngợi khen chân thành ấy. 

Đến thời điểm hiện tại, ông Thuyết đã nghỉ hưu và những lời khen ngợi kiểu ấy đang được chuyển giao sang cho ông Trần Du Lịch. Bản thân ông Lịch cũng không làm cho những người đại biểu nhân dân tín nhiệm mình phải nghi ngờ và băn khoăn bất cứ một điều gì. Vẫn là chất lửa trong những diễn đàn do Quốc hội khởi xướng và đưa ra bàn luận. Sự sôi nổi và những ý kiến giàu hàm lượng chất xám là điều đã, đang và sẽ đọng lại ở hình ảnh đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch. Chính cái cách ông phát biểu, chính cái cách ông tranh luận cũng phần nào cho thấy tâm huyết, sự trách nhiệm của chính ông. 
Theo lẽ thông thường với những gì đã diễn ra ở Biển Đông không thể nằm ngoài phạm vi phủ sóng của ông Lịch. Từ khi có sự kiện biển Đông, trên phương diện của một người công dân và một người đại biểu Quốc hội, ông Lịch đã có nhiều ý kiến phát biểu được đăng tải trên các tờ báo uy tín. Những tiếng nói tâm huyết đã được đưa ra nhưng điều mà nhiều học giả trân trọng ở ông Lịch chính là sự thận trọng trong giải quyết. Ông cũng đại biểu Quốc hội không tán đồng đề nghị của Đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa khi cho rằng, không nên có một Nghị quyết riêng của Quốc hội về vấn đề Biển Đông mà chỉ nên đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của Quốc hội. 

Với nhữn gì ông đã làm xung quanh vấn đề Biển Đông cho thấy ông là người hiểu chuyện và hiểu cơ chế vận hành của Quốc hội bởi việc vội vàng cho ra đời một Nghị quyết riêng về vấn đề Biển Đông sẽ đồng nghĩa với việc làm xấu tình hình hiện tại; việc Quốc hội ra Nghị quyết riêng chỉ xảy ra khi vấn đề đưa ra đang trong tình thế hết sức nghiêm trọng và cần thiết để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một Hội nghị Diên Hồng của thế kỷ 21. 

Cũng với trách nhiệm của một đại biểu, trước những lời lẽ kích động việc Việt Nam phải có những động thái cứng rắn trong giải quyết những hành động gây hấn của TQ trên Biển Đông, nhất là việc kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực để đẩy lùi họa xâm lăng của TQ. Ông Lịch đã có những ý kiến phát biểu thấm thía trong bài viết bài báo “Nôn nóng Việt Nam sẽ mắc bẫy Trung Quốc” đăng trên Tuổi Trẻ như một sự định hướng cần thiết cho những cá nhân chưa hiểu chuyện, làm hạ nhiệt những cái đầu nóng. Những nội dung được ông Lịch phân tích đã ít nhiều cho công chúng, những người quan tâm biết được rằng, tình hình trên Biển Đông đang có những cách xử lý riêng biệt, không nhất thiết sử dụng vũ trang mới có thể giải quyết được tình thế hiện tại. 

Ông cũng cho biết thêm, vấn đề hiện nay không phải là ai đánh trước, ai sẽ là người khơi mào cho cuộc chiến vũ trang trên Biển Đông và đó cũng không phải là nơi để hai bên phô diễn những thứ vũ khí tối tân của chính mình. Những mối quan hệ quốc tế ràng buộc và cả những sự liên kết, lợi ích khu vực đang đặt ra những cách giải quyết riêng biệt. Theo đó, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thực chất là một cuộc chiến về sự bình tĩnh, kiên nhẫn và tính mềm dẻo hơn trong quan hệ ngoại giao. Và hơn hết, giải quyết vấn đề Biển Đông, Việt Nam đang phải đối diện với một nước lớn giàu tham vọng. 

Việc so sánh những phát biểu của Đại biểu Trần Du Lịch với tinh thần của Nhân vật AQ trong tác phẩm AQ chính truyện của Nhà văn Lỗ Tấn là sự thiếu khiên cưỡng, nếu không nói là một sự ví von đáng lên án của Luật gia Trần Đình Thu. ông này cho rằng, việc ví von sự thận trọng cần thiết của Đại biểu Trần Du Lịch không khác gì đoạn hội thoại của nhân vật AQ: "Thế mà lắm đứa vẫn chưa chịu thôi, cứ ghẹo y, thành ra cuối cùng lại đánh nhau. Thực tế thì A Q thua, người ta nắm lấy cái đuôi sam vàng hoe của y dúi đầu vào tường thình thình bốn năm cái liền rồi mới hả dạ bỏ đi. Còn A Q thì đứng ngẩn người ra một lúc, nghĩ bụng:


- Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó.Thật thời buổi này hết chỗ nói!

Rồi cũng hớn hở ra về vẻ đắc thắng”.
(AQ chính truyện - Lỗ Tấn)
Vẫn biết rằng, đứng trước bất cứ một sự việc nào đó, chuyện so sánh, vi von với bất kỳ cái gì là quyền riêng có của mỗi người. Họ có quyền nói, có quyền nêu lên chính kiến nhưng nó sẽ đi lấn sang một địa hạt khác nếu những gì ví von ấy đang làm biến tướng và nội dung sự việc. AQ chính truyện ra đời trong bối cảnh xã hội TQ nhiễu nhương chưa từng thấy, họ cũng đứng bên bờ bị những thế lực ngoại bang dòm ngó, phân tranh, tinh thần và ý chí của AQ nói lên phần nào sự bất lực của một kẻ đã bị xã hội bần cùng hóa, lưu manh hóa. 

Nói như vậy để nói rằng, tình cảnh Việt Nam hiện tại không xấu như những gì đã diễn ra ở TQ vào thời điểm AQ chính truyện ra đời. Xã hội đã, đang được điều hành tập trung thống nhất và những gì mà bộ máy chính quyền đang thể hiện ít nhiều đã nói lên những hạt nhân đúng đắn của vấn đề này. Cho nên, sự so sánh của Luật gia Trần Đình Thu cho thấy ông này không hiểu gì về bối cảnh AQ chính truyện ra đời. Và sẽ thật là khó hiểu, khó chấp nhận khi trao gửi sự phán xét lịch sử, thời cuộc và nhân cách một con người cho một kẻ không có một tí kiến thức về lịch sử???
Phương Nam OP.

2 nhận xét:

  1. "Bản thân ông Lịch cũng không làm cho những người đại biểu nhân dân tín nhiệm mình phải nghi ngờ và băn khoăn bất cứ một điều gì " chứng tỏ là Xã hội đã, đang được điều hành tập trung thống nhất và những gì mà bộ máy chính quyền đang thể hiện ít nhiều đã nói lên những hạt nhân đúng đắn của vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  2. việc gì mà chúng ta phải so sánh 1 ai với những nhân vật lãnh đạo của trung quốc. Vẫn biết rằng, đứng trước bất cứ một sự việc nào đó, chuyện so sánh, vi von với bất kỳ cái gì là quyền riêng có của mỗi người. mọi người có thể nói gì thì nói nhưng không nên đưa những con người đó mà ra so sánh được

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.