Từ bao đời nay, đối diện và sống với người TQ, cha ông ta luôn lấy giải pháp "Nhu" thắng "Cương", lấy tinh thần và thiện chí hòa bình để chế ngự chính cái mộng bá quyền, đô hộ lên chính dân tộc mình. Thế mới có chuyện, dù chiến thắng lừng lẫy, dù làm cho kẻ địch chỉ còn nước chui vào ống đồng để thoát thân, trên mình tay không tấc sắt, thân bại danh liệt thì chúng ta vẫn chọn một giải pháp mà theo nhiều người giàu tính nhân văn và có tính ảnh hưởng lớn hơn: Cung cấp lương thảo, ngựa và các phương tiện khác cho chính những tên giặc phương Bắc kia trở về; chủ động thiết lập quan hệ bang giao hòa hiếu, thực hiện chế độ cống nạp như trước khi xảy ra chiến sự. Ông cha ta đã nén đi những sự căm hờn, những tiếng khóc thét, đau đớn trong quá khứ để đổi lại chính những cảnh thanh bình và thịnh vượng sau này. Và suy cho cùng, chủ quyền và những giá trị hôm nay được đánh đổi và tạo dựng từ chính cách nghĩ và cách hành động ấy.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại đối thoại Shangri-La.
Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, TQ luôn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt. Họ hiện diện trên đất Việt với tư cách là một tên xâm lược giàu toan tính ở bất cứ thời đại nào. Một dân tộc Việt trong các giai đoạn khác nhau đã phải gồng mình lên để chống đỡ, chúng ta cũng đã không ít lần rơi vào những trạng huống khó xử, nhất là việc đổi chác giữa danh dự và cái lợi đại cục. Trên thực tế, bất cứ sự lựa chọn nào cũng khó khăn, sự lựa chọn trong chiến trận lại càng khó khăn hơn vì nó mang tính bước ngoặt nhiều hơn là một hành động thuộc về xu thế, song chính vì cân nhắc đại cục, coi trọng lợi ích lâu dài đã dạy cho người Việt có được những hành động sáng suốt và đúng đắn.
Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, TQ luôn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt. Họ hiện diện trên đất Việt với tư cách là một tên xâm lược giàu toan tính ở bất cứ thời đại nào. Một dân tộc Việt trong các giai đoạn khác nhau đã phải gồng mình lên để chống đỡ, chúng ta cũng đã không ít lần rơi vào những trạng huống khó xử, nhất là việc đổi chác giữa danh dự và cái lợi đại cục. Trên thực tế, bất cứ sự lựa chọn nào cũng khó khăn, sự lựa chọn trong chiến trận lại càng khó khăn hơn vì nó mang tính bước ngoặt nhiều hơn là một hành động thuộc về xu thế, song chính vì cân nhắc đại cục, coi trọng lợi ích lâu dài đã dạy cho người Việt có được những hành động sáng suốt và đúng đắn.
Tình hình trên Biển Đông thời gian vừa qua lại một lần nữa thử sức sự khôn khéo và cũng là thước đo giá trị ý chí và trí tuệ của người Việt. Chứng kiến những đoàn người biểu tình xuống đường hô vang khẩu hiệu phản đối và yêu cầu TQ nhanh chóng rút khỏi Biển Đông và nhiều hành động thu hút khác, nhiều người Việt đã nghĩ đến tình cảnh xấu nhất có thể phải đương đầu với TQ. Nhiều cái đầu nóng đã làm cho tình hình thêm căng thẳng, hàng loạt các vụ đánh đập, phá hoại tại các khu công nghiệp, nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra có bàn tay của kẻ xấu như những xúc tác có thể đẩy tình hình đi xa hơn phạm vi kiểm soát của Nhà nước. Ấy vậy nhưng, việc tiếp thu và vận dụng bài học của cha ông ta từ ngàn đời nay đương đầu với TQ đã dạy thế hệ hôm nay biết làm gì. Chúng ta đã trấn an những cái đầu nóng, khắc phục dần dần những di tích hư hại từ những hành động thiếu suy nghĩ vừa qua; liên tiếp có các động thái thông tin với thế giới về tình hình đang diễn ra trong nước và khẳng định rằng, nhà nước sẽ kiểm soát được tình hình; những sự việc vừa qua chỉ là sự cố ngoài ý muốn....Những bước đi cần thiết trên đã làm dịu những làn sóng phản đối từ trong nước; cộng đồng thế giới sau những giây phút bị "thôi miên" từ truyền thông TQ đã hiểu mình nên làm gì...hay nói cách khác, chúng ta đang kiểm soát và chi phối được tình hình; đối sách hòa bình, sử dụng phương pháp đấu tranh ngoại giao vẫn được thực hiện trên thực tế.
Và đến đối thoại An ninh khu vực Shangri-La có thể xem là đỉnh cao trong quan hệ đối ngoại mà Việt Nam đang tiến hành trong đấu tranh với TQ. Lẽ ra tại một diễn đàn lớn, có sự tham dự của nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và có cả TQ thì những tiếng phê phán của Việt Nam sẽ nâng cao giá trị và thế giới sẽ hiểu hơn những gì chúng ta đang phải gánh chịu. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ đơn thuần kiểu "ăn miếng trả miếng" như thế thì e rằng, dân tộc Việt sẽ không thể sống được với người TQ và cũng chưa có gì chắc chắn là tình hình trên Biển Đông sẽ diễn biến theo chiều hướng tích cực. Chúng ta nhận thức được rằng, Hội nghị sẽ đưa vấn đề tranh chấp, những hành động gây hấn của TQ trên Biển Đông làm trung tâm, phía Mỹ và các quốc gia Đồng minh của Mỹ tại Châu Á sẽ là những người nói thay Việt Nam những chuyện đã qua; việc chúng ta nói thêm, phát biểu thêm cũng không có ý nghĩa trong tình cảnh hiện tại. Điều mà chúng ta nên làm là "lợi dung" chính những gì đang diễn ra để tạo ra một đại cục có lợi cho nước nhà. Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã làm trọn vẹn những điều đó, là sự thể hiện nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam - TQ.
Chúng ta không loại trừ hiện tại TQ đang gặp khó trong vấn đề ứng xử trước dư luận, sức ép từ thế giới. Những tiếng nói đích thân từ Việt Nam có thể sẽ làm cho họ không có bất cứ một đường rút trong danh dự nào hết. Và thông thường, rơi vào hoàn cảnh đó, vì danh dự quốc gia họ sẽ tìm chọn một lối đi "danh dự" dẫu biết đó là một lối đi khó khăn và không mấy dễ dàng. Đồng thời, những xung đột trên Biển Đông thời gian qua suy cho cùng là xung đột mang tính nhất thời, là một sự bành trướng của một bộ phận trong lãnh đạo Đảng, Nhà nước TQ; do vậy để thích nghi và chung sống hòa bình, đảm bảo nguyên tắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một vấn đề lớn trong tương lai. Do vậy, trước sau gì chúng ta vẫn phải thực hiện cách làm mang tính ôn hòa, hòa bình hơn là chọn giải pháp xung đột. Và nói như Mã Tùng trong bài viết "Nhu khác với nhược: "Lấy nhu chế cương là mưu kế kỳ diệu để các nước nhỏ tồn tại bên cạnh đế quốc. Đại tướng Phùng Quang Thanh năm 21 tuổi đã chỉ huy trung đội đánh tung hoành ngang dọc trên đường 9 khiến quân Mỹ-ngụy hồn xiêu, phách lạc. Tướng Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1971 còn phải đưa vào giáo trình đào tạo sĩ quan cái tên Phùng Quang Thanh và dạy cấp dưới, khi ra chiến trường mà đụng phải đơn vị Phùng Quang Thanh thì tốt nhất hãy bỏ chạy thoát thân. Cái DŨNG của Đại tướng Phùng Quang Thanh là dũng quán thiên hạ, nhưng ông không nói cho sướng miệng, cho thuận tai dân (đang bị ức chế bởi giặc Tàu), ông nói năng cẩn trọng, đúng sách lược của Đảng. Tuy nhu mà cương, khiến cả thế giới hiểu Việt Nam. Đó là đại TRÍ, đại NHÂN, đại NGHĨA. Đó là ĐẠI THẮNG".
Phương Nam
bài viết nói rất đúng, thực sự thì vấn đề biển đông chúng ta đang hoàn toàn yếu thế, nếu như chúng ta cứ cương cứng thì chúng ta không thể nào có chiến thắng được và khi đó thì các bạn có thể biết được hâu quả xấu nhất có thể xảy ra như thế nào rồi đấy , và khi đó chúng ta cũng sẽ có những hối tiêc mà sau này sẽ nhớ mãi đấy các bạn à, hãy là người việt nam thông minh và sáng suốt
Trả lờiXóavới trung quốc, một quốc gia với những âm mưu và thủ đoạn như thế thì không thể nào dùng những cách cứng rắn được vì như thể chúng có ta có thể bị GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG ngay mà thôi và kết quả thì ta có thể biết được rồi đấy, và thực tế thì nếu như giải quyết bằng cương cứng cũng không thể nào làm cho nhanh chóng phát huy hiệu quả được đâu
Trả lờiXóatôi nhất trí về phương án này đấy, nếu không lấy nhu thì có thể bị chính các nước trên thế giới đánh giá ngay, chính triều tiên là một trong những ví dụ như thế đây các bạn, nếu lấy nhu thì có thể chúng ta sẽ làm cho chính trung quốc thấy nản chí, thấy nản lòng, vì mục đích của trung quốc là làm cho việt nam chúng ta nong đầu mà, do đó chúng ta lấy nhu là hợp lí nhất
Trả lờiXóacuộc đời là thế, sinh ra chúng ta phải chấp nhận hiện thực, không thể chọn cuộc sống cho mình được, giống như sinh ra chúng ta không thể chọn vào gia đình giầu có được, không thể chọn sinh ra ở một đất nước cường quốc được, cho nên không còn cách nào khác ngoài việc thích ngi với môi trường sống, cha ông ta cũng thế, dùng một biện pháp để bảo vệ đất nước, quan hệ khôn khéo để sinh tồn, đấy là vũ khí của ta
Trả lờiXóađúng vậy chính sách lấy tinh thần và thiện chí hòa bình của nước ta để chế ngự chính cái mộng bá quyền, đô hộ của trung quốc có lẽ là một chính sách đúng đắn và hợp lí lúc này. Đối với một đất nước thâm độc và xảo quyệt như trung quốc thì phải vận dụng những biện pháp khôn khéo tránh để nguy hại tới chủ quyền biển đảo
Trả lờiXóatrước tình trạng biển đông có nhiều bất ổn như vậy trong khi quân sự của ta còn non yếu thì việc kêu gọi và sử dụng các biện pháp vận động bên ngoài để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thế giới mới là biện pháp hiệu quả cao nhất, chứ không thể nóng vội trong lúc này được
Trả lờiXóa