THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

17 tháng 6 2014

NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐỂ BÁO CHÍ "TỰ DO" HOẠT ĐỘNG?

by An Chiến  |  at  17.6.14


Kỷ nguyên thông tin và những tiện ích từ công nghệ số đã tạo ra diễn đàn hơn cho những người ưa thích bàn luận về những câu chuyện bên lề, những câu chuyện thuộc thị hiếu, quan tâm. Vì vậy, đừng hỏi vì sao người ta thức khuya để xem Worldcup không chỉ để dõi theo những pha bóng hay, những bàn thắng đẹp mà còn để bắt lỗi những Bình luận viên; và sau mỗi trận bóng điều đọng lại ở những người theo dõi những trận bóng không chỉ là tỷ số, ai suất xắc, ai đá không tròn vai mà đó còn là Bình luận viên trận bóng đó nói gì (Đây là điều rất hiếm gặp ở những mùa Worldcup trước đây). Tất nhiên, việc khai thác thị hiếu và những nhu cầu mà đa số người dân quan tâm chính là lối đi, bước đi để nền báo chí có thể sống và phát triển theo đúng nghĩa của nó; những nó không có nghĩa Báo chí được đi quá những giới hạn mà họ được phép. Ngoài chức năng giải trí, chức năng thông tin thì báo chí còn đảm nhận chức năng định hướng dư luận và tất nhiên không thể đi định hướng những giá trị lệch chuẩn, những "thói xấu" đang hiện hữu trong đời sống. 

Trong thời buổi mạng xã hội đang đóng vai trò như một "loại hình báo chí mới" với những ưu điểm, tiện ích mà những loại hình báo chí truyền thống khó mà đạt được; đi cùng với đó là việc nhiễu loạn thông tin, thói giật tít câu khách "rẻ tiền" đang khiến tình trạng cùng một sự việc mà được hiểu, luận suy theo nhiều cách. Trong hoàn cảnh đó, nếu báo chí chính thống cũng chạy đua, học hỏi những yếu tố đó, áp dụng vào chính những gì mình đang làm thì e rằng dần dần báo chí sẽ không còn chức năng định hướng dư luận và việc báo chí hoạt động không có chức năng này vô tình sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy mà bất cứ một người dân bình thường nào cũng không hề muốn: Họ sẽ bế tắc trong việc tìm chọn những trang tin, loại hình báo chí để thỏa mãn những cơn khát thông tin của chính họ và cũng không loại trừ những biến động, rối ren của xã hội cũng xuất phát từ điều này. 

Trở lại với cách đưa tin báo chí trong việc dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận. Ông Luận là người đứng đầu ngành Giáo dục Việt Nam, là người chịu trách nhiệm chính cho việc đi lên hay tụt hậu của nền giáo dục Việt Nam đương đại. Nội dung những bài phát biểu của ông trên các diễn đàn dù ít, dù nhiều nó cũng thể hiện được lối đi, bước đi thời gian tới của nền giáo dục Việt và việc đưa tin về những nội dung này để những người quan tâm cùng luận bàn, góp ý là điều cần thiết. Song, thật đáng tiếc khi một số cơ quan báo chí là sử dụng chính cái tâm thế "bắt lỗi Bình luận viên" trong mùa Worldcup để đưa tin về bài phát biểu của Bộ trưởng Luận. Bỏ qua những nguyên tắc nghề nghiệp khi trích dẫn những nôi dung phát biểu mang tính nguyên văn, những nhà báo, phóng viên báo chí đã vô tình cho mình cái quyền được nói thay lời vị tư lệnh ngành giáo dục kia. Cho nên, thay vì trích nguyên văn bài nói, bài phát biểu, một số bài baosw chỉ "cứ trích dẫn cộc lốc 1 câu cụt hủn làm người đọc hiểu nhầm. Việc bộ trưởng Luận trả lời đúng sai tôi ko giám đánh giá ,nhưng việc trích dẫn cụt hủn một câu " ít ra phải học khá thì anh mới được đạo đức tốt," Thì thật là nguy hiểm cho người đọc và thương hại đến danh dự của ô Phạm Vũ Luận".

Công chúng, người đọc sẽ nghĩ gì khi một Bộ trưởng có những phát biểu thiếu tính biện chứng, khoa học đến như thế. Họ sẽ nghĩ gì về học thức và tư cách của một người mang trên mình học hàm GS.TS, đứng đầu ngành Giáo dục của cả một nhà nước...Những tiếng chê bai, thậm chí là những lời nói thái quá sẽ được nhân rộng và còn ai dám cho con em mình được đi học dưới một mái trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hay nói cách khác, với một lỗi nghề nghiệp mà nhiều người vẫn coi là nhỏ, là không đáng để nói, bàn luận kia nó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh, danh phẩm của Bộ trưởng Luận mà nó đặt ra không ít những hệ lụy mà ngày một, ngày hai khó có thể hóa giải được. 

Xin trích dẫn Nguyên văn đoạn trả lời của Ô Luận như sau :

"Chúng tôi xin báo cáo thêm một ý về việc này, chúng tôi đang chỉ đạo việc đổi mới, thay đổi phương pháp dạy các môn học liên quan trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức. Ví dụ giáo dục công dân trong nhà trường, các môn chính trị, các thời gian tập huấn đầu năm học, đầu khóa học, phối hợp với Trung ương Đoàn và tổ chức các phong trào, các hoạt động, giúp cho học sinh, sinh viên trưởng thành về nhận thức, hoàn thiện về kỹ năng, năng lực làm việc liên quan đến việc này. Có hai ý chúng tôi xin báo cáo bổ sung.

Thứ nhất, nếu so sánh về tỷ lệ, xin các vị đại biểu Quốc hội cũng đừng lệ thuộc so sánh vào tỷ lệ mà các cháu càng nhỏ thì đạo đức xếp càng cao, càng lên thì càng thấp. Vì đạo đức của các cháu ở bậc học trên, trong đấy có 50% kết quả học tập, anh phải học giỏi, học xuất sắc, ít ra phải học khá thì anh mới được đạo đức tốt, chứ nếu anh học kém thì không thể có đạo đức tốt. Cho nên do kết quả học tập của các cháu như vậy mà xếp hạng đạo đức cũng xuống theo. Việc này cũng phù hợp, vừa hồng vừa chuyên cả hai mặt". 

Trong tình huống này, vô tình báo chí đang đóng vai trò là những người làm sai, gián tiếp làm cho công chúng sai; và thử hỏi rằng, nếu một chủ thể được phản ánh sai thì báo chí sẽ kèm theo yêu cầu xử lý và cử những phóng viên theo đến cùng những sự kiện đó để tường minh cùng công chúng nhưng báo chí sai, các cá nhân, tổ chức cụ thể sai thì ai là người giám sát, ai là người đứng ra xử lý (kể cả báo chí chính thống và các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật? Việc để báo chí hoạt động tự do, thiếu sự định hướng và giám sát thì nền báo chí nước nhà sẽ đi về đâu?
Phương Nam

3 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. việc những nhà dân chủ đòi tự do thông tin thực ra là một hành động tiếp tay cho những phần tử xấu phục vụ cho mục đích tuyền truyền cho người dân những tư tưởng độc hại cũng như việc chúng thành lập những tranh wed về tư tưởng của chúng để đấu tranh ngôn luận công khai với các báo, nó sẽ là hình thức tiến hóa của blooger tiến lên những trang mạng chính thống. vấn đề này cũng vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nước ta khi mà những an ninh thông tin cần được bảo vệ vững chắc để tránh việc nước ngoài khai thác lộ lọt những thông tin quan trọng. tự do thông tin cũng là hình thức li khai thông tin của những nhà dân chủ, việc li khai thì chúng sẽ tiêm thôn tin độc cho nhân dân ta.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ mỗi một quốc gia đều phải có một trật tự nhất định, và như nước việt nam chúng ta do đảng và nhà nước lãnh đạo, và vì vậy không thể để cho báo chí tự do hoạt động được, bởi vì báo chí là một phương thức truyền luận của quốc gia, nếu như báo chí nói sai sự thật thì sẽ làm ảnh hưởng đến quốc gia đó.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.