Việt Nam đang hội nhập? Câu trả lời chắc nhiều người đã tường tận nhưng câu hỏi hội nhập như thế nào và tính thường xuyên của quá trình này thì cần được làm rõ hơn.
Việt Nam, Trung Quốc là hai trong số các quốc gia có chung ý thức hệ Cộng sản và theo đuổi mô hình xã hội Chủ nghĩa từ khi thoát khỏi sự xâm lược và chiếm đóng của Chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Hai nước còn là hai nước láng giềng có sự giao thoa sâu đậm về nền văn hóa; Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời trước và lịch sử cách mạng TQ có những năm tháng cưu mang cách mạng Việt Nam....Đó là những sự thật mà không ai có thể chối cãi hay có những đặt những dấu hỏi nghi hoặc nhất định. Từ điều này đi đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam cử Đoàn công tác sang học hỏi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng và các mô hình phát triển kinh tế, xã hội là chuyện đương nhiên. Nhưng Việt Nam đâu chỉ có học theo mỗi TQ với lí do là TQ cùng ý thức hệ, cùng mô hình phát triển như Việt Nam?
Ngoài việc học tập TQ ở những nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng như "tìm hiểu khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc hiện nay; Điều lệ xây dựng tổ chức và mô hình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Công tác quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Cách làm và kinh nghiệm của TP. Bắc Kinh về công tác cán bộ và xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên" thì quá trình phát triển, nhất là từ sau giai đoạn giải phóng Miền Nam đất nước đến nay, Việt Nam đã học hỏi từ rất nhiều nước, bất kể đó là nước đang duy trì chế độ quân chủ hay họ đi theo mô hình tư bản Chủ nghĩa. Để thực hiện quá trình này đạt hiệu quả, Việt Nam đã xác định nguyên tắc xuyên suốt là linh hoạt trong quá trình học hỏi trên cơ sở giữ đúng định hướng ban đầu. Và dường như trước sự kiện TQ hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trên Biển Đông hầu như chưa có bất kỳ chuyện dị nghị nào liên quan đến những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm hay các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm.
Mọi chuyện chỉ được đưa ra bàn sau sự kiện ấy. Thông tin "Từ ngày 15-6 đến 24-6-2014, Ban Tổ chức Trung ương cử Đoàn cán bộ cấp vụ do đồng chí Quản Minh Cường, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ làm trưởng Đoàn đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc" là được xem là chuyện bất bình thường. Họ xem đó là những chuyện không nên có, không đáng có và lên tiếng yêu cầu cần có sự rạch ròi trong chính sách đối ngoại liên quan. Họ cũng lên án những kiểu mà theo họ chẳng khác gì "vừa đấm, vừa xoa", rằng Việt Nam đang theo đuổi 4 tốt và 16 chữ vàng một cách viễn vông và phi thực tế; đã đến lúc chúng ta nên nhận thức TQ là kẻ thù trước mắt và lâu dài đê đi đến sự đoạn tuyệt chính thức về mặt ngoại giao....
Song, người ta cứ nói, cứ phán mà quên mất đi rằng, đã có thời kỳ bỏ qua những thù hằn dân tộc, bỏ qua những phương châm được thực thi trong chiến tranh, Việt Nam đã chủ động học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với những nước từng là kẻ thù, những kẻ không đội trời chung với Việt Nam như Mỹ, Pháp, là Nhật....Phải chăng chúng ta đã làm sai hay chính những người thực hiện không tuân thủ những nội dung trong ý thức hệ?
Không ai có thể chấp nhận được hành động của TQ trên Biển Đông; tuy nhiên, trước khi chúng ta đòi hỏi sự rạch ròi trong chính sách đối phó, nên chăng cần có sự rạch ròi trong chính những gì họ đang có bên trong và những gì họ đang thực thi trong chính sách đối ngoại của chính họ.
Điều đặc biệt làm nên sức sống và tính cách Việt chính là yêu ghét rạch ròi, thương - ghét phân minh nhưng quan niệm này đã trở nên lỗi thời và thậm chí là lực cản trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung, trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nói riêng. Những gì TQ đang làm, đang thực hiện trên Biển Đông thể hiện mộng bá quyền, sự bành trướng phi hòa bình của chính họ. Họ vươn ra thế giới bằng mọi thủ đoạn....tất cả đều xấu xa với bất cứ một dân tộc nào. Nhưng chừng ấy thôi đã đủ để kết luận rằng, TQ đang xấu toàn diện và không có bất cứ cái gì đáng để chúng ta học tập?
Lịch sử phát triển và đi lên của Đảng, Nhà nước TQ dù mang nhiều tì vết và cả những điều không nên có song, đã đến lúc chúng ta nên nghĩ suy kỹ hơn về những nguyên nhân thuộc về khách quan và chủ quan để TQ có được vị thế cường quốc kinh tế lớn thứ hai của thế giới như ngày hôm nay? Sự vươn xa của TQ là điều đáng để bất cứ nước nào học tập, chứ không riêng gì Việt Nam. Cho nên việc học tập mô hình phát triển, xây dựng Đảng, nhà nước ở TQ luôn là một việc làm nên làm mà là tối cần thiết.
Giải quyết vấn đề Biển Đông là khó khăn cả về hiện tại và trước mắt nhưng với những gì ta đã có chưa thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ làm nên những kỳ tích trong khẳng định chủ quyền thiêng liêng trên Biển Đông. Hay nói cách khác, chúng ta chưa hiểu đủ, hiểu toàn diện về người TQ, nhất là trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Việc học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng có thể được xem là một nội dung trong những chuyến công tác kiểu này; chúng ta sẽ nhân tiện học thêm những gì chúng ta đã thiếu, chưa toàn diện...."Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng" cũng chính xuất phát từ tinh thần nói trên.
Hãy xem chuyện học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng trong bối cảnh Biển Đông đang dậy sóng cũng chính là cách chúng ta hiểu để chế ngự chính kẻ thù./.
Phương Nam OP.
Việc Việt Nam cử đoàn sang học hỏi về mô hình chủ nghĩa xã hội Trung Quốc cho thấy được sự tỉnh táo và bình tĩnh trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, cho thấy được lãnh đạo Việt Nam không "giận quá mất khôn". Với những hành động không lường trước được của Trung Quốc thì chúng ta phải có những sự bình tĩnh và những giải pháp chính trị thích hợp
Trả lờiXóaQuả thực trong tình hình hiện nay bất kì việc gì thứ gì có liên quan đến TQ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu ! Nhiều người cho rằng loại bỏ mọi thứ của TQ nhưng thử hỏi ai dám làm điều đó ! tin chắc rằng nếu loại bỏ hoàn toàn TQ thì có lẽ ngôi nhà quân áo .. của bạn cũng nên được loại bỏ :) Có thể vấn đề biển đông TQ trở thành một kẻ bỉ ổi nhưng những vấn đề khác thì chúng ta lại phải học hỏi TQ . Học hỏi những cái hay cái đẹp còn cái xấu cái không tốt ta tẩy chay ! đó là cái khôn mà một người làm chính trị làm kinh doanh cần có ! Xã hội không đơn giản như khi ta gét một ai đó :))
Trả lờiXóa