Tội danh mà Nhất đã bị xét xử không phải là lần đầu tiên có. Trước đó, cũng với những hành vi như trên những Blogger như Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu cày), Tạ Phong Tần cũng đã bị xử phạt. Cho nên, sẽ là quá thừa nếu Nhất và luật sư của mình lại đưa ra một đề nghị mà đã được thực hiện tại phiên tòa trước. Không lẽ Tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật chỉ chạy theo những câu hỏi đã được trả lời?

Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm 26/06/2014.
Phiên tòa Phúc thẩm nhanh chóng kết thúc và y án cho Trương Duy Nhất là một kết quả được báo trước. Điều này cũng được dự báo một thời gian khá dài trước lúc phiên tòa được diễn ra bởi trong nỗ lực cứu vãn cho chính mình khỏi một bản án đã được tuyên trước đó cả Nhất và luật sư bào chữa của mình không đưa ra thêm bất kỳ một chi tiết nào sáng sủa hơn phiên Sơ thẩm. Vẫn là luận điệu khi cả hai đều cho rằng: "ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm" mà không thừa nhận những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Với "bằng chứng kết tội ông Nhất là 11 bài viết của ông Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân của ông có tựa đề ‘Một góc nhìn khác" với nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam". Căn cứ vào những hành vi được luật hóa trong Điều 258 - Bộ luật Hình sự thì việc y án Nhất là điều không có gì phải bất ngờ.
Còn nhớ, trước đó tại phiên tòa Sơ thẩm, với tâm thế của một bị cáo trước vành móng ngựa, Nhất đã yêu cầu Đại diện Viện kiểm sát và Cơ quan Điều tra thụ lý vụ án "đề nghị phải làm rõ là 12 bài này xâm phạm lợi ích nào của Nhà nước, được quy định trong văn bản pháp luật nào". Đại diện Viện kiểm sát đã không hề né tránh khi dẫn những điều luật và chứng minh rõ ràng, mạch lạc những nội dung đã được truyền tải trong số các bài viết trên. Bản thân Nhất và Luật sư bào chữa đã nghe và lĩnh hội từng nội dung mà không hề có bất cứ một sự phản ứng ngay lập tức nào đến từ họ. Mọi việc chỉ thực sự diễn ra khi người bản án được tuyên cáo. Nhất vẫn khẳng định những nội dung trong các bài viết mang ý nghĩa tích cực, như một tiếng cảnh tỉnh cho những người lãnh đạo đất nước mà không hề vi phạm những hành vi trước đó đã được luật hóa.
Nhất cũng cho đó là một cách bày tỏ chính kiến riêng có của Nhất, nhưng thử hỏi rằng, với sự góp mặt của hàng loạt tổ chức Chính trị, đoàn thể, Mặt trận, phải chăng Nhất không lựa chọn được cho mình những hình thức bày tỏ trong đó? Trong khi đó, nếu Nhất làm được, và những người khác cũng bày tỏ chính kiến thông qua những hình thức mạng xã hội như Nhất thì thử hỏi rằng, nửa dân số làm công tác truyền thông, báo chí nhằm định hướng dư luận liệu có ăn thua gì không? Nhận thức được những hiểm họa, những tác động xấu mang đến từ những trang mạng xã hội, các Nhà nước trên thế giới đã tự trang bị cho mình một cơ chế phòng ngừa chung nhất. Theo đó, những quy định kiểm soát và hạn chế những tiện ích mà một số kẻ xấu có thể lợi dụng làm biến tướng, làm xấu đi những nội dung lẽ ra được tôn vinh, làm sai lệch bản chất sự việc. Cho nên, việc Nhất bị bắt và bị xử lý không chỉ thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật mà sẽ là một gương xấu để những ai đi trên con đường như Nhất sẽ phải nếm trải.
Cũng xin nói thêm, tội danh mà Nhất đã bị xét xử không phải là lần đầu tiên có. Trước đó, cũng với những hành vi như trên những Blogger như Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu cày), Tạ Phong Tần cũng đã bị xử phạt. Cho nên, sẽ là quá thừa nếu Nhất và luật sư của mình lại đưa ra một đề nghị mà đã được thực hiện tại phiên tòa trước. Không lẽ Tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật chỉ chạy theo những câu hỏi đã được trả lời?
Phương Nam OP
vẫn là những người có tri thức nhưng lại hoạt động vi phạm pháp luật, tuyền tuyền chống phá Đảng nhà nước, đặc biệt họ có những bài viết tuyền truyền mê tín dị đoan, bịp dân bóp méo sự thật khách quan một cách vô căn cứ, tuy họ là những người được ăn học bình thường như họ lại không thể đầu tư trí óc mình để có ích cho xã hội lại dòng ngòi bút của mình để bẻ cong sự thật bôi nhọ Đảng nhà nước xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của nhà nước, họ đáng phải chịu một hình thức thích đáng cho hành vi của mình
Trả lờiXóaBản ánh dành cho Trương Duy Nhất là rất phù hợp, cần phải nghiêm trị những kẻ như thế này để làm gương cho nhiều kẻ khác đang có hoạt động chống đối vẫn chưa bị bắt.
Trả lờiXóaTình trạng lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của công dân hiên nay rất phổ biến, đặc biệt là khi mạng internet phát triển, do vậy, nếu không nghiêm trị những kẻ này thì sắp tới sẽ rất khó kiểm soát, hậu quả sẽ khó lường.
Trả lờiXóatrương duy nhất là người có tôi thì phải nhận tôi là đương nhiên, nếu như ai bảo đó là y án thì tôi không tin, tôi rất khó chịu với những kẻ nào vi phạm pháp luật và luôn to mồm, luôn thể hiện mình là một người có khả năng nhưng mà thực tế thì không thể chấp nhận được, nếu như người có khả năng thì nên thể hiện cái đức của mình tí đi nhé
Trả lờiXóanhững con người như thế này thì không sớm thì muộn cũng bị pháp luật trừng trị mà thôi, không thể nào nhởn nhơ được đâu, vì suy cho cùng thì những người việt nam chúng ta cũng biết rồi đấy, không thể nào thoát được lưới pháp luật nếu như vi phạm pháp luật, nên lấy ông này làm bài học cho mình
Trả lờiXóađơn giản, các tổ chức chính trị xã hội, các cuộc lắng nghe ý kiến của cử tri, nhân dân để làm gì. Nếu việc đúng đắn, có thể bày tỏ trực tiếp với các tổ chức, các đoàn thể đó. Đâu cần phải lập ra "1 góc nhìn khác" như vậy?
Trả lờiXóachúng lừa bịp dân bóp méo sự thật khách quan một cách vô căn cứ, tuy họ là những người được ăn học bình thường như họ lại không thể đầu tư trí óc mình để có ích cho xã hội lại dòng ngòi bút của mình để bẻ cong sự thật bôi nhọ Đảng nhà nước xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của nhà nước.
Trả lờiXóa