Linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực "Hội nhà báo độc lập Việt Nam".
Anton Lê Ngọc Thanh chắc đã là một cái tên của một người theo đạo đã đọng lại ít nhiều với những ai quan tâm tới những sự kiện của tổ chức "Phóng viên không biên giới" tổ chức. Và ngay từ đầu thì tổ chức "Phóng viên không biên giới" chú ý tới Thanh không phải ông này có tí hoạt động báo chí (Truyền thông Dòng chúa cứu thế) mà chính là yếu tố tôn giáo mà con người này mang trên mình. Đây được xem là yếu tố hàng đầu mà tổ chức này đi đến quyết định "nhào nặn" Thanh thành một hình tượng khó xen lẫn bởi bất cứ ai từng mang số phận hình nhân.
Để đi đến vinh danh một con người hoạt động báo chí trong một không gian hẹp (nói đúng hơn là đưa tin) thì tổ chức "Phóng viên không biên giới" đã mất không ít công sức. Nó cũng giống như kiểu tìm kiếm một con người "vô danh" và cho nó một danh phận chính thức vậy. Tất nhiên, để đi đến giải thưởng đó, không phải là kết quả hoạt động của mỗi Thanh mà còn cần đến sự phụ họa, tiếp sức từ bản thân Thanh. Thanh được vinh danh và hiển nhiên thông qua mạng lưới truyền tin cuả mình tổ chức "Phóng viên không biên giới" đã lan truyền thông tin trên khắp toàn cõi Việt Nam để gây sự chú ý của những đối tượng đã được sắp đặt sẵn. Hiển nhiên đó không phải là những người dân bởi họ còn lâu mới quan tâm một hình tượng lẩn khuất như Thanh; đó là những kẻ cũng hoạt động "báo chí lề trái" như Thanh và việc chuyển tải tới những người này không chỉ nhằm mục đích đơn thuần để biết, để nghe và cảm nhận. Hơn hết, nó có tác dụng trong việc đánh bóng tên tuổi của một kẻ vô danh trong làng báo lề trái như Thanh.
Và thật đúng như những gì dự đoán, không lâu sau khi lan truyền một Giải thưởng đầy hợm hĩnh "Anh hùng thông tin" cho Linh mục Dòng chúa cứu thế Lê Ngọc Thanh tổ chức này đã thu về những kết quả trông thấy. Hình ảnh của Thanh đã xuất hiện tương đối rõ nét với vai trò là 1 trong 42 sáng lập viên của tổ chức "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" (Một tổ chức tập hợp những người không làm báo, chưa làm báo và không có thẻ hành nghề nhà báo). Cuộc bầu bán ngay sau đó cũng đem lại những kết quả hết sức bất ngờ: Lê Ngọc Thanh đã được bầu vào chức vụ thứ 2 sau nhân vật Tiến sỹ Phạm Chí Dũng - Phó Chủ tịch thường trực của Hội này.
Đây cũng là một kết quả ngoài sức mong đợi với những ai chứng kiến, điểm danh, kiểm diện những người có mặt tại buổi ra mắt thành lập "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" bởi dù hơi ít những trong số đó cũng có những nhân vật được đánh giá từng là gạo cội của làng báo Việt Nam đương đại - nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (nguyên Thư ký Tòa soạn báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh). So với những bậc lão làng ấy, danh tiếng, kinh nghiệm và khả năng của Thanh không biết đứng ở vị trí nào nhưng từ cái cách bầu bán thiếu công khai, áp đặt đến kết quả của quá trình đó thì giúp chúng ta hiểu đó là diễn đàn của phường cơ hội hơn là những mục tiêu họ đã nêu lên.
Dẫu có những tiếng nói hơi bất đồng, chấp nhận một cách khiên cưỡng kết quả bầu bán nhưng Thanh vẫn là "Phó Chủ tịch thường trực" như kết quả ban đầu. Việc chứng kiến những điều hết sức vô lí và kệch cỡm trong đó đã khiến những người tham gia thành lập tổ chức với mục đích trong sáng đã không thèm tranh đấu bởi họ đã phần nào xác định đến cho vui hơn là tham gia lâu dài.
Và như những gì đã trở thành quy luật, việc trở thành lãnh đạo của một tổ chức nào cũng gắn với những nhiệm vụ nhất định. Cho nên, thật là dễ hiểu khi "Nhà báo" Ngô Nhật Đăng - Ủy viên "Hội Nhà báo độc lập tự do Việt Nam" đã có những phát biểu mang tính tuyên ngôn cho hội này thì với cương vị "Phó Chủ tịch thường trực" Lê Ngọc Thanh cũng không thể "đánh trống bỏ dùi" và không làm việc được. Việc Lê Ngọc Thanh lên tiếng cho ông Huỳnh Anh Trí, một tù nhân bị mắc bạo bệnh và chết không lâu sau khi tại ngoại bên cạnh là việc làm của một nguời đồng đạo thì đó được xem như một chiến tích đầu tiên của con người này trên cương vị mới.
Vẫn là giọng điệu cũ, Lê Ngọc Thanh đã cho sự ra đi của ông Trí như thể gắn với việc "Nhà tù cố tình làm lây nhiễm HIV" và cả những sự phân biệt đối xử mà chế độ nhà tù áp dụng với tù nhân, nhất là số tù nhân các tội danh liên quan chính trị. Nói là quen thuộc bởi trước khi Thanh nói điều này thì đã có không ít kẻ nói về điều này, nó được xem là chuỗi hành động nhằm tạo ra một làn sóng lên án, vu cáo những gì đang diễn ra trong chế độ nhà tù Việt Nam để từ đó quy kết những cái mà họ cho là đã thuộc về bản chất; từ đó kêu gọi thay đổi, làm khác vấn đề.
Điểm khác duy nhất ở đây, là Lê Ngọc Thanh đang xuyên tạc vấn đề bởi giọng điệu của một vị lãnh đạo của một tổ chức Hội không chính danh. Để chứng minh cho những cáo buộc của mình, Lê Ngọc Thanh đã nói không ít điều như việc nhà tù áp dụng dùng chung lưỡi dao lam để cắt tóc cho nhiều bệnh nhân... và đó cũng là nguyên nhân khiến ông Trí bị lây nhiễm HIV...song đã khi nào những nguời nghe ông Thanh tự hỏi: Ông Thanh lấy đâu ra những cáo buộc ấy và có bao nhiều phần trăm là sự thật trong đó? Linh mục Thanh nói mà không hề cần nêu lên bất cứ dẫn chứng cụ thể....Và như thế chúng ta có quyền băn khoăn, hoài nghi về những nội dung đã được đăng tải...Chúng ta cũng có quyền nghi ngờ về năng lực của vị Phó chủ tịch của một tổ chức hoạt động trên lĩnh vực báo chí này./.
Vâng, Nguyễn Ngọc Thanh cũng chỉ là con bài của các thế lực mà thôi, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng. Đảng và nhà nước đã và đang quan tâm sát xao đến vấn đề này để chống thế lực thù địch lợi dụng
Trả lờiXóaDựng lên để tích cực chống phá đất nước đây mà, hành động hết sức là nguy hiểm, Trước sự tấn công quyết liệt của các thế lực thù địch, nếu chúng ta không chú trọng, quan tâm, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, không “nắm” được quần chúng thì sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu những năm 80 và 90 của thế kỷ trước
Trả lờiXóaCuối cùng thì Nguyễn Ngọc Thanh cũng chỉ là con tốt chịu trận bị các thế lực thù địch với Việt Nam giương ra để làm lá chắn mà thôi. Ông ta mang tiếng là lên 1 chức cao nhưng cũng chỉ là công cụ cho tổ chức khác lợi dụng mà thôi
Trả lờiXóaLê Ngọc Thanh ơi là Lê Ngọc Thanh, phó chủ tịch thường trực hội nhà báo tự do việt nam cơ à, cái tổ chức này mà xứng đáng được gắn 2 tiếng việt nam vào đây nữa sao? Tổ chức thì nhố nhăng, rồi đường lối hoạt động thì đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng, bản chất của một tổ chức phản động đã lộ ra nhiều mặt, còn định hoạt động tiếp tục nữa hay sao?
Trả lờiXóaLà một cánh tay đắc lực của các thế lực thù địch, chắc hẳn Lê Ngọc Thanh nhận được hậu thuẫn của bọn xấu này là những con số không hề nhỏ đâu nhỉ, tiếc rằng hoạt động của Lê Ngọc Thanh như vậy là quá ít ỏi so với kì vọng của bọn tổ chức xấu kia chăng. Hội nhà báo tự do việt nam cái gì chứ, nên đổi tên là hội nói láo tự do việt nam thì đúng hơn
Trả lờiXóaMặc dù có tiếng nói hơi bất đồng nhưng Lê Ngọc Thanh vẫn là phó chủ tịch hội nhà báo tự do việt nam cơ à? Khiên cưỡng chấp nhận, chúng cũng đâu có thèm đấu tranh gì nhiều cho phương thức hoạt động của tổ chức... càng nghĩ càng thấy cái tổ chức này sao mà nhố nhăng thế. Rồi những lập luận, phát biểu của Lê Ngọc Thanh nữa chứ, ăn nói vô căn cứ mà cũng hi vọng người khác tin được sao?
Trả lờiXóaLời răn của chúa bảo sao!
Trả lờiXóaNgọc Thanh thay chúa diễn bao vai chèo?
(ST)
Trả lờiXóaXin thêm phấn
Một buổi sáng đầu năm, một người nông dân ở làng nọ gặp cha xứ đang đi trên đường.
- Chào cha ạ! - Người nông dân lễ phép.
- Chào đứa con của quỷ sa tăng - Cha xứ trả lời.
- Thưa cha, xin cha ban phước lành cho con, vì đêm qua con mơ thấy...
- Tôi không quan tâm tới những giấc mơ của kẻ khác - Cha xứ ngắt lời.
- Dạ, nhưng con mơ thấy những điều về cha.
- Thật vậy sao! Thế anh kể đi.
- Thưa cha, con mơ thấy con chết và đang đi lên thiên đàng.
- Lên thiên đàng? - Cha xứ kêu lên - Anh không bao giờ lên thiên đàng được vì anh có đi lễ nhà thờ đâu.
- Lạy cha, thật ạ, con được lên thiên đàng. Con thấy một cái thang rất dài và một thiên thần đứng dưới chân cầu thang. Thiên thần đưa cho con một cục phấn rất to, rồi bảo con: " Mỗi bước lên cầu thang, phải đánh một chữ thập. Mỗi dấu thập ấy là tội lỗi mà con đã phạm phải ở trần gian. Khi nào thấy hết tội thì mới thôi làm dấu và cứ thế tiếp tục đi lên". Sau khi con đã đánh rất nhiều dấu và leo lên khá xa thì con trông thấy một người đàn ông đang đi xuống. Con rất ngạc nhiên, vì người ấy chính là... cha.
- Là tôi? Tại sao tôi lại đang ở đấy?
- Thưa cha, đấy là điều mà con ngạc nhiên. Con đã hỏi cha và cha trả lời: "Tao xuống xin thêm phấn".
MỔI CON NGƯỜI CÓ MỘT CON ĐƯỜNG ĐI VÀ MỘT CÔNG VIỆC ĐỂ LÀM. VIỆC LÀM CỦA LÊ NGỌC THANH KHÔNG CÓ HẠI CHO TỔ QUỐC KHÔNG CÓ HẠI CHO DÂN. MỔI CON NGƯỜI CÓ QUYỀN NÓI LÊN CHINH KIẾN CỦA MÌNH.
Trả lờiXóa